Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.sokaglobal.org
Lịch sử Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai
Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai (Sáng giá học hội, 創価學會), một tổ chức Phật giáo đông phật tử nhất của Nhật Bản và cũng là thành phần lớn nhất thuộc tông phái Phật giáo Nhật Liên (Buddhism Nichiren).
Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai ra đời vào ngày 18 tháng 11 năm 1930 (năm Canh Ngọ), do nhị vị Trưởng lão cư sĩ Makiguchi Tsunesaburo (1871-1944) và Trưởng lão cư sĩ Toda Josei (1900-1958) thành lập.
Đại hội Phật giáo Sōka Gakkai ra mắt công chúng diễn ra vào năm 1937 (năm Đinh Sửu), không lâu sao đó thời Thế chiến thứ 2 Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai bị giải tán. Nhiều vị lãnh đạo bị cầm tù vì chủ xướng hòa bình, chống lại chủ trương khuếch chiến của phe quân phiệt Nhật Bản. Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai bị khép vào tôi phạm thượng (lèse-majesté) đối với Thiên hoàng.
Với quan niệm an lạc hạnh phúc của mỗi cá nhân và việc thực hiện hoà bình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau là trọng tâm, mục đích của Tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai nhằm thúc đẩy hoà bình, văn hoá và giáo dục tập trung vào sự tôn trọng nhân phẩm, toàn bộ phẩm chất mà mỗi con người có được. Cam kết đối thoại và bất bạo động, các thành viên chuyên cần ứng dụng thực tiễn triết lý nhân văn của Phật giáo Nhật Liên (Buddhism Nichiren). Nỗ lực thực hiện hoá tiềm năng vốn có của mỗi người để cống hiến cho cộng đồng địa phương, đáp ứng các vấn đề chung mà nhân loại đang phải đối mặt.
Hiện nay, Chủ tịch Sōka Gakkai là cư sĩ Ikeda Daisaku (1941-). Ông gia nhập Sōka Gakkai vào năm 1953. Sau khi tốt nghiệp Tokyo với học vị Cử nhân Kinh tế năm 1964, ông được tín nhiệm bầu chức vụ Trưởng ban sinh viên Sōka Gakkai và sau đó là Vụ trưởng Thanh niên Sōka Gakkai.
Trong thời gian này, ông là tác giả tập sách “Seinen to buppo 50 mon 50 to” (Tuổi trẻ và Phật giáo: 50 câu hỏi và câu trả lời), được xuất bản bởi Daisanbunmei-sha năm 1976 (Bính Thìn). Kể từ đó, ông trên cương vị lãnh đạo nhiều vị trí trong tổ chức và cuối cùng trở thành Chủ tịch Sōka Gakkai vào năm 2006 (năm Bính Tuất), sau khi giữ chức Tổng Thư ký Sōka Gakkai (1984-2006) và Phó Tổng giám đốc (2001-2006).
Sōka Gakkai (Sáng giá Học hội) khởi nguồn từ thập niên 1930, khi hai vị Trưởng lão cư sĩ Makiguchi Tsunesaburo (1871-1944) và Trưởng lão cư sĩ Toda Josei (1900-1958) sáng lập ra “Sōka Kyoiku Gakkai” (創価教育學會- Học hội giáo dục Sáng giá) với mục đích cải cách giáo dục dựa vào triết lý giáo dục của Makiguchi, gọi là “Học thuyết giáo dục Sōka” (創価教育学説), nhằm kiến tạo xã hội và con người ứng dụng thực tiễn Phật pháp trong cuộc sống thường nhật.
Đại chiến thế giới lần thứ hai, một cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ khoảng năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945, hai vị tiền bố hữu công Trưởng lão cư sĩ Makiguchi Tsunesaburo và Trưởng lão cư sĩ Toda Josei không theo tư tưởng Thần đạo quốc gia làm trung tâm nên bị bắt giam năm 1943 (năm Quý Mùi), Trưởng lão cư sĩ Makiguchi Tsunesaburo đã trút hơi thở chết trong thời gian ở trại giam và cư sĩ Toda Josei nổi lên vào năm 1945 (năm Ất Dậu) để xây dựng lại Sōka Gakkai, sau này trở thành Chủ tịch thứ hai.
Năm 1947 (năm Đinh Hợi), giữa sự hỗn loạn của Nhật Bản thời hậu chiến, Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023) gặp gỡ Trưởng lão cư sĩ Josei Toda, người đã gia nhập Sōka Gakkai và trở thành cố vấn cho ông. Năm 1960 (năm Canh Tý), Trưởng lão cư sĩ Josei Toda trở thành Chủ tịch Sōka Gakkai thứ ba, đánh dấu sự khởi đầu của sự phát triển tổ chức trên phạm vi quốc tế.
Lịch sử Sōka Gakkai International
Tổ chức Sōka Gakkai International (Sáng giá học hội Quốc tế, 創価學會國際, SGI), giáo hội Phật giáo đông tín đồ nhất của Nhật Bản và cũng là thành phần lớn nhất trong các nhóm thuộc Phật giáo Nhật Liên (Buddhism Nichiren), một tổ chức, có thành viên ở 192 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Hiện tổ chức này có 8,27 triệu gia đình thành viên ở Nhật Bản và có 12 triệu Hội viên SGI trên khắp thế giới. Mỗi tổ chức địa phương hoạt động trên tinh thần tôn trọng sự đa dạng văn hoá, trong khi vẫn hài hoà các dân phong quốc tục mỗi vùng miền và Phật giáo bản địa.
Sōka Gakkai International (SGI) đặc trưng cho bản thân như một mạng lưới hỗ trợ cho các phật tử của Phật giáo Nichiren và một phong trào Phật giáo toàn cầu về “Hòa bình, Giáo dục và trao đổi Văn hoá”. SGI là một tổ chức phi chính phủ (NGO) có tư cách tham vấn với UNESCO từ năm 1983.
Tổ chức Sōka Gakkai International (Sáng giá học hội Quốc tế, 創価學會國際, SGI) được thành lập tại Hội nghị Hoà bình thế giới của Phật giáo Nhật Liên (Buddhism Nichiren) vào hôm Chủ nhật, ngày 26 tháng 1 năm 1975, trên đảo Guam, một lãnh thổ có tổ chức, chưa hợp nhất của Hoa Kỳ trong Micronesiacủa Tây Thái Bình Dương.
Tổ chức Sōka Gakkai International (SGI) như một Hiệp hội toàn cầu, nhằm liên kết các tổ chức Sōka Gakkai độc lập trên toàn thế giới. Đại diện của 51 quốc gia đã tham dự cuộc họp và đã bỏ phiếu tín nhiệm bầu chọn Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023) người từng là Chủ tịch thứ ba của tổ chức Phật giáo Nhật Bản Sōka Gakkai, trở thành Chủ tịch Sáng lập Tổ chức Sōka Gakkai International (SGI).
Năm 1983 (năm Quý Hợi), SGI được công nhận là một tổ chức phi chính phủ với Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC). Hiến chương Sōka Gakkai International được thông qua vào năm 1995, thể hiện cam kết của Hiệp hội trong việc phấn đấu vì một thế giới hoà bình, cống hiến cho hoà bình, văn hoá và giáo dục dựa trên sự tôn phẩm giá cũng là nghĩa vụ của đức công bằng, từ bi đối với tha nhân.
Sōka Gakkai và Sōka Gakkai International (SGI) tham gia vào các hoạt động thúc đẩy văn hóa hòa bình. Mỗi tổ chức địa phương phát triển các hoạt động phù hợp với bối cảnh văn hoá độc đáo của nó. Các hoạt động nâng cao nhận thức được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay trong 5 lĩnh vực chính như sau:
* Hoà bình và giải trừ quân bị.
* Giáo dục phát triển bền vững và hành động vì khí hậu.
* Giáo dục Nhân quyền.
* Cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
* Bình đẳng, trao quyền cho phụ nữ.
Phạm vi hoạt động bao gồm, triển lãm, hội nghị chuyên đề, đối thoại liên tôn, các sự kiện văn hoá và hỗ trợ các sáng kiến Liên Hợp Quốc.
Thường niên, kể từ những thập niên 1983 (năm Quý Hợi), Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023) đã đưa ra các đề xuất hòa bình hướng tới cộng đồng quốc tế, để giải quyết các vấn đề mà nhân loại phải đối mặt, đề xuất các giải pháp và phản ứng dựa trên triết lý đạo Phật. Những đề xuất này tạo động lực và định hướng cho các nỗ lực cấp cơ sở của tổ chức SGI, nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu và kiến tạo một nền văn hoá hoà bình bền vững và thịnh vượng.
Các lĩnh vực hành động chính của tổ chức Sōka Gakkai International (SGI)
* Hoà bình và giải trừ quân bị;
* Giáo dục phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;
* Giáo dục Nhân quyền;
* Cứu trợ nhân đạo và giảm nhẹ rủi ro thiên tai
* Bình đẳng, trao quyền cho phụ nữ.
Nhận thức về các vấn đề toàn cầu của tổ chức SGI
* Một cuộc Cách mạng Thầm lặng
* Lộ trình dẫn đến phẩm giá: Uy lực của giáo dục Nhân quyền
* Chứng tích của thành phố Hiroshima, và tỉnh Nagasaki: Phụ nữ lên tiếng vì hòa bình
* Di sản của các vị tiền bối hữu công.
Năm 2017 (năm Đinh Dậu), Tưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda (1928- 2023) Chủ tịch thứ ba của tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai, Nhật Bản, sáng lập và Chủ tịch Hiệp hội Sōka Gakkai Quốc tế (SGI - Sōka Gakkai International) đã thông qua Hiến chương mới, làm rõ vai trò của các vị Chủ tịch sáng lập, các khía cạnh cơ bản của nền hành chính toàn cầu, lập trường giáo lý thiết yếu và mục tiêu thúc đẩy Phật giáo Nhật Liên (Buddhism Nichiren) vì hoà bình và sự an lạc hạnh phúc của nhân loại.
Di sản của tiền bối sáng lập và hữu công
Sōka Gakkai đề cao pháp mạch truyền thừa khởi nguồn từ hơn 25 thế kỷ trước với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và đã được các bậc Hiền Thánh tăng, những vị Sứ giả Như Lai, phổ hóa đạo nhiệm màu, phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản kế tục và phát huy, đạt đến sự thể hiện sâu sắc nhất trong giáo lý của Tổ sư sáng lập Phật giáo Nhật Liên tông, Nichiren (1222-1282).
Ba vị Chủ tịch đầu tiên của Sōka Gakkai, Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944), Trưởng lão cư sĩ Josei Toda (1900-1958) và Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023), đã phục hưng Phật giáo Nhật Liên tông (Nuddhism Nichiren) trong thời hiện đại và kiến tạo cơ sở cho sự phát triển của nó trên phạm vi toàn cầu do dễ tiếp cận.
Sự hòa hợp, những cam kết chung của họ và những nỗ lực này là một tấm gương điển hình cho mối quan hệ thầy trò trong đạo Phật, cũng như cho các Hội viên của tổ chức Phật giáo Sōka Gakkai.
Các vị tiền bối hữu công, Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944), Trưởng lão cư sĩ Josei Toda (1900-1958) và Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023) được tôn kính như những vị Chủ tịch sáng lập Sōka Gakkai, người cố vấn của tổ chức, những tấm gương sáng, kiên định và cách thực hành phổ biến triết lý đạo Phật vì hoà bình. Do đó, các vị Trưởng lão cư sĩ này được tôn xưng danh hiệu kính trọng là “Sensei” (tiên sinh, 先生,せんせい) - bậc tiền bối.
Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi (牧口 常三郎, 1871- 1944), nhà giáo dục người Nhật Bản, người sáng lập và trở thành Chủ tịch đầu tiên của Sōka Kyōiku Gakkai (Hội giáo dục sáng tạo giá trị), tiền thân của Sōka Gakkai ngày nay.
Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi, người đã phát triển một phương pháp sư phạm độc đáo, dựa trên lý thuyết giá trị của tự thân, ông cho biết rằng, mục tiêu cuối cùng của đời sống có thể được diễn đạt hoàn hảo với từ “hạnh phúc” và đây phải là mục tiêu của giáo dục. Ông đã định nghĩa hạnh phúc về khả năng tạo ra giá trị: Ảnh hưởng đến sự chuyển hoá tích cực trong thực tế của cá nhân mỗi người.
Cuối cùng, Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi kết luận với niềm tin kiên cố rằng Phật giáo Nhật Liên tông (Nuddhism Nichiren), sẽ kiến tạo một xã hội thịnh vượng, nơi tất cả mọi người đều hạnh phúc, là chìa khoá để đạt được những lý tưởng mà ông đã theo đuổi thông qua nền giáo dục kiến tạo giá trị của mình.
Tổ chức Sōka Kyōiku Gakkai (Hội giáo dục sáng tạo giá trị) ra đời 18 tháng 11 năm 1930 cùng với người bảo trợ, trưởng lão cư sĩ Jōsei Toda (戸田 城聖, 1900-1958), giáo viên, nhà hoạt động vì hòa bình, Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi thành lập, sau này được đặt danh xưng là Sōka Gakkai. Những gì tiên phong như một xã hội dành cho các nhà cải cách giáo dục, đã sớm phát triển thành một tổ chức có quy mô, khám phá những tác động biến đổi thực tế của việc ứng dụng thực tiễn giáo lý từ bi, trí tuệ Phật pháp. Là một trung tâm Phật giáo, tổ chức tập trung vào các cuộc hội thảo quy mô, thu nhỏ giữa các hội viên, hơn là chú trọng nghi lễ tôn giáo và giáo quyền.
Thời gian Chiến tranh Thế giới thứ hai (1939-1945), Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi và Trưởng lão cư sĩ Josei Toda bị Chính phủ quân phiệt Nhật Bản giam giữ như những “tội phạm tư tưởng”, nhằm mục đích đàn áp quyền tự do tôn giáo và biểu đạt. Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi đã trút hơi thở cuối cùng trong tù giam vào ngày 18 tháng 11 năm 1944.
Trưởng lão cư sĩ Josei Toda, nhà giáo dục, đồng sáng lập Sōka Kyōiku Gakkai (Hội giáo dục sáng tạo giá trị), người tái thiết Sōka Gakkai, nhà xuất bản và doanh nhân phật tử. Trưởng lão cư sĩ Josei Toda chịu trách nhiệm thực hiện việc xuất bản các công trình quan trọng của người cố vấn, Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburō Makiguchi, Sōka Kyōiku Gakkai (tạm hiểu là Hệ thống sư phạm tạo ra giá trị). Ấn bản vào ngày 18 tháng 11 năm 1930, và ngày này cũng được chọn là ngày thành lập của tổ chức Sōka Gakkai.
Thời gian Thế chiến thứ hai, trong khi bị giam nhốt trong ngục thất, Trưởng lão cư sĩ Josei Toda đã trải qua hai lần hoát nhiên hoát nhiên tỏ ngộ sâu sắc. Thứ nhất là nhận thức của ông rằng “đức Phật chính là sự sống”. Thứ hai là sự tỉnh giác về trách nhiệm và bổn phận của ông như vị Bồ tát đang hành đạo trên hành tinh này, với tâm nguyện là truyền bá triết lý tinh hoa của đạo Phật. Những nhận thức này cùng với quyết tâm, Trưởng lão cư sĩ Josei Toda đã vượt qua những chướng duyên, trở thành động lực cho những hùng lực của ông trong việc phát triển Sōka Gakkai sau khi ra tù.
Trong khoảng thời gian hơn một thập kỷ, Trưởng lão cư sĩ Josei Toda đã kiến tạo một tổ chức năng động với 8,27 triệu gia đình thành viên Sōka Gakkai ở Nhật Bản. Ông dành thời gian phiên tả các khái niệm Phật giáo phức tạp thành hướng dẫn mạch lạc, thiết thực đã giúp hàng nghìn người đang phải vật lộn với tác động của cuộc xung đột, sự tàn phá sau chiến tranh, tái thiết lại và tìm thấy mục đích trong cuộc sống của họ.
Khái niệm của Trưởng lão cư sĩ Josei Toda về cuộc cách mạng con người, sự chuyển hoá trạng thái cuộc sống của chính con người, đã trở thành nguyên tắc hướng dẫn cho các hội viên Sōka Gakkai ứng dụng thực tiễn giáo lý từ bi trí tuệ phật pháp thường nhật. Điều này đã nêu bật tư duy trừu tượng về việc đạt được Phật quả, từ sự tự thúc đẩy chuyển hoá nội tâm, quá trình thay đổi cách suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của một người, để trở nên tốt đẹp hơn và phù hợp với những giá trị và mục tiêu mong muốn, tạo ra sự thay đổi hoàn cảnh của một người và trong toàn xã hội nói chung.
Trưởng lão cư sĩ Josei Toda cực lực phản đối những hành động áp đặt và quân sự hóa, chiến tranh hoá, sự tồn tại của vũ khí hạt nhân. Chính vì thế, Tuyên bố Kêu gọi Xóa bỏ Vũ khí Hạt nhân năm 1957 của ông được coi là điểm khởi đầu cho phong trào hoà bình của tổ chức Sōka Gakkai.
Là một thanh niên 19 tuổi xuân, đang tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống giữa sự tàn phá của Nhật Bản thời hậu chiến, Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023) nhân duyện lại gặp Trưởng lão cư sĩ Josei Toda. Ấn tượng bởi Trưởng lão cư sĩ Josei Toda, Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda quyết định mời Trưởng lão cư sĩ Josei Toda làm cố vấn và bắt đầu thực hành Phật giáo. Là một nhà lãnh đạo thanh niên trong tổ chức, Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda đã dẫn đầu một số chiến dịch thành công giúp mở rộng hộ viên đáng kể và giúp Trưởng lão cư sĩ Josei Toda đạt được cột mốc 8,27 triệu gia đình thành viên Sōka Gakkai ở Nhật Bản.
Năm 1960, Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda (1928-2023) kế nhiệm là Chủ tịch thứ ba, đồng thời tiếp tục củng cố và mở rộng tổ chức quốc nội Nhật Bản, ngay lập tức bắt đầu tập trung vào việc quốc tế hoá tổ chức Sōka Gakkai.
Việc thành lập Sōka Gakkai International (SGI) vào năm 1975, đã củng cố quá trình này. Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda đã nhanh chóng cụ thể hoá các khía cạnh khác trong tầm nhìn của nhị vị tiền bối hữu công Trưởng lão cư sĩ Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944), Trưởng lão cư sĩ Josei Toda (1900-1958), bao gồm việc thành lập hệ thống trường Soka và Đại học Soka, trong đó có Đại học Soka Hoa Kỳ (Soka University of America).
Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda mở rộng hơn nữa phạm vi của tổ chức Sōka Gakkai International (SGI), phát triển nó thành một phong trào rộng khắp thúc đẩy hoà bình, văn hoá và giáo dục. Quan trọng việc đối thoại là nền tảng của hoà bình, ông bắt đầu tổ chức các cuộc thảo luận, cộng tác với các nhà lãnh đạo và nhân vật văn hoá trên khắp thế giới. Ông cũng thiết lập các thể chế thúc đẩy đối thoại, nghiên cứu hoà bình và trao đổi giao lưu văn hoá.
Một khía cạnh quan trọng trong di sản của Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda, là những bài viết phong phú của ông, nhằm mục đích giúp các cá nhân trên thế giới hiện đại nắm bắt và ứng dụng thực tiễn giáo lý cốt lõi từ Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa và Phật giáo Nhật Liên (Buddhism Nichiren). Chúng gồm 12 tập “Cuộc Cách mạng Nhân loại” và bộ 30 tập “Cuộc Cách mạng Nhân loại mới”, mô tả chi tiết quá trình phát triển lịch sử của Sōka Gakkai thông qua những mẫu chuyện của từng hội viên Sōka Gakkai.
Đại học Phật giáo Soka Hoa Kỳ (Soka University of America)
Sứ mệnh của SUA (Our mission)
Trường Đại Học Phật Giáo Soka Hoa Kỳ (SUA) tích hợp tầm nhìn sứ mệnh và thúc đẩy đối thoại về sứ mệnh, các nguyên tắc sáng lập, các giá trị cốt lõi của hệ đào tạo đến tất cả các thành viên của cộng đồng SUA.
Sứ mệnh của SUA là thúc đẩy một lượng công dân toàn cầu ổn định, cam kết với một cuộc sống hữu ích, theo định nghĩa của Tiến sĩ Daisaku Ikeda người sáng lập SUA. Theo tinh thần của đạo Phật, tiêu chí của ông đề ra ba đức tính của một công dân toàn cầu là “Bi - Trí - Dũng”; khuyến khích sự chuyển hoá nội tâm của mỗi cá nhân, để coi mình là một thành viên của cộng đồng rộng lớn hơn, tất cả đều phụng sự lẫn nhau để nâng cao sự sinh tồn của mỗi cá nhân và tập thể.
Nền tảng của SUA dựa trên các giá trị hoà bình, nhân quyền và sự thiêng liêng của cuộc sống. Chức năng chính của tích hợp tầm nhìn sứ mệnh, là tạo điều kiện cho cộng đồng thảo luận sâu hơn, nỗ lực hiện thực hoá những nguyên tắc, và tinh thần này trong nhà trường, đồng thời giúp sinh viên tốt nghiệp nêu gương những giá trị này trong cuộc sống của họ.
Là một trường đại học phi giáo phái có nguồn gốc từ nguyên tắc Phật giáo, SUA được thành lập dựa trên tầm nhìn của người sáng lập, Tiến sĩ Daisaku Ikeda, với hy vọng rằng cộng đồng của trường sẽ phát triển trong sự hiểu biết và thể hiện các nguyên tắc thành lập của trường đại học Phật giáo này. SUA chào đón những người thuộc mọi truyền thống đức tin và những người không theo truyền thống tôn giáo nào. Là một trường đại học nghệ thuật tự do, SUA luôn hoan nghênh sự đa dạng, công bằng và hoà nhập.
Bằng cách truyền đạt các nguyên tắc, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của SUA, đồng thời cung cấp một chương trình học tập toàn diện, tích hợp tầm nhìn sứ mệnh tìm cách tạo ra một cộng đồng, trong đó sự phát triển về trí tuệ và tinh thần hỗ tương cho nhau.
Chương trình Thạc sỹ về Lãnh đạo Giáo dục và Biến đổi Xã hội (MA in educational leadership and societal change)
Chương trình Thạc sỹ (MA) hai năm của các bạn, xem xét bối cảnh rộng lớn của các tổ chức và cấu trúc giáo dục hiện đại, bao gồm các trường học và cao đẳng.
Thông qua học tập liên ngành, các bạn sẽ khám phá mối quan hệ cộng sinh giữa năng lực lãnh đạo giáo dục, tạo ra giá trị và sự biến đổi xã hội.
Lãnh đạo dựa trên cơ sở nghiên cứu (Research-Based Leadership)
Một trong những chức năng nghiên cứu là giúp các bạn rèn luyện tư duy phản xạ logic và niềm đam mê khám phá những bối cảnh đa dạng theo phương trình của con người. Việc đào tạo các kỹ năng và khả năng nghiên cứu thường dành cho các học giả đầy tham vọng, sẽ trang bị cho các bạn những thế mạnh bởi tầm quan trọng của kỹ năng quan sát, kết hợp các kỹ năng nghiên cứu với các kỹ năng giải quyết vấn đề có hệ thống. Những gì nhà giáo dục Brésil xóa nạn mù chữ, Paulo Freire (1921-1997) từng viết về việc giảng dạy cũng đã áp dụng tương tự cho lãnh đạo giáo dục: “Không có chuyện giảng dạy mà không nghiên cứu và nghiên cứu mà không giảng dạy”.
Lãnh đạo Định hướng Đạo đức, Tư duy Toàn cầu (Globally-Minded, Ethically-Oriented Leadership)
Sự hiểu biết và đánh giá cao về quyền tự quyết của con người, cũng như một định hướng đạo đức vững chắc, trước tiên đòi hỏi các bạn hiểu rõ hơn về bản thân mình, trong hoạt động hình thành kiến thức mới, với tư cách là một nhà lãnh đạo có tư duy toàn cầu. Chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng, nhà văn, nhà giáo dục, nhà ngoại giao, triết gia kinh viện và giám mục Chartres người Anh John of Salisbury (1120- 1180) đã viết: “Trong tất cả các lĩnh vực học tập, điều mang lại vẻ đẹp nhất chính là Đạo đức, phần xuất sắc nhất của triết học, nếu không có nó thì thậm chí phần sau sẽ không xứng đáng với danh xưng của nó”. Sự lãnh đạo có định hướng đạo đức là điều kiện quan trọng cho sự biến đổi xã hội công bằng và chính đáng.
Hiệu quả của Nghệ thuật Lãnh đạo mang tính Tự do (The Liberal Art of Effective Leadership)
Quay trở lại thời cổ đại, nghệ thuật tự do mô tả các ngành học thuật, được thiết kết để giúp các nhà lãnh đạo tương lai tiếp cận các ngành học thuật khác nhau, từ toán học, khoa học, văn học và triết học, quan trọng nhất là mối liên hệ giữa mọi người, để giúp mọi người vượt qua thử thách và có được “cuộc sống hữu ích” tốt hơn. Trong tất cả nghiên cứu học thuật trên cả chiều rộng lẫn chiều sâu, mục tiêu của một nền giáo dục như thế là phát triển, theo cách nói của nhà triết học người Athen trong thời kỳ Cổ điển ở Hy Lạp cổ đại, Platon (428/427 TCN), “Các nhà tổng quát viên”, nhà tổng quát là “Nhà biện chứng”: một người thông thạo nghệ thuật đối thoại và thảo luận dùng Đạo đức làm trung tâm.
Kết luận
Tổ chức Sōka Gakkai International (SGI), có nhiều phương thức linh hoạt để hấp dẫn Phật tử ở các khu vực địa lý khác nhau, từ việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức tâm linh cho Phật tử gốc Nhật có sẵn nền tảng về Sōka Gakkai khi di cư đến vùng đất mới, nhấn mạnh bản thân là một tôn giáo phương Đông, là một tổ chức đạo Phật, khuyến khích cách sống văn hoá đạo đức nhân văn theo tư tưởng Phật giáo khi cần tiếp cận tín đồ ở xã hội Âu Mỹ vốn có truyền thống Thiên Chúa giáo.
Đối với người Trung Hoa Đại lục nhập cư ở Hồng Kông, việc nhấn mạnh bản thân mình là một tổ chức đoàn thể Phật giáo thanh tịnh hoà hợp có lẽ không gây ấn tượng mạnh, bởi đạo Phật vốn hiện diện ở phương Đông từ xa xưa, vì thế Sōka Gakkai cần nỗ lực giúp đỡ hoà nhập về mặt xã hội, kiến tạo một hình ảnh đại gia đình, một tổ chức Phật giáo cách tân theo tư tưởng Phật giáo Nhật Liên, với những mục tiêu cụ thể và thiết thực.
Với tin tưởng rằng, tất cả mọi người đều có thể trên hành trình lý tưởng Bồ tát đạo, thực hành lục độ vạn hạnh, tích công luỹ đức trong hạnh nguyện Bồ tát, quên mình vì người, xả kỷ vị tha, công đức viên mãn đạt đạo Vô thượng Bồ đề, chứng thành Phật quả, đồng thời chuyển hoá nội tâm mỗi cá nhân có thể ảnh hưởng tích cực đến toàn xã hội, vì thế Tổ chức Sōka Gakkai International (SGI) luôn nhấn mạnh việc giáo dục đạo đức nhân văn và hỗ trợ mọi người.
Tổ chức Sōka Gakkai International (SGI) hoạt động trên toàn thế giới, như một tổ chức phi chính phủ và gắn kết khá chặt chẽ với Liên Hợp Quốc, thúc đẩy những hoạt động vì hoà bình, giải trừ quân bị, giáo dục, bảo vệ nhân quyền.
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: www.sokaglobal.org
***
Link tham khảo về tổ chức: Soka Gakkai (global) (sokaglobal.org)
Bình luận (0)