Trang chủ Bài viết nổi bật Lý tưởng Bồ tát đạo và con đường phát Bồ đề tâm

Lý tưởng Bồ tát đạo và con đường phát Bồ đề tâm

Việt Nam lịch sử các triều đại Lý, Trần tôn Phật giáo làm quốc đạo, dùng chủ nghĩa Từ bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam và quốc sách an dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực. 

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Việt Nam lịch sử các triều đại Lý, Trần tôn Phật giáo làm quốc đạo, dùng chủ nghĩa Từ bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam và quốc sách an dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực.

Tác giả: Thích Vân Phong

Lý tưởng khác với chủ nghĩa giáo điều ở chỗ nó không đóng khung cứng nhắc. Lý tưởng thúc đẩy và khuyến khích sự tự do quyết định của mỗi cá nhân, và do đó, khác với chủ nghĩa giáo điều, nó không cần sự biện hộ của tư liệu lịch sử hay lý luận. Lý tưởng có sức thuyết phục trực tiếp vì nó luôn tạo niềm cảm hứng mới mẻ cho con người và giúp con người định hướng một cách sáng tạo cho tương lai. Chính nhờ điều này mà lý tưởng có giá trị ngay trong hiện tại và cho chính cuộc sống hiện tại.

Lý tưởng Bồ tát đạo cũng thế. Nó đã có ảnh hưởng lớn trên đời sống, tư tưởng và hành động của người phật tử trong suốt hơn 25 thế kỷ qua, mà không cần sự biện minh của triết học kinh viện, chủ thuyết giáo điều hay các dữ kiện lịch sử tôn giáo. Lý do chính là vì nó là sự thể hiện thường trực của nội tâm có sức mạnh chuyển hóa và kêu gọi con người thực hiện mục tiêu cao cả mà đức Phật đã soi sáng cho chúng ta bằng chính tấm gương cuộc đời Ngài.

Lý tưởng Bồ tát đạo là một danh từ chung cho những ai có tâm xã kỷ vị tha (quên mình vì người). Đây là quan điểm Đại thừa. Đại thừa Bồ tát đạo đã nở hoa tỏa ngát hương, ngược gió tung bay khắp muôn phương trong suốt hơn 25 thế kỷ và tiếp tục là ngọn lửa thiêng, là ánh sáng Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực, ngọn đuốc soi đường cho bao thế hệ phật tử hôm nay và ngày mai dấn thân vào con đường phụng sự xã hội, nhân sinh (Phụng sự chúng sinh là cúng dường chư Phật).

Việt Nam lịch sử các triều đại Lý, Trần tôn Phật giáo làm Quốc đạo, dùng chủ nghĩa Từ bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam và quốc sách an dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực. Một thời vàng son độc lập tự chủ, văn minh vẻ vang nhất của lịch sử dân tộc Đại Việt ngược dòng lịch sử hàng nghìn năm văn hiến.

Tìm hiểu ý nghĩa của danh từ Bồ tát.

tapchinghiencuuphathoc bo tat dao bo de tam 1

BỒ TÁT: 菩薩 Bodhisattva : Âm tiếng Phạn là Bồ Đề Tát Đỏa, dịch là Giác hữu tình, có bổn phận khiến cho hữu tình chúng sinh đạt đến giác ngộ.

Trên phương diện từ nguyên, Bồ Tát – Bodhisattva, tiếng Phạn – là một danh từ ghép bao gồm hai từ Bodhi và Sattva. Bodhi, phiên âm Hán ngữ là Bồ Đề.

Bồ đề: 菩提 Bodhi: Bản thể tự tâm đầy khắp thời gian không gian, tất cả đều thuộc về chính mình, ngoài tâm chẳng có pháp để đắc, nên giác ngộ cái Tâm vô sở đắc, tức là Bồ đề.

Bồ đề vì thế cũng còn được dịch là ‘Giác Ngộ’, cũng gọi là Chánh Biến Tri (正遍知; Cái biết cùng khắp không gian thời gian chẳng có năng sở đối đãi, tức là cái biết bản thể Phật tính, khắp thời gian thì chẳng sinh diệt, gọi là Niết Bàn; khắp không gian thì chẳng khứ lai, gọi là Như Lai).

Theo truyền thống Đại thừa, xem vị Bồ tát như là người có Bồ đề tâm. Thế nên con đường trở thành Bồ tát chỉ thực sự khi một người phát Bồ đề tâm, mang ánh sáng Từ bi, Trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng Phật pháp tỏa khắp muôn phương để giúp chúng sinh vượt thoát khỏi những nỗi khổ niềm đau, đạt đến an lạc hạnh phúc viên mãn. Như thế, muốn tìm hiểu về Bồ tát đạo ta không thể không biết qua khái niệm thế nào là Bồ đề tâm.

Dùng một hình ảnh cụ thể thì việc phát sinh của Bồ đề tâm cũng giống như một dòng suối tươi mát ngọt ngào xuất hiện giữa một sa mạc khô cằn, cỏ cháy. Cái sa mạc khô cháy đó chính là vương quốc của cái Ngã “cái Tôi ích kỷ” của chúng ta đang ngự trị, nơi mà mọi thứ đều được xếp đặt lớp lang đâu đó, cũng như được kiểm soát chặt chẽ.

Trong một môi trường như vậy, thật khó mà loại cây nào có thể mọc lên, bởi vì cái Ngã tự nó là một hòn bọt nước tung tăng trong bể cả mênh mông của đại dương, hay như bải cát khô vùng sa mạc hoang dã, một mảnh đất chết. May mắn thay, đạo Phật đến với ta, cho ta những phương tiện thiện xảo để có thể đào sâu vào lòng sa mạc khô chết này, từ đó ngọn suối nhiệm mầu của Bồ đề tâm xuất hiện dẫn ta đến cả một bể Trí tuệ viên mãn vô tận nằm sâu trong lòng đất.

Kinh Hoa Nghiêm:

Các Phật tử ! Đại Bồ tát có mười nhân duyên phát Bồ đề tâm:

Vì giáo hóa điều phục tất cả chúng sinh mà phát Bồ đề tâm.

Vì trừ diệt tất cả khổ cho chúng sinh mà phát Bồ đề tâm.

Vì ban cho tất cả chúng sinh đầy đủ sự an lạc hạnh phúc mà phát Bồ đề tâm.

Vì chuyển hóa ngu si, khai sáng trí tuệ cho tất cả chúng sinh mà phát Bồ đề tâm.

Vì ban Nhất chân Pháp giới (一真法界; biệt danh của tự tính, cũng là quả chứng cùng tột của tông Hoa Nghiêm) cho tất cả chúng sinh mà phát Bồ đề tâm.

Vì cung kính cúng dường tất cả chư Phật mà Bồ đề tâm.

Vì thuận theo đạo Phật cho chư Phật hoan hỷ mà Bồ đề tâm.

Vì thấy sắc thân tướng hảo của tất cả Phật mà phát Bồ đề tâm.

Vì nhập Trí huệ quảng đại (廣大智慧) của tất cả Phật mà phát Bồ đề tâm.

Vì hiển hiện Lực vô sở úy (力無所畏; Chỉ cho 10 trí lực và 4 vô sở úy của Như lai. Phẩm Phương tiện kinh Pháp hoa thuyết: “Tri kiến của Như lai rộng lớn sâu xa, vô lượng vô ngại, lực vô sở úy, thiền định giải thoát tam muội”). của tất cả Phật mà phát Bồ Đề Tâm.

tapchinghiencuuphathoc bo tat dao bo de tam 2

Bồ tát phát Bồ đề tâm như thế nào?

Lại nữa, Bồ tát phát Bồ đề tâm, lấy Từ bi làm đầu. Tâm đại Từ bi của Bồ tát vô lượng vô biên, cho nên khi phát tâm không có ngằn mé, rộng khắp chúng sinh giới.

Ví như hư không trùm khắp tất cả, Bồ tát phát tâm cũng lại như vậy; tất cả chúng sinh, khắp cùng tất cả, như chúng sinh giới vô lượng vô biên bất khả cùng tận, Bồ tát phát tâm cũng lại như vậy. Nghĩa là cũng vô lượng vô biên không có cùng tận, hư không vô tận, cho nên chúng sinh cũng vô tận, chúng sinh cũng vô tận cho nên Bồ tát phát tâm khắp tất cả chúng sinh giới vậy. Nghĩa chúng sinh giới, tức là không có hạn lượng.

Vậy Bồ đề tâm là gì?

Bồ đề tâm là tâm hoàn toàn giác ngộ. Nói giác ngộ, chính là giác ngộ cái tính chân thật, vốn thanh tịnh, sáng suốt, không phiền não của chính bản thân mình. Phát Bồ đề tâm là sự lập chí nguyện một cách quyết liệt để giác ngộ lại bản tính chân thật đó vì lợi ích sâu rộng cho tất cả chúng sinh. Phát Bồ đề tâm bao hàm hai tính chất mà thành ngữ Phật học thường hay nói là “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”, một trong những đại nguyện của một vị Bồ tát, tức là phát thệ nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sinh.

Nói một cách khác, Bồ Đề Tâm gồm có hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là phát nguyện Bồ Đề Tâm, tức là phát nguyện thành Phật vì lợi ích chúng sinh; giai đoạn thứ hai là nỗ lực thực hành Bồ Đề Tâm Hạnh, nghĩa là mỗi lời nói, mỗi hành động và mỗi ý niệm đều phải hướng về chúng sinh, vì mục tiêu dẫn dắt chúng sinh trên con đường giác ngộ.

Đồng thời cũng vì an nguy của chúng sinh, để mà giữ giới (không làm điều ác), tích cực cứu giúp chúng sinh (chuyên làm điều lành) và tự thanh lọc tâm ý, để từng bước tiến dần đến Pháp Thân Phật (đương thể chân lý vĩnh viễn bất biến, là đức Phật lý tính không sắc không hình, đem lại ý nghĩa mang tính nhân cách cho lý thể của chân như).

Làm lành và tránh ác là những việc làm vô cùng quý báu và đáng ca ngợi hết sức, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là điều tự thanh lọc tâm ý, tức là chuyển hóa tâm thức một cách toàn triệt, vì lợi ích cho tất cả chúng sinh, (từ noãn sinh, thai sinh, thấp sinh cho đến hoá sinh).

tapchinghiencuuphathoc bo tat dao bo de tam 3

Tác giả: Thích Vân Phong

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường