Trong việc thúc đẩy đạo Phật hiện đại hóa, cả việc khám phá chức năng AI, cũng như phân tích những điểm tương đồng giữa đạo đức AI và các ý tưởng Nhân gian Phật giáo, đều là những phương thức mới để khám phá sự chuyển hoá của Phật giáo.

Tác giả: Yutong Zheng Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: www.mdpi.com (Bài viết này thuộc về ấn bản đặc biệt cân nhắc lại về Tôn giáo, AI và Văn hóa kỹ thuật số)

Bản Tóm tắt (Abstract)

Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism, 人间佛教), một trong những dòng chính của Phật giáo hiện đại, đặc biệt nhấn mạnh vào tầm quan trọng Chủ nghĩa Nhân văn (humanistic). Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Nhân gian Phật giáo cũng đang ở giai đoạn hiện đại hóa và chuyển đổi quan trọng, do đó phải đối mặt sự giao lưu đối thoại liên tục giữa các giá trị tôn giáo và những đổi mới công nghệ (việc thay thế một phần chính hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn).

Phật giáo và AI

Trước nhất bài khảo luận này thuyết minh rằng trí tuệ nhân tạo (AI) có lợi về mặt kỹ thuật cho việc truyền bá giáo lý quý báu của đạo Phật, với cách trích dẫn một số trường hợp đã được sử dụng công nghệ AI trong Phật giáo. Sau đó, so sánh đạo đức Phật giáo của Đại sư Tinh Vân (星雲大師, Master Hsing Yun’s) với đạo đức “Chủ nghĩa Hậu Nhân văn” (Posthumanism, 後人文主義), bài khảo luận đã đưa ra rằng các lý thuyết của Nhân gian Phật giáo có điểm tương đồng với trí tuệ nhân tạo (AI) và hậu nhân văn. Trong số đó, lý thuyết của Đại sư Tinh Vân về bản chất của “hữu tình chúng sinh” (những chúng sinh có tâm thức), cung cấp một tài liệu tham khảo lý thuyết quan trọng cho câu phỏng vấn “Liệu AI có thể thành Phật hay không?”.

Từ các khía cạnh kỹ thuật và Hành vi đạo đức (Ethical conduct), nó cho biết rằng sự tương tác giữa Nhân gian Phật giáo và AI, có thể thúc đẩy việc sử dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng so với các trường hợp AI hẹp (Artificial Narrow Intelligence, ANI) được nêu ra trong bài khảo luận, AI mạnh (Strong AI) có thể dẫn đến sự khủng hoảng đạo đức hơn nhiều. Nó có thể gây ra sự sùng bái khoa học và công nghệ, do đó nó phá vỡ truyền thống Nhân gian Phật giáo bằng một tính hợp lý bởi Công cụ mới. Ngoài ra, còn có một số con đường đầy chông gai cạm bẫy mà Nhân gian Phật giáo có thể gặp phải khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Do đó, mặc dù Phật giáo đương đại cần khuyến khích sử dụng các công nghệ như AI, nhưng điều quan trọng đối với đạo Phật là phải giữ khoảng cách nhất định với các công nghệ kỹ thuật số.

1. Phần mở đầu (Introduction)

Đã từ lâu, mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo là một chủ đề gây tranh cãi. Trong thời hiện đại với sự phát triển của công nghệ, trí tuệ nhân tạo (AI), một công nghệ tiên tiến, có tác động quan trọng đến tôn giáo ngày nay, cũng như mang đến một góc nhìn mới để khám phá những va chạm, sự hợp nhất giữa khoa học và tôn giáo. Vì thế bài viết này, sẽ dùng chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism, 人间佛教) như trường hợp đặc biệt, và tập trung vào mối liên hệ giữa xu hướng chủ đạo này của đạo Phật hiện đại hóa và khoa học AI.

Trong việc thúc đẩy đạo Phật hiện đại hoá, cả việc khám phá chức năng AI, cũng như phân tích những điểm tương đồng giữa đạo đức AI và các ý tưởng Nhân gian Phật giáo, đều là những phương thức mới để khám phá sự chuyển hoá của Phật giáo. Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism, 人间佛教) là một trong những trường phái chính thống của Phật giáo hiện đại. Nguyên nhân hình thành Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo và sự phát triển của nó gắn liền với sự chuyển biến của thời hiện đại. Với mục đích mang lại sự hiện đại hoá ở cấp độ tư tưởng và thể chế, để “Phật giáo tương tác thích ứng với những thay đổi trào lưu xã hội và khái niệm hiện đại, cũng như tìm kiếm sự tồn tại và phát triển của đạo Phật Hiện đại hoá” (Tang 2017, tr. 109 ).

“Nhân gian Phật giáo” (人间佛教) như một khái niệm hay khẩu hiệu được khai sinh vào đầu thế kỷ 20. Vào thời điểm quá khứ đó, xã hội Trung Hoa đang trải qua những chính biến lớn, sức mạnh quốc gia suy giảm, xã hội nhanh chóng rơi vào hỗn loạn. Xu hướng “dân chủ” và “khoa học” lan rộng khắp cả nước, phong trào xã hội chống tôn giáo và mê tín dị đoan bắt đầu nổi lên, trong khi giới trí thúc vẫn hoài nghi về sự cần thiết bởi sự tồn tại của tôn giáo. Phật giáo Trung Hoa bắt đầu đến thời kỳ suy tàn, nhất là vào thời Trung Quốc phát động chiến dịch Phá tứ cựu (tiêu diệt 4 cái cũ): phong tục, văn hóa, tập quán, tư tưởng.

Chiến dịch này đàn áp một lúc cả 3 tôn giáo (Nho, Phật, Lão) lẫn tín ngưỡng dân gian. Đồng thời hủy hoại luôn văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa. Người ta cho rằng truyền thống, đạo đức và luân lý là phong kiến, mê tín và phản động. Vì vậy phải tiêu hủy tất cả dưới danh nghĩa cách mạng. Thế là Hồng vệ binh kéo nhau đi đốt sách, đốt thư viện, san bằng những di tích hàng ngàn năm lịch sử. Những kiến trúc cổ xưa, những nơi thờ cúng, tất cả những gì liên hệ đến văn hoá cũ.

Nhiều trí thức Phật giáo dần dần nhận ra sự cấp bách của việc chấn hưng, khôi phục Phật giáo và thích ứng với trào lưu xã hội, tìm cách phát triển đạo Phật trong những tình huống mới. Trong bối cảnh xã hội loạn ly, lòng dân lo sợ, bất an trước thời cuộc, vị đại đức cao tăng danh tiếng hiển hách, Đại sư Thái Hư (太虚大師, 1890-1947), vị Tăng sĩ Phật giáo trứ danh, triết học gia, người khởi xướng cuộc Cách mạng Phật giáo vào đầu thế kỷ 20 tại Trung Hoa “Tam Phật Chủ nghĩa-三佛主義“. Phong trào cải cách này nhằm vào 3 điểm chính: 1. Cải cách về giáo lý; 2. Cải cách về giáo chế; 3. Cải cách về giáo sản,  sáng lập “Nhân gian Phật giáo” (Humanistic Buddhism, 人间佛教). Dùng Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc làm cốt lõi, nhằm mục đích thích ứng với xã hội đương thời. Ngoài ra, “Nhân gian Phật giáo” nhấn mạnh đến việc tập trung vào việc thực hành của mỗi cá nhân phật tử, đạo Phật Hiện đại hóa hướng đến nhân loại.

“Nhân gian Phật giáo” (Humanistic Buddhism) nhấn mạnh đến sự hoàn thiện nhân cách của tứ chúng đệ tử đức Phật, xuất gia Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Thiện nam, Tín nữ và tinh thần Đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hoà hợp, sau đó thúc đẩy quá trình đạo Phật hiện đại hoá và chuyển hoá Phật giáo từ nhiều cấp độ, chẳng hạn như các tổ chức Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hoà hợp và hệ thống cơ sở tự viện Phật giáo.

Sau đó, các vị Sứ giả Như Lai mang tính kế thừa “Truyền Đăng Tục Diệm, 傳燈續焰”, truyền thừa và mở rộng Chính Pháp từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ người này sang người khác, khiến Chính Pháp của đức Phật như ngọn đèn được thắp sáng vô tận, từ các khía cạnh khác nhau đã tiếp tục phát triển truyền thống “Nhân gian Phật giáo” và đạo Phật Hiện đại hoá  như các vị Đại lão Hoà thượng Pháp sư Ấn Thuận (印順法師, 1906-2005), một vị Cao tăng của Phật Giáo Trung Hoa Dân Quốc-Đài Loan trong thời hiện đại, một đời cống hiến cho sự nghiệp xiển dương Phật giáo Đại thừa, Đại lão Hoà thượng Pháp sư Diệu Tông Tịnh Tuệ (妙宗净慧法師, 1933-2013), Đại sư Tinh Vân (星雲大師, 1927-2023), Cư sĩ Lý Nguyên Tùng (李元松, 1957-2003) và Cư sĩ Triệu Phác Sơ (趙樸初, 1907-2000). . .

Thời hiện đại ngày nay, Đại sư Tinh Vân, người khai sáng và lãnh đạo Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế, nổi tiếng chủ trương Nhân gian Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan và đủ tiêu để quốc tế hoá Chủ nghĩa “Nhân gian Phật giáo” khắp 5 châu lục trên thế giới, gồm: Châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Đại dương.

Phật Quang Sơn - “Kinh đô Phật giáo của Đài Loan”, tọa lạc tại tỉnh Cao Hùng, miền đất yên bình của Đài Loan, ngôi Đại Tùng lâm Phật Quang Sơn được thành lập vào năm 1967 do sư Đại sư Tịnh Vân, một vị tăng sĩ Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan nổi tiếng của thế kỷ 20, một bậc Đạo sư tâm linh Phật giáo đương thời, sự dẫn dắt phật tử của Ngài và chỉ trong vài thập kỷ ngắn ngủi, Phật Quang Sơn, Đại Tùng lâm Phật giáo quy mô nhất ở Đài Loan. Đoàn thể tăng già Phật Quang Sơn kế thừa, duy trì và phát huy Thiền phái Lâm Tế Chính tông, tập trung vào việc quảng bá Chủ nghĩa “Nhân gian Phật giáo”. Tổ chức Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế với các chi nhánh khắp 5 châu lục trên thế giới, với hàng triệu phật tử thiện nam, tín nữ trên khắp thế giới.

 Tổ chức Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế ủng hộ việc thành lập các cộng đồng tôn giáo hiện đại và sự phát triển Phật giáo quốc tế. Ngoài ra, Tổ chức Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế đã nhấn mạnh đến sự thống nhất giữa Phật giáo và cuộc sống, đồng thời quan trọng hoá vấn đề Phật giáo phải có tác động tích cực đến xã hội, thông qua những hành động thiết thực. Điều này cho thấy từ khi thành lập Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo đến nay, luôn tích cực thích ứng với nhu cầu của thời đại.

Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo không phải là một loại tôn giáo mới, mà chỉ tìm cách khôi phục lại những phẩm chất đạo đức nhân văn của Phật giáo Đại thừa “hướng người thế tục chứng ngộ giải thoát trong đời sống và hiện thực hoá tịnh độ nhân gian, Niết bàn tại thế”, nhằm giúp đỡ các Phật tử thiện nam, tín nữ (đặc biệt là những vị cư sĩ tại gia) giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa phật pháp và thế tục, để đạo Phật có thể hòa nhập phổ cập và vào xã hội một cách sâu sắc hơn.

Ngoài ra, Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo là sự thực hành của đạo Phật, nhằm hiện thực hoá trong quá trình chuyển đổi sang hiện đại hoá, để đáp ứng nhu cầu của xã hội, thúc đẩy sự phát triển tích cực lành mạnh hoá cho mỗi cá nhân. Nó cũng đặt nền móng cho công nghệ hoá Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo. Việc lựa chọn trong sử dụng các công cụ AI ở nhiều cấp độ khác nhau, không thể tách rời xu hướng trở nên phổ biến và thích ứng với nhu cầu đương đại. Theo đó, Ai đã được sử dụng để quảng bá Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo, thông qua AI Monk, AI diễn dịch Tang tạng Thánh điển Phật giáo và các cộng đồng Phật giáo ảo trên Internet.

Trong những năm gần đây, là một trường phái Phật giáo cách tân rất quan tâm đến hiện đại hoá và chuyển đổi, Nhân gian Phật giáo đã bắt đầu dần dần sử dụng các công cụ AI nhiều hơn. Trước đây, một số học giả đã quan tâm đến mối liên hệ giữa AI và Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo. Trong số các nghiên cứu Phật học, Pháp sư Thích Giác Tây (釋覺西法師) với “Một nền tảng mới cho việc truyền bá Phật pháp: Quốc tế hoá Nhân gian Phật giáo từ đài truyền hình Vệ tinh Beautiful Life Television,  Beautiful Life Television (BLTV, 人間衛視)” ( Shi 2003, p. 333 ), mô tả việc sử dụng Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo để khơi thông suối nguồn từ bi tâm tươi mát nhân gian, và ánh dương quang trí tuệ Phật pháp sưởi ấm nhân gian.

Đề cập đến “Việc hiện thực hoá Tịnh độ cho nhân loại, và quốc tế hoá Nhân gian Phật giáo: Vì tương lai Nhân gian Phật giáo” (Chen 2019, trang 95), Cư sĩ Phật tử Trần Kiếm Hoàng (陳劍煌) đề cập đến việc truyền bá Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo trên Internet, chỉ ra rằng “Tôn giáo Internet”, bằng cách sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn, vừa mang tính “thế tục” của Internet vừa mang tính “phổ quát” của tôn giáo, cũng như chưa từng có khả năng vượt làn ranh thế giới để truyền bá Phật pháp.

Sự kiện Hội thảo Nhân gian Phật giáo và tương lai xã hội trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), bài tham luận của Cư sĩ Phật tử La Kinh (羅勁) với chủ đề “Trí tuệ của đức Phật từ góc nhìn của trí tuệ nhân tạo (AI)”, có sự tương đồng giữa AI và trí tuệ của con người. Đức Phật và tư duy dữ liệu lớn đó là một loại nhận thức giác ngộ.

Dựa trên các bài tham luận được trích dẫn ở trên, vẫn còn thiếu những nghiên cứu về mối quan hệ giữa Nhân gian Phật giáo và AI. Rất hiếm khi tìm thấy những bài tham luận lồng ghép các trường hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Nhân gian Phật giáo và so sánh đạo đức AI với triết lý Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo. Do đó, bài tham luận này sẽ tìm hiểu sự tương tác giữa công nghệ AI và Nhân gian Phật giáo, chỉ ra rằng công nghệ AI đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy việc truyền bá phật pháp, Nhân gian Phật giáo thông qua nhiều phương pháp khoa học và công nghệ tiên tiến khác nhau.

Trong khi đó, bài khảo luận này cố gắng chia sẻ về sự gắn kết nội tại giữa các khái niệm về bản thân, cuộc sống và sự viên tịch từ giã trần gian của Đại sư Tinh Vân và các khái niệm “chúng sinh vô tình đều có Phật tính” (無情亦有佛性). Dựa trên việc xác định sự tương thích nội tại giữa Nhân gian Phật giáo và AI, người ta cũng chỉ ra rằng sự phân cực của các lý thuyết trí tuệ nhân tạo (AI) có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng Chủ nghĩa Nhân văn, từ đó có thể dẫn đến sự khác biệt giữa thực hành với sự hợp nhất về thể chất và tinh thần. Như vậy, một mặt, việc sử dụng AI trong Nhân gian Phật giáo phản ánh sự chuyển đổi đạo Phật Hiện đại hoá. Nhưng mặt khác, điều quan trọng là không nên bỏ qua những mối nguy hiểm tiềm ẩn của AI.

2. Tầm quan trọng kỹ thuật: Thúc đẩy AI cho Nhân gian Phật giáo (Technical Dimension: The Promotion of AI for Humanistic Buddhism).

Trong phần này, tôi sẽ minh hoạ những tác động tích cực của AI đối với Nhân gian Phật giáo ở cấp độ thực dụng. Nghĩa là, với sự thúc đẩy của công nghệ AI, Nhân gian Phật giáo đã có thể quảng bá giáo lý quý báu của đức Phật một cách thuận tiện hơn, để mở rộng cho đối tượng khán thính giả và không còn hạn chế bởi khoảng cách trong không gian.

Đồng thời, các cơ sở Phật giáo cũng đang triển khai kết nối thuận tiện và minh bạch hơn thông qua Internet, và Tam tạng Thánh điển Phật giáo cũng đang được Kỹ thuật Cơ - điện tử (tự động hóa) để tạo điều kiện cho việc lưu trữ lâu dài và truyền bá rộng rãi (từ năm 1977 tổ chức Phật Quang Sơn, Đài Loan đã dần dần Kỹ thuật Cơ - điện tử (tự động hóa) Thánh điển Phật giáo, cũng như kết hợp phần mềm dịch thuật AI làm công cụ diễn dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo. Tất cả những trường hợp này là dấu hiện của sự mở rộng không gian mạng, ở một mức độ nhất định giúp giảm bớt những hạn chế về thời gian và không gian đối với việc truyền bá Phật pháp, do đó thúc đẩy hơn nữa quá trình Hiện đại hoá Nhân gian Phật giáo và toàn cầu hoá việc truyền bá ánh sáng phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng.

2.1. Hình thức Truyền bá Phật giáo mới thông qua các AI Monks (New Forms of Buddhist Propagation through AI Monks)

Khi thảo luận về các tình thế hợp nhất giữa AI và Phật giáo, biểu hiện rõ ràng nhất về sự kết hợp giữa AI và Phật giáo là tạo ra các AI Monks và các vị AI Bồ tát robot (AI bodhisattvas). Một số học giả đã giới thiệu và phân tích một cách học thuật bởi các trường hợp và công dụng của các AI Monks và các vị AI Bồ tát robot (AI bodhisattvas) ở Nhật Bản. Ví dụ, Giảng viên Cao cấp về Tôn giáo Châu Á, Giáo sư Tiến sĩ Erica Baffelli giải thích cách “Mindar”, một robot quan trọng của Phật giáo Nhật Bản, được miêu tả là hoá thân của Bồ tát.

Thông qua quan sát của Mindar, Giáo sư Erica Baffelli khám phá sự tương tác giữa AI, robot và Phật giáo ở Nhật Bản đương đại. Nó nêu bật những tiềm năng và khả năng về tình cảm của AI, đặc biệt khi chúng liên quan đến mối liên hệ cảm xúc giữa con người và robot, cũng như những tác động đối với Phật giáo ở Nhật Bản đương đại (Baffelli 2021).

Trong bài khảo luận này, Giáo sư Erica Baffelli đề cập rằng nhà chế tạo robot Mori Masahiro lập luận rằng robot vẫn có Phật tính và khả năng đạt được Phật quả. Tại Nhật Bản xứ sở hoa Anh Đào, những vị Bồ tát AI như Mindarm có thể hoằng dương Phật pháp và diễn giảng Kinh điển Phật giáo, thậm chí còn được coi là Bồ tát.

Ngoài ra, Giáo sư Erica Baffelli tóm tắt một cuộc phỏng vấn với Rev. Gōto: Nhận xét của Rev. Gōto chỉ ra rằng . . .

Điều này cho thấy AI Monk có thể mang đến một phương thức mới trong việc truyền bá Phật pháp, hoàn thành vai trò của một vị Bồ tát và hướng dẫn mọi người thoát khỏi những khổ đau, mê muội để không đi lạc lối, lầm đường. Trong khi đánh giá cao giá trị mà Mindar mang lại cho quá trình số hoá Phật giáo đương đại, ông cũng chân thành chỉ ra rằng “một Android (robot), mặc dù có thể vượt qua giới hạn của con người, nhưng vẫn chưa phải là một sinh vật có cảm giác đau khổ” (Baffelli 2021, tr. 259). Một mặt, Gould và Walters (2020) khẳng định cách tiếp cận công nghệ đối với việc thực hành Phật giáo trong tương lai, và Phật giáo được coi là hậu nhân loại và siêu nhân loại, nơi “sự hoàn thiện về công nghệ của việc thực hành” thay thế cho những khiếm khuyết và điểm yếu của con người. Tuy nhiên, mặt khác, “bài giảng do Mindar trình bày hiện được các thầy tu người thật dẫn dắt” (Baffelli 2021, tr. 261).

Cuộc thảo luận này của Mindar, Bồ tát AI của Nhật Bản, cũng có thể cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết sâu sắc. So với Mindar xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 2019, dường như Phật giáo Trung Quốc đã có rất sớm trong việc sử dụng các nhà sư robot để diễn giải Phật pháp. Đối với Phật giáo Trung Quốc, nhà sư robot đạo hiệu “Hiền Nhị” (賢二), nhà sư robot đầu tiên được khai sinh đầu tiên tại chùa Long Tuyền (龍泉寺), Bắc Kinh, nhà sư robot đạo hiệu “Hiền Nhị” (賢二) mặc pháp phục Phật giáo màu vàng và có thể “chia sẻ pháp thoại” với các Phật tử và những người yêu mến đạo Phật, không chỉ hiểu những hướng dẫn vận hành đơn giản mà còn có thể giải thích một số kinh điển Phật giáo. Nhà sư robot đạo hiệu “Hiền Nhị” (賢二) chào đời từ năm 2015, thông qua nhận dạng giọng nói, nhận dạng hình ảnh, điều khiển giọng nói, cảm biến thông minh và các công nghệ khác, nhà sư robot có thể tụng kinh, hát nhạc Phật giáo, chia sẻ pháp thoại, xoa dịu với các phật tử và người yêu mến đạo Phật bởi những nỗi khổ niềm đau và thậm chí kể chuyện cười một cách hài hước.

Theo thầy Thích Học Thành (释学诚法师), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, cựu thành viên Uỷ ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc cho biết: Nhà sư robot đạo hiệu Hiền Nhị là sự kết hợp sâu sắc giữa Phật giáo và khoa học hiện đại, thể hiện tinh thần đổi mới của Phật giáo và khoa học hiện đại có ưu điểu độc đáo trong việc hiểu và chuyển hoá thế giới vật chất, trong khi Phật giáo có cách tiếp cận toàn diện trong việc hiểu biết, và chuyển hoá thế giới tâm linh, vì thế cả hai giữa Phật giáo và khoa học nên được kết hợp một cách hữu cơ” (Yang 2016).

Thầy Xianfan nói: “Chúng tôi đang có kế hoạch phát triển thế hệ thứ hai của nhà sư Nhà sư robot đạo hiệu “Hiền Nhị” và sẽ thông minh hơn.

Chúng tôi chỉ muốn có một cách tiếp cận hiện đại để phát triển Phật giáo. Để phân biệt từ những hình ảnh hoạt hình của Nhật Bản và các nước phương Tây, chúng tôi sử dụng các bức tranh truyền thống Trung Quốc như là biểu tượng Văn hóa.

Robot rất dễ thương và nhiều du khách muốn mua một cái, nhưng tôi nói chỉ duy nhất có một nhà sư robot đạo hiệu “Hiền Nhị” để trong Long Tuyền Cổ Tự chứ không có kế hoạch thương mại hóa nó.

Để phát huy Phật giáo tốt hơn trong số ngày càng tăng của công nghệ, nhằm nâng cao sự hiểu biết cho các thế hệ trẻ Trung Quốc, Long Tuyền Cổ Tự đã đưa ra những hình thức mới khác nhau để kết hợp hài hòa giữa Phật giáo truyền thống và công nghệ hiện đại”.

Thầy Xianshu thành viên Long Tuyền Cổ tự cũng chỉ ra rằng nhà sư robot đạo hiệu “Hiền Nhị” có thể hướng dẫn mọi người đến những cát tường như ý. Khoa học công nghệ có thể dễ dàng hơn trong việc thúc đẩy việc truyền bá triết lý và trí tuệ Phật giáo, trong khi lĩnh vực AI đang phát triển cũng có thể tránh được sự thiên vị tiềm tàng của công nghệ bằng cách dùng triết lý đạo đức Phật giáo làm nền tảng Đạo đức.

Trong bài diễn giảng tại Phật Quang Sơn của thầy Hui Jang với chủ đề “Nhân gian Phật giáo trong thời đại AI” (Humanistic Buddhism in the Age of AI), đã đề cập đến cách Nhân gian Phật giáo nhìn nhận sự tương tác giữa robot và Phật giáo, cho biết rằng: “Chỉ bằng cách học hỏi nhiều hơn, tương tác với robot theo hình thức cộng sinh, truyền tải ba nguyên tắc và nuôi dưỡng khái niệm về từ bi tâm, robot sẽ mang đến những mẫu hành vi tích cực” (Shi 2021). Nói cách khác, các nhà sư robot không chỉ có thể thúc đẩy việc truyền bá Phật pháp một cách sáng tạo và hấp dẫn bằng khoa học công nghệ mới, mà còn khơi dậy niềm tin vào sự cộng sinh và từ bi tâm giữa con người và máy móc.

Giống như ảnh hưởng của Mindar trong Phật giáo Nhật Bản, khoa học công nghệ AI được sử dụng trong Phật giáo Trung Quốc, mang đến một cách tư duy về thực hành Phật giáo, và có thể dễ dàng làm được những gì con người không thể làm được. Điều quan trọng cần lưu ý là việc sử dụng nhà sư robot đạo hiệu Nhị Hiền và các và các nhà sư robot khác của Trung Quốc, dường như không mang ý nghĩa biểu tượng của “Bồ tát/hoá thân một nhà sư” như Mindar, mà có tác dụng phổ biến và giải trí hơn. Ngoài ra, vì bài diễn giảng của nhà sư robot được ghi âm trước hoặc mã hoá nên vẫn còn rất nhiều tiềm năng cải tiến hơn nữa để trở thành một “nhà sư cao siêu” hoàn hảo hơn. Đây cũng là lĩnh vực mà sự kết hợp giữa AI và thuyết nhân hình Phật giáo vẫn có thể được cải thiện.

2.2. Đưa Kinh Phật Onlin và sử dụng AI để diễn dịch Thánh điển Phật giáo ( Putting Sutras Online and Using AI to Translate Buddhist Scriptures)

Với đạo Phật Hiện đại hoá, khoa học công nghệ và kỹ thuật AI, Phật Quang Sơn (佛光山) là một trong bốn tổ chức Phật giáo lớn nhất ở Trung Hoa Dân Quốc - Đài Loan không chỉ cam kết số hoá các tác phẩm văn học Nhân gian Phật giáo1 mà còn sử dụng AI để diễn dịch Thánh điển Phật giáo. Thông qua Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là động lực mạnh mẽ để tạo ra sự thay đổi tích cực và kỹ thuật học sâu (một nhánh của học máy triển khai các thuật toán để xử lý dữ liệu và bắt chước quá trình tư duy và phát triển các tính năng trừu tượng), độ chính xác và tốc độ của việc diễn dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo được nâng cao đáng kể.

Viện Nghiên cứu Nhân gian Phật giáo Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Institute of Humanistic Buddhism, 佛光山人間佛教研究院)2 đang sử dụng phần mền diễn dịch AI để cải tiến bản dịch bộ “Đại Từ điển Phật Quang” (佛光大辭典)3 Nó sử dụng “Cổng dịch thuật FGS - FGS Translation Portal” (Cổng thông tin điện tử Máy Dịch thuật thông minh FGS - FGS Intelligent Translation Portal), bao gồm “DeepL” để dịch văn bản, “Wordtune”, nhằm tối ưu hoá cấu trúc câu cú và “Power thesaurus” để đảm bảo độ chính xác về mặt ngữ pháp, nhằm nâng cao hiệu quả và độ chính xác của bản dịch Phật giáo (Zhi 2022).

Như bài diễn giảng của Pháp sư Diệu Quang (妙光法師) với chủ đề “Bản dịch tiếng Anh của Đại Từ điển Phật Quang với sự hỗ trợ của AI - The English Translation of the Fo Guang Dictionaries with the Support of Artificial Intelligence“,4 hiệu quả tối đa với trí tuệ nhân tạo (AI) trong dịch thuật, có thể tiết kiệm hiệu quả về thời gian tra cứu nhiều lần, giúp người dịch nhanh chóng hoàn thành bản thảo đầu tiên và cung cấp thông tin liên quan được yêu cầu thông qua Dữ liệu lớn lớn (Big data - là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được). Dựa vào đó, bộ “Đại Từ điển Phật Quang” sẽ có nhiều đặc điểm như truy vấn tức thời, thông tin siêu liên kết, tính nhất quán trong dịch thuật và khả năng mở rộng mạnh mẽ. Vì thế, đây chắc chắn là một công cụ tuyệt vời cho việc diễn dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo.

2.3. Sử dụng các Công nghệ Truyền thông mới (Use of New Media Technology)

Đại sư Tinh Vân (1927-2023), người khai sáng và lãnh đạo Hội Phật Quang Sơn Quốc Tế, người sáng lập và lãnh đạo tổ chức Phật Quang Sơn (Buddha's Light International Association- BLIA/PQS), Cao Hùng, Đài Loan đề xuất rằng việc Hiện đại hoá Phật giáo cần phải dựa vào “Khoa học Công nghệ hiện đại” trong việc diễn giảng triết lý đạo Phật, và nên áp dụng những phương pháp đa dạng để truyền bá Phật pháp: “Trước kia, đây là một cuộc cách mạng Đen Trắng tương phản, thế giới photocopy, nhưng bây giờ nó đã tiến bước vào một thế giới đa dạng phong phú, đầy màu sắc hấp dẫn và trong tương lai, Internet và truyền hình vệ tinh sẽ là những công cụ được sử dụng rộng rãi để truyền bá Phật pháp thông qua công nghệ” (Master Hsing Yun 2006).

Đề cập đến các công nghệ mới như Internet, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), như một cách quan trọng để truyền bá Phật pháp, Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo và Đại sư Tinh Vân luôn ủng hộ việc sử dụng các công nghệ mới để thúc đẩy việc truyền bá Phật pháp một cách hiệu quả, sáng tạo và phổ quát.

Trong những năm gần đây, việc tổ chức Nhân gian Phật giáo ở Đài Loan đã sử dụng màn hình AI và công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) để truyền bá Phật pháp không phải là hiếm. Dịp lễ hội mừng Xuân 2021, Phật Quang Sơn đã tổ chức một sự kiện trải nghiệm khoa học công nghệ, thể hiện đầy đủ vai trò sáng tạo của công nghệ AI và công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) trong việc thúc đẩy triết lý Nhân văn Phật giáo. Phiên bản thứ hai của “Hành trình đến cõi Phật - 佛國之旅“ do Phật Quang Sơn phát triển, cho phép người sử dụng vững tiến bước vào trải nghiệm Phật giáo bằng cách tạo ra một thực tế ảo. Khán thính giả có thể quét khuôn mặt của mình bằng thiết bị và hoá thân thành một nhân vật ngẫu nhiên như Đại sư Tinh Vân và một Phật tử, sau đó bước vào Thiền phòng của Đại sư Tinh Vân dưới dạng danh tính ảo. Một mặt, hình thức Công nghệ cao (công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) này rất thú vị bởi nó có thể thu hút khán thính giả ở độ tuổi thanh thiếu niên hơn, và kích thích sự tò mò của họ vì muốn hiểu biết triết lý đạo Phật. Mặt khác, nó tư duy sâu sắc và có khả năng khai sáng trí tuệ. Vì thế, nó kết hợp những hình thức thú vị với giá trị giáo dục của đạo Phât.

Một trường hợp khác trong sử dụng công nghệ truyền thông mới AI và công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) là “Bốn mùa hoa nở: Triển lãm nhiếp ảnh phong cảnh hoa Đài Loan của nghệ sĩ Hứa Thu Bằng - Four Seasons of Blossoming Flowers: The Taiwan Flower Scene Photography Exhibition by Chiu-Pang Hsu”, được trưng bày tại Phật Quang Sơn, thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Thông qua sự kết hợp giữa các tác phẩm video đồ hoạ và công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), du khách thập phương hành hương có thể thưởng lãm các hiệu ứng hình ảnh, video, hoạt hoạ và hình ảnh Thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) để có được trải nghiệm thẩm mỹ phong phú hơn.

Năm 2016, một trường hợp tương tự về việc sử dụng công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) để truyền bá Phật pháp qua bộ phim đầu tiên với chủ đề “Tham kiến tiểu Sư phụ” (Can Jian Xiaoshifu, 參見小師父), bộ phim được dàn dựng quay tại ngôi già lam Tào Sơn Bảo Tích Tự (曹山寶積寺), tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, nhằm quảng bá văn hóa Phật giáo bằng công nghệ truyền thông mới nhất. Thông qua công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), bộ phim tài liệu kể về ngôi già lam Tào Sơn Bảo Tích Tự (曹山寶積寺), huyện Nghi Hoàng, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Ngôi cổ tự được thành lập từ năm 780 (triều đại nhà Đường niên hiệu Đại Hàm Thông thứ 11), nơi đây Thiền sư Thiền sư Tào Sơn Bản Tịch (曹山本寂禪師, 840-901) khai sáng và hình thành Thiền phái Tào Động, một trong Ngũ gia tông phái Thiền tông Phật giáo Trung Hoa.

Như Tiến sỹ Shi Anbin, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Truyền thông Toàn cầu Israel Epstein, Giáo sư chuyên khoa truyền thông và nghiên cứu văn hoá cho biết: “Hai ưu điểm cốt lõi của công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) như một phương tiện truyền thông, là khả năng chế tạo cao các tình huống thực tế, và khả năng chế tạo các cơ quan nội tạng con người với sự trợ giúp của các thiết bị, khiến các khán thính giả cảm thấy như thể họ đang đắm chìm trong khung cảnh của một câu chuyện” (Shi 2016).

Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá Phật pháp bằng cách đạt đến trạng thái “đồng cảm”. Vì thế, có thể cá nhân mỗi người trải nghiệm sự uy nghiêm của đức Phật, và hiểu được những kim ngôn khẩu ngọc giáo lý quý báu của đức Phật một cách trực quan hơn.

2.4 Xu hướng Phát triển chung việc Phụng thờ Online Phật pháp Kỹ thuật số (The Development Trend of Online Worship and Digital Dharma)

“Phật pháp Kỹ thuật số mà Phật tử và mọi người sử dụng gặp trên màn hình” (Grieve 2016, trang 6). Do sự lây lan của Đại dịch Covid-19, nhiều hình thức phụng thờ Online và nghi  lễ trực tuyến đã được tạo ra. Phật Quang Sơn, Đài Loan và Phật Quang Sơn toàn cầu đã phát hành phiên bản tiếng Anh và tiếng Trung bởi “Thắp sáng Điện toán đám mây” (Light Up Lamps Online, 雲端點燈), một nền tảng web với công nghệ AI (Du 2021). một nền tảng web với công nghệ AI (Du 2021). Đây là một chế tạo về nghi thức thắp sáng: người dùng có thể thắp sáng ba ngọn đèn Liên Hoa bằng cách di chuyển ba điểm khớp trên màn hình, và cầu nguyện cho cát tường như ý.

“Thắp sáng Điện toán đám mây” (Light Up Lamps Online, 雲端點燈) không chỉ có thể được sử dụng trên điện thoại di động, mà còn có thể sử dụng trong giảng đường Phật học. Và trên màn hình LED, mang lại cảm giác hấp dẫn hơn, hiểu rõ hơn về sự trang nghiêm của Đức Phật. Tại rào cản không gian do đại dịch Covid-19 gây ra “Thắp sáng Điện toán đám mây” (Light Up Lamps Online, 雲端點燈) đã tạo dựng nhịp cầu nối ở những không gian khác nhau cho phật tử và những người yêu mến đạo Phật.

Hình thức Phụng thờ Online này cũng đã như trường hợp truyền bá Phật pháp thông qua phương tiện Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR), đã đề cập trên cho thấy Chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo đang dần được ảo hoá bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến. Những năm gần đây, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu mạng lưới Phật giáo và thực hành Phật giáo.

Ví dụ, Grieve phát hiện ra rằng trong Thế giới trực tuyến Second Life (một thế giới rất hấp dẫn và thu hút hàng triệu người chơi trên toàn thế giới), Thiền tông Phật giáo phát triển mạnh mẽ và mọi người thực hành “Tôn giáo Online”, điều này tạo ra một nơi tương tác không hạn chế. “Tôn giáo Online” của Thế giới trực tuyến Second Life cho phép người dùng không chỉ thu thập thông tin mà còn, điển hình như là Thiền Online của BodhiDharma, tham gia vào các nghi lễ và các loại thực hành tôn giáo qua trung gian kỹ thuật số khác (Grieve 2016, trang 2).

Theo nghiên cứu của Grive, Phật pháp Kỹ thuật số (Digital Dharma) này thường được thực hiện thông qua tập thể công phu tu tập thiền định và tụng kinh, niệm chân ngôn thần chú, cầu nguyện. Ngoài ra, cử chỉ của những Phật tử chắp hai bàn tay thành một búp sen trước ngực, chào hỏi còn mang ý nghĩa khuyến tấn, thức tỉnh, như một hành động sùng đạo và cầu nguyện được chuyển thành một biểu tượng ảo, _/! \_. Việc thực hành Phật giáo Online này cho phép người ta cảm nhận được bản chất liên kết của thế giới. Các cộng đồng Phật giáo Online và các thực hành ảo như thế có thể mang đến những khả năng thay thế cho các cộng đồng, bản sắc, địa điểm và thực hành tâm linh mới nổi.

Trong những năm gần đây, Viện Nghiên cứu Nhân gian Phật giáo Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Institute of Humanistic Buddhism, 佛光山人間佛教研究院) quảng bá “Thắp sáng Điện toán đám mây” (Light Up Lamps Online, 雲端點燈), thiết lập mô hình Cầu nguyện Online, cũng như hình thành nhiều cộng đồng Cầu nguyện Online, phản ánh quá trình mạng lưới hoá dần dần của Nhân gian Phật giáo, được hỗ trợ bởi việc sử dụng công nghệ AI và sự lan toả của phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Ngoài ra, Nhân gian Phật giáo cũng đã phát hành phần mền Game thực tế ảo VR, mà các Phật tử và những người yêu mến đạo Phật có thể sử dụng để ứng dụng Phật pháp Online. Phần mềm này có tên là Fo Guang GO (佛光GO, phiên bản 3.1.2), bao gồm các hoạt động thực hành Online như tu tập thiền định, tụng kinh, niệm chân ngôn thần chú, cầu nguyện và sao chép Thánh điển Phật giáo, v.v. . . Phần mềm này còn bao gồm cả bản đồ chuyến hành hương chiêm bái Đại Tùng Lâm Phật Quang Sơn, Kinh đô Phật giáo Đài Loan, cho phép mọi người tham quan thưởng ngoạn Phật Quang Sơn 360 độ trong thế giới ảo. Ngoài ra, một nhà sư ảo AI “Tiểu Sa di Phật Quang - 佛光小沙彌), được tạo ra để cung cấp hướng dẫn ảo. Do đó, thông qua công nghệ AI và truyền thông, một không gian thực hành ảo được thiết lập để hướng dẫn mọi người hướng đến đời sống hoàn hảo, cát tường như ý.

Không giống như các xã hội phương Tây (ví dụ: “đời sống thứ hai”, (SLSecond Life - SL), bắt đầu phát triển các hoạt động Phật giáo trong các phần mền Game thực tế ảo VR sớm hơn, Phật giáo Trung Quốc bắt đầu sử dụng Phật pháp Kỹ thuật số muộn một chút. Tuy nhiên, thông qua các trường hợp phần mềm “Thắp sáng Điện toán đám mây” (Light Up Lamps Online, 雲端點燈) và phầm mềm Fo Guang GO (佛光GO) của Nhân gian Phật giáo, có thể thấy nhu cầu của mọi người đối với Phật pháp Kỹ thuật số và xu hướng ảo hoá Phật giáo với sự trợ giúp của công nghệ khoa học.

Các trường hợp tương tác trên, giữa công nghệ kỹ thuật số tiên tiến và Hiện đại hoá Phật giáo, cho thấy công nghệ AI cực kỳ quan trọng đối với sự chuyển đổi Phật giáo Trung Quốc đương đại. Bằng cách sử dụng các cách tiếp cận khác nhau đối với công nghệ AI, nó cung cấp các hình thức truyền bá Phật pháp phong phú, và sinh động, làm cho việc truyền bá Phật pháp trở nên thuận tiện, hiệu quả và hấp dẫn hơn. Nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các phương pháp truyền bá mới trong thời đại dịch bệnh toàn cầu.

Qua những trường hợp Nhân gian Phật giáo sử dụng công nghệ AI như một công cụ để truyền bá chính pháp Phật đà, không khó để nhận ra rằng, nó phản ánh xu hướng tất yếu thế tục hoá của các tôn giáo, trong các xã hội hiện đại châu Á. Với bản chất lan toả của các tôn giáo, và việc sử dụng các công nghệ mới, có thể giúp các tôn giáo dễ dàng đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân thường hơn, từ đó mở rộng ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội đương đại. Đây cũng là một cách để những người thực hành tôn giáo trong xã hội hiện đại, kích thích sự quan tâm đến đạo Phật, bằng cách áp dụng một số kênh truyền thông mới, nhằm tăng lượng du khách thập phương hành hương danh lam thắng cảnh Phật giáo, và xây dựng lại sự liên quan của đạo Phật với cuộc sống đương đại. Đặc biệt, sau quá trình thế tục hoá tôn giáo ở Trung Quốc, đời sống tăng sĩ các cơ sở tự viện Phật giáo ngày càng hoà nhập với văn hoá đại chúng. Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, các cơ sở tự viện Phật giáo đang cố gắng hiện thực hoá để đạo Phật gắn bó chặt chẽ với cuộc sống hàng ngày của người dân thường.

Như trong đạo Phật, công nghệ Internet và Phương tiện Kỹ thuật số: Một điểm ảnh trong hoa sen (The Pixel in the Lotus), đồng tác giả bởi Daniel Veidlinger và Grieve, trong đó họ khám phá các thực hành và giáo lý quý báu của Đức Phật trong thời đại ngày càng kết nối mạng và kỹ thuật số (Grieve and Veidlinger 2014). Sự phản ánh vai trò cốt lõi của Phật giáo và cách thức thể hiện của Phật giáo trên phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Như một giải pháp thay thế, Tôn giáo kỹ thuật số là phương tiện để vượt qua các vấn đề của “hiện tại cuộc sống linh hoạt”, giải quyết các mối quan tâm, tình thế tiến thoái lưỡng nan và các cơ hội của cuộc sống đương đại trong thời đại toàn cầu hóa, mọi người kết nối nhau qua những cú nhấp chuột. “Tôn giáo kỹ thuật số luôn thay đổi, theo quan niệm của mạng mạch Phật giáo luôn tuôn trào trong suối nguồn từ bi tâm”. (Grieve và Veidlinger 2014, trang 14).

Về bản chất, việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ AI trong Nhân gian Phật giáo hiện đại, có thể giải quyết những khủng hoảng của cuộc sống hiện đại, và khám phá lại giá trị của Phật giáo trong một xã hội hiện đại hoá luôn thay đổi.

3. Khía cạnh lý luận: Điểm tương đồng giữa công nghệ AI và Nhân gian Phật giáo: Ví dụ dùng tư tưởng của Đại sư Tinh Vân (Similarities between AI and Humanistic Buddhism in Theoretical Dimensions: Using Master Hsing Yun’s thought as an Example).

Sau khi phân tích một số trường hợp về cách công nghệ AI được ứng dụng thực tiễn vào Nhân gian Phật giáo, cần tìm hiểu mối quan hệ của công nghệ AI với Nhân gian Phật giáo trên phương diện lý thuyết bắt đầu từ công nghệ AI.

Dưới tác động của Công nghệ Thông minh mà đại diện là Trí tuệ nhân tạo (AI), quan điểm nhân văn truyền thống cho rằng bản chất con người là ổn định nhưng đã bị lay động, và các khái niệm hậu nhân loại, (post-human) đã xuất hiện xã hội hậu nhân loại (post-human society). “Chủ nghĩa hậu nhân văn, Post-humanism” là một tư duy về nhân loại và sự tiến hoá của loài người, được phát triển dựa trên sự phê phán Chủ nghĩa duy con người, (Anthropocentrism). Triết học gia, nhà sử học tư tưởng, nhà văn, nhà hoạt động chính trị, và nhà phê bình văn học người Pháp, Tiến sĩ Michel Foucault (1926-1984) đã phê phán Chủ nghĩa duy con người (Anthropocentrism) bằng cách tuyên bố “cái chết của con người, eath of man”, cho rằng con người không gì hơn là sự sáng tạo của một loạt các sự kiện lịch sử (Foucault 2005, tr. 422).

Theo quan điểm của triết gia đương đại và nhà lý luận nữ quyền, Giáo sư Rosi Braidotti, những thập niên 1960 Chủ nghĩa hậu nhân văn (Post-humanism) có thể bắt nguồn từ Chủ nghĩa Phản nhân văn (Anti-humanism) (Braidotti 2013). Ngoài ra, nó còn hợp nhất trong sự đối lập-Chủ nghĩa duy con người (anti-anthropocentrism). Do đó, Chủ nghĩa hậu nhân văn (Post-humanism) không chỉ phê phán mọi tư tưởng lấy con người làm trung tâm, mà còn phê phán sự phân chia theo thứ bậc của các loài, và kêu gọi Phục hồi chính nghĩa hệ sinh thái cho con người, thiên nhiên và khí hậu. Trên cơ sở Chủ nghĩa hậu nhân văn, xu hướng tư tưởng Siêu nhân học (một phong trào có mục đích thúc đẩy sự tiếp cận liên ngành, được coi như cuộc cách mạng cuối cùng của quá trình tiến hóa) cũng đã xuất hiện. Những người theo Siêu nhân học (transhumanism) tin rằng thông qua việc áp dụng khoa học và công nghệ, thân phận con người có thể được cải thiện một cách cơ bản. Có thể khắc phục được những hạn chế của con người. Nó được xem như một phong trào giải phóng, vận động giải phóng hoàn toàn khỏi sinh học. Siêu nhân học cũng có thể được coi là siêu việt chủ nghĩa nhân văn, cố gắng vượt qua những giới hạn về mặt sinh học và tinh thần của con người với sự trợ giúp của khoa học công nghệ. Vì thế, chủ nghĩa hậu nhân văn và Siêu nhân học (một phong trào có mục đích thúc đẩy sự tiếp cận liên ngành, được coi như cuộc cách mạng cuối cùng của quá trình tiến hóa), đặc điểm rõ ràng của lý thuyết này bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ AI là tính siêu việt của khái niệm Chủ nghĩa duy con người. Mục đích là xoá nhoà ranh giới giữa con người và máy móc thông qua công nghệ khoa học sinh học, vượt qua ranh giới ban đầu của cơ thể con người, để con người có thể vượt qua những ràng buộc trong cuộc sống, được sống trường thọ, và thoát khỏi rào cản truyền thống giữa sự sống và cái chết. Vì thế, họ có thể trở thành những người bất tử và vô cùng, vô tận.

Dựa trên điều này, nhà nghiên cứu quan trong về Siêu nhân học và Phật giáo, nhà xã hội học và nhà đạo đức sinh học người Mỹ, Cư sĩ James Hughes đã đưa ra trong bài viết của ông đề cập đến Phật giáo và Tương lai hậu nhân loại của chúng ta: “Phật giáo và sự đề cao con người có một số điểm tương đồng và một số điểm bổ sung hữu ích” (Buddhism and human enhancement have some affinities and some useful complementarities).

Theo Phật giáo truyền thống, con người thường tiến hoá nhập Thánh siêu phàm. Mặc dù Phật giáo phản đối việc áp đặt, cưỡng bức, nhưng không phủ nhận việc sử dụng các kỹ thuật y sinh (khoa học và công nghệ y khoa) hoặc tâm linh để kéo dài tuổi thọ, đạt được khả năng siêu phàm: “Theo Thuyết mạt thế (末世論) của Phật giáo, hy vọng trong tương lai thọ mạng con người đến 80.000 tuổi là điều không tưởng hậu nhân loại trên Trái đất” (Hughes 2019)

Học giả Ross B đã nêu ra rằng trong khi Phật tử coi thiền định và bản thân tuân thủ kỷ luật tự giác là công cụ để giải phóng tiềm năng hậu nhân loại của chúng ta, những người theo Siêu nhân học mong đợi công nghệ y dược sẽ mang lại điều gì đó tương tự (Ross 2020).

Ngay cả khi sự giác ngộ của Phật giáo không thể được tăng tốc bằng viên linh đan diệu dược, thì ít nhất việc trường thọ trong cơ thể hậu nhân loại cũng giúp người ta có nhiều thời gian hơn để đạt được sự giác ngộ. Như nhà xã hội học, Cư sĩ James Hughes chia sẻ rằng: “Mặt khác đối với những Phật tử và những người yêu mến đạo Phật, con người có mục tiêu đạt được trạng thái hậu nhân loại thông qua nỗ lực của chính họ” (Hughes 2019). Bằng cách này, cho thấy rằng cả Siêu nhân học và Phật giáo đều có mục đích siêu việt.

Trong khi ở phương Tây, những người theo Siêu nhân học đã diễn giải sự liên quan đến triết học Phật giáo, với ý tưởng riêng họ, nhấn mạnh rằng Phật giáo phù hợp hơn các tôn giáo khác bởi cốt lõi của lý thuyết hậu nhân loại và siêu nhân học. “Những người theo chủ nghĩa Hiện đại hoá đạo Phật sẵn sàng tham gia vào chủ nghĩa hiện đại và siêu nhân học nhiều hơn hẳn so với những người theo Thiên Chúa giáo, ở cả châu Á và phương Tây” (Macer 2012).

Nhà xã hội học, Cư sĩ James Hughes đã đề cập, khắp trong các kinh điển Đức Phật tuyên thuyết về “vô ngã” (no-self, 無我) là để chúng ta có nhận thức đúng đắn, có chánh kiến, chánh tư duy, giúp chúng ta có như lý tác ý, nhận thức rằng bản ngã là một ảo giác, trên thực tế sẽ phù hợp với bản chất của siêu nhân học (Hughes 2013). Trong tương lai siêu nhân học, việc nhận thức rằng bản ngã là một ảo giác sẽ trở nên quen thuộc.

Ngoài ra, Giáo sư Triết học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện Nghiên cứu Ấn Độ, Tiến sĩ Rajakishore Nath và Giáo sư Khoa Nhân văn & Khoa học Xã hội, Học viện Công nghệ Ấn Độ, Tiến sĩ Riya Manna nhấn mạnh điều quan trọng là phải phân tích tính xác thực của sinh vật cơ khí hóa hậu nhân loại như một tác nhân, và mối quan hệ của chúng với sự xuất hiện của “đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, AI ethics” (Rajakishore và Manna 2023, tr. 185).

Việc sử dụng công nghệ AI trong tôn giáo đã dẫn đến những cuộc thảo luận mới về lý thuyết hậu nhân loại. Đặc biệt với sự xuất hiện của AI Monk, khoảng cách giữa con người và robot ngày càng trở nên mờ nhạt hơn trong các ứng dụng tôn giáo. Theo lý thuyết hậu nhân loại, liệu một hệ thống công nghệ AI tự động có thể được coi là một chủ thể đạo đức, và có thể coi nó là một chủ đề để truyền bá giáo lý quý báu của Đức Phật?

Ở phần này, tôi giải thích đạo đức trong trí tuệ nhân tạo tương thích với Nhân gian Phật giáo như thế nào về mặt triết lý đạo Phật theo góc nhìn lý thuyết về so sánh. Thông qua nghiên cứu các tác phẩm của Đại sư Tinh Vân (1927-2023) và tham khảo các triết lý đạo Phật khác, ở mức độ nào đó các khái niệm về Nhân gian Phật giáo trùng khớp với các khái niệm hậu nhân loại theo xu hướng công nghệ AI. Trong phần này, tôi cố gắng phân tích những điểm tương đồng giữa hậu nhân loại và Nhân gian Phật giáo từ góc độ lý thuyết ba chiều thân thể, sinh mạng, cái chết và “Tất cả các loài hữu tình hay vô tình đều có chung một Phật tính, Insentient beings have buddha nature”.

3.1. Sự tương đồng bởi khái niệm bản thân hậu nhân văn và quan điểm của Đại sư Tinh Vân “đồng Nhất thể và cùng Tồn tại” (The Similarity of Body Concept: The Post-Humanistic Body Concept and Master Hsing Yun’s View of “Oneness and Coexistence”)

Những điểm tương đồng giữa triết lý đạo Phật của Đại sư Tinh Vân và lý thuyết hậu nhân loại, trước hết được phản ánh trong quan điểm về bản thân, cả hai đều hướng đến một khái niệm bản thân bình đẳng, không phân biệt, vượt xa những giới hạn của bản thân nguồn gốc con người. Nhìn vào góc nhìn bản thân hậu nhân loại, có ba chiều.

Một là bản thân sinh vật cơ khí hóa, bản thân hậu nhân loại có thể vượt qua ranh giới của vật lý sinh học và cố gắng đạt được trạng thái hài hoà, nơi tất cả chúng sinh đều hợp nhất. Thứ hai là bản thân sinh vật cơ khí hóa, bản thân hậu nhân loại vượt qua những giới hạn của cơ thể vật lý và cuối cùng đạt được sự hợp nhất với thế giới và nhận thức. Tính thẩm mỹ siêu việt của cơ thể được bộc lộ rõ hơn nhờ khoa học công nghệ. Thứ ba là chiều kích bản thân của hậu nhân loại, có sự đồng cảm vượt qua ranh giới giữa các loài và ủng hộ ý thức sinh thái bao gồm sự chung sống đa nguyên của con người và các sinh vật khác. Có một quan điểm tương tự về bản thân giữa triết lý đạo Phật với Đại sư Tinh Vân và đạo đức của hậu nhân loại. Chủ yếu nó được thể hiện ở ba khía cạnh.

Thứ nhất, khái niệm “đồng Nhất thể và cùng Tồn tại” xoá khoảng cách giữa các sinh vật khác nhau. Trong tác phẩm “Phật pháp Chân nghĩa” (Buddha-Dharma Pure and Simple, 佛法真義) của Đại sư Tinh Vân chỉ ra rằng: “Cuộc sống con người trên thế giới không thể đơn phương, mà mà tất cả đều là đồng Nhất thể và cùng Tồn tại” (Master Hsing Yun 2020).

“Oneness, đồng Nhất thể” mang ý nghĩa bình đẳng và bao dung, trong khi “cùng tồn tại, coexistence” mang ý nghĩa từ bi và  sự hợp lại thành một hệ thống thống nhất. Nó trùng khớp với nhau giữa sinh vật cơ khí hoá, đây là phá vỡ Nhị nguyên đối lập (binary oppositions) và ranh giới giữa các loài.

Thứ hai, khái niệm về Hiện thân chứa đựng trong “Oneness, đồng Nhất thể” phù hợp với khái niệm về ý tưởng hậu nhân loại. Theo đạo đức học về bản thân hậu nhân loại, bản thân con người được sử dụng để nhận thức thế giới, nhưng khoa học công nghệ có thể phát triển cơ thể con người.

Khái niệm của Đại sư Tinh Vân về “Oneness, đồng Nhất thể” có thể cung cấp nguồn lý thuyết cho hiện thân này. Ngài chưa từng bao giờ phủ nhận tầm quan trọng của cơ thể, thậm chí còn chỉ ra rằng: “Thân thể con người là Đạo tràng hoàn hảo” (the human body is a good dojo, 人的身體就是好道場), nhấn mạnh sự đồng Nhất thể giữa thể chất và tinh thần. Vì thế, lý thuyết của Ngài cộng hưởng với “đồng Nhất thể trong thế giới nội tâm, thể chất và tinh thần, inner unity of the world, perception, and body” mà đạo đức học hậu nhân loại hướng đến đạt được thông qua khoa học công nghệ. (Master Hsing Yun 2007, p. 160)

Thứ ba, cuộc thảo luận của Đại sư Tinh Vân về “Oneness, đồng Nhất thể” của tất cả chúng sinh từ góc độ khoa học sinh học (lĩnh vực nghiên cứu rộng lớn khám phá thế giới tự nhiên và các sinh vật sống) cho thấy mối quan tâm của Ngài đối với thiên nhiên. Ngài khẳng định rằng từ các loài côn trùng, thuỷ tộc, và phi cầm cho đến con người thuộc các chủng tộc khác nhau, thậm chí từ những vật vô tri cho đến các sinh vật sống, tất cả chúng đều là một phần của vũ trụ. Mối quan tâm sinh thái này giống như định hướng sinh thái của đạo đức hậu nhân loại. Cả hai đều thể hiện mong muốn loại trừ Chủ nghĩa duy con người (Anthropocentrism) và sống trong một thế giới nơi mọi thứ cùng tồn tại đồng nhất thể.

3.2. Sự tương đồng giữa quan điểm về sống và cái chết: Góc nhìn của Đại sư Tinh Vân về “Chủ nghĩa hậu nhân văn về sự sống và cái chết là hai mặt của cùng một cùng xu”. (The Similarity of Views on Life and Death: The Post-Humanistic View of Life and Death and Master Hsing Yun’s View of “Life & Death Are the Two Faces of the Same Coin”).

Dùng chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo làm ví dụ về triết học Phật giáo Trung Hoa Dân Quốc đương đại, điểm tương đồng giữa lý thuyết của nó và lý thuyết hậu nhân loại còn được phản ánh trong khái niệm về sự sống và cái chết. Lời diễn thuyết hùng hồn và sâu sắc của Đại sư Tinh Vân: “rõ biết nguyên do sinh tử, bình thản với sinh tử” (Sheng Si You Ta, Sheng Si Zi Ru,生死由它, 生死自如) (Master Hsing Yun 2008b, p. 903).

Điều đó có nghĩa là sự sống và cái chết là hai mặt của cùng một cùng xu. Sự sống là sự tiếp diễn của cái chết và cái chết là sự biến đổi của sự sống. Chúng chỉ là những hiện tượng tuần hoàn. Đại sư Tinh Vân thường chia sẻ rằng khi con người đến cuối cuộc đời, thân thể biến dịch dần, cho đến khi trút hơi thở, thần hồn rời khỏi thể xác, thân thể vật chất của họ sẽ bị phân huỷ, nhưng bản chất của sự linh hoạt sẽ không bao giờ thay đổi. Mục tiêu của công nghệ AI và hậu nhân loại cũng vượt qua sự khác biệt biệt giữa sự sống và cái chết.

Trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ sinh học giúp con người từng bước khắc phục những hạn chế của chọn lọc tự nhiên (xảy ra khi sự khác biệt giữa các cá thể dẫn đến sự khác biệt về sự sống sót và sinh sản). Ở thời đại hậu nhân loại, cuộc sống có tính chất tự lựa chọn và thậm chí được định hình lại cho con người, làn ranh giữa sự sống và cái chết đang dần biến mất.

Khái niệm vầ sự sống và cái chết, cả Nhân gian Phật giáo và Đại sư Tinh Vân và quan niệm chủ nghĩa hậu nhân văn đều hy vọng làm mờ nhạt làn ranh giữa sự sống và cái chết, cố gắng để con người hiện đại hiểu rằng sự khác biệt rõ ràng giữa sự sống và cái chết có thể bị biến mất.

Thứ nhất, đối với chủ nghĩa hậu nhân văn, hoặc thậm chí là siêu nhân học, người ta tin rằng con người có thể vượt qua những tác động của cái chết bằng cách sử dụng công nghệ tăng cường con người (human augmentation technology), nhờ đó cuộc sống có thể trường thọ với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ, và có thể ngăn chặn cái chết hoặc kéo dài sự sống. Có thể biết rằng làn ranh giữa sự sống và cái chết dần biến mất nhờ công nghệ khoa học. Cuộc sống khoẻ mạnhvà trường thọ và có khả năng tái sinh trong cái chết tiềm năng, và do đó cái chết và sự tái sinh được chuyển hoá.

Thứ hai, dựa trên lý thuyết hậu nhân văn, sau khi cơ thể con người chuyển hoá thành một con người hậu nhân loại, sẽ có sự vượt làn ranh vật thể vật chất (physical body). Ở mức độ lớn, đều này sẽ thay đổi khái niệm truyền thống về cái chết. Cơ thể con người có thể được mở ra vô hạn để tiếp nhận các ca cấy ghép từ các bộ phận cơ thể của người này sang người khác, để được cải thiện bằng các kỹ thuật khoa học thần kinh, và được cấy ghép nội tạng của chính họ. Làn ranh giữa mình và người, sự sống và cái chết đều trở nên không phân minh. Đây là cuộc sống của chính mình hay cuộc sống của người khác? Tôi có phải là người sống sót được đề cao đức tính hay không? Ai đang trút hơi thở từ giã trần gian, là tôi hay người khác chia sẻ thân xác và cuộc sống với tôi? Theo cách này, hậu nhân loại và siêu nhân học vượt qua làn ranh của cơ thể vật lý, do đó khó xác định rõ ràng ranh giới truyền thống giữa bản thân và người khác, hoặc sự sống và cái chết.

Ngoài ra, những tư duy về sự sống và cái chết thấm sâu vào triết lý công trình của Đại sư Tinh Vân. Cần lưu ý rằng không giống như hầu hết các tôn giáo khác, không coi trọng việc thực hành trí tuệ siêu việt thông qua công nghệ Tăng cường năng lực Con người (hHuman Augmentation, HA), Nhân gian Phật giáo không phủ nhận việc thực tiễn trong việc giúp kéo dài tuổi thọ.

Hơn nữa, mục tiêu cốt lõi trong quan niệm Phật giáo của Đại sư Tinh Vân là giải thích sự đồng Nhất thể giữa sự sống và cái chết, để con người có thể thản nhiên tự tại trước tử thần và từ đó giải quyết cuộc sống của mình theo cách hoàn hảo hơn. Theo góc nhìn của Ngài, khái niệm về cái chết ở thế giới hiện tại và sự tái sinh ở thế giới bên kia. Cho thấy sự sống và cái chết là tuần hoàn của cuộc sống, trong đó cả thế giới hiện hữu cuộc sống này và thế giới bên kia cửa tử đều hoà nhập vào nhau. Vì thế, quan niệm luân hồi sinh tử phá vỡ sự đối lập giữa sự sống và cái chết. Nghiệp (chỉ hành động tạo tác được lập đi lập lại nhiều lần lâu ngày trở thành thói quen của mỗi người) là kết quả của những nỗi khổ niềm đau và an lạc hạnh phúc từ những hành động tốt hoặc xấu. Niềm vui của cuộc sống hiện tại là kết quả của những hành động tốt trong quá khứ, còn nỗi đau hiện tại là hậu quả của những hành động xấu trong kiếp trước. Quả báo từ nghiệp, đó là quy luật tự nhiên, gọi là “nghiệp báo quả báo”. Ngoài ra, nghiệp và quả có mối liên hệ mật thiết với nhau, nghiệp là nguyên nhân, quả là kết quả, và luật nhân quả là vòng tuần hoàn không ngừng.

Cũng giống như trường hợp của hậu nhân loại và siêu nhân học đã gia hạn cơ thể vật lý của họ thông qua công nghệ tăng cường năng lực con người, có thể mỗi lần tăng cường năng lực là một sự chuyển hoá giữa cuộc sống mới và sự tàn lụi của cuộc sống tuổi già nua. Trong hệ tuần hoàn này, làn ranh giữa sự sống và cái chết bị biến mất. Điều này cho thấy sự tương đồng giữa quan niệm bất nhị (non-dual, 不二) về sự sinh ly tử biệt của Đại sư Tinh Vân và thuyết chuyển hoá hậu nhân loại.

Tuy nhiên, cầu lưu ý rằng các biện pháp mà chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo và chủ nghĩa hậu nhân văn là không giống nhau. Nhân gian Phật giáo nhấn mạnh bản chất vô hạn của cuộc sống, cho phép chấp nhận cái chết tốt hơn khi người ta nhận ra rằng không có làn ranh giữa sự sinh và tử. Ngược lại, các thuyết hậu nhân loại và siêu nhân học nhấn mạnh việc sử dụng khoa học công nghệ để con người đắc trường thọ và làm cho thân thể cường tráng, kiện khang. Mặc dù đối với cuộc sống có cách tiếp cận khác nhau, logic cơ bản của các khái niệm về sự sinh tử của họ được dựa trên ý tưởng xoá ngăn cách làn ranh giữa sự sống và cái chết.

3.3. Đại sư Tinh Vân nói: “Chúng sinh vô tình đều có Phật tính và Bản tính của Sinh vật cơ khí? (Master Hsing Yun’s “Buddha-Nature of Insentient Beings” and the Nature of Cyborg)

Những năm gần đây được sự quan tâm và trả lời câu hỏi của giới học thuật: trí tuệ nhân tạo (AI) có Phật tính không?

Điều này được làm sáng tỏ với cách xem xét lại nền tảng lý thuyết của “Học thuyết sự sống của loài vô tri vô giác” (Doctrine of Insentient being). Học thuyết này có thể chia thành ba khái niệm: “loài vô tình thảo mộc đều có Phật tính” (Insentient being has Buddha-nature, 無情草木皆有佛性), “loài vô tri vô giác đều có khả năng/thành Phật” (Insentient being becomes/is Buddha) và “loài vô tri vô giác đều có khả năng tuyên dương diệu pháp Như Lai” (Insentient being preaches the dharma).

Từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12, lịch sử triết lý Thiền tông Phật giáo, thuật ngữ “sinh vật vô tri vô giác” (vạn vật vô tình, Insentient thing) được dùng như một thuật ngữ chung để chỉ các vật thể thiên nhiên như “núi non, sông ngòi, đất đai, thảo mọc, cây cối.v. .” Từ những ngôn thuyết trong tác phẩm “Lăng già Sư Tư Huyết Mạch Ký”  (楞伽師資血脉記) (Jing 2021) về bản chất của các loài sinh vật vô tri vô giác, đến Đại sư Cát Tạng (吉藏大師, 549-623), người kế thừa và xiển dương Tam Luận Tông (Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luận), người đã tuyên thuyết về loài thảo mọc vô tri vô giác đều có Phật tính, đến Thiền sư Ngưu Đầu Pháp Dung (牛頭法融, 594-657), người đã đưa ra những lập luận tương tự, đến “Tổ Đường Tập” (Anthology of the Patriarchal Hall, 祖堂集) (Zutang ji 1991), trình bày tư tưởng “vô tình thuyết pháp” với âm điệu trong suốt uyển chuyển tự nhiên sống động và bằng âm thanh vô ngôn mỹ diệu biểu lộ chân thật mọi tình tiết sự lý của nội tại và ngoại cảnh hiện thực mà chỉ những ai biết tĩnh lặng lắng nghe mới thấu triệt được âm thanh vi diệu đó, kế đến Tổ thứ 6 của tông Thiên Thai Trung Hoa, Đại sư Kinh Khê Trạm Nhiên (荊溪湛然大師, 711-782), người đã đưa ra lời diễn thuyết chi tiết nhất. Ngài đã phá vỡ những hạn chế trong sự hiểu biết của  con người về phật tính và chỉ ra rằng loài vô tri vô giác có thể hiểu được thực tại của phật tính. Vì thế, con người nên xoá rào cản sự khác biệt của mình với loài vô tri vô giác.

Trước đây đã được nhiều học giả thảo luận: “Học thuyết sinh tồn của loài vô tri vô giác” (Doctrine of Insentient being). Cư sĩ Đường Tú Liên (唐秀蓮 , Tong Sau Lin) và vấn đề tính chủ thể Phật tính với học thuyết loài vô tri vô giác vẫn có Phật tính (Buddha-nature of Insentient Beings) (Tong 2016, pp. 209–39) và Học thuyết loài vô tri vô giác đều có Phật tính và khái niệm về Phật tính và Tính bất nhị giữa Thể chất và Tinh thần của vị tăng sống dưới thời nhà Đường, tổ thứ 9 của Thiên Thai Tông Trung Quốc, Đại sư Kinh Khê Trạm Nhiên (荆溪湛然大師, 711-782) Trong 2017, trang 225–64), cả hai đều giải thích học thuyết cụ thể về Phật tính của loài vô tri vô giác (Insentient being’s buddha-nature) của Đại sư Kinh Khê Trạm Nhiên.

Tác phẩm của Cư sĩ Lâm Ngộ Thạch (林悟石) , từ Đại sư Cát Tạng đến Thiền sư Ngưu Đầu Pháp Dung: nét khái quát về sự hình thành của Thiền tông Phật giáo - sự phát triển và quá trình của loài vô tri vô giác (Lin 2014, tr. 61) “học thuyết về loài vô tri vô giác” cũng giải thích phật tính vốn sẵn nơi  chúng sinh hữu tình và chúng sinh vô tình. Có thể cho biết rằng giải thích về mặt lý thuyết là rất chi tiết. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hiếm khi liên hệ robot AI với các chúng sinh vô tình hoặc “học thuyết về loài vô tri vô giác” để biện minh cho các lý thuyết về trí tuệ nhân tạo (AI). Dựa trên sự phân biệt giữa “hữu tình chúng sinh” (những loài có thể di chuyển bằng ý chí hay ước muốn của chúng) và “vô tình chúng sinh” (những sinh vật và các sự vật hiện tượng), có thể chắc chắn AI là một phần quan trọng của vô tình chúng sinh. Nó có thể cung cấp một cơ sở lý luận tốt cho vấn đề về mối quan hệ giữa Phật giáo và AI. Với lập luận rằng “tất cả chúng sinh đều có tính Phật” (一切眾生皆有佛性), Đại sư Tinh Vân đã đã nhấn mạnh thêm rằng “vô tình chúng sinh đều có khả năng thành Phật”. Cuộc thảo luận này cung cấp một tài liệu tham khảo lý thuyết quan trọng, để khám phá những sinh vật hậu nhân loại có khả năng thành Phật hay không, và liệu sinh vật cơ khí hóa (Cyborg) có phật tính hay không.

Thứ nhất, Đại sư Tinh Vân chủ trương rằng “vô tình chúng sinh” là ba phương diện bản thể (體), hiện tượng (相) và tác dụng (用) của Pháp thân Phật. Tức là Thể đại, Tướng đại và Dụng đại đã đề cập trong luận Đại Thừa Khởi Tín Luận.

Đại sư Tinh Vân đã phát triển một đoạn của Đại sư Kinh Khê Trạm Nhiên viết rằng:  “loài vô tình thảo mộc đều có Phật tính” (無情草木皆有佛性), “Côn trùng, cá lội dưới nước, chim bay trên bầu trời, thú vật, súc vật đều có tâm Phật” (蟲魚鳥獸皆有佛心), “núi non, sông ngòi, đất đai đều là bản thể của Phật” (山河大地皆為佛體) “mặt trời, mặt trăng, gió, sấm sét đều là tác dụng mầu nhiệm của Đức Phật” (日月風雷皆為佛用), theo thứ tự để minh hoạ rằng các loài vô tri vô giác đều có Phật tính. Đại sư Tinh Vân nhấn mạnh đến Phật tính trong thực vật. Ngài trích dẫn câu nói của nhà tự nhiên học, địa chất học và sinh học người Anh Charles Darwin (1809-1882) rằng “các tua cuốn của thực vật có khả năng tự di chuyển” (The tendrils of plants have the ability to move on their own) để chứng minh rằng loài thực vật vô tri vô giác cũng có “Phật tính linh hoạt và hấp dẫn lực” (a lively and fascinating Buddha nature) (Master Hsing Yun 2008a, p. 4). Điều mà Đại sư Tinh Vân chủ trương là tất cả chúng sinh đều là thân của Đức Phật (佛身) chứa đựng bên trong vô lượng công đức. Tuy là loài vô tri vô giác nhưng đều có ba phương diện bản thể (體), hiện tượng (相) và tác dụng (用) của Pháp thân Phật.

Thứ hai, các loài vô tri vô giác là sự tiến hoá của tự tính (svabhāva, 自性) con người. Đại sư Tinh Vân đã khai thị rằng vấn đề cơ bản về việc các loài vô tri vô giác có thể thành Phật hay không? Bản thân con người có thành Phật hay không? Vạn vật trong vũ trụ đều tiến hoá từ tự tính (Bản thể của tâm vô hình vô thanh cùng khắp thời gian không gian, cái dụng cũng cùng khắp như thế, chẳng cần qua tác ý mà ứng dụng tự động. Chúng sinh với chư Phật bình đẳng bất nhị), và tất cả các loài vô tri vô giác đều từ tâm biến hiện, như ngủ mê rồi mộng mà thấy có cảnh giới. Chỉ khi con người trở thành Phật quả, thì những loài vô tri vô giác mà mọi người nhìn thấy cũng thành Phật quả.

Hơn nữa, Đại sư Tinh Vân còn thảo luận về một khía cạnh khác của các loài vô tri vô giác trong tác phẩm “Vô tình Thuyết pháp” (無情說法). Điều này có nghĩa là những loài vô tri vô giác như núi non, sông ngòi, hoa cỏ, thảo mộc đều có thể tuyên dương Diệu pháp Như Lai cho con người nghe.

Ví dụ, theo tuần hoàn tự nhiên của mùa xuân và mùa thu là để nói lên sự thật với mọi người rằng “Việc đời trên thế gian tất cả đều vô thường” (世事無常). Điều này chỉ ra rằng một khía cạnh quan trọng khác của chúng sinh là diễn giải Đạo nhiệm mầu và Hạnh đức Như Lai cho mọi người và giúp họ đạt đến giác ngộ và giải thoát.

Ba cách diễn giải của Đại sư Tinh Vân đề cập đến “các loài vô tri vô giác đều có Phật tính” chắc chắn cung cấp một cơ sở lý luận tuyệt vời cho những câu hỏi như “trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng thành Phật hay không?”. Học thuyết “vô tình chúng sinh” nhấn mạnh rằng Phật tính là bản thể bất sinh, bất diệt, luôn hiện hữu trong mỗi chúng sinh, sự biết chân thực của Phật tính, gọi là Chánh Biến Tri (正遍知), Chánh là đúng với thực tế, Biến là phổ biến khắp không gian thời gian, siêu việt số lượng, Tri là biết. Sự biết của bộ não vốn bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Sự biết cùng siêu việt không gian không có khứ lai, gọi là Như Lai; sự biết siêu việt thời gian không gián đoạn, không có sinh diệt nên gọi là Niết bàn. Phật tính luôn rõ ràng, thường biết, không chỉ trong chúng sinh hữu tình mà còn trong các loài vô tri vô giác. Không còn nghi ngờ gì nữa, AI không phải là một sinh vật vô tri, nó được con người tạo ra như một công cụ. Khi con người triệt tiêu Chủ nghĩa vị kỷ  (tư tưởng hoặc hành động tự quyết, tập trung vào lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến những hệ quả hay lợi ích của người khác), xoá bỏ rào cản giữa bản thân và người khác, và sau đó xem trí tuệ nhân tạo (AI) như một công cụ, họ sẽ thấy rằng AI cũng là hiện thân của phật tính. Như thế, trong Nhân gian Phật giáo, AI là sản phẩm công nghệ, nhưng nó cũng là hiện thân của phật tính hoàn hảo, giống như con người. Điều này có thể cung cấp một số tham khảo mang tính lý thuyết cho câu hỏi “AI có khả năng thành Phật hay không?”

Từ lời giải thích của Đại sư Tinh Vân “các loài vô tri vô giác đều có phật tính” và câu hỏi sau đây có thể được hỗ trợ thêm. Hậu nhân loại được diện diện như một máy móc và bán tự động (semi-machine) cũng có thể được coi là ba phương diện bản thể (體), hiện tượng (相) và tác dụng (用) của tất cả các Pháp hay không?

Hậu nhân loại cũng thuận theo các nguyên lý của “Duyên khởi Tính không” (緣起性空) - Duyên khởi là một thuật ngữ để chỉ pháp (sự vật, hiện tượng) được khởi lên khi tiếp nhận điều kiện có sự tương quan lẫn nhau - tính Không là cái không không có thực thể, là tâm vô lượng bất biến bất nhị, vô phân biệt và “trong tất cả các pháp hữu vi, vô vi, hoàn toàn không có thực thể của cái ta” (諸法無我), có thể biểu hiện Chân thật đúng như bản thể Tự tính (Chân như, Tathatā, 真如) và mặc dù nó vô tri vô giác.

Thứ hai, hậu nhân loại cũng phản ánh sự tiến hoá của Tự tính con người (self-nature 自性) - Tự tính: Bản thể của tâm vô hình vô thanh cùng khắp thời gian không gian, cái dụng cũng cùng khắp như thế, chẳng cần qua tác ý mà ứng dụng tự động. Chúng sinh với chư Phật bình đẳng bất nhị. Tất cả các sản phẩm do máy móc tạo ra, giống như mọi thứ trong vũ trụ, đều là phản chiếu của bản ngã. Chúng biến đổi theo tâm trí con người (human mind). Hơn nữa, sinh vật cơ khí hoá hậu nhân loại có thể biểu hiện chân lý vũ trụ. Mặc dù người máy không có tình cảm nhưng có thể nó cũng thể hiện lời của đức Phật.

4. Những mối nguy hiểm và thách thức tiềm ẩn của AI đối với Nhân gian Phật giáo (Potential Dangers and Challenges of AI Artificial Intelligence on Humanistic Buddhism)

4.1. Cuộc Thảm hoạ Nhân đạo trong “AI mạnh” và “chủ nghĩa tự nhiên và công nghệ” (The Humanist Crisis of “Strong AI”5 and “Techno-Naturalism”)

Trong những năm gần đây, sau khi phân tích trường hợp Nhân gian Phật giáo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), cũng như mối tương quan giữa Nhân gian Phật giáo và các lý thuyết bắt nguồn từ AI, cũng cần xem nhanh chóng của AI.

Nhân gian Phật giáo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) ?

Về cơ bản là các trường hợp được sử dụng để phân tích việc Nhân gian Phật giáo sử dụng AI là các hệ thống AI bị giới hạn trong các thông số kỹ thuật tính toán, thuật toán và các nhiệm vụ cụ thể mà chúng được thiết kế (AI yếu, Narrow AI-Weak AI), chủ yếu tập trung vào một nhiệm vụ duy nhất và thực hiện công việc lặp đi lặp lại trên nhiều chức năng. Ví dụ,  nó thường học từ việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp mà các ứng dụng xử lý dữ liệu truyền thống không xử lý được (Dữ liệu lớn, Big Data), chẳng hạn như từ internet, nhưng cụ thể chỉ học trong lĩnh vực mà nó được lập trình. Ví dụ, phần mềm AI để dịch thuật Tam tạng Thánh điển Phật giáo và các câu trả lời do AI Monk cung cấp, trong thế giới thực hành ảo ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR), đều hoạt động trong phạm vi vai trò được lập trình của chúng và không dự vào ý chí của chúng để đưa ra quyết định. Vì thế, chúng thuộc về sản phẩm được tạo ra và hoạt động dựa trên trí thông minh của con người (AI hẹp). Nhưng trái ngược với Ai hẹp. Và ngược lại với “trí tuệ nhân tạo tổng quát AGI” (Artificial General Intelligence), một AI có khả năng thực hiện bất kỳ nhiệm vụ trí tuệ nào mà con người có thể hoàn thành, và nó cũng sẽ dẫn đến nhiều cuộc khủng hoảng đạo đức AI hơn.

Tháng 3 năm 2023, hơn 1.000 chuyên gia khoa học công nghệ đã lên tiếng cảnh báo rằng: “Ngay lập tức trong ít nhất sáu tháng phải đình chỉ đào tạo các Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo (AI), các hệ thống AI mạnh hơn cả GPT-4”, Tiến sĩ Carissa Veliz, giáo sư chuyên ngành đạo đức và triết học tại Đại học Oxford cảnh báo rằng, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể tạo ra thông tin sai lệch với tỷ lệ rất cao.

Ngày 4 tháng 5 năm 2023, Toà Bạch ốc của Hoa Kỳ đã tuyên bố rằng, AI là một công nghệ đột phá, với tiềm năng to lớn nhất trong thời đại chúng ta, nhưng để nắm bắt những cơ hội mà nó mang đến, trước nhất chúng ta phải giảm thiểu những rủi ro do nó gây ra. Từ đây, có thể dễ dàng nhận thấy những cạm bẫy của trí tuệ nhân tạo tổng quát AGI, sức mạnh của nó có thể mang đến những thông tin sai lệch và rủi ro. Quan trong hơn nữa, AI hùng dũng với khả năng tự nhận thức, học tập tự chủ và khả năng tự chủ học tập và khả năng ra quyết định tự chủ này cần phải được quản lý về các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của nó.

Ngoài ra, mối quan hệ đạo đức giữa con người và máy móc thông minh cần được xem xét lại. Ngoài cụ thể những vấn đề do AI mạnh (Strong AI) gây ra, nó có thể dẫn đến xung đột giữa tôn giáo công nghệ và các tôn giáo nhân văn truyền thống. Với việc AI được coi là chủ nghĩa chức năng vật lý học (physical functionalism), thậm chí một số nhà lý thuyết phương Tây còn củng cố hiệu quả của AI thành một loại “tôn giáo khoa học” (scientific religion). Họ biến trí thông minh của con người thành các luồng dữ liệu và thậm chí coi tất cả các sinh vật sống, bao gồm cả con người là các hệ thống hoá thuật toán. Vì thế, ý thức của con người được coi là hiện tượng phụ của bất kỳ các chuyển động của cơ thể được tạo ra bởi hệ cơ xương mà đòi hỏi phải tiêu hao năng lượng (Hoạt động thể lực, Physical activity), và cũng như một ảo tưởng mang tính chủ quan. Hệ thống tôn giáo theo lối cổ dựa trên Bản thể học và Nhận thức luận đã bị thách thức.

Do đó, bằng cách tiếp tục truyền thống tôn giáo khoa học, khi AI mạnh (Strong AI) được phát triển hơn nữa, nó cũng có khả năng gây ra sự sùng bái khoa học và công nghệ, do đó chủ nghĩa chức năng vật lý học (physical functionalism), sẽ được củng cố hơn nữa. Nó cố gắng phá vỡ truyền thống nhân văn của Phật giáo bằng một lý tính công cụ mới (new instrumental rationality). Mặc dù những gì đã thảo luận ở trên không cho thấy xu hướng cực đoan này của chủ nghĩa hậu nhân văn, nhưng không thể bỏ qua rằng AI có thể tạo ra một loại chủ nghĩa chức năng vật lý học (physical functionalism) khác. Tuy nhiên, Nhân gian Phật giáo (Humanistic Buddhism) dựa trên chủ nghĩa nhân văn (humanism). Nó bảo hộ sự bình đẳng cho các loài sinh vật có tri giác và loài sinh vật vô tri vô giác. Vì thế, nó trái ngược với Quyết định luận công nghệ (một lý thuyết giản hóa luận mà giả định rằng công nghệ của xã hội thúc đẩy sự phát triển cấu trúc xã hội và các giá trị văn hóa, technological naturalism).

4.2. Nghịch lý giữa truyền thống thực tiễn “Thân & tâm trí hợp nhất” và AI mạnh (The Paradox between “ Unity of Mind & Body” Practice Tradition and “Strong AI”)

“Tôn giáo Khoa học” (Scientific Religion) nhấn mạnh vào tính độc đáo của khoa học và phủ nhận giá trị chủ quan của nhân loại. Tuy nhiên, sự siêu việt mà các tôn giáo Trung Hoa theo đuổi không dựa vào các thế lực bên ngoài, chỉ đòi hỏi sự hài hoà giữa nội tâm con người và trật tự tự nhiên. Trong triết học Trung Hoa, từ tác phẩm “Mọi vật ngang nhau” (Tề vật luận, 齊物論), tác giả Trang tử trình bày vũ trụ quan của ông để rút ra một luật thiên nhiên: luật vạn vật tuyệt đối bình đẳng, không có quý tiện, không có thị phi, và một phép xử thế: không tranh luận, để cứu một cái tệ đương thời, và rằng “Tôi đã đạt đến Vô ngã” (吾喪我). Thông qua việc đánh mất bản thân mình trong quan hệ giữa người  và người, thiên hạ trở thành vô thức hoặc bản thân nguyên thuỷ, do đó đạt được trạng thái Thân & tâm trí hợp nhất (Unity of Mind & Body). Xưa nay, Đạo Gia luyện nội đan, xem mệnh là khí, hình, thân thể; xem tính là thần, tâm. Các môn phái Đạo Gia đều xem luyện nội đan chủ yếu là tu tính và tu mệnh, gọi là (tính mệnh song tu, 性命雙修).

Tu tính: Tức tu luyện tâm và thần. Các phép tọa vong (坐忘) và tâm trai (心齋) của Đạo gia chính là tu tâm, dưỡng tính, là luyện thần hoàn hư.

Tu mệnh: Tức là luyện hình, luyện khí, tu luyện thân hình. Phép tu mệnh có nguồn gốc rất xưa. Trước đời Tần Thủy Hoàng (259 TCN- 210 TCN) đã có phép khí công dưỡng sinh, phục khí, yết tân (nuốt nước miếng), đạo dẫn, v.v… Đó là các phương pháp tu mệnh. Dần dần tới đời Đường thì phép tu mệnh được hệ thống hóa hoàn chỉnh. Thực hành Đạo giáo nhấn mạnh đến việc vận dụng nội tâm để mở ra mối liên hệ với vũ trụ. Tuy nhiên, AI mạnh có thể can thiệp từ bên ngoài vào các chức năng vật lý của cơ thể con người. Bằng cách đưa các vật liệu cơ học vào thân thể con người, phương pháp này có thể làm trầm trọng thêm xung đột giữa thân thể và tâm hồn. Phương pháp này kém xa so với việc tu luyện dần dần, cuối cùng sẽ dẫn đến một thân thể tráng kiện hơn, tinh thần minh mẫn hơn. Truyền thống Phật giáo cũng nhấn mạnh đến lý thuyết “giữa cơ thể và tâm trí phi lưỡng nguyên” (non-duality of mind and body, (a-dvaya; bất nhị).

Giảng viên triết học ở Khoa Phật học thuộc Đại học Antioch, chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học Hartwick, New York, Mỹ, Tiến sĩ C. W. Huntington (1949-2020) đã chia sẻ pháp thoại rằng: “Ý thức không chỉ là ‘hư vô’ không thể tránh khỏi trong trải nghiệm của chúng ta về bản thân và thế giới; các đối tượng tinh thần và vật lý cũng là “hư vô” không thể tránh khỏi tương tự trong ý thức. Có vẻ những gì chúng không phải là cả người quan sát và vật được quan sát, bởi mối quan hệ bên ngoài của họ với người kia cả hai đều không tồn tại” (Edelglass và Garfield 2009, trang 311).

Cuộc thảo luận của Phật giáo sẽ dễ dàng nhận ra vể tâm và thân đều hướng đến bản chất là hư vô. Giữa thân và tâm là phi nhị nguyên và coi chúng là sự hợp nhất về bản chất là hư vô. Giáo lý đạo Phật chỉ ra rằng con người sinh ra từ 5 tích hợp (ngũ uẩn, 五蘊和合, vật chất, cảm giác, tưởng tượng, chuyển động, nhận thức và phân biệt)7. Vì thế, khi quán chiếu cho thấy không thể tách biệt giữa thân và tâm. Không giống như biểu thị quan điểm rằng các hiện tượng tinh thần là phi vật chất, hoặc tâm trí và cơ thể là khác biệt và có thể tách rời nhau như “thân tâm nhị nguyên luận” (mind-body dualism) của phương Tây như triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp René Descartes (1596-1650), và ở đỉnh cao của chủ nghĩa tự nhiên công nghệ học, Phật giáo đề xuất một phương pháp hợp nhất giữa tâm trí và cơ thể.

Đại sư Tinh Vân đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “Tịnh hoá thân tâm” (身心淨化), từ sự tịnh hoá tâm trí, cơ thể và cõi thanh tịnh. Ngài trích dẫn Kinh Duy Ma Cật: “Nếu một vị Bồ tát kiến tạo Tịnh độ bắt nguồn từ tâm thanh tịnh, nếu tâm bình thì thế giới bình, tâm tịnh thì quốc độ tịnh” (Vimalakirti Sutra 2021).8 Điều này nhấn mạnh tầm quan tronng của việc tu tâm, dưỡng tính, tịnh hoá thân tâm của mỗi người, sau đó đạt đến cõi thanh tịnh, dựa trên tính bất nhị của tâm trí và cơ thể.

“Chủ nghĩa tự nhiên công nghệ học” (Techno-naturalism) cực đoan bắt nguồn từ AI nhấn mạnh đến sự biến đổi cơ thể và các tác động bên ngoài, trong khi bỏ qua tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Vì thế, không thể bỏ qua rằng AI và đạo đức hậu nhân loại có thể dẫn đến thách thức đối với chủ nghĩa hậu nhân văn.

Tuy nhiên, vì cuộc khủng hoảng tiềm tàng về tính chủ quan của con người, Nhân gian Phật giáo đưa ra một giải pháp. Nó chứa đựng những mối quan tâm khoa học nhân văn và quan điểm bất nhị về tâm trí và cơ thể, có được như thế mới cứu nhân loại khỏi sự thánh thiêng của công nghệ.

4.3. Những thực tế trong tiềm ẩn của ứng dụng AI trong Nhân gian Phật giáo ( Potential Realistic Problems of Artificial Intelligence Application in Humanistic Buddhism)

Trong Mục 4.1 và Mục 4.2, việc phát triển AI thành ‘AI mạnh’ và đã khám phá những rủi ro tiềm tàng. Ở đây, những vấn đề có thể xảy ra của việc ứng dụng AI trong Nhân gian Phật giáo cần được chỉ rõ hơn.

Thứ nhất, trước đây đã có nhiều tôn giáo đã sử dụng AI Monk và các công nghệ truyền thông tiên tiến với mục đích thực dụng nhất định. Theo các liên quan nghiên cứu, sự xuất hiện AI Monk “Pepper” ở Nhật Bản là để đối phó với các vấn đề xã hội mà cộng đồng công chúng Nhật Bản đặt ra, chẳng hạn như “dân số đã già” đi, lực lượng lao động ngày càng thu hẹp, v.v., và cấu trúc nhân sự cho các cơ sở tự viện Phật giáo đã cho thấy xu hướng không ổn định, ngày càng có ít nhà sư trẻ sẵn sàng dấn thân vào công việc trông nôm ngôi chùa trong tông môn pháp phái của mình. Vì thế, robot xuất hiện như phương thuốc cho các vấn đề xã hội và sự suy giảm số lượng người xuất gia ở Nhật Bản.

Ngoài ra, các vị Linh Mục AI cũng đã xuất hiện trong các cộng đồng xã hội Thiên Chúa giáo phương Tây, và một phần sự xuất hiện của họ là do nhu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh trong tôn giáo Cơ đốc.

Trong tác phẩm “Ngoại hình con người và tính chất xác thực trong AI: Trường hợp Linh mục robot” (Appearance and Reality in AI: the Case of the Robot Priest), họ cho biết rằng những vụ bê bối đương đại liên quan đến Cơ đốc giáo đã xảy ra thường xuyên, dẫn đến sự đổ vỡ lòng tin vào các chức sắc trong giáo đường hoặc tổ chức mục vụ. Kết quả là ban đầu cộng đồng tôn giáo gặp phải nhiều vấn đề và các chức năng của nó cần được thay thế.

Vì thế, cần có sự xuất hiện của những công nghệ robot như AI Monk. Một mặt, chúng thường được các tôn giáo sử dụng để giải quyết một số vấn đề phát sinh trong xã hội thế tục hiện đại, chẳng hạn như phải đối mặt với sự suy giảm về số lượng tín đồ hay sự suy yếu của đời sống tâm linh, v.v. Bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến và thú vị nhất, có thể thu hút một bộ phận công chúng và thúc đẩy tuyên dương Diệu pháp Như Lai, truyền bá Giáo pháp của đức Phật một cách thuận tiện.

Mặt khác, những vấn đề nội tại của tôn giáo này lại liên quan đến các vấn đề chính trị, kinh tế, nhân khẩu học, và những vấn đề lớn khác của xã hội. Sự xuất hiện của AI Monk không chỉ đến từ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, mà động lực tiềm tàng ứng dụng nó vào tôn giáo cũng chính là nhiều vấn đề của xã hội hiện đại. Bởi thoả mãn nhu cầu tôn giáo của con người hiện đại, cũng như để che đậy các vấn đề xã hội, AI Monk đã đảm nhận nhiều chức năng thiết thực. Mặc dù việc sử dụng các công cụ AI của Nhân gian Phật giáo không phản ánh trực tiếp xu hướng vị lợi, những vẫn dấy lên mối lo ngại rằng sự kết hợp giữa AI và Phật giáo, một phần nhằm che đậy nhược điểm của tôn giáo, hoặc sẽ có xu hướng khiến sự phát triển của tôn giáo trở nên thực dụng hơn?

Ngoài những xu hướng thực dụng mà AI Monk có thể chứa đựng, điều quan trọng là phải chú ý đến các cộng đồng Phật giáo ảo được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI).

Như Grieve đã chỉ ra trong nghiên cứu về Phật giáo ảo trong trò chơi trò chơi “Cuộc đời thứ hai” (Second Life), cộng đồng tu học Phật pháp trong thế giới trò chơi ảo, thậm chí cả Phật giáo ở Hoa Kỳ từ nửa sau thế kỷ 20 đến nay đều có cốt lõi điều khiển bên trong. Ông thận trọng chia sẻ rằng “Vấn đề đang bị đe doạ là do khả năng hiểu biết về Thiền chuyển hoá như một phương pháp truyền thông đích thực hiện sinh”, chứ không biến nó thành hệ tư tưởng của Người Tiêu dùng Mạng hoặc một hình thức phổ biến của chủ nghĩa phương Đông (Grieve 2016, trang 20).

Mặc dù Nhân gian Phật giáo là Phật giáo bản địa Trung Hoa Dân Quốc, nhưng cần phải nêu lên tuy duy về việc ứng dụng thực hành trực tuyến được cung cấp bởi các cộng đồng Phật giáo ảo hoặc ứng dụng/phần mềm lập trình game được hỗ trợ bởi AI có thể được hiểu là một phương thức thực hành hiệu quả hay không, hay chỉ là một cách đơn giản và mang tính giải trí?

Tôi nhấn mạnh ở đây là những cạm bẫy tiềm tàng cụ thể mà Nhân gian Phật giáo có thể gặp phải khi sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Trước nhất có thể là AI Monk được sử dụng để khoả lấp các vấn đề thực tế hoặc cho các mục đích thực dụng. Thứ hai, cần cảnh giác với khả năng các ứng dụng/phần mềm lập trình game Phật giáo ảo, hoặc không gian thực hành trực tuyến, có thể được hỗ trợ bởi AI mang tính giải trí và hời hợt, cũng như thận trọng với xu hướng tiêu dùng và chủ nghĩa phương Đông của chúng.

5. Kết luận (Conclusions)

Mối quan hệ giữa khoa học và tôn giáo luôn được coi là mâu thuẫn, nhưng cùng tiến bộ và hỗ tương cho nhau. Nhân gian Phật giáo thể hiện sự tương tác đương đại giữa tôn giáo và khoa học công nghệ cả về lý thuyết và thực tiễn. “Phật giáo chẳng những không tương thích với kho học hiện đại, lại còn chuyển tải những điều mà khoa học hiển đại chưa có. Đây phải là một quan niệm đúng đắn của Phật giáo” (Cheng 2018, p. 52).

Điều này chỉ ra mối củng cố quan hệ và hỗ tương lẫn nhau giữa Nhân gian Phật giáo và khoa học hiện đại. Là công nghệ tiên tiến nhất trong khoa học hiện đại, AI và khái niệm hậu nhân văn dựa trên công nghệ AI cũng cần được đặt ra trong bối cảnh lý thuyết  của đạo Phật.

Trong việc tuyên dương Diệu pháp Như Lai, truyền bá Phật pháp với sự trợ giúp mà trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến cho Nhân gian Phật giáo là điều hiển nhiên. Đặc biệt trong xã hội hiện nay, AI đã tạo điều kiện  thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo bằng khoa học công nghệ. Thông qua các Robot Monk, phương tiện Thực tế ảo (một môi trường 3D mô phỏng, cho phép người dùng khám phá và tương tác với môi trường ảo xung quanh theo cách gần đúng với thực tế, VR - Virtual reality), bản dịch thuật Tam tạng Thánh điển Phật giáo bằng công nghệ AI, cũng như các ứng dụng/phần mềm lập trình game Phật giáo ảo, Cộng đồng thực hành ảo, công nghệ Ai đã góp phần phát triển chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo từ góc độ khoa học công nghệ. Rất tự tin bởi hiệu quả, đổi mới và phổ biến, thuận tiện cho việc tuyên dương Diệu pháp Như Lai, truyền bá Phật pháp xuyên thời gian và không gian, đồng thời tạo điều kiện cho sự truyền bá toàn cầu hoá chủ nghĩa Nhân gian Phật giáo. Đây là những biểu hiện “ANI - Trí tuệ nhân tạo hẹp” (Artificial Narrow Intelligence). Giáo lý quý báu đạo Phật cũng có thể hỗ trợ AI, nền đạo đức “hậu nhân loại” bắt nguồn từ khoa học công nghệ AI cộng hưởng với Nhân gian Phật giáo.

Ví dụ những lời diễn thuyết của Đại sư Tinh Vân cho thấy sự nhấn mạnh chung về ý thức tính thống nhất và sự cùng tồn tại giữa các nhóm dân tộc khác nhau là quan trọng cho sự hòa bình xã hội. Nó cũng xây dựng mối quan tâm về sinh thái với mong muốn lờ đi một phần của vấn đề chủ nghĩa duy con người. Cũng có sự tương đồng giữa quan điểm của đạo Phật về “Hợp nhất giữa sự sống và cái chết” (life & death as unity) và lý thuyết hậu nhân loại. Bởi lý thuyết hậu nhân loại cũng tìm cách loại bỏ sự khác biệt giữa sự sống và cái chết thông qua phương  pháp kỹ thuật nâng cao cơ thể. Hơn nữa, Đại sư Tinh Vân diễn thuyết về “các loài vô tri vô giác đều có Phật tính” coi chúng sinh đều có đủ ba phương diện bản thể (體), hiện tượng (相) và tác dụng (用) của tất cả các Pháp. Chúng được coi là tự tính của con người và có thể diễn giải Phật pháp cho con người nghe. Đây là lý do tại sao triết lý đạo Phật đương đại mở ra một không gian mới để thảo luận về câu hỏi gây tranh cãi “các loài vô tri vô giác có khả năng thành Phật hay không?”.

Bằng cách này, các khoa học công nghệ tiên tiến của trí tuệ nhân tạo và lý thuyết hậu nhân loại đã chứng tỏ tác động thúc đẩy lẫn nhau với Nhân gian Phật giáo ở cả khía cạnh kỹ thuật và đạo đức.

Tuy nhiên, không thể bỏ qua những mối nguy hiểm tiềm tàng của trí tuệ nhân tạo (AI). Strong artificial intelligence (AI Mạnh) và Quyết định luận công nghệ (một lý thuyết giản hóa luận mà giả định rằng công nghệ của xã hội thúc đẩy sự phát triển cấu trúc xã hội và các giá trị văn hóa -Technological naturalism) bắt nguồn từ AI, quá chú trọng việc nâng cao tính khoa học, công nghệ và cơ thể bên ngoài, trong khi không quan tâm đến nội tại tu tâm dưỡng tính. Mặc dù ban đầu lý thuyết hậu nhân loại có thể loại bỏ tính hai mặt của thể chất và tinh thần, nhưng thuyết chức năng vật lý học (physical functionalism) lại tạo ra sự phân chia tổng thể thành hai phần mới về thể chất và tinh thần. Nó có thể mâu thuẫn với việc ứng dụng thực tiễn của Phật giáo “thân tâm hợp nhất” (mind-body unity, 身心合一). Do đó, Nhân văn Phật giáo cũng cần giữ khoảng cách nguy cấp với khoa học và công nghệ. Nhân gian Phật giáo, như một trường hợp đáng được xem xét, cung cấp một góc nhìn khả thi để quan sát mối quan hệ giữa các tôn giáo đương đại và trí tuệ nhân tạo (AI).

Tác giả: Yutong Zheng Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: www.mdpi.com

***

Chú thích

1. Việc bảo tồn Tam tạng Thánh điển Phật giáo truyền thống đã nhanh chóng được chuyển đổi thành cơ cấu dữ liệu điện tử cho Nghiên cứu Phật học.

Từ những thập niên 1977, tổ chức Phật Quang Sơn đã cống hiến hết mình cho việc điện tử hoá Tam tạng Thánh điển Phật giáo và đã biên tập bộ từ điển Phật học “Phật Quang Sơn Điện Tử Đại Tạng Kinh” (佛光山電子大藏經). Bằng cách lần lượt chuyển tải điện tử hoá “Kinh Ma ha Bát nhã Ba la mật” và “Kinh Đại thừa Diệu pháp Liên hoa”, để có thể mọi người đọc tụng tôn kinh mà không bị giới hạn về thời gian và địa điểm.

Đáng quan tâm, AI đã được sử dụng trong quá trình số hoá Từ điển Phật giáo Phật Quang Sơn Phiên bản kỹ thuật số tiếng Anh (English Digital Edition, BETA) và từ năm 2023, Quỹ CBETA đã bắt đầu hỗ trợ mạnh mẽ cho việc sử dụng AI trong CBRTA, chẳng hạn như việc sử dụng tính năng tự động chấm câu AI trong AI CBETA trực tuyến(2021), việc sử dụng phân từ (2022-) và quảng bá sáng kiến Văn bản Phật giáo AI. Xem: Huimin, Nghiên cứu Phật học trong Thời đại AI: Một ví dụ về CBETA (tích hợp Văn bản Phật giáo Điện tử) và Cơ sở dữ liệu Yogacharya Dharmapada, ngày 21 tháng 11 năm 2023, tài nguyên trực tuyến. Với tiền lệ của AI CBETA, Nhân gian Phật giáo có xu hướng sử dụng các công cụ AI để quảng bá phiên bản của Văn bản điện tử Phật giáo Phật Quang Sơn.

2. Viện Nghiên cứu Nhân gian Phật giáo Phật Quang Sơn (佛光山人間佛教研究院, Fo Guang Shan Institute of Humanistic Buddhism (FGSIHB): Được thành lập vào năm 2012, FGSIHB nhằm mục đích thúc đẩy ý định khởi thuỷ của Đức Phật về giá trị Nhân gian Phật giáo; thiết lập một hệ thống tư tưởng Nhân gian Phật giáo hiện đại do Đại sư Tinh Vân chủ trương; sưu tầm, biên soạn tài liệu nghiên cứu về Nhân gian Phật giáo; và thúc đẩy việc phổ biến tư tưởng Nhân gian Phật giáo”. Xem http://www.humanisticbuddhism.org/ (truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2023).

3. “Phật Quang Đại Từ Điển” (佛光大辭典): Đây là bộ Đại Từ Điển Phật giáo được bảo hộ quyền tác giả, có thẩm quyền và toàn diện cho đến nay, do Đại sư Tinh Vân (2027-2023) chủ biên và Pháp sư Ci Yi của Phật Quang Sơn biên tập. Xem https://etext.fgs.org.tw/Sutra_02.aspx (truy cập vào ngày 2 tháng 5 năm 2023).

4. Buổi diễn giảng của Pháp sư Diệu Quang (妙光法师): Đại Từ Điển Phật Quang dịch ra tiếng Anh với sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), bài giảng trực tuyến ngày 7 tháng 10 năm 2022.

“Strong AI”: AI mạnh là một lí thuyết về việc có thể tạo ra máy móc có trí thông minh ngang bằng với trí tuệ của con người.

5. Các đặc điểm chính của AI mạnh bao gồm khả năng: suy luận, giải câu đố, đưa ra phán đoán, lập kế hoạch, học tập và giao tiếp. Nó cũng có ý thức, suy nghĩ khách quan, khả năng tự nhận thức, tri giác và sự khôn ngoan.

6. “Chủ nghĩa tự nhiên công nghệ học” (Techno-naturalism): Nhị nguyên thân-tâm: Thuyết nhị nguyên này gắn liền với tư tưởng của René Descartes (1641-1650), người cho rằng tâm trí là một vật chất phi vật lý - và do đó, phi không gian - vật chất, tiếp theo là lập luận của Julien Offroy De La Mettrie (1709-1751) rằng “con người là máy móc”. Vào nửa sau thế kỷ 20, chủ nghĩa duy vật lý (một quan điểm triết học cho rằng mọi thứ tồn tại không vượt ra ngoài các tính chất vật lý của nó; nghĩa là không có gì ngoài các sự vật vật lý, physicalism) và chủ nghĩa tự nhiên (triết học và quan điểm tôn trọng sự tồn tại tự nhiên, nhận thức rằng tự nhiên là nguồn gốc và căn cứ cho tất cả các hiện tượng và luật lệ trong thế giới, naturalism) đã trở thành những học thuyết chủ đạo. Quyết định luận công nghệ (Technological naturalism), một lý thuyết giản hóa luận mà giả định rằng công nghệ của xã hội thúc đẩy sự phát triển cấu trúc xã hội và các giá trị văn hóa. Quyết định luận công nghệ cho rằng con người là một sinh vật tiến hoá tự nhiên và bản chất con người không có vĩnh cửu. Những tính toán công nghệ hợp lý và đáng tin cậy hơn so với những trải nghiệm trực giác của con người. Chúng thuộc tính thông minh, đạo đức và sự nhạy cảm cho các yếu tố sinh lý, có thể giải thích bằng khoa học vật lý và sinh học. Kết quả là Quyết định luận công nghệ đã chuyển sang một giai đoạn khác của chủ nghĩa duy con người, coi công nghệ cao hơn bản chất con người, từ đó giải thích cấu trúc bản chất vĩnh cửu của con người.

7. “Sự tích hợp của Năm uẩn” (tập hợp của nhiều phần tử để tạo ra một hiện tượng ảo hóa, 五蘊和合): Cuộc sống của chúng ta là sự tích hợp của Ngũ uẩn bao gồm: Sắc (vật chất, matter, material); Thọ (cảm giác, perception); Tưởng (tưởng tượng, imagination) ; Hành (chuyển động, motion); Thức (nhận thức, phân biệt, consciousness, alaya, discrimination). Ngũ uẩn ám chỉ vạn vật trong vũ trụ (Master Hsing Yun 2019)

8. Kinh Duy Ma Cật, 1, Bộ sưu tập Đại Chính Tạng (大正藏), tập. 14, tr. 538, trong tiếng Trung: 佛法不僅不與現代科學相違背, 且包含了現代科學所不及者, 這是我們對佛教應當建立 (Phật giáo chẳng những không mâu thuẫn với khoa học hiện đại mà còn bao hàm những điều mà khoa học hiện đại không bì kịp (Bất cập). Đây là điều chúng ta nên xác lập về Phật giáo.)

Tham khảo (References)

1. Baffelli, Erica. 2021. The Android and the Fax: Robots, AI and Buddhism in Japan. In Itineraries of an Anthropologist: Studies in Honor of Massimo Raveri. Edited by Giovanni Bulian and Silvia Rivadossi. Venice: Edizioni Ca’ Foscari, p. 249. [Google Scholar]

2. Braidotti, Rosi. 2013. Posthuman humanities. European Educational Research Journal 12: 1–19. [Google Scholar] [CrossRef]

3. Chen, Jianhuang. 2019. The Realization of the Pure Land of Humanity and the Internationalization of Humanistic Buddhism: The Future of Humanistic Buddhism. Humanistic Buddhism Summit Forum, 95–107. [Google Scholar]

4. Cheng, Gongrang. 2018. A Study of Master Hsing Yun’s Humanistic Buddhist Thought. Kaohsiung: Buddha Light Culture Co. [Google Scholar]

5. Du, Yasui. 2021. Experience the AI Intelligent Screen and VR Technology Interaction at Buddha’s Light Mountain in Spring. Available online: https://ynews.page.link/sJUP (accessed on 19 February 2021).

6. Edelglass, William, and Jay Garfield. 2009. Buddhist Philosophy. Oxford: Oxford University Press. [Google Scholar]

7. Foucault, Michel. 2005. The Order of Things: An Archaeology of the Human Sciences. London: Routledge. [Google Scholar]

8. Gould, H., and H. Walters. 2020. Bad Buddhists, Good Robots: Techno-Salvationist Designs for Nirvana. Journal of Global Buddhism 21: 277–94. [Google Scholar]

9. Grieve, Gregory, and Daniel Veidlinger. 2014. Buddhism, the Internet, and Digital Media: The Pixel in the Lotus. London: Routledge. [Google Scholar]

10. Grieve, Gregory. 2016. Cyber Zen: Imagining Authentic Buddhist Identity, Community, and Practices in the Virtual World of Second Life. London: Routledge. [Google Scholar]

11. Hughes, James J. 2013. Transhumanism and personal identity. In The Transhumanist Reader. Chichester: Wiley, pp. 227–34. [Google Scholar]

12. Hughes, James J. 2019. Buddhism and Our Posthuman Future. SOPHIA 58: 653–62. [Google Scholar] [CrossRef]

13. Jing, Jue. 2021. Lèngqié shīzi jì (楞伽師資記). In The Taisho Collection (大正藏). 85 vols. Beijing: China Book Store Publisher. [Google Scholar]

14. Lin, Wushi. 2014. From Ji-zang to Fa-jung: A profile of Chan’s formation—The change and process of non-sentient beings possess Buddha-Nature. Satyābhisamaya 69: 61–117. [Google Scholar]

15. Macer, Darryl. 2012. Ethical consequences of the positive views of enhancement in Asia. Health Care Analysis 20: 385–97. [Google Scholar] [CrossRef] [PubMed]

16. Master Hsing Yun. 2006. The Four Transformations of Modern Buddhism. Humanistic Buddhism Series 5: Humanity and Practice; Taipei: Gandha Samudra Culture Company, p. 5. [Google Scholar]

17. Master Hsing Yun. 2007. The Language Norms of the Buddhist Jungle 6. Taipei: Gandha Samudra Culture Company. [Google Scholar]

18. Master Hsing Yun. 2008a. Buddhism and Natural Ecology. Humanistic Buddhism Essay 5. Taipei: Gandha Samudra Culture Company. [Google Scholar]

19. Master Hsing Yun. 2008b. Lectures on the Platform Sutra of the Sixth Patriarch—Paying the Testament. Beijing: New World Press. [Google Scholar]

20. Master Hsing Yun. 2019. Buddha-Dharma Pure and Simple. Kaohsiung: Fo Guang Shan Institute of Humanistic Buddhism, vol. 1. [Google Scholar]

21. Master Hsing Yun. 2020. Buddha-Dharma Pure and Simple. Kaohsiung: Fo Guang Shan Institute of Humanistic Buddhism, vol. 2. [Google Scholar]

22. Rajakishore, Nath, and Riya Manna. 2023. From posthumanism to ethics of artificial intelligence. AI & SOCIETY 38: 185–96. [Google Scholar]

23. Ross, Benjamin. 2020. Transhumanism and Buddhist Philosophy: Two Approaches to Suffering. In The Philosophy of Transhumanism. Bingley: Emerald Publishing Limited, pp. 147–66. [Google Scholar]

24. Shi, Anbin. 2016. Virtual reality technology as a communication medium: Theoretical traceability and practical reflection. People’s Forum—Academic Frontier 24: 11. [Google Scholar]

25. Shi, Juexi. 2003. A New Platform for the Propagation of Buddhism: The Internationalization of Humanistic Buddhism from Buddha’s Light Satellite Television to Human Satellite Television. Pu Men Xuebao 14: 333–44. [Google Scholar]

26. Shi, Qiufeng. 2021. Humanistic Buddhism in the Age of AI lecture at Nikkoji Temple. Published Online, March 10. [Google Scholar]

27. Tang, Zhongmao. 2017. Discussion of Secularization in the Development of Humanistic Buddhism. Journal of Humanistic Buddhism—Art and Literature 7: 106–25. [Google Scholar]

28. Tong, Sau Lin. 2016. Zhan Ran’s Doctrine of the Buddha-nature of Insentient Beings and the Question of the subjectivity of Buddha-nature. International Journal for the Study of Chan Buddhism and Human Civilization 1: 209–39. [Google Scholar]

29. Tong, Sau Lin. 2017. Zhan Ran’s Doctrine of the Buddha-nature of Insentient Beings and the Notion of Non-duality of Matter and Mind. Studies in Humanistic Buddhism 8: 225–64. [Google Scholar]

30. Vimalakirti Sutra (維摩詰經). 2021. vol. 1, The Taisho Collection (大正藏). 14 vols. Beijing: China Book Store Publisher.

31. Yang, Jing. 2016. Internet+Buddhism: The Birth of Monk Xian Er of Longquan Temple. Office Automatio 326: 15–21. [Google Scholar]

32. Zhi, Mu. 2022. Buddhist Dictionary Translation Talent Training Artificial Intelligence to Enhance Translation Effectiveness. April 1. Available online: http://www.lnanews.com/news/142108 (accessed on 1 April 2022).

33. Zutang ji (祖堂集). 1991. Zhengzhou: Zhongzhou Ancient Books Publishing House.

34. Disclaimer/Publisher’s Note: The statements, opinions and data contained in all publications are solely those of the individual author(s) and contributor(s) and not of MDPI and/or the editor(s). MDPI and/or the editor(s) disclaim responsibility for any injury to people or property resulting from any ideas, methods, instructions or products referred to in the content.

35. © 2024 by the author. Licensee MDPI, Basel, Switzerland. This article is an open access article distributed under the terms and conditions of the Creative Commons Attribution (CC BY) license (https://creativecommons.org/licenses/by/4.0/).