Trang chủ Văn hóa Một số dạng đề tài tiêu biểu trong văn thơ các nhà Nho thế kỷ XV – XVII viết về Phật giáo

Một số dạng đề tài tiêu biểu trong văn thơ các nhà Nho thế kỷ XV – XVII viết về Phật giáo

Các dạng đề tài trong thơ văn của các nhà nho viết về Phật giáo tập trung chủ yếu là những ngôi chùa trên núi, với những phong cảnh thâm u tỉnh mịch, ở đó có các vị sư với phong thái tự tại, ung dung, không mang đến công danh lợi lộc, quyền quý xa hoa, chỉ lo tu để đạt đến giải thoát giác ngộ.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Các dạng đề tài trong thơ văn của các nhà nho viết về Phật giáo tập trung chủ yếu là những ngôi chùa trên núi, với những phong cảnh thâm u tỉnh mịch, ở đó có các vị sư với phong thái tự tại, ung dung, không mang đến công danh lợi lộc, quyền quý xa hoa, chỉ lo tu để đạt đến giải thoát giác ngộ.

Đại đức Thích Minh Ấn
ThS NCS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM
Ủy viên Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam

1. Dẫn nhập

Đề tài trong thơ văn Phật giáo rất phong phú và đa dạng, mang nhiều cấp độ khác nhau, tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể để có những đề tài tương ứng. Nếu như trong văn học thời Lý –Trần các đề tài đều hướng đến con đường giải thoát giác ngộ, quá trinh tu chứng, chơn tâm hoặc niết bàn…Thì đến các thời kì sau này các dạng đề tài thường được mở rộng hơn, mang nhiều biểu cảm sắc thái, nhiều cung bậc cảm xúc được tái hiện.

Lúc này cũng xuất hiện nhiều tác giả tham gia sáng tác với những cái nhìn khác nhau, nên đã pha trộn nhiều yếu tố ngoại lai. Nhưng vẫn không làm nhoè đi yếu tố tâm linh, con đường thoát tục của các bậc thiền sư đắc đạo, hoặc hình ảnh trang nghiêm cổ kính của những ngôi già lam yên tĩnh. Bài viết sẽ giới thiệu một số đề tài dưới đây.

2. Một số dạng đề tài

2.1 Đề tài về chùa chiền

Đây là một dạng đề tài đã thu hút rất nhiều nhà nho hướng đến. Trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt, mái chùa luôn là niềm tin, là nơi chốn để đi về. Ngôi chùa đã gắn liền với văn hóa Đại Việt, gần gũi với đời sống của nhân dân, nên các nhà nho khi sáng tác về Phật giáo thì ngôi chùa là đề tài đầu tiên cho họ hướng đến.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot so dang de tai tieu bieu trong van tho cac nha Nho 3

Chùa Phổ Minh, Nam Định. Ảnh: St

Những ngôi chùa thường được nhắc đến trong thơ của ba thế kỷ này như: chùa Tiên Du, chùa Nam Hoa, Chùa Pháp Vân, chùa Hồng Ân, Hương Hải am, chùa Phổ Minh, Chùa Phi Lai… Có thể nêu ra đây vài bài thơ để minh chứng cho đề tài này, như bài Đề Hương Hải am của

Nguyễn Thì Trung:
Lan nhạ ỷ nham tu,
Lâm sơn nhất kính tu.
Trì khoan tiên đắc nguyệt,
Động cổ tảo tri thu.

(Ngôi chùa kề hang sâu,
Một con đường dài ở sát núi.
Ao rộng, trăng mọc là thấy trước,
Động xưa, thu tới là biết nhanh.)

[trích Tinh tuyển văn học Việt Nam, (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội, 2004]

Nguyễn Trãi đã viết về chùa Nam Hoa:

Thần tích phi lai kỷ bách xuân,
Bảo Lâm hương hỏa khế tiền nhân.

(Gậy thần bay đến đây đã cách mấy trăm năm rồi
Hương hỏa chùa Bảo Lâm giữ theo nhân duyên trước.)

[trích Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976]

Và đây là bài Dục Thúy sơn của Lê Thánh Tông:

Tam chiếc lưu biên Dục Thúy Sơn,
Cô cao như tước ngọc phong hàn.
Tầm lai phế tự lăng phong thướng,
Lãm tận hoang bi đái mính hoàn.

(Dục Thúy bên sông khúc uốn ba,
Núi cao chót vót vẻ nguy nga.
Chùa xưa tìm thấy qua luồng gió,
Bia cũ xem xong dưới bóng tà.)

[trích Tinh tuyển văn học Việt Nam, (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội, 2004]

2.2. Đề tài về sư tăng

Sư tăng (thiền sư, tăng sĩ) là những người xuất gia, cát ái từ thân, đang đi trên con đường tu tập giải thoát, sống đời sống thanh bần đơn giản, tương chay đạm bạc để cầu tìm giác ngộ, giải thoát khỏi những mê lầm và trói buộc của bản ngã. Trong bài thơ Sơn tự của Lê Thiếu Dĩnh, hình bóng chư tăng thật đơn giản, chỉ cần nghe qua tiếng mõ nơi chùa vắng là biết ở đó có sư:

Hiểu khóa cao sơn thử nhất đăng,
Thủ môn la tiết nhiếp tàng tàng.
Bạch vân già đoạn bất kiến tự,
Ngọ phạn sổ thanh tri hữu tăng.

(Chùa cao sáng sớm bước lên thăm,
Tay víu dây leo tầng tiếp tầng.
Mây trắng phủ quanh chùa chẳng thấy,
Mõ trưa điểm đó biết là tăng.)

[trích Tinh tuyển văn học Việt Nam, (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội, 2004]

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot so dang de tai tieu bieu trong van tho cac nha Nho 4

Sơn Tăng – Ảnh do Thượng tọa Thích Minh Hiền chụp năm 1997 tại động Hương Tích.

Trong bài thơ Sơn tự lão tăng của Nguyễn Bành, người đọc lại nhìn thấy một vị sư sống ẩn cư giữa núi rừng hiu quạnh, một mình tự cạo đầu tu hành trong núi sâu, không bóng người qua lại, không ai thăm viếng, nhà sư như cắt đứt mọi sợi dây liên lạc với cõi trần, chỉ làm bạn với áng mây cô liêu tĩnh mịch:

Sơn trung lão chúc phát,
U tư cửu thê thiền.
Độc ngọa vân thâm xứ,
Vô nhân lai vấn niên.

Dịch thơ:

Gọt đầu tu trong núi,
Chùa xa trải tháng ngày.
Mây sầu người chiếc bóng,
Thăm hỏi tuyệt không ai.

[trích Tinh tuyển văn học Việt Nam, (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội, 2004]

Lê Thánh Tông là một vị minh quân đầy tài năng và khí phách, nhưng khi đứng trước vị chân tu với dáng vẻ ung dung thanh thản đã làm cho tâm hồn nhà vua dâng lên những niềm cảm phục dâng trào. Nhà vua đã so sánh cảnh thoát tục đã vượt qua bờ giác ngộ của nhà sư với cõi trần đầy cực nhọc mà nhà vua đang đi. Dường như lúc này nhà vua đang cúi đầu lắng nghe lời pháp của nhà sư đang giảng. Tâm trạng đó được nhà vua ghi lại trong bài thơ Đề Tu Mộng tự trụ khắc:

Kê điền đồng vũ bán đồi khiên,
Tát đỏa huề dư phỏng hóa thành.
Đại giác hải trung quân dị độ,
Vô cùng môn lý ngã nan hành.
Ngũ viên trạm trạm nguyên phi sắc,
Lục độ trùng trùng diệu hữu tình.
Mãnh tỉnh thị phi đe thủ khách,
Bàng nhân thận vật thuyết tam sinh.

(Chùa cũ hoang sơ đã nửa phần,
Cửa Thiền sư cụ dắt lên thăm.
Dễ dàng thầy vượt qua bờ giác,
Vất vả tôi đi giữa cõi trần.
Vằng vặc “ngũ viên” không sắc tướng,
Ngời ngời “lục độ” tỏ tình thâm.
Cúi đầu phải trái nay bừng tỉnh,
Thận trọng như sư chẳng thuyết phân.

[trích Thơ văn Lê Thánh Tông, Viện nghiên cứu Hán Nôm, 1986]

Nhưng cũng có những con người mượn đạo tạo đời làm ô danh chốn Thiền môn, tạo cớ cho các nhà nho có phần ác cảm với Phật giáo, làm đề tài lên tiếng phê phán, chê bai hạ uy tín nhà Phật. Đó là những kẻ đã mượn nhà chùa làm chỗ dựa để lấy cớ sinh nhai. Họ thật ra chỉ là hạng biếng lười lao động, lợi dụng nhà chùa, lợi dụng niềm tin của tín đồ, bọn họ là loại trốn việc quan vào chùa nương náu, làm cho nhà chùa bị tai tiếng, làm cho Phật giáo bị ô danh.

Nội dung trên được các tác giả tái hiện trong những tác phẩm như Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (mục Giới Thiền tăng) của Lê Thánh Tông, hay câu chuyện Hai Phật cãi nhau trong tập Thánh Tông di thảo của Lê Thánh Tông; bài thơ Nôm Giới sùng Phật vô ích của Nguyễn Bỉnh Khiêm; câu chuyện Nghiệp oan của Đào Thị và chuyện Ngôi chùa hoang ở huyện Đông Triều trong tập Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ. Tất cả là những tác phẩm phê phán nhà chùa, phê phán sư sãi với những tệ đoan nơi Thiền môn.

2.3. Đề tài về kinh điển, giáo lý tư tưởng nhà Phật

Đề tài về cuộc đời vô thường, về nỗi đau khổ của kiếp người, về giáo lý sắc không trong hệ thống kinh Bát Nhã, về tư tưởng Thiền đốn ngộ của dòng Thiền Thiếu Thất, dòng Thiền Tào Khê,… được các nhà nho đề cập khá nhiều trong thơ văn của họ.

Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét nhất những tư tưởng này qua những bài thơ như: “Tống tăng Đạo Khiêm quy sơn” .

Ký tằng giảng học thập dư niên,
Kim hựu tương phùng nhất dạ miên.
Thả hỷ mộng trung phao tục sự,
Cánh tầm thạch thượng thoại tiền duyên.
Minh triêu Linh Phố hoàn phi tích,
Hà nhật Côn Sơn cộng thính tuyền.
Lão khứ cuồng ngôn hưu quái ngã,
Lâm kỳ ngã diệc thượng thừa thiền.

(Nhớ từng giảng học hơn mười năm,
Nay lại gặp nhau ngủ một đêm với nhau.
Vả mừng trong mộng bỏ hết việc tục,
Lại tìm lên núi để nói chuyện tiền duyên.
Nay mai sẽ bay gậy về núi Chí Linh,
Ngày nào mới cùng nghe suối ở Côn Sơn được?
Già rồi hay nói cuồng, đừng lạ ta,
Từ biệt nhau rồi thì ta cũng sẽ tu theo đạo thiền thượng thừa.)

[trích Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh bs, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976]

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot so dang de tai tieu bieu trong van tho cac nha Nho 5

Những bài thơ Nôm trong Quốc âm thi tập như bài Hoa mộc cận. Nguyễn Trãi đã nhìn bông hoa phản chiếu trong nước, thấy cảnh sớm nở tối tàn mà nhận ra cái lý sắc không của vạn pháp, tức của các hiện tượng trong thế giới khách quan. Theo quy luật, tất cả đều vô thường, chứ không thường hằng, trường tồn:

Ánh nước hoa in một đóa hồng,
Vết nhơ chẳng bén, bụi làm lòng.
Chiều mai nở chiều hôm rụng,
Sự lạ cho hay tuyệt sắc không.

[trích Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh bs, Nxb KHXH, Hà Nội, 1976]

Bài Độc Phật kinh hữu cảm của Nguyễn Danh Nho:

Nhân ư sang dưỡng khổ tao ba,
Thân ngoại vô thân kỷ Thích Ca.
Tâm tự ngộ tâm na hữu vật,
Tướng phi trụ tướng khước hoàn tha.
Anh hùng sự khứ thu phong diệp,
Phú quý thời lai xuân vũ hoa.
Sắc tức thị không, không thị sắc,
Quy mao thỏ dốc mạc truyền ngoa.

(Người ta khi ngứa lở thì gãi rất khổ,
Ngoài thân ra không có thân nào khác, thì có mấy vị Thích Ca.
Lòng tự hiểu lòng, nào có sự vật gì nữa đâu?
Sắc tướng không dừng lại sắc tướng, té ra vẫn là nó thôi.
Việc anh hùng qua đi như lá rụng mùa thu,
Giàu sang đến, như hoa trong mưa xuân.
Sắc tức là không mà không là sắc,
Đừng có truyền nhau bậy bạ rằng thỏ có sừng, rùa có lông.)

[trích Tinh tuyển văn học Việt Nam, (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội, 2004]

Theo truyền thống, vào ngày Rằm tháng 7, tiết Trung nguyên, lễ Vu Lan, nhà chùa thiết lễ cúng cô hồn, cầu nguyện cho họ thoát khỏi địa ngục, nhân dịp này, Nguyễn Bỉnh Khiêm viết bài Ngộ Trung nguyên xá tội với mong ước nhờ vào lực từ bi của chư Phật, chư tăng để cứu độ cho tất cả những người chịu oan khổ trên trần gian, chứ không chỉ tế độ cho những người đã khuất:

Thiên địa na dung tội ác nhân,
Thị hà xá tội hữu lương thần.
Ngã kim dục trượng từ bi lực,
Cứu đắc vô cô đồ thán nhân.

(Trời đất nào dung kẻ ác nhân
Cớ sao còn có lễ Vu-Lan.
Từ bi, ta muốn nhờ công đức,
Cứu được bao người chịu khổ oan.)

[trích Tinh tuyển văn học Việt Nam, (tập 4), Nxb KHXH, Hà Nội, 2004]

Điều đó cho thấy tư tưởng Phật giáo luôn tác động mạnh mẽ trong tâm trí của các nhà nho, tạo cho họ những cảm hứng để sáng tác những vần thơ mang nhiều tình đời ý đạo này.

3. Lời kết

Như vậy, các dạng đề tài trong thơ văn của các nhà nho viết về Phật giáo tập trung chủ yếu là những ngôi chùa trên núi, với những phong cảnh thâm u tỉnh mịch, ở đó có các vị sư với phong thái tự tại, ung dung, không mang đến công danh lợi lộc, quyền quý xa hoa, chỉ lo tu để đạt đến giải thoát giác ngộ. Bên cạnh còn có đề tài viết về giáo lý kinh điển nhà Phật, truyền tải nhiều tư tưởng chân lý vi diệu, thể hiện cái nhìn tương đối của các nhà Nho khi viết về Phật giáo.

Đại đức Thích Minh Ấn
ThS NCS Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp.HCM
Ủy viên Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam

***

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot so dang de tai tieu bieu trong van tho cac nha Nho 1 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Mot so dang de tai tieu bieu trong van tho cac nha Nho 2

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường