Tác giả: Thích nữ Liên Phẩm
Có một vị đồng tu nói rằng, một ngày tôi có thể niệm hơn 5000 câu niệm Phật. Tôi cười và đáp: “Xin tán dương sự tinh tấn của bạn, vì đó là bước đệm đầu tiên cho hành giả chọn pháp môn cho riêng mình và tinh tấn thực tập.”
Vị ấy hỏi tôi: “Thế một ngày bạn niệm được bao nhiêu câu niệm Phật?” Tôi đáp: “Tôi chỉ niệm một câu, từ sáng đến tối, trừ những lúc làm việc cần tư duy thì lúc nào có thời gian tôi lại niệm.”
Câu trả lời của tôi làm vị này chưa hiểu rõ. Tôi liền giải thích thêm: “Một câu niệm Phật trong vạn câu và vạn câu trong một câu, nếu có thể nói thâm sâu hơn nữa vốn cũng chẳng có câu niệm Phật nào.”
Giai đoạn của bạn, tôi cũng đã từng trải qua và có thể nói nhiều hơn thế nữa. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy pháp ngay trên câu niệm Phật. Lúc này, bạn chẳng còn dính mắc số lượng nhiều hay ít nữa. Vì mỗi câu niệm Phật sinh khởi đều vận hành theo quy luật vô thường và sinh diệt, đã là vô thường sinh diệt trong mỗi câu thì không có cái gọi là tôi niệm được bao nhiêu, vì mỗi một chữ đến và đi theo quy luật của nó.
Tất cả các pháp môn đều là phương tiện để làm tâm ta trở nên tĩnh lặng. Khi tĩnh rồi, mới soi sáng rõ mọi thứ xung quanh, giống như ly nước đầy bụi nếu cứ mãi khuấy động thì chẳng thể thấy được bản chất của nước là trong suốt. Nước trong mới thấy được lớp bụi lắng dưới đáy.
Niệm lâu rồi tự khắc hiểu ra chân lý này. Đó không phải là số lượng câu niệm Phật mà bạn thực hiện, mà là chất lượng bạn đạt được qua từng câu niệm Phật. Khi bạn niệm với tâm tĩnh lặng, mỗi câu niệm Phật trở thành một phương tiện giúp bạn tiến gần hơn đến sự giải thoát và giác ngộ. Hãy nhớ rằng, niệm Phật không phải là một cuộc thi về số lượng mà là hành trình tâm linh để tìm thấy sự an lạc và tĩnh tại trong từng khoảnh khắc.
Điển tích về các danh sư niệm Phật
-
Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ
- Một trong những bậc thầy niệm Phật nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa, Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ thường niệm Phật không gián đoạn, dù khi làm việc hay lúc nghỉ ngơi. Ngài từng nói: “Niệm Phật không gián đoạn là cách duy nhất để giữ cho tâm luôn tĩnh lặng và đạt đến giác ngộ.”
-
Ngài Pháp Nhiên
- Người sáng lập Tịnh Độ Tông Nhật Bản, Ngài Pháp Nhiên nhấn mạnh việc niệm Phật A Di Đà như một phương tiện để đạt đến niết bàn. Ngài từng dạy rằng: “Niệm Phật không chỉ là việc lặp lại danh hiệu mà là để tâm hòa nhập vào danh hiệu, biến mỗi câu niệm thành một lời cầu nguyện chân thành.”
-
Ngài Thái Hư Đại Sư
- Một danh sư hiện đại, Ngài Thái Hư Đại Sư đã phát triển phương pháp niệm Phật kết hợp với thiền định. Ngài khuyên rằng: “Niệm Phật và thiền định là hai mặt của một đồng tiền, khi kết hợp sẽ giúp hành giả đạt đến sự an lạc và giác ngộ thực sự.”
Tác giả: Thích nữ Liên Phẩm
Bình luận (0)