Danh tăng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō bị lãng quên trong công cuộc chấn hưng PG ở Ấn Độ và Bangladesh?
ISSN: 2734-9195
16:19 20/03/2023
Tác giả Sanjoy Barua Chowdhury
Việt dịch Thích Vân Phong
Nguồn Buddhistdoor Global
Với đôi mắt có hồn tỏa ra thần thái thu hút, rạng ngời và chau mày với vẻ mặt trầm ngâm của vị Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō (1865-1927), ngay lập tức có thể nhận ra với bất kỳ người Bengali hoặc Bangladesh nào gần một thế kỷ sau khi Ngài thu thần viên tịch.
Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, nhà từ thiện Phật giáo Nguyên thủy, nhà cải cách quan trọng của Phật giáo Ấn Độ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ngài đã đi tiên phong trong các lĩnh vực giáo dục và nhân đạo ở Ấn Độ và Bengal trước khi độc lập (Bangladesh ngày nay và Tây Bengal ở Ấn Độ).
Theo quan sát của Raj người Anh, và giữa một môi trường sôi động của những ý tưởng trí thức và chủ nghĩa dân tộc mới, Ngài đã thành lập một số lượng lớn các cơ sở tự viện Phật giáo, tổ chức và cơ sở giáo dục, nổi bật nhất là Bengal Buddhist Association (Bengali: বৌদ্ধ ধর্মাঙ্কুর সভা, Bôuddhô Dhôrmāṅkurô Sôbhā; Hiệp hội Phật giáo Bengal, BBA). Để ghi công đức Ngài đã cống hiến cho hoạt động nhân đạo và không biết mệt mõi để lo việc chấn hưng Phật ở đồng bằng sông Bengal, người dân Bengal đã truy tặng Ngài danh hiệu “Karmayōgī”, ngày nay gọi Ngài là “Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō” (gọi vắn tắt là Kṛpāśaraṇa).
Thời thơ ấu và xuất gia thụ giới Phật giáo
Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō sinh ngày 22, tháng 6, năm 1865 tại Unainpūrā, một ngôi làng Phật giáo ở Phân khu Patiya, quận Chattogram thuộc Bangladesh ngày nay. Ngài là người con thứ sáu trong gia đình, thân phụ của Ngài là cụ ông Ānandamōhan Barua và hiền mẫu của Ngài là cụ bà Ārādhanā Barua. Bởi sinh trưởng trong một gia đình đông con gặp phải khó khăn về kinh tế, vì thế Ngài không đủ điều kiện để cắp sách đến trường học.
Theo nghiên cứu của học giả Sīlānanda Brahmacārī cho biết rằng, mặc dù thuở ấu thơ, Ngài phải chịu cảnh suy nhược cơ thể vì đói nghèo và thiếu thốn, nhưng Ngài không bao giờ bày tỏ nỗi buồn với đấng sinh thành.
Năm lên 10 tuổi, Ngài phải chịu cảnh mồ côi cha bởi cụ ông Ānandamōhan Barua đột ngột từ trần. Hiền mẫu của Ngài, cụ bà Ārādhanā Barua trở thành góa phụ và không đủ khả năng chăm sóc các con. Thế là số phận hẩm hiu của bản thân, tuổi ấu thơ mà Ngài phải vất vả làm thuê cho một người họ hàng để giúp mẹ bớt khó khăn trong cuộc sống. Ngài kiếm được 2 taka (đơn vị tiền tệ của người Bengal ở Ấn Độ thuộc địa Anh) và dâng hết số tiền ấy cho mẹ để chi tiêu trong gia đình. Người mẹ hiền (cụ bà Ārādhanā Barua) vô cùng sửng sốt và cảm động trước nghĩa cử cao đẹp, lòng hiếu thảo của con trẻ. Trải năm tháng trôi qua, cụ bà đã nhận ra rằng, Ngài có xu hướng hỗ trợ và giúp đỡ người khác, và rằng Ngài có thể được thế phát xuất gia tu học Phật pháp với tư cách là một nhà Sư.
Dưới sự chỉ dạy của Hòa thượng bản sư (upajjhāya) Sūdhancandra Mahāsthabīra, Ngài được đăng đàn thụ giới Sa di (sāmaṇera hay pabbajjā) vào ngày 14 tháng 4 năm 1881. Sau khi thụ giới Sa di, Ngài đã thuận duyên được học tập và nghiên cứu kỹ giới luật và quy củ chốn thiền môn. Nhờ chăm chỉ học hỏi và tu hành, Ngài trở nên là một tăng sinh xuất sắc và nhanh chóng tiến lên thụ giới cao hơn, khi trưởng thành đủ tuổi 20, Ngài được Hòa thượng Bản sư cho phép đăng đàn thụ đại giới tỳ kheo, đàn giới này do Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra (1834–1907), vị đệ nhị Tăng thống (Saṅgharāja) Phật giáo Bangladesh làm Hòa thượng đàn đầu. Ngài được Hòa thượng bản sư truyền đăng pháp mạch với Phật danh là tỳ kheo Candrajyōti (Candrajyōti Bhikkhu). Bất chấp đạo hiệu chính thức này, Phật danh riêng của Ngài dường như đã được định danh, và hầu như không ai sử dụng chính danh của Ngài với bất kỳ sự nhất quán hoặc thực sự nghiêm túc. Cái danh xưng thân mật “Kṛpāśaraṇa Mahāthērō” trở nên phổ biến nhất của Ngài, và là cái danh xưng được Ngài công nhận nhiều nhất.
Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra, vị đệ nhị Tăng thống (Saṅgharāja) Phật giáo Bangladesh đã để lại một tác động to lớn đối với Ngài. Sau khi Ngài thụ đại giới tỳ kheo, Ngài đến tại Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) đảnh lễ Đức đệ nhị Tăng thống (Saṅgharāja) Phật giáo Bangladesh, Đại lão Hòa thượng Ācārya Pūrṇācāra Candramōhana Mahāsthabīra. Trong tiểu sử của Ngài, Học giả Phật giáo Sīlānanda Brahmacārī lưu ý rằng khi ở Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya), Ngài đã trải nghiệm và hiểu biết sâu sắc nào đó khi suy ngẫm về sự suy tàn của Phật giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tại chốn linh thiêng nhất Bồ đề Đạo tràng (Bodh Gaya) nhưng Phật giáo suy tàn đổ nát nhất, Ngài quyết định cống hiến đời mình để góp phần phục hưng Phật giáo Ấn Độ. (Brahmacārī 1950, 14–15)
Bên cạnh mối quan tâm của bản thân về sự suy tàn của Phật giáo như một niềm tự tin đức tự chủ sống động, Ngài được truyền cảm hứng từ Đức Phật rằng, các vị tăng sĩ phạm hạnh từng bước chân an lạc, hành khất khắp các nẻo đường phố, kết duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp, vì lợi ích của quần chúng và vì hạnh phúc của nhiều chúng sinh (bahujana-hitāya bahujana-sukhāya). Cuộc hành hương đầu tiên này chắc chắn đã đặt Ngài trên con đường mà nhiều nhà cải cách sẽ nối gót noi theo.
Di sản vĩ đại nhất của Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō
Sau bước chân hoằng dương chính pháp Phật đà tại Bồ đề Đạo tràng Ấn Độ, Ngài trở lại định cư tại làng Bākkhālī, Chattogram, thành phố cảng phía Đông Nam của Bangladesh, bên sông Karnaphuli, gần Vịnh Bengal. Ngài tiếp tục tư duy về cách cống hiến cho cộng đồng Phật giáo bằng cách xây dựng lại tổ chức tăng đoàn và lan tỏa ánh quang minh Phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng khắp Bengal và Ấn Độ. Vào ngày 15 tháng 6 năm 1886, đáp lời thỉnh cầu học Phật pháp, Ngài đến Kolkata (địa danh thời thuộc địa Anh là Calcutta), thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ, và cư trú tại Tu viện Nabīna Bihār, 72/73 Phố Maṅgalā lē'ina.
Tại trú xứ tại Tu viện Nabīna Bihār, Ngài cảm thấy kinh hoàng trước sự lỏng lẻo và vô tổ chức của các cộng đồng Phật giáo ở Kolkata. Thiên hạ dị nghị rằng các tổ chức cộng đồng Phật giáo địa phương này thật vô hồn, họ chẳng quan tâm gì đến những kim ngôn khẩu ngọc lời giáo huấn quý báu của chư Phật, chư Tổ, chỉ biết hưởng thụ thỏa mãn dục lạc trần tục, cũng chẳng quan tâm gì đến giềng mối đạo Phật. Ngài ngẫm nghĩ rằng, là giải pháp duy nhất là một xã hội Benggali cần được tái tạo năng lượng và hồi sinh, phải thúc đẩy bởi lời hiệu triệu khẩn cấp, nhằm bảo vệ các cộng đồng Phật giáo dân tộc ở Boṅgabhūmi. Bước đầu tiên của Ngài là thành lập Mahānagara Bihāra, bằng cách thuê một địa điểm tại 21/26 Phố Bho. Bất chấp tình trạng khiêm tốn của cơ sở tự viện Phật giáo đầu tiên, tổ chức cơ sở Phật giáo thứ hai và lâu dài nhất của Ngài cũng đã được thành lập tại Kolkata. Nhận thức được chủ nghĩa dân tộc bản địa đang phát triển dưới thời thời Raj (Ấn Độ) thuộc Anh, và hy vọng muốn gắn bản sắc tôn giáo đồng hành cùng quốc gia dân tộc, Ngài quyết định thành lập một tổ chức Phật giáo ở trung tâm của Ấn Độ thuộc Anh.
Tổ chức Phật giáo mới nổi này, không giống các nhóm Phật giáo trước đây đã biến chất chỉ có xác không hồn, Ngài đã tích cực tìm kiếm những người thực sự sùng đạo, chính tín, chính kiến và tập hợp họ lại với nhau, nuôi dưỡng hạt giống Bồ đề, ươm mầm Bát nhã cho họ, vun đắp trong họ một bản sắc gắn kết với là những Phật tử đáng tự hào và là những người thực sự kính tin Tam bảo, gìn giữ phát huy giá trị tinh hoa đạo Phật.
Tổ chức này được thành lập vào đêm cát tường Prabāranā Pūrṇimā (Āśbinī Pūrṇimā) ngày 5 tháng 10 năm 1892:Baud'dha Dharmāṅkūra Sabhā (Hiệp hội Phật giáo Bengal). Nhà từ thiện đương thời và học giả Phật giáo, Tỳ kheo Bodhipala khẳng định rằng Hiệp hội Phật giáo Bengal là một trong những cộng đồng Phật giáo tiên phong ở Ân Độ thuộc Anh, và là di sản đáng tự hào này kể từ thời thuộc địa Anh, đã tồn tại cho đến ngày nay với tư cách là Hiệp hội Phật giáo đại diện của Bengal và sau đó đa nhân rộng ra nhiều vùng khác.
Các cơ sở tự viện của Trưởng lão Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō lan rộng khắp Ấn Độ
Sau khi xây dựng thành công Hiệp hội Phật giáo và trụ sở chính của nó – một tu viện tên là Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra ở Kolkata, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ - hương đức hạnh của Ngài ngược gió khắp tung bay lan xa. Sự ngưỡng mộ tôn kính đối với công chúng ngày càng tăng này đã thúc đẩy một làn sống hoạt động của một vị cao tăng thạc đức, chủ yếu bao gồm việc thành lập các tổ chức tình huynh đệ (bihāra) ở Boṅgabhūmi và xa hơn nữa. Ở tất cả những nơi độc đáo và đa dạng này, Ngài luôn nghĩ đến nhu cầu của những người sùng kính đạo Phật ở những vùng đó, lưu ý rằng họ không thể tu tập và hành động nếu không có sự hỗ trợ của thể chế chính trị đương đại.
Năm 1907, Ngài mua một khu đất ở Lucknow rộng 669 mét vuông để xây dựng một Học viện Phật giáo Baud'dha Dharmāṅkūra Bihāra, tên gọi vắt tắt là Lucknow Bodhi Bihāra. Cùng năm, Ngài thành lập trung tâm Phật giáo Shimla Baud'dha Samiti, một chi nhánh khác ở Shimla, thủ phủ và thành phố lớn nhất của bang miền bắc Ấn Độ Himachal Pradesh.
Năm 1910, Ngài đến Darjeeling, một thành phố thuộc bang Tây Bengal của Ấn Độ để thành lập một Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra. Vua Bijaẏa Cām̐da Mahatāba, người trị vì Hoàng cung ở Bardhaman, đã ủy quyền cho Ngài thành lập một tu viện Phật giáo, việc xây dựng mãi đến năm 1919 mới hoàn thành. Sau Darjeeling, Kṛpāśaraṇa đến Ranchi, thủ phủ của bang Jharkhand.
Năm 1915, Ngài thành lập một chi nhánh mới khác Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra ở Ranchi, một thành phố và là nơi đặt hội đồng thành phố (municipal corporation) của quận Ranchi thuộc bang Jharkhand, Ấn Độ với sự hỗ trợ từ Raj.
Năm 1918, Ngài thành lập một chi nhánh thuộc Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra tọa lạc tại Shillong, một thành phố, một trạm đồi, và là thủ phủ của bang Meghalaya.
Ngoài các hoạt động phật sự, tuyên dương Diệu pháp Như Lai ở miền bắc Ấn Độ và Tây Bengal, Ngài đã có những cống hiến đáng kể cho Unainpūrā, ngôi làng nơi Ngài sinh ra. Năm 1921, Ngài đã trùng tu ngôi già lam cổ tự Unainpūrā Laṅkārāma. Đáng ứng sự yêu cầu của cư dân trong làng, Ngài thành lập một chi nhánh của Dharmāṅkūra Baud’dha Sabhā. Trong năm này, Ngài đã mở một chi nhánh mới Dharmāṅkūra Baud'dha Sabhā tọa lạc tại khu vực Chattogram Hill Tract (CHT) của Rangamati, Bangladesh.
Năm 1922, Ngài trở lại Kolkata, thủ phủ của bang Tây Bengal, Ấn Độ, thành lập một Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Sabhā tọa lạc tại Jamsehdpur, một thành phố ở bang Jharkand ở Ấn Độ. Việc thành lập Học viện Phật giáo này được tài trợ bởi một công ty gia đình Tata ở Jamshedpur, có trụ sở tại Tatanagar, công ty này đã cúng dường cho Ngài một khu đất rộng 5.620 mét vuông để kiến tạo một cơ sở tự viện Phật giáo và Trung tâm Thiền định. Cuối cùng, hai năm trước khi viên tịch vào năm 1925, Ngài đã kiến tạo một một tu viện ở Shillong.
Trường học, Thư viện và Tạp chí: Giáo dục là niềm đam mê
Ngài vô cùng thất vọng trước sự thiếu hiểu biết của các Phật tử người Bengal, Ngài hiểu và thương, cảm thông việc họ không được giáo dục chính quy. Giáo sư Shimul Barua đã viết trong tác phẩm Mānaba Cintanē Bud’dha Cintā-Jāgaraṇē (2021) rằng, bản thân Trưởng lão Hòa thượng Karmayōgī Kṛpāśaraṇa Mahāthērō tự học là chính và mong muốn các Phật tử dưới sự chăm sóc của Ngài, sống và học hỏi khác với Ngài, để tận hưởng những cơ hội mà Ngài không may mắn không có được học chính quy như họ. Là một người chưa bao giờ có cơ hội được hưởng một nền giáo dục chính thức, Ngày coi đó là chìa khóa để đảm bảo những vị trí đáng kính cho những người đang đi làm và giúp vượt khó vươn lên trên địa vị kinh tế trước đây của họ.
Do đó, Ngài bắt đầu thành lập các trường học và cao đẳng ở Boṅgabhūmi. Năm 1913, Ngài thành lập Học viện Kṛpāśaraṇa Free Institution, một ngôi trường học phi lợi nhuận. Mặc dù nằm trong khuôn viên của Học viện Phật giáo Baud'dha Dharmāṅkūra Bihāra, ngôi trường này nhận học sinh thuộc mọi thành phần tôn giáo và cung cấp giáo dục miễn phí bằng cả tiếng Bengal và tiếng Anh. Với sự hỗ trợ của học giả Phật giáo rạng danh, Tiến sĩ Benimadhab Barua (1888–1948), Ngài đã giám sát tổ chức này và nó nhanh chóng trở nên phổ biến.
Năm 1916, Ngài bắt đầu khai giảng một trường học buổi tối, nhằm mang lại lợi ích cho những người lao động có liên kết với Hiệp hội Phật giáo Bengal. Với sự tận tình trợ giúp của học giả, nhà báo W. C. Wordsworth (1878–1950), người từng là Giám đốc Bộ Giáo dục Bengal, Hiệp hội Phật giáo Bengal đã nhận được tài trợ để điều hành cả Học viện Kṛpāśaraṇa Free Institution và trường học buổi tối dành cho người lao động.
Ngài kết duyên pháp lữ tình huynh đệ với Giáo sư Ashutosh Mookerjee (1864–1924), Hiệu trưởng Đại học Calcutta. Tiến sĩ Dharmasen Mahāsthabīra (1928–2020), được công nhận ở Ngài và mối quan hệ của Giáo sư Ashutosh Mookerjee, là một tấm gương sáng về tình pháp hữu cao thượng hay kalyāṇa-mittatā. (Dharmasen 2021, 436-37) Mối tâm giao keo sơn này cũng đã ảnh hưởng đến nền giáo dục thế tục ở Boṅgabhūmi. Ngài đã thuyết phục Giáo sư Ashutosh Mookerjee rằng vì uy tín giáo dục, dù tốt hay xấu, dựa trên sự liên kết của trường Đại học, các trường học và cao đẳng ở nông thôn cần phải liên kết với Đại học Calcutta danh tiếng. Sự liên kết thể chế này sẽ khuyến khích học sinh từ các trường và cao đẳng có hoàn cảnh khó khăn, cạnh tranh việc làm với những sinh viên tốt nghiệp từ các đối tác nổi tiếng hơn. Do đó, Giáo sư Ashutosh Mookerjee đã thiết lập mối quan hệ học thuật giữa Đại học Calcutta và các tổ chức nông thôn của Caṭṭagrāma.*
Ngài rất quan tâm đến đời sống và chú trọng việc giáo dục phụ nữ. Năm 1919, Ngài thành lập tổ chức Baud’dha Mahilā Sam’milanī (Hiệp hội Nữ giới Phật giáo) để nâng cao phúc lợi cho phụ nữ. Mục tiêu của tổ chức Baud’dha Mahilā Sam’milanī là khuyến khích phụ nữ theo đuổi con đường học vấn và sẽ giúp đỡ bằng cách cung cấp học bổng và trợ cấp cho các ứng viên. Mặc dù thông tin về chuyên gia giáo dục phụ nữ vẫn còn hiếm hoi, chỉ được biết có nữ Cư sĩ L.L. Jennie, nhưng hồ sơ cho thấy nữ cư sĩ này đã hỗ trợ cho Ngài khởi động chương trình học bổng dành cho phụ nữ.
Năm 1913, trong cuộc họp nữ giới Phật giáo tại Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra, Ngài tuyên bố rằng, tất cả phụ nữ đều xứng đáng có đặt quyền như nam giới và phụ nữ có thể làm việc ngoài trời giống như nam giới. Cho đến ngày nay, học bổng này vẫn còn hoạt động, cung cấp hỗ trợ tài chính cho những phụ nữ đang học tại các trường phổ thông, cao đẳng và đại học, cũng như các lớp đào tạo nghề.
Ngài nhận ra tầm quan trọng của việc thành lập các Thư viện và Tạp chí. Giáo sư Shimul Barua lưu ý rằng, Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō được truyền cảm hứng từ ký ức lừng lẫy của Đại học Phật giáo Nalanda là một Trung tâm giáo dục toàn diện, tiêu biểu nhất thế giới, nơi học tập bậc cao thời cổ đại ở bang Bihar, Ấn Độ, tồn tại từ thế kỷ thứ 5 đến thế 12 (1197).
Năm 1909, Ngài thành lập Thư viện Guṇālaṅkāra trong khuôn viên Học viện Phật giáo Baud’dha Dharmāṅkūra Bihāra, Kolkata. Với sự hỗ trợ của Hiệp hội Phật giáo Bengal (BBA), Ngài đã thu thập một số lượng sách lớn, bản thảo và kinh điển cho Thư viện. Ngài rất mong muốn có một nền tảng để các học giả địa phương xuất bản nghiên cứu của họ. Một năm trước đó, 1908, Ngài đã thành lập Jagaṯjyōti, một Tạp chí tạp chí nguyệt san Phật giáo. Ngài đã tuyển chọn nhị vị học giả nổi tiếng, Guṇālaṅkāra Mahāsthabīra và Sāmaṇera Pūrṇānanda Sāmī, để biên tập Tạp chí tạp chí nguyệt san Phật giáo Jagaṯjyōti. Tạp chí này vẫn liên tục lưu hành cho đến ngày nay, làm sáng tỏ các phong trào và xu hướng thức tỉnh xã hội và văn hóa ở Bangladesh và Ấn Độ.
Sự tham gia vào giáo dục của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō, cùng hòa nhịp với xu hướng một xã hội ngày càng biết chữ ở Boṅgabhūmi và Ấn Độ thuộc Anh, được thúc đẩy bởi một mạng lưới người dân địa phương đa dạng và đôi khi không liên quan (một số trong họ thuộc tầng lớp ưu tú và có học thức ở Châu Âu hoặc Châu Mỹ) chịu sự hạn chế của những cách thức cũ cũng như sự thống trị của các nền văn hóa ngoại bang. Hiểu được giá trị của giáo dục cả nam giới và phụ nữ, Ngài đã dành cả cuộc đời để thành lập các trường học và Tạp chí Nghiên cứu Phật học cũng như hỗ trợ các học giả và các nhà giáo dục địa phương. Những tư duy của Ngài về phúc lợi giáo dục đã đi trước thời đại.
Sinh và tử thuận theo tự nhiên, Ngài là cây cao bóng cả
Nhân duyên Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, thuận thế vô thường, Ngài thanh thản trút hơi thở, an nhiên viên tịch vào ngày 30 tháng 4 năm 1927. Theo di nguyện cuối đời của Ngài, một năm sau, nhục thân của Ngài được đưa về nơi sinh quán, làng Unainpūrā. Ngôi làng quê hương thân yêu là nơi tổ chức đại tang lễ, do chư tôn đức hội đồng giáo phẩm đồng chủ trì và tổ chức bởi một số lượng lớn Phật tử và công chúng tham dự.
Mặc dù chiếc thân tứ đại của Ngài thuận theo quy luật tự nhiên, đã từ giã trần gian từ rất lâu, trước khi Ấn Độ giành độc lập và Phân vùng Bengal vào năm 1947, chứ chẳng nói đến việc thành lập Bangladesh vào năm 1971, không thể tách rời ý thức hưng thịnh về bản sắc tôn giáo và sắc tộc đã xác định các giai đoạn đó của người Bengal hiện đại – và Nam Á – từ lâu lịch sử từ những nền tảng mà Ngài đã xây dựng vào đầu thế kỷ 20.
Thật vậy, thậm chí có thể công bằng khi tôn vinh Ngài là một trong những nhân vật thúc đẩy các làn sóng chủ nghĩa dân tộc khác nhau trong suốt quý đầu tiên của thế kỷ 20. Vào thời điểm Ngài viên tịch, Ấn Độ đang run sợ trước những ý thức độc lập và chế độ nhà nước đang phát triển – hậu quả trực tiếp từ hoạt động của những nhân vật có ảnh hưởng như Ngài. Điều phi thường hơn nữa là, không giống như nhiều nhà cải cách xuất thân từ tầng lớp thượng lưu hoặc các gia đình thượng lưu địa phương có quan hệ với phương Tây, trong suốt cuộc đời, Ngài luôn khiêm tốn và trung thực về nguồn gốc xuất thân từ gia đình nghèo khó của mình.
Di sản của Trưởng lão Hòa thượng Kṛpāśaraṇa Mahāthērō tiếp tục làm phong phú và truyền cảm hứng cho xã hội Bengal, nhưng nó có phần phức tạp hơn khi khu vực mà Ngài vô cùng trân trọng và yêu quý lại bị chia cắt giữa Ấn Độ và Bangladesh, hai thực thể mà Ngài đã phải vật lộn để công nhận và hòa giải. Cho đến nay, Hiệp hội Phật giáo Bengal (BBA) vẫn còn trụ sở ở Kolkata, nhưng phần lớn những gì Ngài đại diện và ủng hộ có thể được tìm thấy trong các cộng đồng Phật giáo sôi động của Bangladesh.
Ngài đã dành thời gian cho cả hai nơi. Có lẽ đây là một trò chơi giải trí đấu trí tuệ không được như ý, khi nghĩ về những gì Ngài đã tâm quyết làm ngày hôm nay. Với hạnh nguyện Bồ tát, Sứ giả Như Lai, Ngài là cây cao bóng cả trùm khắp thiên hạ, Ngài như áng Từ vân phủ khắp Bengal, bất kể quốc tịch, chủng tộc, màu da, giới tính. Các cộng đồng người Bengal ở Boṅgabhūmi nhìn nhận đúng đắn rằng, Ngài đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình sự hiểu biết của người Bengal, về di sản bản địa trong thời kỳ chuyển đổi chính trị, xã hội và kinh tế đầy biến động, đã trực tiếp dẫn đến sự suy tàn và cuối cùng đi đến sự sụp đổ của Raj thuộc Anh, mở ra một kỷ nguyên mới và đầy biến động của nền chính trị quốc gia tiểu lục địa Ấn Độ.
Do đó, nếu so sánh Ngài trực tiếp với những nhân vật hàng đầu khác của chủ nghĩa cải cách Phật giáo, chẳng hạn như Trưởng lão Hòa thượng Anagārika Dharmapāla là vị cha đẻ của chủ nghĩa dân tộc Phật giáo Sinhalese hiện đại, người đã tạo tiền đề cần thiết vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, để chống lại sự cai trị của đế quốc thực dân Anh, người sinh và tử cùng thời với nhau. Mục tiêu của các Ngài không nhất thiết phải trùng lặp và các tổ chức Phật giáo mà các Ngài thành lập có những bản sắc đa văn hóa khác nhau. Quan trọng nhất, các quốc gia Sri Lanka, Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh được kiến tạo những thành tựu của họ và sự kết thúc chính thức của chủ nghĩa thực dân châu Âu ở Nam Á với tư cách là những thực thể độc nhất riêng của họ.
* Chúng bao gồm: Học viện Mahamuni Anglo-Pali; Trường tiểu học Silak Dowing; Trường trung học tiếng Anh Kartala-Belkaine; Trường trung học tiếng Anh Noapara; Trường trung học Andharmanik; Trường Pali Naikaine Purnachar; Trường trung học Dhamakhali; Trường trung học tiếng Anh Pancharia; Trường nữ sinh và thư viện Satbaria; Trường tiểu học Unainpura; Trường THCS Unainpura; Trường Trung học Anh ngữ Rangunia; Trường trung học M.A. Rahat Ali; Trường Anh ngữ Sakhpura; Trường học và thư viện Rangamati.
Kinh Pháp Cú: "Chỉ có trí tuệ mới có thể dẫn đến sự giải thoát." Tuy công nghệ có thể giúp con người trong nhiều mặt, nhưng sự tỉnh thức thực sự chỉ có thể đạt được qua quá trình tu hành và tự chuyển hóa nội tâm.
Đức Phật đã chỉ ra rằng sân hận là một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến khổ đau không chỉ cho bản thân mà còn cho xã hội. Trong Kinh Tăng Chi, Ngài nói: "Sân hận làm con người đánh mất lý trí, không còn nhìn thấy sự thật của mọi sự vật. Khi chúng ta nuôi dưỡng sân hận, chúng ta tự tạo ra một khổ đau vô tận cho chính mình."
Robot có thể mô phỏng hành vi giác ngộ, nhưng đó chỉ là vỏ bọc trống rỗng, không chứa đựng bản chất chân thật. Do đó, giác ngộ mãi mãi thuộc về thế giới của tâm thức, ngoài tầm với của máy móc vô tri.
Trong khi AI mang lại tiềm năng hỗ trợ nghiên cứu tôn giáo, nó cũng đặt ra những thách thức đạo đức và triết học cho các tôn giáo truyền thống. Mối quan hệ này tiếp tục tiến hóa, đem lại cái nhìn mới mẻ về vai trò của tôn giáo trong thời đại AI.
Ngôi chùa sụp đổ là một ví dụ đáng tiếc, làm nổi bật những nguy cơ mà hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt là các công trình tôn giáo, giáo dục và nhà ở phải đối mặt.
Việc đưa thiền vào nơi làm việc cần đi kèm với cam kết giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của căng thẳng. Chỉ khi đó, thiền mới thực sự giúp chuyển hóa xã hội và cá nhân hiệu quả hơn.
Kết thúc bộ phim là những câu hỏi về tương lai của tự do tôn giáo tại Mỹ, đặc biệt khi các tôn giáo toàn cầu như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo ngày càng phát triển.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã được trao Giải Nobel Hòa bình vào ngày 10 tháng 12 năm 1989 vì cam kết không ngừng nghỉ của ông đối với các giải pháp hòa bình dựa trên lòng khoan dung
Sự chuyển động theo quán tính của AI chỉ ra một góc nhìn của đạo Phật thú vị: bản chất của hiện tượng thế giới ảo tưởng, một hiện tượng nhận thức sai lệch về thế giới xung quanh, khiến chúng ta nhìn nhận mọi thứ khác với thực tế vốn có.
Ngài là bậc thầy hàng đầu về pháp môn Phowa, phương pháp thực hành tâm linh đặc biệt hữu ích khi lâm chung. Ayang Rinpoche từng thực hiện nhiều kỳ nhập thất để tu tập và giữ gìn các dòng truyền thừa Nyingma và Drikung Kagyu liên quan đến pháp môn này.
Bình luận (0)