Tác giả: John Hawke
Việt dịch: Thích Vân Phong
Các tín hữu Thiên Chúa giáo cần nhận thức về thế giới quan Phật giáo
Các bạn đã bao giờ thắc mắc về thế giới quan Phật giáo (mối quan hệ cơ bản của mọi sự vật hiện tượng là quan hệ nhân quả) hay chưa? Cho dù các bạn là bậc thầy về tôn giáo hay là người mới bắt đầu quan tâm, hãy cùng chúng tôi làm bài kiểm tra để nhận thức và học hỏi về Phật giáo!
Được rồi, đến lúc thừa nhận rồi. Hôm nọ tôi nhận ra rằng phần lớn tôi biết rất ít về Phật giáo. Phải thừa nhận rằng, điều ấy sẽ không đáng kể để thừa nhận nếu không phải vì tôi làm việc cho một tổ chức truyền giáo tập trung chủ yếu vào thế giới quan Phật giáo và hậu Phật giáo. Trong nhiều năm qua, nếu tôi chưa tìm hiểu nhiều gì về Phật giáo, tôi nghĩ hầu hết người Mỹ cũng sẽ như thế.
Mặc dù có sự hồi sinh rất nhỏ trong cái mà tôi sẽ gọi là “Phật giáo đại chúng thời đại mới” (New Age Pop-Buddhism) ở phương Tây, chủ yếu Phật giáo vẫn là một tôn giáo phương Đông. Hầu hết người Mỹ sẽ không gặp nhiều phật tử trừ khi họ đã trưởng thành trong một gia đình truyền thống Phật giáo hoặc sống ở một số ít thành phố theo chủ nghĩa thời đại mới. Vì thế với suy nghĩ như thế, tôi ngẫu hứng bắt đầu hạ bút viết về chủ đề này.
Tôi đã định đăng lại bài viết của tôi về “Những điều người Cơ Đốc giáo cần biết về người Hồi giáo”, nhưng cuối cùng, điều ấy giống như một sự thoái thác trách nhiệm, đặc biệt là khi Phật giáo tại Hoa Kỳ vẫn còn khá mơ hồ. Vì thế, thay vào đó, tôi quyết định kêu gọi mong muốn đặc biệt của con người là khoe khoang về điểm số trên Facebook - học những điều mới thông qua các bài kiểm tra trực tuyến.
Ý nghĩa đối với sứ mệnh
Tôi khuyến khích các bạn dành chút thời gian quý báu và tư duy những gì các bạn vừa học được. Cụ thể, phúc âm sẽ tương tác như thế nào với thế giới quan Phật giáo? Một số điểm tương đồng là gì? Một số điểm khác biệt không tương thích như thế nào?
Ví dụ, hãy xem xét niềm tin của Phật giáo rằng cuộc sống là một chu kỳ đau khổ mà cuối cùng chúng ta cần phải vượt qua mọi gian khó và đến bến bờ an lạc hạnh phúc. Khái niệm sống mãi không gợi lên hình ảnh về sự an lạc hạnh phúc không tưởng. Thay vào đó, “Cuộc sống vĩnh cửu” (eternal life - Kitô giáo) theo truyền thống ám chỉ đến cuộc sống liên tục sau khi chết, hoàn toàn không hy vọng.
Trong thế giới quan Phật giáo, như tác giả John Hawke trích một câu Tại sao Cơ đốc giáo lại cho rằng Giăng 3:16 (một câu trích dẫn trong Tân ước không có căn cứ trong Kinh thánh Hebrew) là bằng chứng cho thấy Chúa đã sai Chúa Jesus đến? Điều này tạo nên một lời giới thiệu khủng khiếp về Cơ Đốc giáo “Đức Chúa Jesus của các bạn hứa hện cuộc sống vĩnh cửu? Tại sao tôi lại mong muốn điều này!?”
Mặt khác, hãy xem xét niềm tin của Phật giáo rằng thế giới không thể đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn vốn có của chúng ta. Chắc chắn, kết luận của Phật giáo rất khác so với kết luận của Cơ đốc giáo, nhưng bản thân tiền đề tạo nên điểm khởi đầu tốt hơn nhiều khi giới thiệu phúc âm.
Tất nhiên, tôi không gợi ý rằng chúng ta không bao giờ nên đề cập đến học thuyết về sự vĩnh cửu của Cơ đốc giáo. Thậm chí điều này còn tệ hơn. Thay vào đó, chúng ta nên nhớ tầm quan trọng của việc ngữ cảnh hoá khi tương tác với các niềm tin và thế giới quan khác.
Bước tiếp theo sau
Đối với những ai muốn tìm hiểu về ngữ cảnh hoá trong các thế giới quan phi phương Tây như thế giới quan Phật giáo, thực sự tôi khuyên các bạn nên tham dự Engage Global tại Minneapolis.
Chương trình này cung cấp 5 ngày tiếp xúc lấy Chúa Kitô làm trung tâm với năm tôn giáo phi Kitô giáo chính. Hãy nghĩ về nó như một sự kết hợp tuyệt vời giữa lớp học quan điểm cô đọng và chuyến đi thực hành truyền giáo ngắn hạn.
Tác giả: John Hawke
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: https://omf.org/us/how-much-do-you-know-about-buddhism/
Tác giả John Hawke đã làm việc 10 năm tại OMF (Mỹ) với vai trò là người vận động, phân tích dữ liệu, lập trình viên, giáo viên, nhà văn.
Bình luận (0)