Trang chủ Bài viết nổi bật Giới trẻ Hàn Quốc đến với đạo Phật thông qua các mạng xã hội

Giới trẻ Hàn Quốc đến với đạo Phật thông qua các mạng xã hội

Tính cách sáng tạo âm nhạc của Nhà sư Youn Sung-ho đã thu hút được nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc. Và nhân vật này đã làm tăng sự quan tâm của giới trẻ Hàn Quốc đối với Phật giáo.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195
Tính cách sáng tạo âm nhạc của Nhà sư Youn Sung-ho đã thu hút được nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc. Nhân vật này đã làm tăng sự quan tâm của giới trẻ Hàn Quốc đối với Phật giáo.

Bộ Hành chính và An toàn Hàn Quốc công bố số liệu thống kê dân số theo chứng minh thư. Tính đến ngày 31/12/2020, dân số Hàn Quốc đạt 51.829.023 người, giảm 20.838 người (0,04%) so với cuối năm trước. Sự sụt giảm dân số được phân tích là bởi trong năm 2019, số trẻ sơ sinh lần đầu tiên trong lịch sử thấp hơn số người tử vong, dẫn tới hiện tượng dân số giảm tự nhiên.

Đây là lần đầu tiên dân số Hàn Quốc theo đăng ký giảm, trong vòng 10 năm qua, mặc dù tỷ lệ tăng dân số liên tục giảm nhưng dân số Hàn Quốc vẫn nhích lên từng chút một. Tỷ lệ tăng dân số năm 2009 là 0,47%, năm 2010 tăng lên 1,49%, nhưng sau đó lại giảm dần, đặc biệt giảm nhanh sau năm 2016. Tỷ lệ tăng dân số năm 2018 là 0,09%, năm 2019 là 0,05%. Kết quả là tới năm 2020, dân số Hàn Quốc lần đầu tiên trong lịch sử ghi nhận giảm.

Trong nhiều năm qua, niềm tin tôn giáo đã giảm nhiều. Theo thống kê năm 2021, chỉ 22% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 20 đến 29 được xác định là có tôn giáo. Năm 2004, con số đó là 45%. Số liệu thống kê này theo tổ chức dữ liệu Gallup có trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ.

Nhưng điều này có thể đang thay đổi. Phương tiện truyền thông xã hội đang thúc đẩy giới trẻ quan tâm đến Phật giáo ngày càng tăng.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Gioi tre Han Quoc den voi dao Phat thong qua cac mang xa hoi 1

NewJeansNim, một diễn viên hài và DJ, tên thật là Youn Sung Ho, biểu diễn tại lễ hội thắp đèn lồng hàng năm trong trang phục nhà sư, ở Seoul, Hàn Quốc vào ngày 12 tháng 5 năm 2024. (Ảnh AP/Công viên Juwon)

Nhà sư Youn Sung-ho, 47 tuổi, có nghệ danh NewJeansNim, vốn là diễn viên hài chuyển sang hoạt động ở lĩnh vực âm nhạc là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này. Thay vì tụng kinh, nghe giảng pháp trong một không gian thanh tịnh, ‘nhà sư EDM’ NewJeansNim lại chơi nhạc EDM kết hợp với các thông điệp Phật giáo để thu hút giới trẻ Hàn.

Nhà sư Youn Sung-ho cho biết, Ông đã nhận được sự ủng hộ từ thế hệ trẻ với tư cách là một tu sĩ Phật giáo.

Ông đã hóa thân nhân vật nghệ sĩ này vào năm 2023 khi đang biểu diễn nghệ thuật âm nhạc tại một buổi Quốc lễ Phật đản PL.2567 – DL.2023.

Ông mặc Hanbok, trang phục truyền thống của Hàn Quốc, rất đặc trưng, trông giống như áo choàng của nhà sư. Ông cho biết lip video buổi diễn đã nhận được hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội.

Khi hóa thân nhân vật nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc, ông cẩn thận xây dựng tính cách của mình trong khi tìm kiếm sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Phật giáo Hàn Quốc. Mục tiêu của ông là cân bằng văn hóa đại chúng với ánh đạo vàng từ bi trí tuệ, giáo lý đạo Phật được phổ cập trong công chúng.

Tính cách sáng tạo âm nhạc của Nhà sư Youn Sung-ho đã thu hút được nhiều thanh thiếu niên Hàn Quốc. Và nhân vật này đã làm tăng sự quan tâm của giới trẻ Hàn Quốc đối với Phật giáo.

Anh Kwon Dohyun, một sinh viên đại học đã tham dự buổi lễ và anh cho biết, rất vui khi được xem Nhà sư Youn Sung-ho, với nghệ danh NewJeansNim biểu diễn. Anh nói với Associated Press “Không phải kiểu tóc này rất hợp với thời trang sao?”. Anh nói thêm rằng sự quan tâm của anh đối với Phật giáo cũng xuất phát từ tính toàn diện và cởi mở của Phật giáo.

Ông nói: “Mọi người nghĩ đây là Phật giáo, nhưng những gì tôi đang làm bây giờ thì ngược lại”.

Đại đức Beomjeong, nhà sư trẻ hiện có tài khoản Instagram với tên gọi kkot seunim (thầy tu hoa) để chia sẻ về đời sống tu hành, với gần 30.000 người theo dõi, đa phần là giới trẻ trong độ tuổi 20-30. Mỗi bài đăng của sư thầy thu hút hàng nghìn lượt yêu thích, bình luận, ông hoạt động tích cực trên Instagram, nơi ông giao tiếp với cả những người theo đạo Phật và những người tôn giáo bạn hoặc không tôn giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Gioi tre Han Quoc den voi dao Phat thong qua cac mang xa hoi 2

NewJeansNim, một diễn viên hài và DJ, tên thật là Youn Sung Ho, tạo dáng trong cuộc phỏng vấn với Associated Press ở Seoul, Hàn Quốc, vào ngày 7 tháng 5 năm 2024. (Ảnh AP / Ahn Young-joon )

Đại đức Beomjeong thường chia sẻ những bức ảnh của ông, kèm theo những mô tả về giáo lý quý báu của đức Phật và những cảm nghĩ của mình.

Đại đức Beomjeong nói: “Mọi người nghĩ rằng các nhà sư được cho là cao quý, họ sinh hoạt phật sự trên núi rừng, họ được cho là những bậc thanh tịnh cao khiết hơn bất kỳ ai khác”. Ông nói thêm rằng, với hy vọng sẽ thay đổi quan điểm xung quanh các nhà sư Phật giáo ở Hàn Quốc thông qua mạng truyền thông xã hội.

Ông cho biết, ông đã nhận được nhiều tin nhắn hỏi những câu hỏi đơn giản về phật pháp. Chúng bao gồm: Đã là nhà sư cần phải ăn chay? Các nhà sư có kết hôn được không? Ông được câu hỏi hóc búa: “Thầy ơi! Em sẽ cưới thầy làm chồng được chứ?”

Đại đức Beomjeong cho biết, với mong muốn câu trả lời của mình phải minh bạch nhưng được diễn đạt nghiêm túc. Ông nói, “Tôi kể nó như thế này”.

Đại đức Beomjeong và nhà sư Youn Sung-ho đồng nói rằng, những nỗ lực của họ nhằm thu hút thế hệ trẻ biết đến đạo Phật, đã khiến họ dễ bị chỉ trích.

Đại đức Beomjeong cho biết, các nhà sư Hàn Quốc có quan điểm rằng một nhà sư không nên chia sẻ hình ảnh của mình trên mạng xã hội và sử dụng Instagram.

Nhưng nhà sư Youn Sung-ho cho biết, những lời chỉ trích như thế đến từ những người không đồng tình với những cách tân. Ông nói thêm rằng thế hệ trẻ “những người mong muốn và yêu thích những điều thú vị mới mẻ, các thanh thiếu niên rất hoan nghênh và yêu thích nó”.

Đại đức Beomjeong cho biết, ông rất vui khi được coi là có ảnh hưởng rất tích cực, nếu điều này có nghĩa là chia sẻ thông điệp từ bi, trí tuệ đạo Phật với công chúng.

Ông nói: “Tôi không biết trở thành người có ảnh hưởng nghĩa là gì, nhưng nếu tôi có thể khiến nhiều người khi xem, nghe những gì tôi nói, tôi biểu diễn thì tôi trở thành người có ảnh hưởng”.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: learningenglish.voanews.com

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường