Trang chủ Quốc tế Phật giáo Bangladesh và Trung tâm Phật giáo Quốc tế Dhaka

Phật giáo Bangladesh và Trung tâm Phật giáo Quốc tế Dhaka

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Bangladesh bdbuddhist Federatio

Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (The Bangladesh Buddhist Federation, BBF), một tổ chức Phật giáo hàng đầu của Bangladesh, được thành lập và đăng ký với bộ phận Phúc lợi xã hội của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Bangladesh vào tháng 11 năm 1984, có trụ sở tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế tọa lạc tại 10, Buddhist Monastery Road, Merul Badda, Dhaka-1212, Bangladesh.

Trước khi thành lập Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF), vào tháng 10 năm 1982, Ủy ban Xây dựng Trung tâm Phật giáo Quốc tế Dhaka (DIBM), đã tiến hành các bước cần thiết để thành lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế (DIBM). Sau đó, DIBM đã mở rộng hoạt động, từ việc xây dựng Tổ chức Từ thiện Phật giáo (IBM, hội tình huynh đệ quốc tế), sang các lĩnh vực khác trên phạm vi toàn quốc.

Trung tam Phat giao Quoc te Dhaka Bangladesh 1

Trung tâm Phật giáo Quốc tế Dhaka Bangladesh

Các nhà lãnh đạo của cộng đồng cũng cảm thất sự cần thiết phải thành lập một tổ chức quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể về tôn giáo, phát triển xã hội, văn hóa và kinh tế của đoàn thể Phật giáo. Do đó, Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF), đã được thành lập để thực hiện các mục tiêu:

* Để các thành viên của cộng đồng Phật giáo tự phát triển vững mạnh như các hoc viên và người Phật tử ngưỡng mộ kim ngôn khẩu ngọc của đức Phật về không bạo lực, hận thù và cùng hợp nhất trong việc phát triển từ bi tâm, tình đoàn kết, tình huynh đệ với nhau.

* Thành lập Tổ chức Từ thiện Phật giáo (IBM, hội tình huynh đệ quốc tế) tại Dhaka, miền Trung Bangladesh và phát triển các cơ sở như tu viện, trung tâm thiền, thư viện, bảo tàng, trung tâm nghiên cứu, trung tâm thông tin truyền thông, trung tâm từ thiện y tế, trại trẻ mồ côi, giảng pháp đường, ký túc xá cho sinh viên, tăng đường, dành chỗ lưu trú cho chư tăng Phật giáo.

* Đề xuất quảng bá văn hóa Phật giáo, văn hóa và di sản Phật giáo thông qua việc tổ chức giao lưu văn hóa văn học nghệ thuật, hội thảo, phát hành các vật phẩm lưu niệm và truyền bá giáo đạo Phật lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng.

* Để tạo điều kiện cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên phật tử theo đuổi giáo dục phổ thông và tôn giáo, đồng thời tổ chức hỗ trợ tài chính cho người nghedo và các em học sinh đạt thành tích trong học tập.

* Tổ chức giao lưu văn học nghệ thuật, văn hóa, truyền thống và thông tin Phật giáo quốc tế thông qua sự phát triển tình huynh đệ thân thiết với nhân dân các quốc gia Phật giáo khác nhau trên thế giới.

* Thực hiện các dự án xây dựng, phát triển và phúc lợi xã hội khác nhau vì lợi ích chung cho cộng đồng Phật giáo.

Logo Lien doan Phat giao Bangladesh BBF

Logo Liên đoàn Phật giáo Bangladesh BBF

Trung tâm Phật giáo Quốc tế Dhaka (DIBM) được thành lập vào năm 1981 bởi cộng đồng Phật giáo Nguyên thủy. Ban đầu nó được thiết lập trong một căn nhà thuê gần đường sắt Malibag băng qua Dhaka. Thượng tọa Sundarananda, vị trụ trì đầu tiên. Ngay từ ban đầu, Trung tâm Phật giáo quốc tế Dhaka đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá chính pháp Như Lai và gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Bangladesh.

Trung tâm Phật giáo quốc tế Dhaka đã chuyển đến Merul Badda vào năm 1989. Lúc đầu, các hoạt động Trung tâm Phật giáo quốc tế Dhaka được tiến hành bởi Ủy ban Trung tâm Phật giáo quốc tế Dhaka. Sau đó, Liên hiệp Phật giáo Bangladesh (BBF) đã nhận trách nhiệm này. Các nhà ngoại giao Phật giáo đã đến thủ đô Dhaka thường xuyên viếng thăm gia đình và tham gia các nghi lễ tôn giáo và văn hóa.

Trong số các di tích khảo cổ học được lưu giữ tại Trung tâm Phật giáo quốc tế Dhaka, gồm hai pho tượng Phật từ Thái Lan hiến cúng. Một trong những pho tượng cao 4,6 mét, được làm bằng đồng với trọng lượng khoảng 260kg. Loại khác, được làm bằng astadhatu, tám kim loại, cao khoảng 7 và nặng 777kg.

Sơ lược về việc thành lập Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (The Bangladesh Buddhist Federation, BBF), và thành lập Trung tâm Phật giáo quốc tế, Dhaka.

Sau cuộc chiến giải phóng năm 1971 một quốc gia mới, Cộng hòa Bangladesh, xuất hiện trên bản đồ thế giới và thành phố Dhaka trở thành thủ đô của quốc gia này. Là thủ đô của đất nước, Dhaka đã trở thành trung tâm chính trị quốc gia.

Các tổ chức kinh tế, thương mại và giáo dục bắt đầu phát triển ở thủ đô. Để tận dụng tất cả những phương tiện mà nhiều phật tử từ khắp nơi trên đất nước bắt đầu tập trung tại thủ đô và Phật giáo đồ đã cảm nhận rõ được cơ sở tự viện Phật giáo Tăng già Nguyên thủy. Sự cần thiết trở nên khẩn cấp hơn khi nhiều phật tử của các nước Nam và Đông Nam Á đến Dhaka để kinh doanh và các mục đích khác. Họ muốn đến thăm tu viện Phật giáo để thực hiện nghi lễ tôn giáo.

Các quốc gia Phật giáo như Sri Lanka, Thái Lan, Myanmar, Nhật Bản, Bhutan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Hàn Quốc.v.v… Thành lập Cao ủy và Đại sứ quán của họ và cao ủy, các quan chức muốn cung cấp lễ nghi tôn giáo trong các tự viện Phật giáo, lưu giữ tất cả các yếu tố này trong việc xem xét. Các nhà lãnh đạo cộng đồng Phật giáo ở Dhaka đã quyết định tổ chức một cuộc họp chung vào năm 1984 để thành lập Trung tâm Phật giáo quốc tế tại một nơi gần khu ngoại giao để đáp ứng nhu cầu của cả phật tử trong và ngoài nước.

Để đưa ra một hình ảnh cụ thể cho ý tưởng này, một nhà lãnh đạo Phật giáo của Dhaka được thành lập với danh hiệu Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (The Bangladesh Buddhist Federation, BBF), năm 1984. Giáo sư Tiến sĩ Ashim Ranjan Barua, Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF).

Với nỗ lực không mệt mỏi của các thành viên của ban chấp hành và các thành viên chung của Liên đoàn Phật giáo Bangladesh và sự hợp tác tài chính và vật chất toàn diện của tất cả các bên liên quan, Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF) đã mua một lô đất tại Merul Badda và xây dựng một tu viện vào năm 1989. Người dân địa phương không phân biệt giai cấp và tín ngưỡng và nhiều người nước ngoài lòng tốt đã đóng góp rất nhiều, trong việc thành lập tu viện hiện tại, Chính phủ Cộng hòa Bangladesh cũng đã từng cấp tài trợ theo thời gian. Bà Shaikh Hasina, chính trị gia, Thủ tướng thứ 10 của Bangladesh đã có duyên để ủng hộ Phật pháp.

Bà Thủ tướng Honible Sheikh Hasina đã đến đặt viên đá đầu tiên cho việc xây dựng Trung tâm Phật giáo quốc tế Dhaka DIBM) tại Mural Badda nhân dịp lễ dâng y kathina của Phật giáo Nguyên thủy vào năm 2000. Liên đoàn Phật giáo Bangladesh có cơ hội tìm kiếm sự bảo trợ, trợ giúp về mặt tâm linh và tài chính cho tất cả các phật tử trong và ngoài nước.

Van ban co chu ky cua Barua Bhikku Sunandapriya Chu tich kiem Tong Thu ky BBF

Văn bản có chữ ký của Barua Bhikku Sunandapriya Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký BBF

Lời Kêu gọi

Bangladesh giữ một vị trí độc đáo trong lịch sử Phật giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ, một phần của địa cầu và từng là thành trì cuối cùng của đạo Phật Ấn Độ, nơi đã tồn tại như một lực lượng văn hóa xã hội cho đến thế kỷ 13, bất chấp sự suy tàn của Phật giáo từ các phần khác của tiểu lục địa Ấn Độ. Vào thời kỳ trung cổ tồn tại hai Vương quốc lớn ở Bangladesh, một được gọi là Pundravardhana bao gồm các phần phía bắc Bangladesh hiện nay và phần còn lại bao gồm phần phía đông và phía nam là Samatata của Bangladesh.

Đạo Phật phát triển và hưng thịnh đến đỉnh cao ở Pundravardhana với kinh đô ở Gourha phía tây của dòng sông Padma hùng vĩ trong triều đại Pala (từ thế kỷ thứ 4-12) và Samatata trong triều đại Chandra và Dva (từ thế kỷ thứ 7-13) với kinh đô ở Lalmai và Maoinamati trải rộng khoảng 16 dặm và chiều dài khoảng 33 dặm từ bắc đến nam. Với thời gian 1300 năm trị vì của các triều đại Maurya, Gupta, Khadga, Pala, Deva và Chandra, có vô số cơ sở tự viện và các bảo tháp Phật giáo lớn nhỏ đã được thành lập trên khắp đất nước Bangladesh hiện nay.

Các di sản khảo cổ học Phật giáo nằm rải rác hầu như khắp đất nước Bangladesh hiện nay. Trong số tất cả các địa điểm di tích lịch sử Phật giáo này như Paharpur Vihara ở Naogaon, Mahasthangarh (Pundranagar trước đây) ở Bagura, Mainamati và Lamai ở Cumilla, Sitakot ở các huyện Dinajpur là địa điểm đáng quan tâm nhất. Tàn tích của vô số cơ sở tự viện, bảo tháp Phật giáo lớn.v.v được phát hiện trên những khu tàn tích lịch sử Phật giáo này. Hơn nữa, tất cả các cơ sở tự viện Phật giáo đều phát triển rực rỡ như những trung tâm giáo dục nổi tiếng thế giới.

Ngôi đại già lam Somapura Mahavihara, tọa lạc ở Paharpur, Badalgachchi, Naogogaon, Tây Bắc Bangladesh, một trong những Trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, là thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới. Đây cũng là địa điểm khảo cổ học quan trọng nhất tại Cộng hòa Nhân dân Bangladesh, được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1985. Do sự phát triển và nhu cầu tu học của tăng sĩ và công chúng, lần lượt các trường Đại học chính thức dựa vào các ngôi Đại già lam tu viện Phật giáo. Dựa trên lịch sử của tiểu lục địa Ấn Độ cổ đại, Pundranagar là thủ đô phía đông của Đế quốc Maurya do anh minh hoàng đế Phật tử hộ pháp Ashoka (A Dục) trị vì từ năm 273 đến 232 trước Tây lịch. Là một trong những Hoàng đế Ấn Độ kiệt xuất và ông đã thường đến thăm nơi này với mục đích hành chính.

Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang (602–664), nhân vật vĩ đại, nhà chiêm bái, vị học giả, nhà thuyết giáo, nhà hùng biện, nhà dịch thuật đã du học tại Đại học Phật giáo Nālandā Ấn Độ, vào thế kỷ thứ 7, Ngài đã từng bước chân thanh thản hồn nhiên, an lạc hành hương chiêm bái khắp các danh sơn, thánh tích Phật giáo vùng tiểu lục địa Ấn Độ, trong đó có viếng thăm các địa điểm chính gắn liền với Phật giáo Bangladesh ngày nay. Ngài đã ghi lại trong tác phẩm “Đại Đường Tây Vực Ký” rằng, Ngài đã tận mắt nhìn thấy 20 ngôi đại già lam tự viện Phật giáo ở Pundravardhana, nơi có hơn 3,00 vị tu sĩ Phật giáo đang tu học tại đây. Pundravardhana hay Vương quốc Pundra, một vương quốc cổ đại trong thời kỳ đồ sắt ở Nam Á với lãnh thổ bao gồm các phần của các Phân khu Rajshahi, Rangpur và Dhaka ngày nay của Bangladesh cũng như quận Tây Dinajpur của Tây Bengal, Ấn Độ.

Cùng với trăm hoa đua nở đầy hương sắc của các cơ sở tự viện, bảo tháp Phật giáo, v.v; vùng thánh địa Phật giáo này ngày nay là Bangladesh (được giải phóng vào ngày 16 tháng 12 năm 1971, thoát khỏi sự chiếm đóng của Cộng hòa Hồi giáo Pakistan); Vùng thánh địa Phật giáo này đã sản sinh ra một số cao tăng thạc đức, học giả Phật giáo có uy tín quốc tế như các vị Trưởng lão Hòa thượng Shila Bhadra, Hòa thượng Shanta Rakshita, Hòa thượng Atish Dipankara, người Achariya (trưởng) của Đại họcPhật giáo Nālandā (trường đại học dân cư duy nhất của lục địa Châu Á từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13thế kỷ) ở bang Bihar hiện nay của Ấn Độ vào các thời điểm khác nhau trong triều đại Pala ở Bengal.

Các vị vua Pala trở thành hoàng đế sau khi chiếm đóng một số Vương quốc ở các bang Odessa và Bihar của Ấn Độ ngày nay. Đại sư Atisha Dipankara Srijnana, bậc Thánh triết vĩ đại, Ngài ra đời vào năm 982 tại thị trấn Vikramapura, thủ phủ của một trong những vương quốc cổ ở miền Đông nam xứ Bengal, nay thuộc Bangladesh, Ngài rời Đại học Phật giáo Nālandā Ấn Độ và trở về nguyên quán tại Bikrampur và thành lập một trường Đại học Phật giáo khác dựa trên cơ sở tự viện Phật giáo tại quận Munshiganj gần thành phố Dhaka. Sau đó, đáp lời thỉnh cầu của vị Quốc vương Tây Tạng, Ngài đã đến xứ cao nguyên dãy Hy Mã Lạp sơn Tây Tạng, mang lại sự phục hưng Phật giáo và khi tuổi già viên tịch tại vùng cao nguyên Phật giáo Mật tông này.

Khi sự sụp đổ của Đế chế Pala, Phật giáo mất sự bảo trợ của Hoàng gia và sớm bắt đầu dần suy tàn ở Bangladesh với nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, sự suy tàn của Phật giáo Bangladesh không dẫn đến tuyệt chủng hoàn toàn. Nó vẫn tiếp tục kế thừa và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau cho đến khi hồi sinh vào thế kỷ 19. Hiện nay dân số theo đạo Phật ở Bangladesh khoảng hơn hai triệu người trong khi tổng dân số của cả nước là 160 triệu người. Mặc dù những người theo đạo Phật ở Bangladesh đã trở thành một cộng đồng nhỏ, nhưng họ được coi là thiểu số ưu tú và tiến bộ.

Vì lợi ích của nền văn hóa thế giới, điều quan trọng và cần thiết phải bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa đa dạng phong phú, những di chỉ của nền văn minh cổ đại. Với mục đích duy trì di sản Phật giáo cổ đại của Bangladesh và duy trì tính liên tục của nó, hiện tại cộng đồng Phật giáo Bangladesh mong muốn rằng, họ cần có một cơ sở tự viện Phật giáo xứng tầm với thủ đô của đất nước họ. Với ý nghĩ này, Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF), một tổ chức xây dựng một khu phức hợp tu viện Phật giáo theo tiêu chuẩn quốc tế với sự hợp tác quốc tế tại Dhaka (Thủ đô Xích lô thế giới). Vì Dhaka nổi bật ở vị trí chiến lược ở Viễn Đông, khu phức hợp tu viện Phật giáo được lên kế hoạch sẽ giúp tạo điều kiện hiểu rõ hơn và phát triển mối quan hệ hữu hảo hơn giữa các cộng đồng Phật giáo Bangladesh và các quốc gia và các tổ chức thân thiện trên thế giới.

Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF) đã lên kế hoạch cho khu phức hợp bao gồm Trung tâm Phật giáo Quốc tế (IBM), Trung tâm Thiền định, Cơ sở Giáo dục Pāli ngữ (पाळि) và giáo dục phổ thông, Thư viện, Viện Nghiên cứu Phật học, Bệnh viện Từ thiện, Trại trẻ Mồ côi, v.v. Ước tính tổng kinh phí cho khu phức hợp Phật giáo trị giá 3 triệu đô la Mỹ (tương đương 240 triệu Bangladesh Taka (BDT). Chính phủ Bangladesh rất vui lòng tài trợ cho hai bighas (288.000 sq. ft.) đất tại Merul Badda, thành phố Dhaka và đã phê duyệt 15 triệu Bangladesh Taka (BDT) như các khoảng quyên góp.

Liên đoàn Phật giáo Bangladesh (BBF) đã hoàn thành việc xây dựng đến tầng ba của tòa nhà chính của Trung tâm Phật giáo Quốc tế (IBM), với chi phí 26 triệu Bangladesh Taka (BDT) của địa phương từ Chính phủ. Khoảng 30 vị tu sĩ tập sự và những người cung cấp dịch vụ đang cư trú tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế (IBM). Cộng đồng Phật tử nghèo của Bangladesh không thể hoàn thành dự án huy động phần còn lại 228 triệu Bangladesh Taka (BDT) còn lại, vì theo thời gian chi phí xây dựng ngày càng tăng và tỷ giá hối đoái giữa USD và BDT liên tục đi ngược lại với đồng BDT.

Do đó, chúng tôi khiêm tốn đưa ra lời kêu gọi tất cả các bạn đạo, những cá nhân và các tổ chức từ thiện trên thế giới, hãy tiếp tục và giúp đỡ chúng tôi trong việc hoàn thiện dự án khu phức hợp Phật giáo Quốc tế này với sự hào phóng hỗ trợ tài chính của quý vị. Sự quyên góp của quý vị sẽ bảo vệ và quảng bá chính pháp Phật đà (Buddha Sasana) tại Bangladesh.

Nguyện đem công đức đóng góp của quý vị sẽ mang lại hạnh phúc lớn lao trong cuộc sống và cả tương lai.

Barua Bhikku Sunandapriya

Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký
Liên đoàn Phật giáo Bangladesh

Kỹ sư tư vấn thiết kế

Dibyendu Bikash Chowdhury

Biên dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Bangladesh bdbuddhist Federatio

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường