Tác giả: 채문기
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 법보신문
Tại Đại Hàn Dân quốc, một cuộc khảo sát cho thấy 42% người không theo tôn giáo nào, họ đã chọn đạo Phật là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất mà họ muốn tin tưởng trong tương lai. Ngoài ra, những người theo đạo Phật có tỷ lệ từ bỏ tôn giáo thấp nhất. Kết quả ‘Khảo sát nhận thức tôn giáo Hàn Quốc’ của Viện nghiên cứu dữ liệu rất đáng quan tâm vì chứng minh rằng có mức độ yêu thích và tin tưởng đối với đạo Phật rất cao, không chỉ trong giới phật tử mà trong công chúng nói chung.
Kể từ những thập niên 2010, tại Hàn Quốc số lượng người không theo tôn giáo tiếp tục gia tăng, và có thể điều này thấy rõ hơn khi nhìn vào sự thay đổi về dân số theo tôn giáo từ những cuộc thăm dò ý kiến của ‘Thống kê Hàn Quốc/ Gallup Korea’.
Những thập niên 1980, có nhiều người không theo tôn giáo (57,4%, 56%), nhưng từ những thập niên 1990 (49,3%, 53%) đến đầu những năm 2000 (46,5%, 47%), số lượng người không theo tôn giáo giảm dần đáng kể.
Đây là kết quả của những tầng lớp trung lưu trở lên, họ sùng kính tín ngưỡng tôn giáo hơn khi vào thời điểm nên kinh tế ổn định. Vào thời điểm này, trong thế giới tôn Phật giáo, các buổi pháp hội tuyên dương Diệu pháp Như lai, những lớp học giáo lý, các khoá tu tập thiền định, rất thịnh hành.
Tuy nhiên, 5 năm sau, trong cuộc khảo sát năm 2015 của Cục Thống kê Hàn Quốc, số người không theo tôn giáo đã tăng lên 56,1% và trong cuộc khảo sát năm 2014 của ‘Thống kê Hàn Quốc/ Gallup Korea’, số người không theo tôn giáo là 50%.
Mặc dù có một số khác biệt tuỳ theo các tổ chức thăm dò dư luận, nhưng số người không theo tôn giáo hiện đang ở mức 63%. Vì hiện tượng không theo tôn giáo là xu hướng toàn cầu, vì thế số người không theo tôn giáo trong tương lai có thể còn tăng thêm. Đây là lý do tại sao việc thiết lập chi tiết một chiến lược truyền giáo, nhắm vào những người không theo tôn giáo là điều cấp thiết.
Kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên cứu Dữ liệu thực hiện, cho thấy những người không theo tôn giáo nào, thì họ chọn đạo Phật là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất mà họ yêu mến và tin tưởng nhất. Điều này là do khi chúng ta so sánh và xem xét kết quả khảo sát của một tổ chức Cơ Đốc giáo, với kết quả khảo sát của nhiều tổ chức khác nhau, bao gồm cả cộng đồng tôn giáo, chúng ta có thể biết mình nên hướng tới điều gì.
Thứ nhất, hãy nhìn vào mức độ yêu mến và tin tưởng. Trong một cuộc khảo sát năm 2008 về niềm tin tôn giáo của Trung tâm Phong trào Đạo đức Kitô giáo, Công giáo La Mã xếp hạng cao nhất với 35,2% và Phật giáo xếp thứ hai với 31,1%. Tuy nhiên, xét về mức độ yêu mến và tin tưởng thì đạo Phật chiếm tỷ lệ cao nhất với 31,5%, Công giáo La Mã là 29,3% và đạo Tin lành là 20,6%. Trong cuộc khảo sát năm 2011 về niềm tin tôn giáo của Viện Nghiên cứu Xã hội tương lai Phật giáo, Công giáo La Mã xếp hạng cao nhất với 29,2% và Phật giáo xếp thứ hai với 28%. Ở đây điều đáng quan tâm là không có sự khác biệt đáng kể về niềm tin vào Công giáo La Mã và đạo Phật.
Khả năng yêu mến và tin tưởng như thế nào? Theo phân tích toàn diện đầy ý nghĩa về chỉ tiêu tôn giáo của ‘Thống kê Hàn Quốc/ Gallup Korea’. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát với tiêu đề ‘Tôn giáo Hàn Quốc và Nhận thức về Tôn giáo (1984-2004)’. Trong khoảng thời gian 20 năm, tôn giáo phổ biến nhất đối với những người không theo tôn giáo là đạo Phật. Đặc biệt, trong cuộc khảo sát năm 2014, tỷ lệ yêu mến và tin tưởng đạo Phật là 37%, nhưng trong giới trẻ (25 – 29 tuổi) là 45,5%, cho thấy sự chênh lệch quá lớn so với Công giáo La Mã (15,3%) và đạo Tin Lành (8,4%).
Theo khảo sát năm 2015, đạo Phật (25%) được mến yêu và tin tưởng hơn nhiều so với Công giáo La Mã (18%) và đạo Tin lành (10%). Chỉ theo khảo sát của ‘Thống kê Hàn Quốc/ Gallup Korea’, trong 30 năm qua, đạo Phật là tôn giáo phổ biến nhất đối với những người không theo tôn giáo.
Kể từ đó, sự phổ biến đạo Phật có giảm sút so với Công giáo La Mã không? Năm 2023, được đánh giá thông qua theo kết quả nghiên cứu Khảo sát Nhận thức Tôn giáo Hàn Quốc. Theo cuộc khảo sát năm 2022, Phật giáo đứng đầu (52,5 điểm), tiếp theo là Công giáo La Mã (51,3) và đạo Tin lành (33,3). Mặc dù Công giáo La Mã nổi bật có thẻ thấy sự ưa chuộng đối với đạo Phật không có nhiều thay đổi.
Trong lịch sử Hàn Quốc nếu có một tôn giáo đã phát triển thành một nền văn hoá vàng son rực rỡ, nhờ vào sự hợp tác của quần chúng nhân dân thì đó chính là đạo Phật.
Trừ khi các bạn là một người cực đoan, ngay cả những người theo tôn giáo hay không tín ngưỡng tôn giáo cũng cảm thấy quen thuộc với đạo Phật. Đây là ‘sức mạnh của văn hoá’. Và mọi người từ ‘ứng dụng thực tiễn’ từ ‘giáo lý quý báu của Đức Phật’, họ được khuyến khích rằng không sở hữu bất thứ gì và thực sự không có gì cả. Lý do khiến những người theo tôn giáo bị hấp dẫn thu hút bởi đạo Phật hơn là Công giáo La Mã hay đạo Tin Lành, có thể là do bị cuốn hút mãnh liệt bởi truyền thống độc đáo của đạo Phật và ứng dụng thực tiễn giáo lý quý báu của đạo Phật.
Nhưng khả năng thích ứng luôn linh hoạt. Đặc biệt khi niềm tin bị phá vỡ, thiện chí sẽ nhanh chóng biến mất. Niềm tin có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào những thay đổi trong hệ thống tôn giáo, sự minh bạch tài chính của các cơ sở tự viện tôn giáo trong các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tập đoàn trực thuộc cũng như các hoạt động xã hội.
Đặc biệt, phẩm giá của các nhà lãnh đạo tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn. Khi xảy ra sự cố làm tổn hại đến danh tiếng của tập thể, niềm tin bị phá huỷ và phải mất nhiều công sức, thời gian để xây dựng lại niềm tin đó.
Theo khảo sát của nhiều tổ chức dư luận xã hội, đạo Phật vẫn giữ vị trí số một về mức độ yêu mến và tin tưởng trong gần bốn mươi năm qua. Niềm tin cũng không giảm sút đáng kể so với các tôn giáo bạn. Có thể được biết đây là kết quả của việc xem xét chiến lược, phù hợp với trình độ công chúng mà không làm mất đi bản sắc đạo Phật. Nhưng chúng ta không nên tự mãn. Chúng ta cần tư duy nhiều hơn. Điều này là do sự tin tưởng và thiện cảm đối với tất cả các tôn giáo đang giảm sút.
Tác giả: 채문기
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: 법보신문
Bình luận (0)