Mandalay, miền Trung Bắc, là thành phố lớn thứ hai ở Myanmar. Nơi đây nổi tiếng với hàng nghìn cơ sở tự viện Phật giáo cổ kính, thể hiện nét kiến trúc Phật giáo đặc trưng về sự phát triển huy hoàng của đạo Phật. 

Mandalay - theo tiếng Phạn là “thành phố của những viên ngọc”, được thành lập vào năm 1857. Hai năm sau, vị Quốc vương sùng kính Phật pháp, Hoàng đế Mindon (မင်းတုန်းမင်,  tại vị 1853-1878) đã dời đô từ Amarapura về Mandalay, quyết tâm biến nơi này thành “kinh đô Phật giáo” của Myanmar. Dù chỉ là thủ đô trong 26 năm (1861-1885) nhưng Mandalay đã để lại nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc.

Sông Ayeyarwady chảy phía tây, ôm lấy thành phố Mandalay cách thành phố Yangon 716 km về phía bắc. Mandalay nằm ở trung tâm của vùng khô Myanmar. Mandalay là trung tâm kinh tế của Thượng Myanmar và được coi là trung tâm của nền văn hóa Myanmar. Một dòng liên tục của những người nhập cư Trung Hoa, chủ yếu là từ tỉnh Vân Nam, trong gần ba mươi năm qua, đã định hình lại cơ cấu dân tộc của thành phố và gia tăng thương mại với Trung Hoa. Mặc dù gia tăng gần đây của Naypyidaw, Mandalay vẫn là trung tâm chính về thương mại, giáo dục và trung tâm y tế của Thượng Myanmar.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

So với nhiều cố đô khác trên thế giới, Mandalay nhịp sống chậm rãi hơn so với nhịp sống hối hả, xô bồ của cuộc sống hiện đại, nơi mà rất nhiều người ngày ngày phải chạy đua với thời gian để hoàn thành công việc, mục tiêu cuộc sống mà đôi khi quên mất rằng bản thân cũng cần nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống.

Ở đây có nhiều ngôi già lam cổ tự Phật giáo tuyệt đẹp, tiêu biểu là chùa Mahamuni, còn có các tên gọi khác là Payagi, Big Paya, Rakhang Paya. Chính điện chùa được xây dựng từ năm1784, do vua Bodawpaya (ဘိုးတော်ဘုရား, tại vị 1782- 1819) kiến tạo. Điểm nhấn của chùa là pho tượng cổ có nguồn gốc từ Mrauk U. Niên đại của pho tượng được cho là vào thế kỷ I sau Tây lịch. Có người cho rằng, tượng Phật được tạc dựng vào khoảng 500 năm trước Tây lịch, khi đức Phật ghé thăm vùng Rakhang. Theo tiếng Myanmar, Mahamuni nghĩa là “nhà hiền triết vĩ đại”. Tất cả phật tử Myanmar phải đến viếng chùa Mahamuni ít nhất một lần trước khi trút hơi thở từ giã trần gian.

Ảnh sưu tầm
Ảnh sưu tầm

Tương truyền, thế giới có 5 tượng Phật lột tả được thần khí của đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế, 2 tượng ở Ấn Độ, 2 tượng trên Thiên đàng và 1 ở Mandalay. Năm 554 trước Tây lịch, đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên đường đến Dhanywadi Dhanyawaddy là thủ đô của Vương quốc Arakanese đầu tiên, nằm ở bang Bắc Rakhine, Myanmar ngày nay, đã dừng chân tại thị trấn Khaukrak để tuyên dương Diệu pháp Như Lai, giảng giải Phật pháp cho vua Myanmar lúc đó là Sanda Thuriya (Candrasuriya) và Hoàng hậu Sanda Mala (Candramala) cùng với 1.600 người.

Sau buổi thuyết pháp, vua Sanda Thuriya (Candrasuriya) thỉnh nguyện đức Phật cho phép được tạc tượng Ngài để mọi người thờ cúng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tọa thiền, nhập định dưới gốc cây Bồ đề đúng 7 ngày. Trên chín tầng mây, 2 vị Thiên vương Sakka và Visakamma liền sáng tạo trên khuôn mặt và hình ảnh đức Phật Thích Ca Mâu Ni như lúc Ngài còn tại thế.

Khi tượng Phật bằng gỗ quý, cao 4m, được cung thỉnh vào Đại Hùng Bảo điện, nhiều hiện tượng kỳ diệu đã xảy ra. Nước để tắm tượng Phật mỗi sáng không hề chảy xuống chậu đặt bên dưới. Thật ra, nước để tắm tượng chỉ vừa đủ ướt. Lễ tắm tượng được tổ chức vào mỗi sáng sớm, trước lúc mặt trời mọc, kéo dài khoảng 45 phút. Chủ trì là vị trưởng lão trong tăng đoàn Phật giáo, thành kính lấy nước từ giếng sạch nhất thành phố dùng khăn lau mặt đức Phật một cách tỉ mỉ, cẩn trọng. Chung quanh, các vị xuất gia tu sĩ, cư sĩ tại gia phật tử cùng tham dự, tay cầm những vòng hoa lài thơm ngát, miệng lâm râm khấn nguyện ể thêm trưởng dưỡng tâm Bồ đề, vững tâm tu tập, sống an nhiên.

Nhiều thế hệ Phật tử kể rằng, nước chứa trong bồn để tắm Phật quanh năm không hề biến đổi chất lượng. Vào buổi tối, những người mộ đạo chân thành có thể thấy các vầng hào quang tỏa ánh lung linh trên mặt tượng. Khoảng trống đại sảnh chùa có thể giãn nở để chứa số lượng phật tử đến khấn nguyện. Các lá cây chung quanh đều hướng về mặt Phật và chim chóc không bay ngang tượng đức Phật. Các tảng đá phía trước chùa là những vệ sĩ bảo vệ... Sanda Thuriya (စန္ဒသူရိယ) còn thể hiện sự sùng đạo và sức mạnh quyền lực của mình bằng cách dát vàng lên tượng Phật. Truyền thống này vẫn còn đến ngày nay. Do vậy, các tượng Phật ở Myanmar ngày càng lớn vì không ngừng được dát vàng, nhưng chỉ có đàn ông mới làm việc đó. Phụ nữ, thường ngồi cầu nguyện và nhờ đàn ông dát vàng vào tượng Phật giúp. Du khách thập phương hành hương cứ băn khoăn mãi về chuyện “trọng nam khinh nữ” này...

Do quá nổi tiếng và linh thiêng nên tượng Phật Mahamuni bị di dời liên tục. Dưới Vương triều Bagan, Quốc vương Anawrahta Minsaw (အနော်ရထာ မင်းစော, tại vị  1044-1078) định đưa tượng về Bagan nhưng không thành công. 

Dưới vương triều Konbaung, tượng được dời về Amarapura - ngoại ô của Mandalay bởi Thái tử Thado Minsaw (သတိုးမင်းစော, tại vị 1783-1808). Lúc này do tượng Phật được đắp bằng vàng quá lớn nên không thể đưa lọt vào chùa, phải cắt ra thành mấy đoạn rồi mới nối ráp lại. Năm 1879 và 1884, tượng bị hư hại nghiêm trọng do hỏa hoạn. Năm 1996, tượng Phật bị những kẻ xấu đục thủng bụng để tìm vàng...

Ngôi Đại già lam cổ tự Kuthodaw là một trong những ngôi chùa đẹp và nổi tiếng tại Mandalay được xây dựng vào năm 1857. Chùa tọa lạc trên một vùng đất rộng lớn, được tạo nên từ một quần thể hàng trăm tòa tháp lớn nhỏ khác nhau.

Tòa tháp chính nằm ở khu vực trung tâm có chiều cao khoảng 57 mét và được mạ vàng sáng lấp lánh tuyệt đẹp. Xung quanh còn có 730 tòa tháp nhỏ, được xếp theo 3 hàng và tất cả đều được sơn màu trắng càng làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, lộng lẫy cho tòa tháp trung tâm.

Không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp lộng lẫy, chùa ngôi Đại già lam cổ tự còn là nơi lưu giữ những báu vật vô giá như: những cuốn sách cổ hay bản kinh Pali được viết bằng chữ đầu tiên trên thế giới, được UNESCO công nhận vào năm 2013.

Ngôi Đại già lam cổ tự Kuthodaw đang lưu giữ tuyệt tác Phật bảo độc nhất vô nhị của thế giới. Đó là bộ kinh Tam Tạng bằng tiếng Pali, khắc trên 730 phiến đá cẩm thạch cực kỳ sắc sảo. Mỗi phiến rộng 1m, cao 1m50, dày 0m30, kín đặc chữ cả 2 mặt, mỗi mặt có 80-100 dòng. Mỗi tờ sách độc đáo này được đặt trong những bảo tháp, xếp thành 3 hàng. 

Năm 1857, Mindon Min (tiếng Miến Điện: မင်းတုန်းမင်း, tại vị 1853 - 1878), một trong những vị minh quân Phật tử  nổi tiếng và được kính trọng nhất của Myanmar, muốn lưu lại vĩnh cửu 15 quyển sách của Tam tạng (tiếng Phạn: त्रिपिटक), tổng tập kinh điển Phật giáo bằng cách tạc kinh thư lên đá. Nhà vua đã huy động gần 2.500 điêu khắc gia kiêm nhà sư, lao động cật lực suốt 6 tháng để thực hiện công trình. Riêng đội ngũ biên tập lên đến hơn 200 vị tu sĩ Phật giáo. 

Năm 1900, bản in từ những tờ sách đá đầu tiên được xuất bản với 38 chương, mỗi chương dày 400 trang. Nếu đọc miệt mài mỗi ngày 8 tiếng, phải mất 450 ngày mới đọc hết. Đây là quyển sách lớn nhất, nặng nhất, kỳ công nhất, chẳng có thư viện nào chứa nổi. Quyển sách duy nhất chỉ có thể đứng và đi vòng quanh để đọc chứ không thể nằm, ngồi; để trong nhà không có cửa chẳng sợ mất cắp. Toàn Tam tạng (tiếng Phạn: त्रिपिटक) tổng tập kinh điển Phật giáo, gồm 3 tạng kinh Phật bằng chữ Pali nguyên thủy. 

Luật tạng (Vinaya, Pali và Phạn: विनय) gồm 11 “tờ”, Kinh tạng (Sūtra Piṭaka, tiếng Phạn: सूत्र पिटक), một trong ba bộ phận của Tam tạng, bộ phận quan trọng cốt yếu của kinh điển Phật giáo sơ kỳ gồm 410 “tờ” và Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), thành phần tập hợp nên Luận tạng, tạng thứ ba trong Tam tạng 208 “tờ”. Trước đây, chữ trên sách đá được khắc bằng mực vàng ròng. Trên mỗi trang sách đều có trang trí đá quý và hoa văn bằng vàng. 

Thời gian Sau hơn 60 năm (1824-1885), người Anh đã hoàn thành quá trình xâm lược và thiết lập ách cai trị lên nhân dân Myanmar, mọi thứ đều bị mất và hỏng, chỉ còn lại những dòng chữ phai mờ. Dù nỗ lực trùng tu, quyển sách vĩ đại nhất thế giới chỉ được khôi phục phần nào vẻ đẹp ban đầu. 

Ảnh
Tượng Phật trong ngôi đại già lam cổ tự Mahamuni Buddha. Ảnh: https://www.tripadvisor.com.vn/

Ngôi Đại già lam cổ tự Mahamuni Buddha, một trong những ngôi Đại già lam cổ tự nổi tiếng ở Mandalay không thể không nhắc tới đó chính là Mahamuni Buddha. Nó được nhà vua Bodawpaya (tại vị 1782-1819) xây dựng vào năm 1785 và tọa lạc tại vị trí phía Tây Nam của thành phố. Bên trong chùa có thờ một bức tượng Phật quý giá và linh thiêng, được các Phật tử Myanmar vô cùng tôn kính.

Không chỉ là điểm đến du lịch nổi tiếng tại Mandalay, ngôi Đại già lam cổ tự Mahamuni Buddha còn là nơi thường xuyên diễn ra các sự kiện, lễ hội lớn của thành phố nói riêng và của cả đất nước Myanmar nói chung.

Ngôi già lam cổ tự Sandamuni, một trong những ngôi chùa ở Mandalay nổi tiếng nhất mà không nhắc tới Sandamuni thì quả là thiếu sót. Chùa được người dân xây dựng vào năm 1874 để tưởng nhớ đến vị Đông cung Thái tử Myanmar (nhiệm kỳ 1853-1866). Theo tương truyền, tất cả các quan theo Đông cung Thái tử Myanmar cùng với ba người con trai của người khi bị giết chết cũng đều được an táng tại sân chùa Sandamuni.

Ngôi già lam cổ tự Sandamuni được xây dựng trên một vùng đất rộng lớn, gồm hàng nghìn ngôi bảo điện thờ lớn nhỏ khác nhau phủ khắp khuôn viên. Công trình đặc sắc nhất tại đây vẫn là tòa bảo tháp chính, được xây dựng theo lối kiến trúc đền chùa cổ xưa của Myanmar với màu vàng rực rỡ. Bước chân vào bên trong tòa tháp này, du khách thập phương hành hương sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một trong những bức tượng Phật lớn nhất của Myanmar.

Ngôi già lam cổ tự Sandamuni, một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Mandalay, Shwenandaw còn được xem là một kiệt tác kiến trúc vĩ đại của nền Phật giáo thế giới. Công trình này được xây dựng chủ yếu bằng gỗ tếch và gây ấn tượng đặc biệt với du khách bởi những chi tiết chạm trổ cực kỳ tinh xảo, xuất hiện khắp mọi nơi trong chùa. 

Toàn bộ các hoạt tiết được chạm khắc trên ngôi chùa này đều miêu tả lại những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật. Khám phá từng khu vực tại ngôi Đại già lam cổ tự Shwenandaw, chắc chắn du khách thập phương hành hương sẽ đi hết sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. 

Ngôi già lam cổ tự U Min Thonze được xem là một trong những công trình Phật giáo tiêu biểu nhất của Mandalay nói riêng và đất nước Myanmar nói chung. Điểm thu hút nhất của ngôi đại già lam cổ tự này nằm ở 45 bức tượng Phật được dát vàng tuyệt đẹp và vô cùng quý giá. Những bức tượng này được đặt dọc theo hành lang hình bán nguyệt để du khách thập phương hành hương có thể tiện tham quan và chiêm ngưỡng.  

Thích Vân Phong