PGs Ts Nguyễn Hữu Đổng
Nguyên Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 9/2024
Khái niệm giác ngộ chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý. Bằng tư duy sự thực, tác giả làm sáng tỏ tính chất bản chất thực chất khái niệm này; đồng thời, khuyến nghị cách hiểu đúng khái niệm giác ngộ, xây dựng con đường giác ngộ của đạo Phật.
Thực chất sự thật khái niệm giác ngộ
Giác ngộ gắn với cá nhân nhóm cộng đồng người. Theo đó, thực chất sự thật khái niệm giác ngộ như sau: cá nhân không chân thực không hiểu biết không giác ngộ; nhóm chưa chân thực chưa hiểu biết chưa giác ngộ; cộng đồng chân thực hiểu biết là giác ngộ. Điều đó có nghĩa, giác ngộ được hiểu là con người hiểu biết chân thật; người không chân thật là người không hiểu biết, hay người không giác ngộ. Nói cách khác, giác ngộ là sự chân thật của con người; người thiếu chân thật là người thiếu giác ngộ. Giác ngộ gắn với các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người; chẳng hạn, như gắn với ý thức, triết học, con đường văn hoá và phát triển, con đường vũ trụ, hay con đường hoà bình.
Giác ngộ gắn với ý thức cho thấy rằng, tính chất không giác ngộ là tinh thần không thật; bản chất chưa giác ngộ là vật chất chưa thật; còn thực chất giác ngộ là ý thức chân thật. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là ý thức chân thật của loài người; thiếu ý thức chân thật loài người thiếu giác ngộ. Chẳng hạn, thiếu ý thức chân thật loài người không hiểu được tính chất không thật (sai), bản chất chưa thật (chưa đúng), thực chất sự thật (đúng); hay thiếu ý thức chân thật con người không hiểu được tính chất không giác ngộ, bản chất chưa giác ngộ, thực chất giác ngộ.
Giác ngộ gắn với triết học cho thấy rằng, tính chất không giác ngộ là triết học không thật; bản chất chưa giác ngộ là triết học chưa thật; còn thực chất giác ngộ là sự thật triết học. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là triết học về sự thật con người chân thật; triết học chân thực thì triết học giác ngộ, còn phản triết học là không giác ngộ. Chẳng hạn, triết học không văn hoá không giác ngộ, triết học chưa văn hoá chưa giác ngộ, còn triết học văn hoá là giác ngộ; triết học không giác ngộ là không phát triển, triết học chưa giác ngộ là chưa phát triển, còn triết học giác ngộ là phát triển; hay triết học không giác ngộ là không đúng đắn, triết học chưa giác ngộ là chưa đúng đắn, còn triết học giác ngộ là đúng đắn. Nói cách khác, giác ngộ là triết học triết học là giác ngộ; triết học là giác ngộ giác ngộ là triết học.
Giác ngộ gắn với lịch sử cho thấy rằng, tính chất không giác ngộ lịch sử không trung thực không phát triển; bản chất thiếu giác ngộ lịch sử thiếu trung thực thiếu phát triển; thực chất giác ngộ lịch sử trung thực phát triển. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là sự thật lịch sử phát triển; hay sự thật lịch sử phát triển là giác ngộ; lịch sử không thật phát triển là không giác ngộ. Chẳng hạn, lịch sử cá nhân không phát triển không giác ngộ (sai), lịch sử nhóm chưa phát triển chưa giác ngộ (chưa đúng), lịch sử cộng đồng phát triển giác ngộ (đúng); lịch sử không văn hoá không giác ngộ, lịch sử chưa văn hoá chưa giác ngộ, lịch sử văn hoá là giác ngộ; hay không giác ngộ thiếu lịch sử phát triển, thiếu giác ngộ thiếu lịch sử phát triển, còn giác ngộ là có lịch sử phát triển.
Giác ngộ gắn với văn hoá chính trị cho thấy rằng, tính chất không giác ngộ không văn hoá chính trị; bản chất chưa giác ngộ thiếu văn hoá chính trị; thực chất giác ngộ là “văn hoá chính trị” - tức “đại biểu dân cử, công chức, viên chức, thẩm phán, kiểm sát viên trong cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp chân thật, sáng tạo xây dựng, điều hành thực hiện bảo đảm các mục tiêu chính sách phát triển tự nhiên, xã hội, con người, quốc gia, quốc tế” [1]. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là chính trị có văn hoá; chính trị có văn hoá là giác ngộ; không có văn hoá chính trị thì không giác ngộ. Chẳng hạn, không giác ngộ là quan liêu, chưa giác ngộ là tham nhũng, còn giác ngộ là không quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Gắn giác ngộ với con đường văn hoá và phát triển ta thấy rằng, không ngộ là thiếu con đường văn hoá, không có con đường phát triển; chưa giác là chưa có con đường văn hoá, chưa có con đường phát triển; còn giác ngộ là con đường văn hoá, có con đường phát triển. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là con đường văn hoá phát triển, “hay “phát triển văn hoá” (phát triển có văn hoá) - khái niệm biểu hiện thực chất sự chân thật sáng tạo bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hoà về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh của các cá nhân, nhóm, cộng đồng trong quốc gia, xã hội loài người” [2]. Nói cách khác, người giác ngộ là người hiểu biết con đường văn hoá, hiểu biết được con đường phát triển của loài người. Chẳng hạn, không giác ngộ không hiểu được giá trị sống, chưa giác ngộ chưa hiểu được môi trường sống, còn giác ngộ là hiểu được môi trường giá trị sống của con người. Gắn giác ngộ với con đường chính trị ta thấy thêm rằng, tính chất không giác ngộ thiếu con đường chính trị, con đường ác không văn hoá, không phát triển; bản chất thiếu giác ngộ thiếu con đường chính trị, con đường chưa thiện chưa văn hoá chưa phát triển; thực chất giác ngộ có con đường chính trị, con đường thiện văn hoá phát triển. Tức là, người giác ngộ là hiểu con đường thiện văn hoá phát triển; người không giác ngộ không hiểu được con đường này.
Gắn giác ngộ với con đường vũ trụ ta thấy rằng, tính chất không giác ngộ không là con đường vũ trụ; bản chất chưa giác ngộ chưa là con đường vũ trụ; thực chất giác ngộ là con đường vũ trụ. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là “con đường của vũ trụ” [3]; người giác ngộ là người hiểu biết con đường của vũ trụ. Chẳng hạn, trái đất không quay vòng cân bằng xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời (sai), người không hiểu biết con đường vũ trụ; trái đất chưa quay vòng cân đối xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời (chưa đúng), người thiếu hiểu biết con đường vũ trụ; trái đất quay vòng cân đối, cân bằng, hài hoà xung quanh nó và quay xung quanh mặt trời (đúng), người hiểu biết con đường vũ trụ. Nói cách khác, người không giác ngộ chân thật là không hiểu con đường của vũ trụ; còn người giác ngộ chân thật là hiểu con đường của vũ trụ.
Gắn giác ngộ với con đường hoà bình ta thấy rằng, tính chất không giác ngộ không là con đường hoà bình; bản chất chưa giác ngộ chưa là con đường hoà bình; thực chất giác ngộ là con đường hoà bình. Điều đó có nghĩa, giác ngộ là con đường hoà bình, không giác ngộ là con đường chiến tranh; người giác ngộ là người hiểu biết con đường hoà bình của nhân loại. Theo đó, người không hiểu biết con đường hoà bình là người không giác ngộ; người chưa hiểu biết con đường hoà bình là người chưa giác ngộ; người hiểu biết con đường hoà bình là người giác ngộ. Chẳng hạn, người không giác ngộ gắn với con đường ác; người chưa giác ngộ chưa gắn với con đường thiện; người giác ngộ là gắn với con đường thiện. Nói cách khác, giác ngộ là con đường thân thiện, “con đường hoà bình” - tức con đường “không dùng sức mạnh vũ lực mà dùng đối thoại, tư tưởng nhân văn, lẽ phải, công lý để giải quyết bất đồng giữa các dân tộc, quốc gia trong xã hội loài người” [4].
Cách hiểu đúng khái niệm giác ngộ, xây dựng con đường giác ngộ của đạo Phật
Hiện nay cộng đồng trong các quốc gia hiểu biết giác ngộ còn bất cập. Ngay cả thuật ngữ, khái niệm đều chưa được hiểu đúng sự thực. Chẳng hạn, khi phân tích khái niệm, giới nghiên cứu chỉ nhìn về hình thức nội dung, chứ không nhìn rõ nguyên lý giữa hình thức và nội dung của nó, dạng mô hình: nội dung - nguyên lý - hình thức. Tức giới nghiên cứu không hiểu rằng, khái niệm cũng chính là giác ngộ của con người; người giác ngộ là hiểu được thuật ngữ khái niệm; người không chân thực không hiểu được chính mình. Do vậy bằng tư duy sự thực, tác giả khuyến nghị như sau:
1) Cách hiểu đúng khái niệm giác ngộ:
Giác ngộ chưa được giới nghiên cứu làm rõ về nguyên lý. Giác ngộ bao hàm các mặt như sau: cá nhân không giác ngộ không khoa học, không liêm chính học thuật; nhóm thiếu giác ngộ thiếu khoa học, cũng không liêm chính học thuật; cộng đồng giác ngộ là khoa học, liêm chính học thuật. Điều đó có nghĩa, để có cách hiểu đúng khái niệm giác ngộ, giới nghiên cứu cần phân biệt rõ các mặt sau: chưa chân thật chưa giác ngộ chưa liêm chính (chưa đúng); không chân thật không giác ngộ thiếu liêm chính (sai); chân thật giác ngộ là liêm chính (đúng), tức liêm chính học thuật, dạng mô hình: chưa giác ngộ chưa liêm chính – giác ngộ là liêm chính – không giác ngộ thiếu liêm chính. Nói cách khác, hiểu đúng giác ngộ con người cần phải chân thực; người không chân thực là thiếu giác ngộ, tức thiếu hiểu biết. Chẳng hạn, giác ngộ chiến tranh và tiến hoá loài người (sai); thiếu giác ngộ hoà bình, loài người chưa phát triển (chưa đúng); giác ngộ hoà bình, “loài người phát triển” (đúng) [5]; bởi vì, chiến tranh tiến hoá không có phát triển bền vững, hoà bình tạo hoá có ““phát triển bền vững” – khái niệm biểu hiện thực chất sự cân đối, cân bằng, hài hoà lâu bền về môi trường sống trong thế giới tự nhiên, sự công bằng, bình đẳng, công lý vững chắc về quyền lợi vật chất, giá trị tinh thần, đời sống tâm linh trong quốc gia, xã hội loài người” [6].
2) Xây dựng con đường giác ngộ của đạo Phật:
Con đường giác ngộ của đạo Phật chưa được làm rõ sự thật. Khái niệm này bao hàm các mặt sau: nhóm người thiếu chân thật, chưa có con đường giác ngộ của đạo Phật; cá nhân không chân thật, không có con đường giác ngộ của đạo Phật; cộng đồng người chân thật, có con đường giác ngộ của đạo Phật. Tức là, để hiểu đúng con đường giác ngộ của đạo Phật, giới nghiên cứu cần hiểu các mặt sau: chưa giác ngộ chưa có con đường giác ngộ của đạo Phật; không giác ngộ không có con đường giác ngộ của đạo Phật; giác ngộ là có con đường giác ngộ của đạo Phật, dạng mô hình: bản chất chưa có con đường giác ngộ của đạo Phật - thực chất có con đường giác ngộ của đạo Phật - tính chất không có con đường giác ngộ của đạo Phật. Nói cách khác, xây dựng con đường giác ngộ của đạo Phật gắn liền với sự chân thật của con người; người không chân thật không xây dựng được con đường giác ngộ của đạo Phật. Do đó, loài người cần phải giác ngộ chân thật; loài người giác ngộ không chân thực là trở thành loài vật giết hại lẫn nhau, “gây khổ đau cho chính loài người (war causes suffering to humanity)” [7].
Kết luận
Giác ngộ là hiểu biết chân thật của loài người; thiếu chân thực là loài người thiếu giác ngộ. Hiện nay, khái niệm này chưa được người dân hiểu rõ, giới nghiên cứu chưa rõ tính chất không giác ngộ, bản chất chưa giác ngộ, thực chất giác ngộ. Đây được nhìn nhận là nguyên nhân làm cho loài người thiếu hiểu biết nhiều thuật ngữ khái niệm liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn, hay thiếu “ngôn ngữ khoa học” - cơ sở tìm thấy nguồn gốc loài người đúng đắn; đồng thời là cơ sở để ngăn ngừa chiến tranh, xây dựng quốc thái dân an, đời sống an lạc, hạnh phúc.
PGs Ts Nguyễn Hữu Đổng
Nguyên Giảng viên Cao cấp Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học - Số tháng 9/2024
***
TÀI LIỆU TRÍCH DẪN:
1. Nguyễn Hữu Đổng, Bàn thêm về văn hoá chính trị, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 3 - 2024, tr. 25.
2, 6. Nguyễn Hữu Đổng, Chúa Phật và phát triển văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/chua-phat-va-phat-trien-van-hoa-a16944. html, truy cập ngày 19/12/2022.
3. Nguyễn Hữu Đổng, Giải mã chữ số tự nhiên, sự sống, luật phát triển, https://vanhoavaphattrien.vn/giai-ma-bi-an-chu-so-tu- nhien-su-song-luat-phat-trien-a16619.html, truy cập ngày 01/12/2022.
4. Nguyễn Hữu Đổng, Sự thật về “chiến tranh và hoà bình”, https://vanhoavaphattrien.vn/su-that-ve-chien-tranh-va-hoa- binh-a19949.html/, truy cập ngày 21/07/2023.
5, 7. Nguyễn Hữu Đổng, Nguồn gốc loài người từ góc nhìn văn hoá, https://vanhoavaphattrien.vn/nguon-goc-loai-nguoi-tu-goc- nhin-van-hoa-a22217.html, truy cập ngày 13/12/2023.
Bình luận (0)