Trang chủ Quốc tế Thiền sư Damjing đưa văn hóa giấy Cao Ly đến với Nhật Bản

Thiền sư Damjing đưa văn hóa giấy Cao Ly đến với Nhật Bản

Năm 105, nhân loại đã đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển về văn hóa ghi chép với việc phát minh ra giấy viết từ nguyên liệu vỏ thân cây và cây gai dầu của Thái Luân, một thái giám thời Hậu Hán

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

“Năm 105 sau Tây lịch, nhân loại đã đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển về văn hóa ghi chép với việc phát minh ra giấy viết từ nguyên liệu vỏ thân cây và cây gai dầu của Thái Luân, một thái giám thời Hậu Hán, Trung Quốc, được xem là người sáng chế ra giấy”. 

Tác giả: Thích Vân Phong

Năm 105, nhân loại đã đạt tới đỉnh điểm của sự phát triển về văn hóa ghi chép với việc phát minh ra giấy viết từ nguyên liệu vỏ thân cây và cây gai dầu của Thái Luân, một thái giám thời Hậu Hán, Trung Quốc, được xem là người sáng chế ra giấy.

Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền. Cách chế tạo giấy này đầu tiên được dùng bên Trung Quốc rồi qua Hàn Quốc, Samarkand, Ba Tư và Damascus.

Sau sáng chế của Thái Luân năm 105, giấy đã được phổ biến ở Trung Quốc. Năm 751, một số nghệ nhân làm giấy Trung Quốc bị người Ả Rập bắt giữ sau khi quân của nhà Đường thua trận ở sông Talas. Kỹ thuật làm giấy từ đó được truyền bá sang phương Tây. Phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy đại trà trên thế giới. Người phát minh Thái Luân cũng ít được biết tới bên ngoài Đông Á.

giay truyen thong Han Quoc Hanji 4

Sau suốt quá trình lịch sử 200 năm sống không có giấy, nhân loại giờ đây đã có thể nhanh chóng phát triển nền văn hóa, văn minh của mình qua nội dung của những cuốn sách.

Kỹ thuật chế tạo giấy đã lan rộng trên khắp thế giới, tất nhiên nó đã được truyền vào Bán đảo Hàn Quốc, nơi có vị trí địa lý giáp với Trung Quốc. Không có ghi chép chính xác nào cho biết ai, khi nào và bằng cách nào giấy đã được đưa vào Bán đảo Đông Bắc Á này, song qua việc gửi các thư tịch cổ như “Thiên tự văn” sang Nhật Bản của quốc gia Bách Tế (Baekje – 百濟) vào năm 285 thì có thể đoán biết được rằng, vào khoảng thế kỷ 2, 3, giai đoạn đầu của thời Tam Quốc (Hàn Quốc xưa) ở nơi đây, người ta đã học được thuật làm giấy song song với việc du nhập các thư tịch Hán văn từ Trung Quốc về vùng đất này.

Ngoài ra, cũng có ghi chép lịch sử viết rằng, “Bạch Chuy Chỉ, loại giấy trắng và bóng” của Tân La (Silla, 新羅) rất được coi trọng ở Trung Quốc và Nhật Bản”, cho thấy kỹ thuật chế tạo giấy thời Tam Quốc trên Bán đảo Hàn đã được biết tới với trình độ khá phát triển. Khác với thuật làm giấy bằng cách giã nhỏ sợi vỏ cây của Trung Quốc, giấy thời Tam Quốc trên Bán đảo Hàn Quốc nổi tiếng bởi lối sáng tạo độc đáo theo phương pháp vỗ đập đều lên các sợi dài, tạo ra sản phẩm đều đặn và cân đối. Người đã có công giúp cho thuật chế tạo giấy này được phát triển, tỏa sáng ra ngoài hơn nữa chính là nhân vật lịch sử của Hàn Quốc là Thiền sư Damjing (曇徴禪師).

Thiền sư Damjing (담징선사,曇徴禪師, 579-631) vừa là một Thiền sư, một nghệ sĩ, vừa là một họa sĩ của Cao Câu Ly (Goguryeo – 高句麗). Ban đầu, ông không có gì đặc biệt khiến mọi người phải để ý.

Ngài sinh năm 579, đến năm 610, khi đã hơn 30 tuổi, Ngài mới vượt qua vương quốc Bách Tế (Baekje – 百濟) để sang Nhật, tu tập thiền định và lập hạnh đầu đà (khổ hạnh. Thiền sư Damjing đã kết duyên pháp lữ với một Thiền sư người Nhật pháp danh là Hōjō (法定 – Pháp Định), Ngài hoằng dương Phật pháp và truyền bá một nền văn hóa đa dạng, đem lại cho nơi đây lối vẽ tranh màu, thuật chế tạo giấy và mực. Theo cuốn Nihon Shoki “Nhật Bản Thư kỷ – 日本書紀” một cuốn sách về lịch sử cổ đại của Nhật Bản thì Thiền sư Damjing thông thạo ngũ kinh là Kinh dịch, Kinh thư, Kinh thi, Lễ ký, Xuân Thu, đồng thời rất giỏi việc vẽ tranh, Ngài đã truyền vào Nhật Bản các phép chế tạo giấy và mực cũng như giúp cho người dân nơi đây biết về nghiên mực và cối xay sử dụng sức bò, ngựa.

giay truyen thong Han Quoc Hanji 3

Có thể thấy, hơn 1400 năm trước, người Nhật đã say đắm với văn hóa của (Goryeo – 高麗) giống như sự cuồng nhiệt của họ trước ca nhạc và kịch truyền hình Hàn Quốc ở thế kỷ 21 này.

Công đức của Thiền sư Damjing cho tới nay vẫn được người dân Nhật kính trọng bởi Ngài là người đã đem tới đây phương pháp làm mực và giấy. Đặc biệt, tác phẩm hội họa mà Thiền sư Damjing để lại với tài vẽ tranh vượt trội đến nay vẫn còn làm cho người xem, ai cũng phải rung động trái tim.

Bốn mặt tường bên trong tòa Kim Đường, gian chính của Pháp Long Tự (Horyuuji – 法隆寺), Nara, Nhật Bản là hình họa của các vị thần tiên nơi thế giới Cực lạc với sự kết hợp hài hòa một cách khéo léo và tinh xảo giữa phong thái, dung mạo của con người và thần linh. Dưới thần bút vẽ tỉ mỉ, chi tiết này chứa đựng ý chí bền bỉ, nhẫn nại của các vị Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Dược Sư đang hiện thân Niết Bàn tịch tĩnh, đem lại cảm giác hồi hộp, căng thẳng lẫn mừng vui.

Pháp Long Tự (Horyuuji – 法隆寺) là kiến trúc bằng gỗ quý nhất hiện có của Nhật Bản và các bức bích họa do Thiền Damjing vẽ trong Kim Đường của chùa cũng rất nổi tiếng. Thật tiếc vì bích họa vốn có ở đây đều hư hỏng nặng sau vụ hỏa hoạn xảy ra năm 1949 và chúng chỉ còn được bảo quản tại kho cất giữ đồ quý hiếm.

Hiện tại chỉ có các bức họa phục chế được các họa sĩ tên tuổi của Nhật Bản, tái hiện nhưng cùng với Am Thạch Quật (Seokguram – 石窟庵) của Hàn Quốc và tượng Phật bằng đá ở hang đá Vân Cương, Trung Quốc, tranh bích họa tại Kim Đường của Pháp Long Tự, Nhật Bản vẫn được coi là một trong ba tác phẩm nghệ thuật lớn của phương Đông.

giay truyen thong Han Quoc Hanji 2Khi sang Nhật Bản, Thiền sư Damjing đã gặp Thái tử Thánh Đức (聖徳太子), người đã phát triển nên văn hóa Asuka – 飛鳥時代, văn hóa Phật giáo đầu tiên của Nhật Bản. Ngài được vị Thái tử này mời về Hoàng cung một thời gian rồi về sống tại Pháp Long Tự (Horyuuji – 法隆寺) – ngôi chùa ở ngay gần đó và các bức bích họa tại tòa Kim Đường trong chùa, được biết là do Ngài vẽ cũng chính vào thời điểm này.

Pháp Long Tự (Horyuuji – 法隆寺) vốn được Thái tử Thánh Đức gọi thợ xây người Bách Tế (Baekje) sống ở Asuka – 飛鳥時代 đến xây sau khi phụ vương của thái tử là Dụng Minh Thiên hoàng (用明天皇) ngã bệnh vào năm 587.

Sau suốt 17 năm ròng rã thi công, cuối cùng công trình kiến trúc này đã ra đời mang trong mình hơi thở của vương quốc Bách Tế (Baekje).

Năm 1989, khi bức tranh Bồ tát Quán Thế Âm màu sắc rực rỡ do Thiền sư Damjing vẽ sau 1300 năm được phát hiện dưới bức tranh phủ của bích họa trên tòa tháp 5 tầng ở Pháp Long Tự, mọi người mới nhìn nhận lại về tài năng hội họa của vị Thiền sư này. Thiền sư Damjing, cho tới nay được xem là người Hàn Quốc đã đi tiên phong, đưa làn sóng văn hóa Hàn Quốc đến Nhật Bản vào thế kỷ thứ 7.

Và cho đến ngày nay, giấy đã không ngừng được cải tiến và thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Đi đến bất cứ đâu, ta cũng cảm nhận được sự hiện diện của giấy, từ những quyển sách, những tờ báo, những chiếc túi đựng cho đến những cuộn giấy vệ sinh,… Càng ngày, giấy càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.

Hàn Quốc cũng giống với một số nước Châu Á khác, ngày nay vẫn còn lưu truyền rất nhiều loại hình thủ công mỹ nghệ đặc sắc, đậm nét văn hóa cổ xưa nhưng không kém phần tinh tế, hấp dẫn. Trong đó có nghề làm giấy (Hanji, 한지) – một loại giấy nổi tiếng có lịch sử lâu đời, đồng thời là di sản văn hóa vô giá tại Hàn Quốc. Chúng không chỉ được các nghệ nhân chăm chút cẩn thận trong mỗi công đoạn mà còn được thổi cái hồn dân tộc rất riêng, tạo nên đặc điểm độc đáo không lẫn lộn cho giấy (Hanji, 한지) so với những loại giấy truyền thống của các quốc gia Châu Á khác.

Hanji (tiếng Hàn: 한지) là loại giấy được làm thủ công có thành phần cơ bản từ vỏ cây dâu giấy, cây này thường mọc trên núi đá ở Hàn Quốc và được gọi là “dak” trong tiếng Hàn, ngoài ra một yếu tố quan trọng khác giúp hỗ trợ việc làm Hanji thành công chính là chất nhầy từ rễ cây bụp mì (loài thực vật có hoa thuộc họ Malvaceae). Nghề làm giấy ra đời không lâu sau khi được du nhập từ Trung Quốc. Ban đầu Hanji chỉ được làm thô sơ từ cây gai hoặc cây gai dầu, bằng chứng là năm 1931 đã khai quật được một mảnh Hanji tại khu lăng mộ của quận Lạc Lãng thuộc giai đoạn Cổ Triều Tiên (Lelang, 108 TCN – 313 CN) – thời kì Hán Vũ Đế (Trung Quốc) xâm lược bán đảo Triều Tiên và chia thành 4 quận để cai trị (3 quận còn lại là Chân Phiên, Huyền Thổ, Lâm Đồn).

giay truyen thong Han Quoc Hanji 5

Tuy vậy, giấy truyền thống Hàn Quốc (Hanji, 한지) vẫn có nét độc đáo khi được tổ tiên người Hàn phát triển một phương pháp riêng giúp loại giấy này có độ bền, chắc, khi chạm vào lại rất mềm mại. Hai tài liệu lịch sử quan trọng được in trên giấy (Hanji, 한지) còn được bảo tồn bao gồm: “Kinh Vô Cấu Tịnh Quang Đại Đà La Ni (무구정광대다라니경, 無垢淨光大陀羅尼經) niên đại khoảng năm 704 sau Tây lịch) được lưu trữ dưới dạng cuộn, tồn tại nguyên vẹn đáng ngạc nhiên trong thời gian dài với khá ít thiệt hại ở tầng 2 của ngôi Bảo Tháp Thích Ca (석가탑, 釋迦塔) thuộc ngôi Phật Quốc Tự (불국사, 佛國寺), một ngôi danh lam cổ tự ở tỉnh Bắc Gyeongsang của Hàn Quốc; văn bản thứ 2 phải kể đến là bộ “Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ” (대방광불화엄경소, 大方廣佛華嚴經疏) hay bộ “Kinh Hoa Nghiêm” (화엄경, niên đại khoảng năm 755 sau Tây lịch tức năm thứ 14 đời Cảnh Đức Vương (景德王; (trị vì 742-765) là người trị vì thứ 35 của vương quốc Silla. Ngày nay, ông được biết đến nhiều với các nỗ lực nhằm khuyến khích Phật giáo. thuộc vương triều Silla). Theo nghệ nhân Hong Chun-soo, bậc thầy cấp quốc gia về giấy Hanji cho biết: “Giấy Hàn Quốc được làm theo cách truyền thống, không đòi hỏi nhiều hơn về điều kiện tự nhiên. Có thể do sự gần gũi với thiên nhiên cho phép Hanji ở ngôi Bảo Tháp Thích Ca tồn tại hơn 1000 năm như vậy”.

giay truyen thong Han Quoc Hanji 7 giay truyen thong Han Quoc Hanji 6

Dựa vào các di tích và tài liệu cổ xưa, người ta xác định được Hanji làm ra từ giữa thế kỉ II và thế kỉ VII. Các nước lân cận như Nhật Bản hay Trung Quốc cũng làm giấy từ cây dâu giấy, nhưng do nhiều yếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng… khác nhau tạo nên sự tinh tế cho thành phẩm giấy Hanji của Hàn Quốc so với những nước đó.

Cây dâu giấy ở xứ sở Kimchi có chiều dài hẹp, đều đặn mang lại độ bền tuyệt vời cho Hanji. Cuốn sách Khảo Bản Dư Sự (Kaopan Yushi, 考槃餘事) viết bởi học giả đời nhà Minh (Trung Quốc) tên Tu Long đã đề cập đến giấy Hanji: “Giấy Goryeo trắng như lụa và khá bền, nó là loại giấy tốt nhất vì khả năng hút mực cao”. Thậm chí Sun Mu (선무) – Đại sứ nhà Tống (Trung Quốc) cũng viết về Hanji trong cuốn sách “Kê Lâm Loại Sự” (계림유사, 鷄林類事,1103-1104) khen ngợi rằng giấy Goryeo trắng, bóng và khá đáng yêu. Từ triều đại Triều Tiên Thái Tông (조선 태종; Trị vì 1400-1418) thuộc thời kì Joseon, nhà nước bắt đầu giám sát việc làm giấy Hanji, thành lập nên các văn phòng có tên Jojiseo (Xưởng sản xuất giấy) tạo ra quá trình quy củ chặt chẽ trong làm Hanji.

Thích Vân Phong tổng hợp

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường