Trang chủ Phật học Từ Quang Chữ hiếu ngày nay 

Chữ hiếu ngày nay 

Đã đến lúc tất cả mọi người cũng nên suy nghĩ và bắt  tay hành động làm sao để phục hồi lại nền tảng hiếu đạo  trong xã hội bây giờ; không thể để truyền thống của một  dân tộc có bề dày lịch sử hơn 4000 năm văn hiến được xây  dựng từ xương máu ông cha lại dễ dàng bị thiên biến, ảnh  hưởng theo những trào lưu đã, đang và sẽ chảy vào từ bên  ngoài. Cũng đã đến lúc cần hướng sâu vào đạo Phật, một  đạo “hiếu” rất tương đồng với đạo lý “uống nước nhớ  nguồn” của dân tộc Việt. 

Đăng bởi: Nguyễn Thúy Anh
ISSN: 2734-9195

Đã đến lúc tất cả mọi người cũng nên suy nghĩ và bắt  tay hành động làm sao để phục hồi lại nền tảng hiếu đạo  trong xã hội bây giờ; không thể để truyền thống của một  dân tộc có bề dày lịch sử hơn 4000 năm văn hiến được xây  dựng từ xương máu ông cha lại dễ dàng bị thiên biến, ảnh hưởng theo những trào lưu đã, đang và sẽ chảy vào từ bên  ngoài. Cũng đã đến lúc cần hướng sâu vào đạo Phật, một  đạo “hiếu” rất tương đồng với đạo lý “uống nước nhớ  nguồn” của dân tộc Việt.

Tác giả: Thích Tuệ Minh Phật học Từ Quang số 2

Trong truyền thống văn hóa Á Đông nói chung, Việt  Nam nói riêng, chữ hiếu có ý nghĩa đạo đức, là thước đo  giá trị phẩm chất căn bản của con người. Cho nên, hiếu  cũng là Đạo. Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của  nhân dân ta, và giá trị của chữ hiếu lại không phải được  định vị riêng bởi phạm trù vật chất hay phạm trù tinh thần,  nhất là đối với ngày nay, chữ hiếu đã khác xưa nhiều lắm.  Sự khác biệt này lại ở ngay chính những con người luôn  được xem là “thế giới ngày mai”. 

tapchinghiencuuphathoc.vn chu hieu ngay nay 3

Ảnh: St

Mạnh phần xác, yếu phần hồn 

Đã có rất nhiều ý kiến, nhiều bài viết của những người  làm con chia sẻ xung quanh vấn đề chữ hiếu bây giờ. Đa  phần họ đều cho rằng khi lập gia đình rồi thì vợ chồng cần  nên ở riêng để tránh những đụng chạm không đáng có đối  với cha mẹ, nhất là người già lại thường hay khó tính, khắt  khe; trong khi đó, người trẻ thì muốn tung tăng chạy nhảy,  không muốn buộc ràng, gò bó.

Còn chuyện báo hiếu thì  hàng tháng cứ đều đặn gửi tiền cho cha mẹ, lâu lâu nhớ thì  về thăm, những dịp lễ quan trọng thì quà cáp, thậm chí bây  giờ rất tiện lợi, quà cáp có thể nhờ cả công ty dịch vụ đưa  giùm; cha mẹ ốm đau bệnh hoạn thì nhờ (thuê) người chăm  sóc, có khi còn chu đáo hơn, đâu cứ phải sống chung với  cha mẹ mới là có hiếu, mới là chăm sóc cha mẹ. Việc thìa  cơm, muỗng sữa mỗi khi cha mẹ về già là xưa như trái đất.

Ngay cả hiện nay, nếu cần thiết đưa cha mẹ vào viện dưỡng  lão để có người chăm sóc thường xuyên,cũng xem là cách  báo hiếu mà.

Quả thật, bây giờ báo hiếu cũng có đến năm bảy  đường! Khi mà thời đại chúng ta đang sống, được xem là  thời đại của tin học, công nghệ thông tin bùng nổ như thác  lũ, các nền văn hóa khác nhau hội nhập, các nguồn thông  tin kết nối ồ ạt nhưng không được xử lý kiểm tra, chọn  lọc…khiến xuất hiện rất nhiều thái độ, suy nghĩ trái chiều  theo hướng lánh xa những giá trị truyền thống mà hàng  ngàn năm ông cha ta đã gầy dựng.

Theo truyền thống của Việt Nam, gia đình chính là  một tổ ấm, nơi đó có ông bà, cha mẹ, anh chị em sống hòa  thuận, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ái  huyết thống. Một gia đình có thể tam Đại, tứ Đại hay ngũ  Đại đồng đường mà vẫn cùng sống hòa ái bên nhau. Mỗi  thành viên trong gia đình, chính là một sợi dây kết nối nên mạch nguồn bền vững của gia đình.

Vì lẽ đó, xã hội được  xem như là một cơ thể lớn, gia đình là bộ phận trong cơ thể  và từng cá nhân trong gia đình là những tế bào nhỏ tạo  thành những bộ phận ấy. Cho nên, mọi người mà yêu  thương đoàn kết tốt đẹp thì gia đình trong ấm ngoài êm, xã  hội mạnh giàu; bằng ngược lại, cái cơ thể xã hội này sẽ bị chính những tế bào hư xấu đó làm cho đau nhức, khổ sở, và  băng hoại.

Xác tương xứng hồn

tapchinghiencuuphathoc.vn chu hieu ngay nay 1

Ảnh: St

Theo Phật giáo, trong Kinh Tương Ưng Bộ II, đức Thế Tôn từng dạy “này các Tỳ-kheo, không dễ gì tìm thấy một  chúng sinh chưa từng là cha, là mẹ, là anh, là chị, là con  trai, là con gái của các Thầy trong bước đường dài của sự tái sinh”.

Qua lời dạy này, chúng ta rút ra được ý nghĩa như sau: Tất cả mọi người sống trong cuộc đời này đều có  huyết thống với nhau, không chỉ riêng một kiếp mà nhiều  kiếp, không chỉ riêng một người mà nhiều người “trùng trùng duyên khởi” với nhau, tạo ra một mối tương quan bất  khả phân ly.

Vì vậy, tự mỗi người phải có bổn phận và  trách nhiệm đối với những người xung quanh, trên và trước  nhất là những người thân của mình. Bổn phận làm con  phải biết làm gì để hiếu thảo cha mẹ và trách nhiệm làm  cha mẹ cũng phải biết làm sao để dạy con nên người.  Trong Kinh Thiện Sanh, đức Phật dạy người làm con  phụng dưỡng cha mẹ phải nhớ năm điều:

1- Hết lòng hiếu kính, chăm nom thăm viếng, thường  khiến cha mẹ vui lòng.

2- Mỗi ngày dậy sớm, sắp xếp việc nhà, việc cơm  nước, luôn giữ theo nếp nhà cần kiệm.

3- Thay cha mẹ làm mọi việc nặng nhọc.

4- Luôn nhớ nghĩ đến công ơn cha mẹ.

5- Khi cha mẹ có bệnh tật phải hết lòng lo lắng, tìm  thầy thuốc chữa trị.

Cha mẹ đối với con cũng có năm điều:

1- Dạy con bỏ điều ác, làm điều lành.

2- Dạy con thường gần gũi những người hiểu biết.

3- Dạy con chuyên cần, chú trọng việc học hỏi.

4- Khi đến tuổi thì lo việc dựng vợ gả chồng.

  5- Chia phần tài sản trong gia đình cho con.

tapchinghiencuuphathoc.vn chu hieu ngay nay

Ảnh: St

Nếu thực hiện tốt những việc nêu trên, chúng ta có thể chắc chắn một điều, lúc bấy giờ phần hồn tức là cái cốt lõi  của đạo hiếu sẽ được giải quyết. Khi ai cũng sống trân  trọng, yêu thương nhau thì đâu có cảnh cha mẹ làm tổn  thương con cái và con cái nào đâu ngỗ nghịch mẹ cha.

Đã đến lúc tất cả mọi người cũng nên suy nghĩ và bắt  tay hành động làm sao để phục hồi lại nền tảng hiếu đạo  trong xã hội bây giờ; không thể để truyền thống của một  dân tộc có bề dày lịch sử hơn 4000 năm văn hiến được xây  dựng từ xương máu ông cha lại dễ dàng bị thiên biến, ảnh  hưởng theo những trào lưu đã, đang và sẽ chảy vào từ bên  ngoài. Cũng đã đến lúc cần hướng sâu vào đạo Phật, một  đạo “hiếu” rất tương đồng với đạo lý “uống nước nhớ  nguồn” của dân tộc Việt.

Những dòng chữ này được viết trong mùa Vu Lan báo hiếu của nhà Phật, xin gửi nơi đây lời chúc đến tất cả mọi  người: những người làm con luôn được sống chan hòa  trong tình yêu thương của hai đấng sinh thành. Và hãy  luôn nhớ đến nhân quả không sai, khi giọt nước trước rơi  xuống từ trên mái nhà thế nào thì giọt nước sau cũng rơi  như thế không khác; để rồi nhìn nhận lại việc mình đối với  cha mẹ ra sao thì sau này chúng ta cũng được con cái đối  xử tương thích như thế.

Xin hãy nhớ cho!

Tác giả: Thích Tuệ Minh – Phật học Từ Quang số 2

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường