Các quốc gia châu Á đã tiếp cận cuộc xung đột ở Dải Gaza, một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải, ở Trung Đông một cách thận trọng.
Đây là khu vực chịu ảnh hưởng bởi vị trí địa chính trị, các liên minh chiến lược, động lực tôn giáo và các mối quan tâm chính trị - xã hội phức tạp.
Ngày 7 tháng 10 năm 2023, các nhóm chiến binh Palestine do “Phong trào Kháng chiến Hồi giáo” Hamas dẫn đầu đã phát động một cuộc xâm lược và tấn công quy mô vào Israel từ Dải Gaza, vượt qua hàng rào Gaza-Israel và vượt qua các cửa khẩu biên giới Gaza, các thành phố lân cận của Israel, các cơ sở quân sự lân cận và các khu định cư dân sự, cuộc tấn công của Hamas vào Israel và phản ứng quân sự sau đó của Israel đã dẫn đến những hậu quả nhân đạo và địa chính trị sâu sắc.
Trong cuộc tấn công ban đầu có đến hơn 1.200 người Israel đã thiệt mạng và các hoạt động quân sự hiện đang diễn ra ở Dải Gaza đã khiến gần 42.000 người Palestine thiệt mạng, tính đến cuối tháng 9 này đã gần hai triệu người phải rời bỏ quê hương của họ để đi tị nạn.
Hơn 60% các tòa nhà ở Dải Gaza đã bị hư hại hoặc phá hủy, bao gồm các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khu dân cư và nguy cơ nạn đói đang ở mức báo động. Ngoài tình hình thảm khốc trên thực địa, vấn đề này đã dẫn đến sự phân cực toàn cầu, đặc biệt là liên quan đến cách giải thích về công lý, trách nhiệm và giải pháp.
Các quốc gia châu Á đã có lập trường thận trọng về cuộc xung đột, do khoảng cách địa lý, các liên minh chính trị, các cân nhắc về tôn giáo và các yếu tố chính trị xã hội nội bộ. Quả thật, quan hệ ngoại giao và kinh tế với các bên liên quan đã đóng vai trò quyết định trong việc định hình lập trường của họ, cũng như sức bền của các liên minh quốc tế, đặc biệt là với Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trong khi ban đầu nhiều quốc gia tiếp cận cuộc khủng hoảng với thái độ trung lập, thì việc gia tăng thiệt hại nhân đạo đã thúc đẩy sự hội tụ rộng rãi hơn trong việc bày tỏ nhu cầu giải quyết hòa bình.
Các quốc gia có dân số Hồi giáo đáng kể như Indonesia, Malaysia, và Brunei đã áp dụng các lập trường chỉ trích mạnh mẽ đối với Israel, thể hiện sự đoàn kết với sự nghiệp của người Palestine. Điều này phản ánh cách mà sự chung sống và đoàn kết tôn giáo có thể vượt qua ranh giới địa lý. Ngược lại, các quốc gia láng giềng rất gần gũi với Israel và Hoa Kỳ hơn, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã lựa chọn một lập trường cân bằng hơn, ủng hộ quyền tự vệ của Israel, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu viện trợ nhân đạo ở Dải Gaza. Phản ứng của họ phù hợp với các ưu tiên chính sách đối ngoại rộng hơn và cách tiếp cận thận trọng đối với các cuộc xung đột ở Trung Đông có thể làm mất ổn định thị trường năng lượng toàn cầu.
Một lập trường phức tạp hơn là lập trường do Ấn Độ đưa ra dưới thời chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi, phản ánh sự giao thoa giữa các cân nhắc về chiến lược, ý thức hệ và chính trị trong nước.
Thật vậy, ban đầu chính phủ Ấn Độ đã ủng hộ Israel một cách rõ ràng, phản ánh sự liên kết ngày càng tăng của họ với các đồng minh phương Tây và chương trình nghị sự chủ nghĩa dân tộc Hindu trong nước. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng chính phủ Ấn Độ Narendra Modi, mối quan hệ với Israel được củng cố, đến mức Tel Aviv đã vươn lên trở thành nhà cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, nước đã nhập khẩu hơn 2,9 tỷ USD thiết bị quân sự trong thập kỷ qua.
Ngoài ra, hai nước đang hợp tác trong các dự án chiến lược như TCCS - Hành lang Kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC) là một dự án nhằm thiết lập một mạng lưới giao thông toàn diện, bao gồm các tuyến đường sắt, đường bộ và đường biển, kết nối Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu, thúc đẩy hội nhập kinh tế và tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên, và nhóm I2U2, bao gồm Hoa Kỳ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Trong khi vẫn duy trì mối quan hệ ủng hộ truyền thống với người dân Palestine, Ấn Độ là một trong những quốc gia đầu tiên không phải là người Ả Rập ủng hộ mục tiêu của người dân Palestine. Cuộc xung đột nổ ra trong bối cảnh tình cảm bài Hồi giáo ngày càng gia tăng ở Ấn Độ, khiến nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu coi Israel là đồng minh trong cuộc chiến chống lại cái gọi là “mối đe dọa Hồi giáo” (Islamic threa).
Thuật hùng biện này, kết hợp với những lo ngại về khả năng cực đoan hóa của nhóm thiểu số Hồi giáo ở Ấn Độ, đã khiến chính phủ thận trọng về các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine, đặc biệt là ở những khu vực nhạy cảm như Kashmir, khu vực phía tây bắc của tiểu lục địa Ấn Độ. Tuy nhiên, để đáp lại sự chỉ trích ngày càng tăng trong nước, Ấn Độ đã nới lỏng phần nào về lập trường của mình trong giai đoạn sau của cuộc xung đột.
Vào tháng 12 sắp tới, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu về ngừng bắn ở Dải Gaza và đại diện thường trực của nước này, Bà Ruchira Kamboj, Đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên hiệp quốc, đã mô tả tình hình ở Dải Gaza là một “cuộc khủng hoảng nhân đạo đáng báo động”, - trong khi vẫn tái khẳng định cam kết của Ấn Độ trong việc chống khủng bố.
Khoảng cách địa lý của các quốc gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations, ASEAN) là một tổ chức kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á so với xung đột Israel-Hamas, kết hợp với chính sách truyền thống trung lập và không can thiệp của họ, giúp giải thích tại sao hầu hết các quốc gia thành viên của khối này đều phản ứng thận trọng.
Tuy nhiên, theo báo cáo Nhà nước Đông Nam Á 2024 (SSEA 2024), xung đột giữa Israel và Hamas đã trở thành mối quan tâm địa chính trị hàng đầu của khu vực, thậm chí còn vượt qua các tranh chấp ở Biển Đông và xung đột ở Myanmar -cả hai đều là vấn đề khu vực. Kết quả này một phần là do hơn 40% dân số Đông Nam Á theo đạo Hồi: Các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi đã sử dụng cuộc xung đột này để tái khẳng định tình đoàn kết với người Palestine, thường liên kết lập trường của họ với động lực tôn giáo trong nước.
Các quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi - Indonesia, Malaysia, Brunei và gần đây hơn là Singapore - đã có lập trường chỉ trích rõ ràng hơn đối với Israel; trong khi Lào, Campuchia, Việt Nam, Myanmar và Thái Lan đã bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực và ủng hộ một giải pháp hòa bình.
Khi xung đột giữa Israel-Hamas trở nên tồi tệ hơn và chiếm một phần diễn ngôn chính trị của Đông Nam Á, các Chính phủ khu vực đang vật lộn với những hậu quả tiềm tàng của nó. Nhiều người lo ngại rằng nó có thể phát triển thành một cuộc chiến tranh Trung Đông rộng lớn hơn hoặc dẫn đến chủ nghĩa cực đoan gia tăng ở Đông Nam Á.
Trong số các quốc gia này, trong nhiều thập kỷ Indonesia là một trong những quốc gia gần gũi nhất với chính quyền Palestine, không chỉ cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân mà còn đầu tư vào cơ sở hạ tầng của đất nước - chẳng hạn như bệnh viện ở Beit Lahiya trên Dải Gaza, nơi đã bị đánh bom trong cuộc đối đầu hiện tại.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia, bà Retno Marsudi đã liên kết cuộc xung đột với việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Palestine; trong khi cựu tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi cựu tổng thống Mỹ Joe Biden can thiệp để ngăn chặn “những hành động tàn bạo” ở Dải Gaza.
Tận dụng mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto, đã lên án tiêu chuẩn kép được cho là của phương Tây, quan tâm nhiều hơn đến số phận của người Ukraine hơn là người Palestine. Tuy nhiên, mặc dù ủng hộ Palestine, mối quan hệ của Indonesia với Israel lại chặt chẽ hơn nhiều người nghĩ, chẳng hạn như thông qua việc mua bán các thiết bị quân sự.
Thủ tướng chính phủ Malaysia Anwar Ibrahim nổi bật với sự ủng hộ mạnh mẽ của ông đối với sự nghiệp của người Palestine, cấm tàu thuyền Israel cập cảng và tham gia biểu tình ủng hộ Palestine và phản đối sự ủng hộ của phương Tây dành cho Israel. Lập trường ủng hộ Palestine của Anwar cũng phản ánh nhu cầu giải quyết các mối quan ngại trong nước của Thủ tướng chính phủ Malaysia Anwar Ibrahim.
Để tiếp tục nắm quyền, ông phải duy trì sự ủng hộ từ Đảng Hồi giáo cực đoan (PAS), khối quốc hội lớn nhất Malaysia. Ông không thể để PAS qua mặt mình về các vấn đề tôn giáo, nếu không ông sẽ mất quyền lực. Tuy nhiên, đồng thời, chính phủ của ông vẫn mong muốn đầu tư từ phương Tây, nếu tình trạng chống phương Tây gia tăng, có thể khiến các nhà đầu tư rời xa.
Xung đột Israel-Hamas đã tác động đáng kể đến Châu Á, làm nổi bật sự phức tạp của động lực tôn giáo, chính trị và địa chính trị của khu vực. Ở Đông Nam Á, ngày càng có nhiều lo ngại về an ninh nội bộ và sự xói mòn sự gắn kết xã hội, đặc biệt là ở các quốc gia như Thái Lan, Myanmar và Singapore. Ngoài ra, việc kéo dài xung đột có thể bị các nhóm cực đoan lợi dụng, làm trầm trọng thêm căng thẳng tôn giáo. Ở các quốc gia như Indonesia và Malaysia, có nỗi lo về sự suy giảm lòng tin vào luật pháp quốc tế và sự tôn trọng các chuẩn mực nhân đạo, trong khi khả năng xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn ở Trung Đông tiếp tục làm dấy lên những lo ngại về địa chính trị và nhân đạo.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://www.ispionline.it
Bình luận (0)