Trang chủ Bài viết nổi bật Kinh doanh theo nguyên tắc đạo đức Phật giáo

Kinh doanh theo nguyên tắc đạo đức Phật giáo

Lời dạy của đức Phật khuyến khích từ bi tâm, giúp đỡ đồng loại trong các hoạt động nhân sinh. Kinh điển Phật giáo nhấn mạnh việc thực hành phát triển bền vững về mặt đóng góp tài chính cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, vì hạnh phúc của tha nhân.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Lời dạy của đức Phật khuyến khích từ bi tâm, giúp đỡ đồng loại trong các hoạt động nhân sinh. Kinh điển Phật giáo nhấn mạnh việc thực hành phát triển bền vững về mặt đóng góp tài chính cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, vì hạnh phúc của tha nhân.

Tác giả: Sneha Santra
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: opportunityindia.com

 

Trong cuộc sống, mọi người, các doanh nhân thường tập trung tìm kiếm các mô hình, chiến lược kinh doanh để quản lý doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất, có lợi nhất. Tuy nhiên, làm sao để việc có lợi đó cho bản thân nhưng hài hòa với lợi ích cộng đồng?

Thế hệ Millennials đang ứng dụng lời dạy của đức Phật vào hoạt động kinh doanh, để hiểu rõ hơn về những cách thức mới có hiệu quả hơn, để đạt được thành công trong lĩnh vực kinh tế thương mại cần tìm hiểu về mô hình quản lý dựa trên nền tảng giáo lý đạo Phật.

Quản lý học Phật giáo có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực quan trọng của doanh nghiệp như lãnh đạo, quản lý, quan hệ khách hàng/mối quan hệ khách hàng, …

Dưới đây là một số bài học quý giá từ lời dạy của đức Phật, có thể ứng dụng trong thực tiễn trong kinh doanh, để đạt được thành công trong cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lam sao cac Doanh nhan ket hop bai hoc cua duc Phat vao viec kinh doanh cua ho 1

Làm thế nào các Doanh nhân có thể đưa pháp vào nghệ thuật đàm phán?

Quản trị Tổ chức (Organisational Management)

Bản chất của kinh doanh là quản trị tốt. Lời dạy của đức Phật hỗ trợ việc lập kế hoạch kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực hiệu quả, đảm bảo mức độ hài lòng cao cho khách hàng. Điều này giúp đạt được các mục tiêu của tổ chức và giúp quản trị kinh doanh.

Thiền Vipassana (còn được gọi là thực hành chính niệm) là một trong những hình thức thiền cổ xưa nhất trên thế giới, bắt nguồn từ chính phật pháp, giúp người hành thiền giảm căng thẳng, nhận thức sự việc tỏ tường hơn…, đang được nhiều tập đoàn, công ty trên khắp thế giới ứng dụng thực tiễn để xoa dịu tâm trí, phát triển trí tuệ cảm xúc, nhằm có được một cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp thành đạt.

Đạo Phật cũng dạy cách doanh nhân, doanh nghiệp kiến tạo một môi trường không sợ quyền uy thế lực và nhân viên cảm thấy thoải mái khi thảo luận về bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào có thể phát sinh.

Quản lý Xung đột (Conflict Management)

Phật giáo khuyến khích sự chung sống hòa bình và hoà hợp. Quản lý Xung đột (Conflict Management) là một phần quan trọng của quản lý doanh nghiệp. Theo Giáo lý căn bản nhất của đạo Phật, Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế (cattāra-ariya-sacca), tức là bốn sự thật rốt ráo về khổ, sự thật về nguyên nhân khổ, sự thật về diệt khổ, sự thật về con đường diệt khổ. Bất kỳ vấn đề hoặc xung đột nào cũng có liên quan đến một số lý do thực tại của nó.

Nguyên nhân xung đột phải được đánh giá và tìm hiểu đầy đủ để tìm ra giải pháp phù hợp. Khi các bạn đã hiểu thấu rõ về nguyên nhân cội rễ, giải pháp và phương pháp tốt nhất, có thể được tư duy để đưa ra giải pháp thực hiện để giải quyết xung đột, mà không làm tổn thương những người liên quan.

Các doanh nhân, doanh nghiệp có thể ứng dụng thực tiễn khái niệm quản lý xung đột này, bởi nó nhấn mạnh đến sự hòa hợp, hòa giải nhóm trong tổ chức để đạt được kết quả như mong đợi. Nó coi thông tin sai lệch là nguyên nhân sâu xa của xung đột, cách tốt nhất để tránh xung đột là khuyến khích giao lưu hài hòa giữa mọi người.

Điều này sẽ giúp mang lại sự hài lòng cho nhân viên, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ giữ chân nhân viên.

Quản trị tài chính (Financial management)

Nguyên tắc của việc kiếm tiền phải được thực hiện bằng phương tiện đạo đức. Giáo lý của đức Phật đã hướng dẫn các nhà sư sống trong Tăng già hòa hợp thanh tịnh, đi theo con đường dẫn đến giác ngộ, bằng cách với đời sống thiểu dục tri túc, không quan trọng quá vấn đề tiện nghi vật chất, nhưng Ngài vẫn khuyến khích mọi người làm việc vì sự an lạc hạnh phúc của gia đình họ trước tiên, sau đó mới tham gia vào hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lam sao cac Doanh nhan ket hop bai hoc cua duc Phat vao viec kinh doanh cua ho 2

Kinh Giáo Thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda Sutta) tuyên thuyết về việc quản trị tài chính và kinh doanh một cách đúng đắn và đạo đức nhân văn. Nội dung trong bản kinh này cũng đề cập đến việc thu nhập của một người nên được chia thành bốn phần, trong đó một phần sẽ được tiêu dùng, hai phần được tái đầu tư và phần còn lại được tiết kiệm cho tương lai. Vì thế, hướng dẫn các doanh nhân trong quản trị tài chính.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR)

Đức Phật dạy: “Hãy thắp sáng ánh quang minh trí tuệ, ánh sáng trí tuệ soi đường dẫn bước cho chính mình và cho mọi người”. Lời của đức Phật khuyến khích từ bi tâm và giúp đỡ đồng loại. Kinh điển Phật giáo đã nhấn mạnh việc thực hành phát triển bền vững về mặt đóng góp tài chính cho các mục tiêu phúc lợi xã hội.

Các doanh nhân, doanh nghiệp thực hiện chiến lược này thông qua Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), để mang lại lợi ích chung cho xã hội, cuối cùng đảm bảo tính bền vững và phát triển thịnh vượng trong hoạt động kinh doanh.

Tác giả: Sneha Santra
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: opportunityindia.com

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường