Trang chủ Quốc tế Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda Chủ tịch SGI đã về cõi Phật

Trưởng lão cư sĩ Daisaku Ikeda Chủ tịch SGI đã về cõi Phật

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda, Chủ tịch thứ ba của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản, sáng lập và Chủ tịch Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI - Soka Gakkai International) đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, từ giã trần gian về cõi Phật vào hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (nhằm 6/10/Quý Mão) tại tư gia ở Tokyo, Nhật Bản, hưởng thượng thọ 95 xuân.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda, Chủ tịch thứ ba của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản, sáng lập và Chủ tịch Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI – Soka Gakkai International) đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, từ giã trần gian về cõi Phật vào hôm thứ Bảy, ngày 18 tháng 11 năm 2023 (06/10/Quý Mão) tại tư gia ở Tokyo, Nhật Bản, hưởng thượng thọ 95 xuân.

Việt dịch: Thích Vân Phong

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda (池田 大作), nhà Triết học Phật giáo, nhà tôn giáo, nhà kiến tạo hoà bình, nhà giáo dục, tác giả và nhiếp ảnh gia nổi tiếng, có danh hiệu “Nhà thơ Thế giới”, là người ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông là người sáng lập và Chủ tịch Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI), tổ chức cư sĩ Phật giáo lớn nhất thế giới, có khoảng 12 triệu thành viên SGI ở 192 quốc gia và vùng lãnh thổ (tính đến năm 2012), trong số đó có hơn 1,5 triệu người cư trú bên ngoài Nhật Bản. Ông Tốt nghiệp trường Đại học Fuji Junior ở Nhật Bản. Từng là chủ tịch Soka Gakkai của Nhật Bản (1960-1979).

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda đồng tác giả với Tiến sĩ Toynbee, nhà sử học người Anh tác phẩm “Triển vọng Thế kỷ 21” (展望二十一世纪), ông cùng đồng tác giả với cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev (1931-2022) viết các tác phẩm “Tinh thần Giáo huấn Thế kỷ 20” (二十世纪的精神教训) và “Tham cầu một Thế kỷ Huy hoàng” (探求一个灿烂的世纪), và tổ chức các cuộc đối thoại với nhiều giới trí thức trên khắp thế giới.

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda và tổ chức Phật giáo Soka Gakkai cam kết thúc đẩy văn hóa, giáo dục và hoà bình. Ông đã được trao tặng “Huy chương Hoà bình” (和平奖章) của Liên Hợp Quốc vào năm 1983 và đã nhận được hơn 400 danh hiệu học thuật danh dự trong đời. Ông đã được Bộ Nội vụ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trao tặng danh hiệu cao quý “Huân chương Nội vụ hạng nhất” (一等内政奖章) và được chính quyền các thành phố Đài Bắc, Cao Hùng, Gia Nghĩa biểu dương “Cư dân Vinh dự” (荣誉居民). Ông đã được phong tặng các danh hiệu như “Đặc sứ Hữu nghị Trung-Nhật” (中日友好使者) và “Người bạn cũ của Nhân dân Trung Quốc” (中国人民的老朋友).

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Daisaku Ikeda vien tich 1

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda sinh ngày 2 tháng 1 năm 1928, tại Tokyo, Nhật Bản. Ông sinh trưởng trong một gia đình trồng rong biển. Ông sống sót sau sự tàn phá của Thế chiến thứ hai khi còn là một thiếu niên, điều mà ông nói đã để lại dấn ấn không phai mờ trong tâm trí và thúc đẩy hành trình giải quyết những nguyên nhân cơ bản của xung đột giữa con người.

Ở tuổi 19 thanh xuân, ông bắt đầu tu học Phật pháp theo Nhật Liên tông (日蓮宗; Nichiren-shū), một tông phái Phật giáo Nhật Bản, lấy tên của vị tổ sáng lập là Nhật Liên và gia nhập tổ chức thanh niên Phật tử Soka Gakkai, dẫn đến công việc suốt đời của ông là phát triển phong trào hoà bình toàn cầu của SGI và thành lập hàng chục tổ chức chuyên thúc đẩy hoà bình, văn hoá và giáo dục. Những thành tựu của ông được quốc tế vinh danh và có những người nổi tiếng ủng hộ như Orlando Bloom, ở quốc nội Nhật Bản, ông được mô tả là “một nhân vật gây tranh cãi” trong nhiều thập kỷ cho đến cuối thế kỷ 20 những thập kỷ 1990 liên quan đến tổ chức chính trị Đảng Công minh (公明党, Kōmeitō) do ông thành lập và là chủ để của những cáo buộc bôi nhọ trên các phương tiện truyền thông Nhật Bản.

Sau giữa thế kỷ 20, đầu những thập niên 1960, Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda lại tiếp tục bang giao quan hệ quốc gia Nhật Bản-Quốc và cũng để thiết lập mạng lưới giáo dục Soka (Soka education) tập trung vào giáo dục nhân văn và giao lưu quốc tế kể từ khi thành lập, gồm các trường từ cấp mầm non Mẫu giáo đến Đại học, đồng thời bắt đầu viết những gì sau này trở thành tác phẩm tiểu thuyết lịch sử nhiều tập của ông, “Cách mạng Nhân loại, về sự Phát triển của Soka Gakkai’ trong nhiệm kỳ cố vấn của Josei Toda” (The Human Revolution, about the Soka Gakkai’s development during his mentor Josei Toda’s tenure).

Năm 1975, ông thành lập Soka Gakkai International (創価学会, Sáng Giá Học hội Quốc tế; SGI). SGI là tổ chức giáo dân Phật giáo lớn nhất thế giới, với khoảng 12 triệu học viên Phật giáo Nichiren ở 192 quốc gia và khu vực. Nó đặc trưng cho bản thân như một mạng lưới hỗ trợ cho các học viên của Phật giáo Nichiren và một phong trào Phật giáo toàn cầu về “hòa bình, giáo dục và trao đổi văn hóa.” SGI là một tổ chức phi chính phủ (NGO) có tư cách tham vấn với UNESCO từ năm 1983.

Trong suốt những thập niên 1970, ông đã khởi xướng một loạt nỗ lực ngoại giao công dân thông qua giao lưu trao đổi văn hóa và giáo dục quốc tế vì hòa bình.

Kể từ những thập niên 1980, trong các đề xuất hòa bình thường niên đánh dấu kỷ niệm ngày thành lập SGI, từ đó ông liên tục kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân.

Tầm nhìn của Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda đã được Olivier Urbain mô tả vào năm 2010, sau đó Giám đốc Viện Hoà bình Toda do ông thành lập, được coi là “Chủ nghĩa Nhân văn Phật giáo không biên giới, nhấn mạnh đến tư duy tự do và phát triển cá nhân dựa trên tôn trọng sự sống”.

Thuở Sơ sinh và Sau đó
(Early life and background)

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda sinh ngày 2 tháng 1 năm 1928, tại Ōta, Tokyo, Nhật Bản. Ông là người con thứ năm trong gia đình có tám người con và sau đó nhị vị song thân phụ mẫu đã nhận nuôi thêm hai người con nữa là 10 người. Sự tàn phá và nỗi kinh hoàng vô nghĩa mà ông đã chứng kiến khi còn là một thiếu niên trong Đệ nhị Thế chiến đã khiến ông khơi dậy niềm đam mê suốt đời vì hoà bình.

Từ giữa thế kỷ 19, gia đình của ông đã nuôi thành công Rong biển Nori, tuy có màu xanh sậm nhưng rong Nori lại được xếp vào nhóm tảo đỏ, loại Rong biển ăn được ở Vịnh Tokyo.

Vào đầu thế kỷ 20, doanh nghiệp của gia đình ông là nhà sản xuất Rong biển Nori lớn nhất tại Tokyo. Sự tàn phá của Đại thảm họa động đất Kantō 1923 (関東大震災 Kantō daishinsai) là trận siêu động đất xảy ra tại vùng Kantō của Nhật Bản, khiến cơ sở kinh doanh của gia đình ông bị phá sản; Vào thời điểm ông ra đời, gia đình ông đang gặp khó khăn về tài chính.

Chiến tranh Trung – Nhật lần 2 (1937-1945) nổ ra, và anh cả của ông, Kiichim phải tòng quân lên đường nhập ngũ chiến đấu. Trong vòng vài năm, ba người anh trai khác của ông cũng phải tòng quân lên đường nhập ngũ chiến đấu.

Năm 1942, trong khi tất cả các anh trai của ông đều đang ở nước ngoài tại chiến trường Đông Nam Á Thế chiến thứ 2, phụ thân, cụ Nenokichi, đã lâm trọng bệnh và nằm liệt giường trong hai năm. Để giúp đỡ gia đình, ở tuổi thiếu niên 14, ông bắt đầu làm việc tại nhà máy sản xuất vũ khí Niigata Steelworks như một phần của đoàn lao động thanh niên thời chiến của Nhật Bản.

Vào tháng 5 năm 1945, tai hoạ khủng khiếp đã ập đến nhà của ông, đã bị hoả hoạn thiêu rụi trong một cuộc không kích của quân đồng minh, và gia đình của ông buộc phải di tản đến khu vực Ōmori của Tokyo.

Vào tháng 5 năm 1947, sau nhiều năm không nhận được tin tức gì từ người anh cả Kiichi, gia đình ông, đặc biệt là người mẹ hiền kính yêu của ông, được Chính phủ Nhật Bản thông báo rằng người anh cả Kiichi đã hy sinh trong trận chiến ở Myanmar.

Trong thời kỳ chiếm đóng sau chiến tranh (1945–1952), các Sử gia phải vật lộn với việc “Chiến tranh Đại Đông Á” (大東亞戰爭, Great East Asian War) và sự thất bại của Nhật Bản sẽ được ghi nhớ như thế nào, khi nhân dân Nhật Bản đang đấu tranh để sinh tồn và hiểu được những trải nghiệm của họ.

Tháng 8 năm 1947, ở tuổi thiếu niên 19, ông được một người bạn cũ mời tham dự một buổi thảo luận về Phật giáo. Tại nghị trường này, ông đã được bệ kiến Trưởng lão Josei Toda (1900-1958), nhà giáo dục, Chủ tịch thứ hai của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản. Kết quả của cuộc gặp gỡ này, ông đã bắt đầu tu học và thực hành Phật giáo Nichiren (日蓮仏教, Nhật Liên Phật giáo), một tông phái của Phật giáo Đại thừa dựa trên giáo huấn của Đại sư Nichiren (1222-1282) và ông chính thức gia nhập tổ chức Phật giáo Soka Gakkai. Từ đó, ông coi Trưởng lão Josei Toda như người cố vấn tinh thần của mình và đã trở thành Đoàn viên Điều lệ của Đoàn thanh thiếu niên Phật tử Soka Gakkai, sau đó kể lại rằng, ông đã ảnh hưởng Trưởng lão Josei Toda thông qua “Từ bi tâm sâu sắc đặc trưng cho mỗi lần tương tác giữa hai thầy trò.”

Sự nghiệp
(Career)

Ngay sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, vào tháng 1 năm 1946, ông nhận được việc làm tại Công ty In ấn Shobundo ở Tokyo. Vào tháng 3 năm 1948, ông tốt nghiệp Trường Thương Mại Tokyo và tháng sau đó, ông vào học trường ban đêm mở rộng của Taisei Gakuin (nay là Đại học Tokyo Fuji), nơi ông theo đuổi học tập chuyên ngành Khoa học Chính trị. Trong thời gian này, ông làm biên tập viên cho Tạp chí Thiếu nhi Shonen Nihon (Boy’s Life Japan), được xuất bản bởi một trong những công ty của Josei Toda.

Trong những năm tiếp theo, từ 1948-1953, ông làm việc cho nhiều doanh nghiệp thuộc sở hữu của công ty Josei Toda, bao gồm công ty xuất bản Nihon Shogakkan, hiệp hội tín dụng Tokyo Construction Trust và công ty thương mại Okura Shoji.

Lãnh đạo Thanh niên
(Youth leadership)

Năm 1953, ở tuổi trưởng thành, ông được bổ nhiệm trên cương vị một trong những thủ lĩnh của Đoàn Thanh niên Phật tử Soka Gakkai. Năm sau, ông được bổ nhiệm chức danh Giám đốc Văn phòng Quan hệ Công chúng của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản và sau đó trờ thành Chánh Văn phòng của tổ chức này.

Tháng 4 năm 1957, một nhóm thành viên của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai ở Osaka bị bắt vì bị cáo buộc phân phát tiền, thuốc lá và kẹo để ủng hộ chiến dịch chính trị của một ứng viên bầu cử địa phương (là thành viên của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai). Sau đó, ông bị bắt giam giữa trong tù hai tuần với cáo buộc là người lãnh đạo các hoạt động này. Vụ bắt giữ ông xảy ra vào thời điểm các ứng cử viên của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai đang được thành công ở cả cấp địa phương và quốc gia. Với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của phong trào tổ chức tự do này, các phe phái của tổ chức chính trị bảo thủ đã khởi xướng một loạt cuộc tấn công truyền thống vào tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, đỉnh điểm là vụ bắt giam giữ ông. Sau một phiên toà kéo dài đến năm 1962, ông được xoá bỏ mọi cáo buộc. tổ chức Phật giáo Soka Gakkai mô tả điều này như một chiến thắng trước chế độ chuyên chế tham nhũng, điều đã thúc đẩy phong trào này lên cao trào.

Trên Cương vị Chủ tịch của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai

Hai năm sau, Trưởng lão Josei Toda, Chủ tịch thứ hai của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai đã từ giã trần gian vào tháng 5 năm 1960, năm đó 32 tuổi, ông được bầu kế nhiệm Chủ tịch thứ hai của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai. Cuối năm đó, ông bắt đầu từng bước chân an lạc đó đây khắp các nước để xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai đang sinh sống và hoạt động Phật sự ở nước ngoài và mở rộng phong trào trên toàn cầu. Theo cách nói của ông, đây là “ý chí cho tương lai của Trưởng lão Josei Toda.” Trong khi tổ chức Phật giáo Soka Gakkai đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ tại quê nhà Nhật Bản sau Đệ nhị Thế chiến dưới sự lãnh đạo của Trưởng lão Josei Toda, đến đời Chủ tịch thứ ba, trên cương vị lãnh đạo tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, ông đã tiên phong trong việc mở rộng quốc tế thành tổ chức quy mô lớn, đa dạng nhất, Hiệp hội Cư sĩ Phật tử Quốc tế trên thế giới.

Sau khi trở thành Chủ tịch thứ ba của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, ông “tiếp tục nhiệm vụ do người sáng lập Soka Gakkai Tsunesaburo Makiguchi bắt đầu là kết hợp các ý tưởng và nguyên tắc của chủ nghĩa giáo dục thực nghiệm với các yếu tố của giáo lý đạo Phật.”

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda đã canh tân cải cách nhiều hoạt động của tổ chức, bao gồm cả phong cách chuyển hoá táo bạo được gọi là phong trào truyền giáo Shakubuku (đánh thức và thuyết phục), phong cách mà nhóm đã bị chỉ trích ở Nhật Bản. Ông đã nỗ lực “cải thiện hình ảnh của phong trào trước công chúng”. Tổ chức này “đã gây ra sự phản đối của công chúng vì chính sách tuyển dụng mạnh mẽ và cơ sở chính trị phát triển thật triệt để.” Đến nửa sau của thế kỷ 20, Soka Gakkai (創価学会, Sáng giá học hội) đã trở nên “Chín chắn thành một thành viên có trách nhiệm trong xã hội” dưới sự lãnh đạo của Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda trong khi “mối liên hệ của nó đang diễn ra với hoạt động cải cách chính trị được công chúng quan tâm”; cuối thế kỷ 20 những thập niên 1999, “sau đó đã tan biến sự công kích của giới truyền thông đối với Soka Gakkai (創価学会, Sáng giá học hội).”

Năm 1979, Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda từ chức Chủ tịch Soka Gakkai (ở Nhật Bản), nhận trách nhiệm về tổ chức có ý định chuyển hướng học thuyết chủ nghĩa Nhật Liên Chính tông (Nichiren Shōshū,日蓮正宗) và cùng với sự xung đột. Cư sĩ Hiroshi Hōjō kế nhiệm Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda làm Chủ tịch đời thứ tư của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản, và Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda được phong làm Chủ tịch Danh dự.

Theo Phó giáo sư nghiên cứu châu Á Daniel Métraux vào năm 1999, Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda tiếp tục được tôn kính như vị lãnh tụ tinh thần của tổ chức Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản.

Năm 1994, Phó giáo sư Daniel Métraux đã viết rằng: “việc tôn sùng Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda trên diễn đàn báo chí Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản khiến một số độc giả không phải là thành viên có ấn tượng rằng, Phật giáo Soka Gakkai, Nhật Bản không khác gì một sự sùng bái thần tượng cá nhân Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda”. Cùng năm đó, các nhà xã hội học Bryan Wilson và Karel Dobbelaere đã trích dẫn lý luận của các thành viên Hiệp hội Soka Gakkai Quốc tế (SGI – Soka Gakkai International): “Phát ngôn và hành động của Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda không đại diện cho thẩm quyền, hay quyền lực, hay kiến thức đơn thuần về cuộc sống, mà là những nỗ lực của ông ấy. . . chứng minh thông qua việc kể lại kinh nghiệm của chính bản thân, rằng mỗi cá nhân đều có tiềm năng trở thành một con người thực sự vĩ đại.”

Năm 2002, nhà xã hội học Maria Immacolata Macioti đã lưu ý: “Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda vị lãnh đạo SGI tuyệt vời đã được sự kính yêu – và theo một số nghiên cứu có thẩm quyền, được quá nhiều sự tôn kính”. Điều này đã gây ra sự chỉ trích trong nhiều năm.

Thành lập Giáo dục Soka

Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda là người sáng lập hệ thống học đường Soka (sáng tạo giá trị), hệ thống này áp dụng phương pháp giáo dục do Trưởng lão Cư sĩ Tsunesaburo Makiguchi (1871-1944), chủ tịch đầu tiên của phong trào Soka Gakkai, một nhà giáo lỗi lạc của Nhật Bản với những tư tưởng để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo học sinh, sinh viên. Lý thuyết giáo dục sáng tạo (Giáo dục Soka) của ông vẫn có giá trị thiết thực với nền giáo dục hiện nay. Đây là một hệ thống học đường phi giáo phái dựa trên lý tưởng bồi dưỡng tiềm năng sáng tạo độc đáo của mỗi học sinh và nuôi dưỡng đạo đức hoà bình, cống hiến xã hội và ý thức toàn cầu. Hệ thống học đường trải dài từ Mầm non Mẫu giáo đến Cao học và bao gồm một trường Đại học ở Tokyo, Nhật Bản và một trường khác ở California, Hoa Kỳ.

Đối thoại: Nền tảng của Hoà bình

Là người triệt để ủng hộ việc đối thoại là nền tảng của hoà bình, Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda đã theo đuổi đối thoại với nhiều nhà lãnh đạo, học giả và cá nhân trên khắp thế giới liên quan đến nhiều lĩnh vực hoà bình, văn hoá và giáo dục. Để nâng cao tầm nhìn thúc đẩy đối thoạ và đoàn kết vì hoà bình, ông đã thành lập một số Viện nghiên cứu độc lập, phi lợi nhuận nhằm phát triển sự hợp tác đa văn hoá, liên ngành trong các vấn đề đa dạng hoá. Hiệp hội Hòa nhạc Min-On và Bảo tàng Nghệ thuật Tokyo Fuji (東京富士美術館) thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các nền văn hoá khác nhau thông qua nghệ thuật.

Hoà bình thông qua sự chuyển hoá nội tâm

Nguyên lý trung tâm tư tưởng của Trưởng lão Cư sĩ Daisaku Ikeda và của Phật giáo là phẩm giá cơ bản của cuộc sống, một giá trị mà ông coi là chìa khoá dẫn đến hoà bình vĩnh cửu và hạnh phúc của con người. Theo quan điểm của ông, cuối cùng hoà bình toàn cầu dựa vào sự chuyển hoá tự định hướng trong cuộc sống của cá nhân, thay vì chỉ dựa vào cải cách xã hội hoặc cơ cấu. Ý tưởng này được thể hiện ngắn gọn nhất trong một đoạn tác phẩm của ông “Cuộc cách mạng của Nhân loại” (The Human Revolution), tác phẩm của ông về lịch sử và lý tưởng của Soka Gakkai: “Một cuộc cách mạng vĩ đại của nhân loại chỉ trong mỗi cá nhân sẽ giúp đạt được sự chuyển hoá trong vận mệnh của một quốc gia và hơn nữa, sẽ cho phép thay đổi vận mệnh của toàn nhân loại”.

Dưới thời Đệ tam giáo chủ là Ikeda Daisaku, Soka Gakkai càng lan rộng cho. Theo số liệu do chính giáo hội thu thập thì vào thế kỷ 21 Soka Gakkai có 12 triệu tín đồ rải rác trên 192 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ikeda đã thành công biến giáo hội thành một tổ chức chính thống trong xã hội Nhật sau ba thập niên 1950-1960-1970 bị nghi kỵ và đả kích. Từ năm 1952 đến năm 1991, nó đã có chung một liên kết với giáo phái Phật giáo Nichiren Shōshū.

Về mặt chính trị Komeito (Công Minh Đảng), một chính đảng ở Nhật có liên hệ mật thiết với Soka Gakkai. Đảng này tham gia chấp chính năm 1999, thời chính phủ Obuchi Keizō.

Việt dịch và tổng hợp: Thích Vân Phong

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường