Trang chủ Văn hóa TAM CHÚC – Ngôi chùa tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019

TAM CHÚC – Ngôi chùa tổ chức Đại lễ Vesak LHQ 2019

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam), cách trung tâm Hà Nội khoảng 60km, cách thành phố Phủ Lý – Hà Nam 12km về phía Tây, nằm trên tuyến quốc lộ 21 tiếp giáp với tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình và thành phố Hà Nội, đồng thời cách khu du lịch Hương Sơn (Hà Nội) chỉ khoảng 5km.

tap chi nghien cuu phat hoc Tam Chuc ngoi chua to chuc Dai le Vesak LHQ 2019 1

Mặt bằng xây dựng chùa Tam Chúc rộng 144ha bao gồm các hạng mục như: Tháp Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, cổng Tam Quan,… kết hợp với các tòa tháp (gồm 01 thánp cao 150m, và 02 tháp cao 100m bố trí đăng đối).

Điều đặc biệt mà chỉ riêng chùa Tam Chúc mới có đó là 12.000 bức phù điêu (tranh đá) được chạm khắc tinh xảo. Mỗi bức tranh đá ở đây đều là sự gửi gắm một câu chuyện vô cùng nhân văn và sâu sắc, và mỗi bức tranh được ghép lại bởi nhiều tấm đá mang màu cháy của gạch nung già lửa, trầm mặc và cổ kính. Toàn bộ những bức tranh đá này được chế tác hoàn toàn thủ công bởi các nghệ nhân tại quần đảo Java, Indonesia.

Bên cạnh đó, chùa Tam Chúc đang xây dựng một vườn kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột kinh cao khoảng 14m và có tổng trọng lượng lên tới khoảng 200 tấn. Cột kinh Phật được làm bằng đá xanh Thanh Hóa, đế cột là khối đá tròn được tạo hình cánh sen xung quanh, phía trên phần thân cột là một đấu cột hình lục giác, phía trên đấu cột là một bát đỡ một nụ sen. Những lời Phật dạy sẽ được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức
Nằm ở vị trí đỉnh núi Thất tinh cao độ 168m so với mực nước biển là Tháp Ngọc có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2; trong tháp đặt một pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn. Tháp Ngọc có chiều cao 15m, được xây dựng hoàn toàn bằng các phiến đá Granit đỏ được các nghệ nhân Ấn Độ chế tác tại Ấn Độ, vận chuyển sang lắp đặt theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam. Chỉ có một con đường duy nhất để lên tới Tháp Ngọc khi leo qua 299 bậc đá.

Điện Tam Thế nằm ở độ cao 45m so với mực nước biển, có 03 tầng mái cong với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ. Với chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m2, diện tích tầng hầm: 2.200m2, tại điện Tam Thế có thể giúp cho 5.000 phật tử có thể hành lễ cùng một lúc.

Bước qua hàng cửa gỗ trạm lộng tinh xảo của tòa Điện Tam Thế, hòa mình vào một không gian vô cùng rộng lớn, phía trước là ba pho Tam Thế hiện thị cho ba thời Quá khứ, hiện tại và vị lai. Nét tinh tế với kiến trúc tại điện Tam Thế là 12 ngàn bức tranh đá được chạm khắc tinh xảo, tái hiện cuộc đời đức Phật do những nghệ nhân của đất nước Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia đưa sang.

tap chi nghien cuu phat hoc Tam Chuc ngoi chua to chuc Dai le Vesak LHQ 2019 2

Trước Điện Tam Thế là Điện Pháp Chủ, có 02 tầng mái cong được xây dựng với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Điện Pháp Chủ có chiều cao 31m, diện tích sàn 3.000m2. Tại đây thờ 01 pho tượng Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 150 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác; và có 10.000 bức tranh tái hiện cuộc đời đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.

Nơi đây tập hợp các bức phù điêu kể về cuộc đời đức Phật Thích ca Mâu Ni từ khi Ngài Đản sinh, thành Đạo, thuyết Pháp cho tới khi nhập Niết bàn. Điểm nhấn đặc biệt trong điện Giáo chủ là bốn bức phù điêu khổng lồ bao trùm toàn bộ 4 bức tường, mối bức phù điêu nói về một giai đoạn trong cuộc đời của đức Phật.

Điện Quan Âm nằm sau Cổng Tam Quan qua vườn cột kinh, và phía sau là Điện Pháp Chủ có 02 tầng mái cong, với kết cấu cột, dầm, xà, mái cong bằng bê tông cốt thép sơn giả gỗ.

Điện Quan Âm với chiều cao 30.5m, diện tích sàn 3.000m2, diện tích tầng hầm: 1.800m2. Điện Quan Âm thờ 01 pho tượng Quan Âm Bồ Tát

bằng đồng nguyên khối, pho tượng nặng 100 tấn do nghệ nhân Việt Nam chế tác; và có 8.500 bức tranh về các câu chuyện về đức Phật do thợ hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa Indonesia.

Điểm nhấn của Điện Quan Âm là 4 bức tranh đá khổng lồ bao phủ toàn bộ diện tích 4 bức tường, nói về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát rất gần gũi với người dân Việt Nam. Trung tâm của các bức tranh là tượng khắc nổi của Phật Quan Âm với hình ảnh quen thuộc trong các ngôi chùa cổ như chùa Phật Tích, chùa Hương: Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Quan Âm Tọa Sơn, Quan Âm Quá Hải và Quan Âm Tống Tử. Đây là 4 bức tranh đặc biệt trên nền phong cảnh thiên nhiên đẹp như thơ của Tràng An và Tam Chúc.

Những câu chuyện trên các bức phù điêu đá trong điện Quan Âm ngắn gọn, dễ hiểu, chẳng khác nào những câu chuyện ngụ ngôn, chuyển tải thông điệp về vẻ đẹp chân – thiện – mỹ, về đạo lý tốt đẹp của con người.

Cổng Tam Quan nội được xây dựng trên hệ thống cọc khoan nhồi vững chắc, có 03 tầng mái cong được xây dựng theo lối kiến trúc đình chùa đặc trưng Việt Nam.
Cổng Tam Quan có kết cấu khung cột, mái cong toàn bộ bằng bê tông cốt thép được sơn giả gỗ, với chiều cao 28,8m, diện tích sàn tầng 1: 1.958m2, diện tích sàn tầng 2: 1.200m2, diện tích sàn tầng 3: 400m2.

Ngoài các hạng mục trên, còn có bến thuyền, cổng Tam quan ngoại, nhà thờ Tổ, nhà Tăng Ni, Trung tâm Hội nghị quốc tế, các tuyến hành lang…đang được triển khai xây dựng, tạo nên khung cảnh hùng vĩ, điểm đến bình yên cho du khách thập phương trong và ngoài nước.

Tác giả: Trần Khả Ái

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 3/201926

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường