Trang chủ Văn hóa Liên Pháp tinh xá với Phật giáo người Hoa ở Châu Đốc

Liên Pháp tinh xá với Phật giáo người Hoa ở Châu Đốc

Năm 1975, Tỳ kheo ni Thích Duy Tâm kế tục trụ trì cho đến khi viên tịch vào năm 1989. Sau đó, Ni sư Thích Diệu Thiện tạm thời giữ chức vụ trụ trì Liên Pháp tinh xá.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Vĩnh Thông

Thành phố Châu Đốc (tỉnh An Giang) là vùng đất được người Hoa tìm đến định cư và lập nghiệp cách nay hơn hai thế kỷ. Trong số họ, phần đông thuộc nhóm phương ngữ Triều Châu. Ngày nay, mặc dù số lượng người Hoa sinh sống ở Châu Đốc không quá đông so với các địa phương khác trên địa bàn Tây Nam Bộ, song họ đã để lại thành phố biên cương này nhiều giá trị văn hóa đặc sắc. Trong tín ngưỡng – tôn giáo, ngoài những đền miếu thờ tự các thần linh trong tín ngưỡng dân gian, thì Phật giáo là tôn giáo chính của người Hoa. Liên Pháp tinh xá là đạo tràng đại diện cho Phật giáo người Hoa trên địa bàn thành phố.

Liên Pháp tinh xá nằm trên đường Cử Trị, phường Châu Phú A, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tinh xá được các thiện tín người Triều Châu xây dựng vào năm 1973, trụ trì đầu tiên là sa di ni Thích Hoành Minh. Năm 1975, Tỳ kheo ni Thích Duy Tâm kế tục trụ trì cho đến khi viên tịch vào năm 1989. Sau đó, Ni sư Thích Diệu Thiện tạm thời giữ chức vụ trụ trì Liên Pháp tinh xá.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lien Phap tinh xa 4

Ni sư Thích Duy Tâm tên thật là Huỳnh Thanh Tâm, sinh năm 1906, quê quán huyện Yết Dương, phủ Triều Châu, tỉnh Quảng Đông. Năm 1948, cô đến Việt Nam rồi sau đó sang Cambodia. Trong thời gian này, cô ngụ tại Niệm Phật xã của người Hoa ở thủ đô Phnom Penh. Năm 1956, ni sư xuất gia tại Cambodia, thọ giới sa di với thầy Thích Lâm Phong. Sau đó, ni sư quay về Hồng Kông, thọ giới tỳ kheo với thầy Thích Pháp Khả trên núi Đại Sĩ. Năm 1973, ni sư đến Châu Đốc tu hành tại Liên Pháp tinh xá.

Năm 1994, để trông nôm cơ sở thờ tự và duy trì sinh hoạt tôn giáo cho cộng đồng Phật tử người Hoa tại Châu Đốc, Hội Liên Pháp tinh xá được thành lập, do cư sĩ Trần Trấn Nam pháp danh Tuệ Uy làm Hội trưởng. Đến năm 1997, hội đứng ra trùng tu Liên Pháp tinh xá. Hội Liên Pháp tinh xá cũng tham gia vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thuộc bộ phận Phật giáo Hoa tông của tỉnh An Giang. Đại diện hội thường có mặt trong Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh An Giang. Ở nhiệm kỳ IV (2017 – 2022), cư sĩ Lý Thăng Quyền – Hội trưởng Hội Liên Pháp tinh xá là Ủy viên Ban Trị sự.

Ngày nay, Liên Pháp tinh xá có hai phần là tầng trệt và tầng lầu. Tầng trệt là nơi sinh hoạt và tiếp khách, tại cửa ra vào có câu đối: “Liên khai cửu phẩm chúng sinh tùy duyên giai đắc độ / Pháp môn vô lượng chư Phật Bồ tát hỷ đề huề”. Tầng lầu là ngôi chính điện và nhà hậu tổ. Chính điện có phong cách kiến trúc truyền thống Á Đông, mái tam cấp lợp ngói tiểu đại, bờ nóc cong hình thuyền, đầu đao trang trí hoa văn cổ điển. Chính điện là nơi thờ Phật và sinh hoạt nghi lễ. Tại đây có nhiều hoành phi và liễn đối, góp phần làm tăng thêm vẻ tôn nghiêm cho chốn già lam. Nhà hậu tổ là nơi thờ các vị tổ sư tiền bối và hương linh người quá cố.

Nói về Phật giáo người Hoa ở Châu Đốc, không thể không nhắc đến mối liên hệ với người Việt tại địa phương. Đại đa số người Việt và người Hoa theo Phật giáo Bắc tông, nên dễ dàng gắn kết với nhau. Cộng đồng phật tử người Hoa đã tích cực tham gia sinh hoạt Phật giáo tại các tự viện trong thành phố như chùa Viên Quang, Bồ Đề đạo tràng (phường Châu Phú A), chùa Phú Thạnh, chùa Châu Long (phường Vĩnh Mỹ)… Đặt biệt, sự liên kết giữa Liên Pháp tinh xá của người Hoa và Phú Thạnh cổ tự của người Việt chính là điển hình cho mối quan hệ Phật giáo Việt – Hoa tại Châu Đốc.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lien Phap tinh xa 2

Chùa Phú Thạnh

Phú Thạnh cổ tự, tên dân gian là chùa Truông, tọa lạc tại phường Vĩnh Mỹ, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Dân gian truyền rằng, ngôi chùa ban đầu được xây dựng ở khu vực chợ Châu Đốc vào đầu triều vua Gia Long, do thiền sư Phật Ý – Linh Nhạc khai sơn. Năm 1851, theo lời mời của Kinh lược sứ Nam Kỳ là Nguyễn Tri Phương, thiền sư Tiên Giác – Hải Tịnh từ Gia Định đến An Giang hoằng hóa. Trong thời gian này, ngài đã tôn tạo chùa Phú Thạnh. Năm 1867, thành Châu Đốc bị Pháp chiếm, thiền sư Minh Đắc – Chơn Bửu đã cho di dời ngôi chùa về vị trí hiện nay.

Điều thú vị là chùa Phú Thạnh mặc dầu không phải ngôi chùa Phật giáo Hoa tông, nhưng lại tọa lạc trên vùng đất có đông người Hoa sinh sống lâu đời (phường Vĩnh Mỹ). Do vậy, ngôi chùa được Phật tử người Hoa thường xuyên lui tới cúng viếng. Nhiều thế hệ người Hoa đã làm lễ quy y Tam Bảo tại ngôi cổ tự này. Hơn trăm năm qua, chùa Phú Thạnh đã trở thành chốn già lam chung cho cả hai cộng đồng Việt – Hoa tại địa phương.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lien Phap tinh xa 1

Chùa Huỳnh Đạo

Năm 1989, sư bà Thích Duy Tâm – trụ trì Liên Pháp tinh xá viên tịch, đã được an táng trong tháp mộ tại chùa Phú Thạnh. Sau đó, cộng đồng phật tử người Hoa đã mời Hòa thượng Thích Thiện Minh ở chùa Phú Thạnh tham gia công cử trụ trì mới cho Liên Pháp tinh xá. Đến năm 1997, khi Liên Pháp tinh xá được trùng tu, hòa thượng Thích Thiện Minh tiếp tục được mời làm cố vấn. Đến nay, hằng năm vào ngày húy kỵ sư bà Thích Duy Tâm, phật tử Liên Pháp tinh xá cùng đến chùa Phú Thạnh làm lễ tảo tháp.

Xa hơn về phía ngoại ô, chùa Huỳnh Đạo (phường Núi Sam) cũng là đạo tràng tiêu biểu của Phật giáo Hoa tông tại thành phố Châu Đốc nói riêng và tỉnh An Giang nói chung. Mặc dù di tích Phật giáo của người Hoa ở Châu Đốc không nhiều, nhưng sau hơn hai thế kỷ, họ đã nỗ lực gìn giữ niềm tin tôn giáo. Một mặt người Hoa duy trì sinh hoạt tại cơ sở thờ tự của cộng đồng, mặt khác họ cũng hòa hợp trong sinh hoạt tại các tự viện trên địa bàn thành phố.

Vĩnh Thông

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường