Trang chủ Bài viết nổi bật Đạo Phật và nhân quyền

Đạo Phật và nhân quyền

Sự “Am hiểu Phật pháp về đạo Phật và nhân quyền” rằng giá trị của con người là vốn có và hơn nữa, phẩm giá thanh cao, đức hạnh của họ chỉ được quyết định bởi hành động của họ chứ không phải được quyết định bởi vận may hay vận rủi ở cuộc đời này.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Phật giáo khẳng định tất cả mọi người về cơ bản đều bình đẳng về tinh thần. Hệ thống phân cấp của con người chỉ đơn thuần là thông thường và cần được giải cấu trúc ở cấp độ cao nhất. Đức Phật chủ trương rằng mọi người đều có thể đạt được giác ngộ, bác bỏ hệ thống thống đẳng cấp thống trị về nguyên tắc. Do đó, sự “Am hiểu Phật pháp về đạo Phật và Nhân quyền” rằng giá trị của con người là vốn có và hơn nữa, phẩm giá thanh cao, đức hạnh của họ chỉ được quyết định bởi hành động của họ chứ không phải được quyết định bởi vận may hay vận rủi ở cuộc đời này.

Tác giả: Dipen Barua
Việt dịch: Thích Vân Phong

Những người làm tổn hại các loài được sinh ra từ bào thai hoặc từ trứng, không có nhân từ đối với các chúng sinh: Nên biết những hạng người này là hạng cùng đinh.

Họ huỷ diệt và tàn phá làng mạc và thôn xóm, là kẻ áp bức khét tiếng: Biết những người này là hạng cùng đinh.

Kinh Hạng Cùng Đinh (Vasala Sutta)

Đạo Phật và Nhân quyền chia sẻ ý thức trách nhiệm xã hội và mối quan tâm toàn diện. Nhân quyền xác định mức tối thiểu những gì cần thiết để đảm bảo quyền tự do lựa chọn, và quyền tự quyết của mỗi con người. Theo tầm nhìn này về Nhân quyền, các thể chế nơi chúng ta thường sinh sống, phải chịu những hạn chế nhất định không được vi phạm để bảo vệ quyền tự do cơ bản của con người.

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) là văn kiện quốc tế đặt ra các quyền con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 ở Cung Chaillot tại Paris, Pháp. chính khách Mỹ, Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, phát ngôn nhân cho các quyền con người, Eleanor Roosevelt (1884-1962) là người đứng đầu Uỷ ban dự thảo.

UDHR đặt ra các quyền lợi và tự do cơ bản của mỗi cá nhân. UDHR tuyên bố “mọi người sinh ra tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi”, không phân biệt “chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc kiến giải khác, quốc tịch hoặc nguồn gốc xuất thân, lượng tài sản, hoặc thân phận khác”.

30 điều khoản của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) nêu bật khía cạnh quan trọng nhất của khái niệm Nhân quyền: Bảo vệ cá nhân hay nói chính xác hơn là bảo vệ cá nhân trước các thể chế quyền lực của nhà nước, xã hội, tôn giáo hoặc những tổ chức khác. 30 điều khoản UDHR này quy định các quyền phổ quát có giá trị đối với mỗi cá nhân con người, bất kể chủng tộc hay sắc tộc, giới tính, tôn giáo, v.v. . .

Tru so Lien Hop Quoc New York

Trụ sở Liên Hợp Quốc New York.

Giáo sư Tiến sĩ L. P. N. Perera, học giả người Sri Lanka, đã đưa ra những bình luận hữu ích về từng điều trong số 30 điều khoản UDHR. Trong lời nói đầu của bài bình luận, cựu Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Sri Lanka tại UNESCO, Ananda Guruge ( 1928-2014) chỉ ra rằng: “Giáo sư Tiến sĩ L. P. N. Perera chứng minh từng điều khoản UDHR – thậm chí cả quyền lao động được trả lương công bằng, thời gian rảnh rỗi và phúc lợi – đã được đức Phật nói rõ, duy trì một cách thuyết phục và kết hợp một cách có ý nghĩa trong quan điểm tổng thể về cuộc sống và xã hội”. (Perera 1991, xi)

Điều 1 của UDHR tuyên bố “Tất cả mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và quyền. Mọi con người đều được tạo hoá ban cho lý trí và lương tâm và cần phải đối xử với nhau trong tình bằng hữu”. Giáo sư Tiến sĩ L. P. N. Perera viết bình luận về Điều 1 của UDHR từ góc độ Phật giáo: “Điều khoản này (thực sự là nên tảng của mọi quyền con người) hoàn toàn phù hợp với tư tưởng Phật giáo, và có thể nói là không có gì mới đối với quan niệm Phật giáo. Quan điểm của đạo Phật về Nhân quyền xuất phát từ hai mệnh danh cơ bản, đó là Triết học và Đạo đức. Mệnh danh Triết học – và đó là điều quan trọng – là con người sinh ra với sự tự do và trách nhiệm hoàn toàn. Không phải là sự sáng tạo của Đấng Tạo hoá, họ chỉ tuân theo những quy luật nhân quả, Nhân Quả không phải là một công thức cố định, nó chuyển biến, bất định; nó không phải là cái khuôn đúc ra sản phẩm nhất định mười cái như một, và do đó số phận nằm trong tay của họ. . . một người chắc chắn được sinh ra tự do và nếu tất cả đều có thể đạt thành Phật quả thì còn có sự bình đẳng nào lớn hơn về phẩm giá là quyền lợi nữa?” (Perera 1991, 21)

Phật giáo cổ điển không thảo luận rõ ràng về cái gọi là “nhân quyền”, các cuộc thảo luận về bản chất này thường bắt đầu bằng việc đưa ra một nghịch lý mà Giáo sư Triết học tại Đại học Fordham, Hoa Kỳ Christopher Gowans thể hiện rất rõ: “Người ta thừa nhận rất rộng rãi rằng Nhân quyền không được công nhận hoặc xác nhận một cách rõ ràng trong các văn bản Phật giáo truyền thống. . . Tuy nhiên, hầu hết Nhân quyền vẫn được (mặc dù không phải tất cả) các phật tử dấn thân ngày nay tán thành và ủng hộ.” (Gowans 2015, 245)

Tuy nhiên, việc thiếu các cuộc thảo luận cụ thể về Nhân quyền trong các văn bản cổ đại không có nghĩa là Phật giáo phản đối khái niệm này. Theo cách hiểu của đạo Phật về Phật pháp (một từ thấm nhuần tư tưởng Ấn Độ về trật tự và hòa hợp xã hội), mỗi người đều có những vai trò và nghĩa vụ thiết yếu, tương hỗ trong việc duy trì và thúc đẩy công lý. Phật pháp xác định điều gì có thể chấp nhận được trong mọi tình huống, cũng như điều gì là hợp lý và hoàn hảo trong mọi khía cạnh và tình huống. Thay vì được trình bày rõ ràng như quyền lợi, nghĩa vụ của phật pháp được thể hiện dưới dạng nghĩa vụ. Như Hòa thượng Tiến sĩ M. Vajiragnana Mahathera, Vương quốc Anh nói: “Cá nhân trong mỗi con người chúng ta đều có vai trò trong việc duy trì, thúc đẩy công bằng và trật tự xã hội. Đức Phật giải thích rất rõ ràng những vai trò này là những nghĩa vụ tương hỗ giữa cha mẹ và con cái; giáo viên và học sinh; chồng và vợ; bạn bè, người thân và hàng xóm; người sử dụng lao động; tăng sĩ xuất gia và tại gia cư sĩ (Sigala-Sutta, Digha Nikaya, Số 31). Không một ai bị bỏ rơi. Những nghĩa vụ được giải thích ở đây mang tính tương hỗ và được coi là những nghĩa vụ thiêng liêng, vì – nếu được tuân thủ – chúng có thể tạo ra một xã hội công bằng, hoà bình và hoà giải”. (Vajiragnana 1993, 3)

Phẩm giá của con người đóng vai trò là nền tảng của Nhân quyền. Theo Phật giáo, phẩm giá cao khiết này xuất phát từ giá trị tái sinh của con người. Trong khi tất cả chúng sinh đều vốn sẵn có Phật tính (tathagathagarbha), chỉ có con người mới có thể đạt được giác ngộ và chứng thành Phật quả. Sự tái sinh làm người được coi là điều đặc biệt hiếm có và rất quý giá. Dựa trên những điểm nhấn này, có thể kết luận rằng Phật giáo có những nguyên nhân lâu dài gây lo ngại và những lý tưởng lịch sử, có thể đóng vai trò là nền tảng cho việc đạo Phật ủng hộ Nhân quyền.

Học giả Phật giáo nhập thế (Engaged Buddhism) nữ Tiến sĩ Sallie B. King, Giáo sư tôn giáo danh dự, là một trong những người nghiên cứu sâu sắc nhất về cuộc đối thoại triết học giữa Nhân quyền hiện đại và Đạo đức Phật giáo. Tôi muốn thu hút sự chú ý đến một số chương trong cuốn sách của nữ Giáo sư Tiến sĩ Sallie B. King:

“Chương 5: Nhân quyền” trong “Từ bi tâm: Đạo đức xã hội của Phật giáo nhập thế” (Being Benevolence: The Social Ethics of Engaged Buddhism) (Honolulu: Nhà xuất bản Đại học Hawaii, 2005)
“Chương 7: Nhân quyền và Tư pháp Hình sự” (Chapter 7: Human Rights and Criminal Justice) trong “Phật giáo nhập thế và Xã hội” (Socially Engaged Buddhism) (Honolulu: Nhà xuất bản Đại học Hawaii, 2009)

“Phật giáo và Nhân quyền” (Buddhism and Human Rights) trong “Tôn giáo & Nhân quyền” (John Witte, Jr. và Christian Green [eds.], 103–18. Oxford: Oxford University Press, 2012)

Những cuốn sách và chương này đều trình bày một khuôn khổ phân tích hữu ích, nhằm nêu rõ những phản ứng của Phật giáo đối với Nhân quyền. Đầu tiên, những mối quan ngại: chúng bao gồm việc biến Nhân quyền thành chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, quan điểm phương Tây thống trị về “các quyền” như một đặc quyền lấy con người làm trung tâm của nhân loại và một quan niệm đối nghịch giữa quyền và trách nhiệm.

Ngược lại, những lý do để Phật tử ủng hộ Nhân quyền bao gồm sự quý giá vô hạn của sự sinh ra làm người và tiềm năng giác ngộ độc đáo, cũng như ý tưởng rằng việc tuân thủ Năm giới có thể biểu hiện như thúc đẩy bình đẳng, ngăn cản bạo lực và mở rộng quyền tự chủ và tự do. Ngoài ra còn có một sự thừa nhận ngầm rằng thiền định và giác ngộ không thể là mối quan tâm duy nhất của Phật giáo trong một tổ chức tập thể phức tạp như một xã hội.

Hoi truong Tru so Lien Hop Quoc New York 1

Hội trường Trụ sở Liên Hợp Quốc New York.

Quy tắc đạo đức cơ bản của truyền thống Phật giáo được thể hiện bằng Năm giới, được cho là đề cao Nhân quyền. Giới Thứ Nhất: Bảo Vệ Sự Sống, Giới Thứ Hai: Hạnh Phúc Chân Thật, Giới Thứ Ba: Tình Thương Đích Thực, Giới Thứ Tư: Ái Ngữ và Lắng Nghe, Giới Thứ Năm: Nuôi Dưỡng và Trị Liệu. Theo nghĩa này, nữ Giáo sư Tiến sĩ Sallie B. King nhận xét: “Các Quy tắc Giới luật ngụ ý rằng xã hội sẽ hoàn hảo hơn, trong đó các thành viên của họ phát khởi Từ bi tâm, để có thể bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Không giết hại, không để kẻ khác giết hại và không tán thành bất cứ một hành động giết hại nào trên thế giới, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày, thực tập chia sẻ thời giờ, năng lực và tài vật của con với những kẻ thiếu thốn, trên cả ba phương diện: tư duy, nói năng, và hành động trong đời sống hằng ngày, học và thực hành hạnh Ái ngữ và Lắng nghe để có thể hiến tặng niềm vui cho người và làm vơi bớt nỗi khổ đau của người, v.v. Điều này ngụ ý rằng một thành viên của xã hội hoàn hảo nên có những kỳ vọng hợp lý không bị tổn hại, không bị đánh cắp, v.v. . Bây giờ người ta có thể muốn hoặc không muốn gọi một thứ như thế là “quyền”, nhưng chắc chắn nó đã đạt đến nền tảng đó theo nghĩa thực tế, nếu không muốn nói là theo nghĩa khái niệm viên mãn”. (Sallie 2005, 144)

Giới thứ nhất ý thức được sự tôn trọng mạng sống của con người và động vật, duy trì quyền không bị giết hoặc bị bạo lực. Những lý tưởng quan trọng gắn liền với bất bạo động và Năm giới bao gồm sự tôn trọng quyền tự chủ và không gây tổn hại cho mỗi cá nhân ai. Quyền được an toàn tính mạng, tài sản cũng như danh dự cá nhân cũng như các chuẩn mực và nguyên tắc hoà bình khác đều được phản ánh trong các giá trị và thực tiễn này.

Các bậc danh đức xuất gia và cư sĩ tại gia danh tiếng từ nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso vừa là nhà lãnh đạo tinh thần vừa là nhà chính trị đầy nghệ thuật của nhân dân Tây Tạng, nữ Cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình từng được coi là một biểu tượng của nhân quyền. Bà từng bị quản thúc tại gia vì đấu tranh cho tự do dân chủ, người từ lâu đã bị áp bức bởi chế độ độc tài quân sự Myanmar, Tiến sĩ A. T. Ariyaratne, đồng chủ tịch, Phong trào Sarvodaya Shramadana, Sri Lanka, Hòa Thượng Tăng Thống Campuchia Maha Ghosananda (1913-2007) và Cư sĩ Sulak Sivaraksa, nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo và nhân đạo, người sáng lập Mạng lưới Phật giáo dấn thân quốc tế, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, nhà phản biện phê bình xã hội, các bị ấy thường sử dụng ngôn ngữ về Nhân quyền để làm phong phú thêm quan điểm Phật pháp của họ về các vấn đề xã hội và chính trị.

Ví dụ, Hòa Thượng Tăng Thống Campuchia Maha Ghosananda đã lưu ý: “Nhân dân Vương quốc Phật giáo Campuchia phải có được tất cả các quyền cơ bản của con người, bao gồm quyền tự quyết và quyền tự do theo đuổi sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá”. (Sallie 2005, 118)

Hơn nữa, phật tử đã thành lập các tổ chức hỗ trợ Nhân quyền, các tổ chức này bao gồm Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Thái Lan, Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng, Viện Nhân quyền Campuchia, v.v. Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác có dân số theo đạo Phật đáng kể cũng là thành viên của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) được thành lập tháng 10 năm 2009 như một cơ quan tham vấn của ASEAN.

Phật giáo khẳng định rằng tất cả mọi người về cơ bản đều bình đẳng về tinh thần. Hệ thống phân cấp của con người chỉ đơn thuần là thông thường và cần được giải cấu trúc ở cấp độ cao nhất. Đức Phật chủ trương rằng mọi người đều có thể đạt được giác ngộ, bác bỏ hệ thống thống đẳng cấp thống trị về nguyên tắc. Do đó, sự “Am hiểu Phật pháp về đạo Phật và Nhân quyền” rằng giá trị của con người là vốn có và hơn nữa, phẩm giá thanh cao, đức hạnh của họ chỉ được quyết định bởi hành động của họ chứ không phải được quyết định bởi vận may hay vận rủi ở cuộc đời này. Như đức Phật đã tuyên bố:

Là cùng đinh, không phải do sinh trưởng.
Là bà la môn, không phải do sinh trưởng.
Do hành động, người này là cùng đinh
Do hành động, người kia là Bà la môn.
(Vasala Sutta)

Tác giả: Dipen Barua
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường