Trang chủ Bài viết nổi bật Nguyễn Tiến Ngọc… mài

Nguyễn Tiến Ngọc… mài

Mài ở đây có nghĩa trực tiếp chỉ động tác mài - một công đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình sáng tác tranh sơn mài. Mài còn có nghĩa gián tiếp là quá trình mài giũa để đạt tới sự tiến hóa trong nghệ thuật sơn mài. Mài cũng là tên triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc (sinh năm 1982) vừa diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội), trưng bày 24 tác phẩm, gồm: 22 bức tranh sơn mài và 2 tác phẩm sắp đặt.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Mài ở đây có nghĩa trực tiếp chỉ động tác mài – một công đoạn cực kỳ quan trọng trong quy trình sáng tác tranh sơn mài. Mài còn có nghĩa gián tiếp là quá trình mài giũa để đạt tới sự tiến hóa trong nghệ thuật sơn mài. Mài cũng là tên triển lãm cá nhân lần thứ 2 của họa sĩ Nguyễn Tiến Ngọc (sinh năm 1982) vừa diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, Hà Nội), trưng bày 24 tác phẩm, gồm: 22 bức tranh sơn mài và 2 tác phẩm sắp đặt.

Tác giả: Trịnh Chu

Trước hết, anh xác tín mình trên những không gian nhiều chiêm cảm, những dụ ngôn về ý thức gìn giữ hồn cốt văn hóa dân tộc, đề cao lối sống trọng lễ nghĩa, tinh thần cố kết cộng đồng. Ở đó, Nguyễn Tiến Ngọc để cho ký ức đan bện trong nôn nao những dự tưởng, rẩy run cùng khát vọng dẫn mở các cuộc đối thoại, dắt dìu chân tâm trở về sọi chiếu dưới ánh sáng của tự tánh qua những hình thể, những biểu tượng, những con đường… Ở đó, anh đi hết mình với những phức điệu cảm xúc, nỗ lực đến tận cùng trong cách thức biểu đạt các chủ đề hòng cố vượt thoát những tập truyền mỹ cảm tự thân để xác lập một ngôn ngữ tạo hình mới bằng những biến tấu, những điệu nhịp, những thể thức tự bạch đa-sắc-màu.

A9

Hòa hợp 1. Tranh của Nguyễn Tiến Ngọc

Ở đó, Nguyễn Tiến Ngọc kết hợp nhận thức và sự hiểu biết về chất liệu sơn mài, cùng phương pháp và các biến động thời đại, rồi tạo ra những ánh sáng huyền ảo trong những không gian tự do, đầy những ẩn dụ suy tư. Ở đó, anh mở rộng cảm quan về phía không gian tâm tưởng, đi sâu khám phá các sắc tướng từ chính ánh sáng của trực giác, vô thức và tự ngã. “Sau 5 năm âm thầm mài, tôi thấy bản thân đã trải qua sự tăng tiến tích cực trong từng tác phẩm sơn mài. Qua quá trình mài còn giúp tôi hiểu sâu hơn về học thuật của bản thân. Tôi coi vẽ như là một nghi thức thực hành tôn giáo”, Nguyễn Tiến Ngọc chia sẻ.
Sự xác tín đó, anh đã bộc lộ qua cái nhìn đầy trách nhiệm trước hiện thực cuộc sống nhiều bề bộn, khi ngợi ca tinh thần say mê lao động, sự sẻ chia yêu thương giữa người với người để cùng nhau đi đến hạnh phúc. Thông điệp ấy, Nguyễn Tiến Ngọc khẽ rung lên qua việc tả chất hình tướng đôi bàn tay. Nó cũng là niềm mong cầu về một thế giới hòa điệu, nơi mọi xung đột hay sự khác biệt đều có thể gỡ bỏ nhờ biết lắng nghe từ chính những điều riêng biệt. Mặc dù tả rất kỹ, rất chất hình tướng của đôi bàn tay, nhưng sắc-hình-tướng không phải là tiếng nói chủ đạo trong ngôn ngữ hội họa Nguyễn Tiến Ngọc. Anh chủ tâm về không gian. Nguyễn Tiến Ngọc tâm sự: “Đối với tôi, không gian làm chủ vạn vật, là nguồn trưởng dưỡng muôn loài, là con đường dẫn dắt nhân sinh đi tới ánh sáng tự tâm.

A12

Thi nguyên 4. Tranh của Nguyễn Tiến Ngọc

Mỗi tác phẩm trong series “… Mài” là một không gian hư cấu, một cảnh giới thiên đường trong tâm thức, một biểu tượng linh thiêng – nơi tôi muốn tìm về dựa nương. Chốn không gian ấy, cũng là nơi tôi vốn thuộc về. Tôi muốn thông qua cầu nối là những ánh sáng, những hình tượng, những mảng màu, những không gian thị hiện trên những tác phẩm hội họa của mình để đi đến với những điều tốt đẹp, cái cao cả”.

A10

Lễ rước 3. Tranh của Nguyễn Tiến Ngọc

Do không bị ràng buộc bởi những hình tướng hoặc sự vật cụ thể nên con đường giãi bày ẩn ức nội tâm của anh gần như chỉ là tiếng reo vỡ cảm xúc. Nguyễn Tiến Ngọc đã tạo ra những bước nhảy về không gian, ánh sáng, mảng màu… để kể những câu chuyện rất riêng về đời sống, phập phồng hơi thở, tiết nhịp và cảm thức thời đại. Ẩn thức ấy, anh còn biểu đạt qua 2 tác phẩm sắp đặt. “Ý tưởng về những mùa vụ bội thu chợt lóe lên trong đầu tôi. Tôi đã sử dụng các vật dụng quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam như tô, bát, đĩa…, kết hợp với chất liệu sơn mài truyền thống, rồi bối trí chúng trên nền trải những hạt lúa vàng để làm nên 2 tác phẩm sắp đặt. Ý nghĩa của tác phẩm, gắn với ý niệm mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Ngoài ra, nó còn là để tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc”, Nguyễn Tiến Ngọc cho biết.

A11

Hòa hợp 3. Tranh của Nguyễn Tiến Ngọc

Thấp thỏm, âu lo, sợ rằng những thứ không thể nắm bắt trôi trượt mất, hay cả quyết tỏ bày mình là ai, đang ở khúc quanh nào trên con đường độc hành tìm kiếm tự ngã, anh đã gửi những niềm riêng đó qua bộ tác phẩm “… Mài”. Những thực tại, ảnh hiện phản chiếu trong bộ tác phẩm “… Mài” đã thay Nguyễn Tiến Ngọc nói với công chúng rằng, nghệ thuật tranh sơn mài của anh là nghệ thuật chiếm lĩnh không gian – một thứ không gian tồn tại nơi tâm tưởng. Ở đó, các hình thể được Nguyễn Tiến Ngọc phủ dụ bằng thứ ánh sáng phản quang, ma mị và êm dịu, đầy chiêm nghiệm và tưởng tượng.

Tác giả: Trịnh Chu

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường