Đồ mã

Đồ mã chính Khổng phu tử cũng không dùng nên ngài phải nói những câu "bất nhân, bất tri" để phá ngu cho hậu học (Lễ kỷ). Phật giáo cũng thế, Phật tổ bảo thầy Đại Mục Kiều Liiên về việc 15 tháng 7 kỳ nguyện cho thất thể phụ mẫu, chỉ nói dùng đồ thật cúng dường Chư tăng, nào có nói gì đồ mã (Kinh Vu Lan Bồn). Vậy bà con ta vẫn tự khoe là đệ tử họ Khổng, tín đồ nhà Phật, mà lại dùng cái lễ các ngài không dùng, thế có nên không?

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Đồ mã chính Khổng phu tử cũng không dùng nên ngài phải nói những câu “bất nhân, bất tri” để phá ngu cho hậu học (Lễ kỷ). Phật giáo cũng thế, Phật tổ bảo thầy Đại Mục Kiều Liiên về việc 15 tháng 7 kỳ nguyện cho thất thể phụ mẫu, chỉ nói dùng đồ thật cúng dường Chư tăng, nào có nói gì đồ mã (Kinh Vu Lan Bồn). Vậy bà con ta vẫn tự khoe là đệ tử họ Khổng, tín đồ nhà Phật, mà lại dùng cái lễ các ngài không dùng, thế có nên không?

Tác giả: Nhàn Vân Đình – Trần Duy Vôn

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ Số 103

Nước nào cũng thế, văn minh đã tiến lên bao nhiêu, thì dã man phải sụt lùi xuống chừng ấy, đó cũng là một cái công lệ của trò thiên diễn vậy. Nước ta lâu nay hấp thụ được những phong trào mới bên Âu bên Mỹ truyền sang, dân trí ngày một mở mang, đối với giấc mộng mơ vàng mê muội nghìn xưa, hiện cũng đã đôi ba phần cắt được cái màng vô-minh mà đưa tầm con mắt mở rộng trên con đường giác ngộ.

tapchinghiencuuphathoc.vn do ma 2

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Ảnh: St

Tức như một việc hô hào tẩy chay đồ mã, đủ làm cho ta chứng nghiệm. Cái thuyết mới mẻ ấy không một hội Bắc kỳ Phật giáo nào chủ trương trên mấy tờ Đuốc tuệ đâu. Trước hết là Chủ Thiếu Vi văn Định thi hành ở hạt Thái-bình. Và sau hồi cải cách ở Huế, Nam-triều cũng có thôi đồ mã về việc tế tự. Hiện nay các báo cũng đã ra sức cơ động muốn bài-trừ kỳ tới kết quả.

Nguyên nước Tàu về đời thượng cổ, người chết thì đem củi bỏ lại rồi tảng giữa bồng sông bông quạnh, không phong phần, không cây làm ghi (dịch). Đến đời vua Hoàng đế (2079, trước tây lịch) cử ông Xích Tương làm Mộc chính, mới chế ra quan quách (Sử ký).

Cái lễ đối với người chết ngày một thêm hậu, nhà Hạ (2205, Tr. T L.) lại nặn đất ngói làm cỗ bàn,lấy tre và gỗ làm các khí cụ như đàn sáo, chuông, khánh, gọi là Minh khí đề chôn theo với người chết, nên cũng gọi là Quỷ khí là cái đồ dùng của thần minh ma quỷ. (Lễ ký). Nguyên lai dùng đồ mã là tự đó.

tapchinghiencuuphathoc.vn do ma 1

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Ảnh: St

Thay nhà Hạ là nhà Ân, (1765, Tr. T. L.) đời này lại thượng chất mà không thượng trung như trước, vì thế không chân Minh khí mà lại chôn Tế khí là đồ thật cả. (Lễ kỷ).

Số người sinh sản càng ngày càng nhiều, các thứ thực dụng cần phải để cung đốn cho người sống. Vì thế nhà Chân (1122, Tr. T. L.) lại phải chia làm hai bậc, quý và tiện.

Bậc quý là đại phu lên đến thiên tử, được kiềm dùng củ Quỷ khí và Tế khí. Bậc tiện là sĩ-phu xuống đến thứ dân, thì chỉ được dùng một Quỷ khí. (Châu lễ).

Chán cho cái chính thể quân chủ áp chế ở Triều Châu, tiết kiệm thì bắt dân phải theo hạ lễ, mà tự người trên lại thêm xa hoa tàn nhẫn. Thậm chí bình nhật vua mà yêu vợ nào, quý con nào. kẻ thị dụng nào sau khi vua chết là đều bị chôn sống theo vua, gọi là tuẫn táng. Tục này không riêng một thiên tử mà các vua chư hầu cũng đều thế cả.

Tả truyện có chép: “Năm Văn công thứ 6, Tần Mục cũng là Hiếu nhân chết, ba anh em họ Tử-xa bị chôn sống. Người nước tỏ lòng thương, nhân làm ra thơ Hoàng điều”.

Hoàng điều thuộc về Tần phong, trong thơ đại khái nói : “Ai theo Mục công mà chết? ba anh em họ Tử xa là Yềm Lức, Trọng Hành và Chàm Hồ, ba người mà tài đức gấp trăm nghìn người. Trời ơi! Sao nỡ giết sống. Phỏng mà chuộc được, ba trăm người chúng tôi xin vui vẻ chết thay”.

Ôi dã man còn gì bằng 1 người đời đã biết cái thói chôn sống người là vô nhân đạo, mà phải gào trời như thế, lẽ tất nhiên là phải tìm vật khác thay vào. Nhân mới chế ra sô linh là một thứ người làm bằng cỏ.

Bằng cỏ thì không có gì là mỹ thuật, nhân lại chế ra bằng gỗ là mộc ngẫu, hay gọi là Dũng liệt tử thiên khang vẫn chép “ Mộc ngẫu có từ đời Châu Mục vương (1001, Tr. T. L.) do người tên là Yên sự chế ra.”

Ác cảm với người gỗ đức Khổng có bảo: “kẻ nào tạo ra bộ dìn là bật nhân”. (Lễ kỷ vi dũng giả bất nhân). Thầy Mạnh lại cũng bảo: “Ai dùng bộ dìn là người tuyệt tự . (Mạnh tử tác dũng giả kỳ vô hậu hồ).

Đời Hán trở lại, những phải thượng lưu tri thức ai cũng công nhận đức Khổng thầy Mạnh là ông thầy hướng đạo về Nho giáo. Với việc làm Mộc ngẫu đẻ cung người chết, hai ngài đã cự tuyệt bằng lời đau đớn thảm thiết, thì ai còn dùng cái trò xấu xa ấy nữa.

Thôi lại quay về cái đời dùng đồ thực cả, thị tì rằng thiếp, tiền bạc, đồ ăn thức chơi, là đều đưa ra mộ. Song người không tuẫn táng, cho lưu cự ở đó. Muốn nghi vệ hơn, trên mộ lại đục Phỗng đá, voi đá và dê đá để thờ.

Tới Hán Hoà đế năm Nguyên hưng nguyên niên (105) ông Thái Luân bắt đầu lấy vỏ cây gió và rẻ rách lưới rách chỉ ra giấy. (Hán ký). Vì đã có giấy, ông Vương Dư lại chế ra vàng bạc tiền giấy để thay tiền thật trong lúc tang ma tế tự.

Pháp uyển châu lâm chép: “tiền giấy xuất lực quan Trường sử nhà Đường là Vương Dư dùng để tế tự”. Truyện ông Vương Dư ở Đường thư có nói: từ đội Hán trong việc tang ma vẫn dùng tiền thật chôn với người chết, tới nay Vương Dư mới dùng tiền giấy a.

Thông giảm cương mục cũng chép: “đời Đường Huyền tôn năm Khai nguyên 26 (737) vì nhà vua mê thuật quỷ thần, dùng Vương Dư làm Thái thường bác sĩ coi việc thiếu đột tiền giấy trong khi cúng tế”.

Tiền giấy đã có, thì thằng quít con sen bằng giấy cũng có, đấy là món thay cho người gỗ hay người sống mà gọi “hình nhân thế mạng”.

Không những thế, lại trăm nghìn vật khác bằng giấy cũng gọi là minh khi mà đồng thời xuất hiện. Mê man, thành thử toàn thể dân Tàu đua chuộng đồ mã.

Lúc đó Phật giáo hiện đương thịnh hành ở Tàu, người Tàu tìm cách lợi dụng cho mã được phổ cập. Nhân ngày tự tử là 15 tháng 7, tục nước lễ Trung nguyên, nhà sư là Đạo tạng vào triều yết kiến vua Đường, Đại tôn (762) mà rằng:

Tôi nghe hôm nay là ngày vua Diêm vương ở âm giới xét định họa phúc cho các tội phạm, xin bệ hạ thông sức dân gian phải dùng minh cụ là các đồ mã, khẩn rồi đốt đi đề vong nhân dùng”. (Kinh Đạo tạng). Thế là đồ mã chiến thắng cả hai tôn giáo mà đưa chân lý vùi xuống vực sâu vô đề vậy.

tapchinghiencuuphathoc.vn do ma 3

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa. Ảnh: St

Không lâu, với đồ mã người Tàu lại có ý chán, hàng mã không tiêu mấy, cái nghề gia truyền của họ Vương gần bị thất nghiệp. Bởi đó con cháu họ Vương phải hết sức chấn hưng, sách Trực ngôn cảnh giáo chép:

Vương Luân dòng dõi Vương Dư là nhà làm đồ mã ở đời Ấn độ. (948) vì muốn cho khỏi nỗi ế hàng, liền thông mưu với một người bạn bằng kế bí mật. Số là người bạn giả cách đau ốm cho làng bản đều biết, nằm ba hôm sau có tin bảo là chết, hiện đã bỏ vào quan tài chỉ đợi ngày tốt là an táng.

Kỳ thực người ấy vẫn sống mà khỏe, tuy ở trong quan nhưng vẫn có lỗ trống để thở, và đưa cơm nước ăn uống. Gần ngày cất đám, Vương Luân đưa vàng bạc mũ mã và hình nhân đến lễ tam phủ cầu cho người bạn hoàn hồn sống lại.

Chà chà linh thay 1 quan tài tự nhiên rung động làm cho ai nấy mười mắt trong một. Mở ra, người bạn quả lại sống. Cám ơn Vương Luân, người ấy thuật lại cho công chúng biết là Chư vị âm thần đã nhận được đồ mã, rồi liền thả ba hồn bảy vía cho về. Từ đó đồ mã lại thêm nức tiếng.

Đó là tập tục của Tàu, song nước ta từ đời họ Khúc (906) về trước vẫn thuộc dưới quyền đô hộ của họ. Vì thế phong tục Tàu những gì, bất biện hay giở phải trái là cũng đua theo miễn cưỡng bó buộc. Nhưng nay thời thế đổi thay, phong hội có khác, có các nhà tri-thức đứng ra hô hào như trên đã nói, chúng ta còn do dự chi mà chẳng cùng nhau hưởng ứng, thôi hẳn cái hủ tục dùng đồ mã ấy đi.

Phải biết, đồ mã chính Khổng phu tử cũng không dùng nên ngài phải nói những câu “bất nhân, bất tri” để phá ngu cho hậu học (Lễ kỷ). Phật giáo cũng thế, Phật tổ bảo thầy Đại Mục Kiều Liiên về việc 15 tháng 7 kỳ nguyện cho thất thể phụ mẫu, chỉ nói dùng đồ thật cúng dường Chư tăng, nào có nói gì đồ mã (Kinh Vu Lan Bồn).

Vậy bà con ta vẫn tự khoe là đệ tử họ Khổng, tín đồ nhà Phật, mà lại dùng cái lễ các ngài không dùng, thế có nên không?

Tác giả: Nhàn Vân Đình – Trần Duy Vôn

Nguồn: Tạp chí Đuốc Tuệ Số 103

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường