Hoạ sĩ: Lê Thu Huyền

 

Trở lại ký ức trong chuyến đi giao lưu văn hoá Phật giáo Việt Nam - Bhutan do Hòa thượng Thích Gia Quang làm trưởng đoàn.

Chuyến đi là sự kiện ý nghĩa để hiểu thêm về lịch văn hoá truyền thống những di sản hàng nghìn năm tuổi của những tu viện cổ ẩn sâu trong dãy Hymalaya huyền thoại.

Những câu chuyện truyền khẩu từ các vị Đạt-lai Lạt-ma (những nhà lãnh đạo tinh thần của phật giáo Tây tạng), những vị "phật sống" theo tương truyền như một điều gì đó huyền bí, phảng phất như mây trời.

Những tu viện đẹp đẽ nguy nga hiện hữu toạ lạc trên các ngọn núi cao và biệt lập như những lâu đài cổ tích cho ta liên tưởng như  lạc vào cõi tiên. Đứng từ  trên cao phóng tầm mắt bao quát rộng khắp các thung lũng và dòng suối có núi bao quanh thật tĩnh tại an nhiên, mây vờn phủ thoắt ẩn thoắt hiện như những thiên đường của thế giới chư Phật trong vũ trụ huyền ảo.

Khi máy bay tới gần Vương quốc Bhutan, qua ô cửa nhỏ của máy bay khi chuẩn bị hạ cánh ở tầng thấp đoàn phật giáo cùng các phật tử choáng ngợp về vẻ đẹp kỳ vĩ của những dãy núi lớp lớp trùng trùng điệp điệp. Nằm ẩn kín trong dãy Himalaya hùng vĩ bao quanh, là một quốc gia lấy đạo Phật làm quốc giáo với bề dày lịch sử văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng bao trùm bởi văn hóa Tây Tạng và mệnh danh là xứ sở của Phật giáo Kim Cương thừa, đây cũng là quốc giáo ở Bhutan. Với hơn hai phần ba người dân theo đạo Phật nên được Chính phủ hỗ trợ cả về chính trị và kinh tế.

Khi đến Bhutan đoàn phật giáo Việt Nam khá bất ngờ vì nơi đây không hề có chùa mà chỉ có các tu viện, vốn xưa kia là những pháo đài phòng thủ, bên trong có các điện thờ Phật là nơi tu học hành thiền của các tu sĩ, là học đường cho các nhà tu hành. Du khách đến tu viện không đốt hương mà chỉ bằng tâm nguyện niệm, chắp tay đảnh lễ.

Đến Bhutan trong dịp đầu đông khí tiết mát mẻ, trong cái xe lạnh của chuyển mùa khi màn đêm dần buông. Là một đất nước trong trí tò mò của nguời thập phương với sự huyền bí ẩn sâu trong những câu chuyện tâm linh. Nhưng khi đã được chạm đặt chân tới nơi đây gặp gỡ từ con người cũng như cảnh vật vô cùng ôn nhu, hiền hòa, thân thiện. Cảm giác của sự thanh trong, tâm hồn được gột rửa bỏ đi những tạp niệm, khí của đất trời giao hoà, thân-tâm-ý tĩnh tại hoà nhập vũ trụ.

Ðón đoàn là những vị Đạt La Lạt Ma, Ripoche, Khemp là những tu viện trưởng lớn. Những buổi toạ đàm về văn hóa Phật giáo giữa hai đất nước trong các tu viện cổ xưa tiêu biểu đại điện cho quốc gia Phật giáo, được tận thấu văn hóa di sản, gắn liền với quá trình tu tập hành đạo, các pháp tu tại vương quốc Bhutan mệnh danh là “xứ sở của hạnh phúc”, nơi nằm giữa Ấn Độ và Tây Tạng thoả mãn về "miền đất của Rồng" chiêm ngưỡng những đền chùa, tu viện uy linh và hiếm nhất trên thế giới mới biết mức phát triển của quốc gia được đong đếm bằng sự hài lòng của người dân trong sự vận hành bộ máy nhà nước coi trọng đời sống an sinh xã hội là vô giá.

Từ văn hóa đến tâm linh đều mang đậm dấu ấn Phật giáo - hành thiện và hướng thiện. Phật giáo làm Quốc giáo nên có đến 40% người dân Bhutan ăn chay. Với những người không ăn chay, họ hoàn toàn sử dụng các loại thịt đã được mổ xẻ sẵn và nhập khẩu từ Ấn Độ. Họ không bao giờ giết mổ động vật và không ăn thịt có nguồn gốc từ Bhutan.

Hạ cánh từ Sân Bay Paro đoàn các quý thầy cùng các phật tử Việt Nam du hành về Thủ đô Thimplu là nơi đầu tiên có con đường thương mại cổ xưa mang tên Druk Path, đi qua những ngọn núi hiểm trở và có cơ hội ngắm những ngôi chùa lớn nhỏ lấp ló qua các thung lũng ngọn đồi, những cây cờ đủ sắc màu trên đó viết những bài kinh, những câu thần chú đặt dải rác từng khoảng đồi, gió bay phần phật phấp phới gửi lời tâm nguyện tới trời đất, tới tới các chư Phật, tới thánh chúng phù hộ cho đất nước hưng thịnh cuộc sống an vui. Thỉnh thoảng lại gặp những nhà sư đáng kính mặc áo choàng đỏ cùng tiếng chuông chùa, tiếng tụng kinh gần xa. Sương mù bao phủ những bụi cây, bao quanh những ngọn núi hiểm trở khiến nơi đây trở nên bí hiểm nhưng cũng rất hoang dã, chiêm ngưỡng những ngọn núi Gangkhar Puensum đựợc biết có độ cao trên 7.000m và chưa được khám phá.

Khung cảnh núi rừng nơi đây sẽ khiến chúng ta cảm thấy vô cùng nhỏ bé trước mẹ thiên nhiên. Theo hướng dẫn viên có thể cắm trại nghỉ qua đêm để hoà mình cùng với thiên nhiên thanh bình.

Đến Thimphu ghé thăm Đài tưởng niệm Quốc gia Chorten. Đây là một trong những công trình tôn giáo tiêu biểu của Thimphu, được xây dựng vào năm 1974 để tưởng niệm cố Quốc vương Jigme Dorji Wangchuck. Đài tưởng niệm được sơn trắng, cổng ra vào được trang trí với 3 phiến đá chạm khắc tinh xảo. Nơi đây sở hữu rất nhiều bức tranh tôn giáo và tượng Phật. Ngoài ra, trong điện thờ còn có 5 bánh xe cầu nguyện lớn màu đỏ. Người dân đến đây sẽ đi xung quanh, quay bánh xe theo chiều kim đồng hồ bằng tay phải, được tin rằng sẽ đem lại may mắn và tương lai sáng lạn. Bên dưới bánh xe cầu nguyện là những tờ giấy ghi lại những điều ước và những lời cầu nguyện của du khách và những người dân địa phương.

Chiêm ngưỡng Tượng Đại Phật Buddha Dordenma lớn nhất thế giới ở Bhutan và cũng là một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng vàng và đồng lớn nhất ở châu Á. Bức tượng khổng lồ dựng trong khuân viên - nằm trong tàn tích Kuensel Phodrang - cung điện của Sherab Wangchuk, Druk Desi thứ XIII, nhìn ra hướng Nam Thimphu, thủ đô của Bhutan.

Bức đại tượng Phật được dựng lên để kỷ niệm 60 năm ngày lên ngôi của vị vua thứ tư của Bhutan, Jigme Singye Wangchuk và đại diện cho kỷ niệm 100 năm chế độ quân chủ của Bhutan. Bức tượng được làm bằng đồng và thếp vàng, cầm một chuỗi tràng hạt và thiền định trên đài sen.

Tượng đại Phật Buddha Dordenma, bắt nguồn từ Saranath, Bodhgaya, nơi đức Phật đã giác ngộ. Tượng cao 61,2m và có 5 tầng phía bên trong Tượng Phật Đại Phật Buddha Dordenma với 125.000 bức tượng Phật nhỏ có chiều cao từ 8 tới 12 inch, bằng chất liệu đồng đỏ dát vàng lá trên mặt và tay.

Sự kiện đặc biệt quan trọng hơn nữa đã diễn ra là buổi đọc Kinh Parjanaparamitra của Trụ trì thứ 70 Trulku Jigme Choeda trong 3 tháng với 116 tập. Trong không gian linh khí ngút ngàn bên trong đại tượng Phật. Các đại đức cùng phật tử Việt Nam chắp tay đi một vòng tròn niệm (A Di Đà Phật) và đảnh lễ trong không khí trang nghiêm và thành kính.

Toạ lạc trên đỉnh núi tương đối cao nhìn ra dãy Hymalaya phong thủy hữu tình, cảnh sắc ngập nắng gió chan hoà, mây phủ vờn huyền ảo cho ta cảm giác bức tượng cao tới bầu trời xanh, nhất là khi có ánh nắng chiếu vào, phản xạ ánh sáng chiếu xung quanh của sắc cầu vồng phát ra một vầng hào quang sáng rực rỡ, vô cùng ấn tượng và như phổ quang cả chính chúng ta khi đứng trên phần đất địa linh là thánh tích ngàn đời được Phật hoá độ.

Nơi đây giờ là điểm văn hoá du lịch tâm linh cũng như Tổ chức các pháp hội lớn mang tầm quốc tế - sự kiện trọng đại của đất nước phật giáo Bhutan. 

Càng được tìm hiểu càng thấy mở ra lối đi khá độc đáo, huyền sâu trong tâm và ý, những câu chú truyền khẩu để nhận phước an lành từ các vị Dat lai Lat ma cầu nguyện cho đoàn được phước may mắn trong chuyến đi.

Punakha Dzong còn được gọi là Pungthang Dewa Chhenbi Phodrang (cung điện của hạnh phúc hay đại lạc). Lời tiên tri về việc xây dựng đã được Guru Padmsambhava thực hiện vào năm 1637. 

Cung điện lâu đời nhất ở Bhutan và là một trong những quần thể công trình kiến trúc hùng vĩ nhất. Dzong đã bị lửa thiêu rụi sáu lần và bị lũ lụt tàn phá năm lần nhưng vẫn được bảo tồn xây dựng giữ vẻ uy nghiêm cho tới ngày nay. Là trung tâm hành chính của quận Punakha ở Punakha, Bhutan. Quốc hội lần thứ nhất đã được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1953 và Lễ cưới Hoàng gia của vị vua thứ 4 và vị vua hiện tại.

Từng bị Tây Tạng tấn công năm 1639 và năm 1644. Tuy nhiên Bhutan đã bảo vệ thành công và trở thành một pháo đài bất khả chiến bại. Để kỉ niệm chiến thắng, nơi đây tổ chức lễ hội năm mới và cho xây dựng đền Yu Gyal Gonkhang Chen Mo, có nghĩa là ngôi đền vĩ đại Bảo hộ Chiến thắng. Pháo đài Punakha Dzong nằm ở hợp lưu của sông Pho Chhu (cha) và Mo Chhu (mẹ) trong thung lũng Punakha – Wangdue. Là Nguồn nuớc từ các ngọn đồi phía bắc của Ligshi và Laya ở Bhutan, và ở Tây Tạng, cung cấp bởi các nguồn sông băng ở thung lũng Punakha. Hợp lưu của hai con sông là dòng sông cha và dòng sông mẹ thành dòng chính được gọi là Puna Tsang chu huyền thoại. Với khí hậu trong lành bốn mùa hài hòa đặc trưng ở Punakha thủ đô mùa đông của Bhutan.

Punakha cũng là trung tâm của cây cầu treo dài nhất Bhutan (Punakha Suspension Bridge) cho bạn phóng tầm mắt toàn cảnh về một không gian thiên nhiên đẹp huyền ảo mà bà mẹ thiên ban tặng. Punakha Dzong khác thường ở chỗ nó có 3 sân lớn. Bao trùm kiến trúc được vẽ tay từ các nghệ nhân với kĩ thuật cao trong tầm nhìn về kiến trúc mỹ thật - Tạo cho Cung điện trở thành kỳ quan bậc nhất tại Bhutan.

Một công trình di sản hay còn gọi là hội trường ‘trăm cột’ (thực tế chỉ có 54 cột). Những bức tranh tường đặc biệt, được ủy quyền bởi Druk Desi thứ hai, mô tả cuộc đời của Đức Phật tinh sảo uy linh. Các bức tượng vàng đồ sộ của Đức Phật, Guru Rinpoche và Zhabdrung có niên đại từ giữa thế kỷ 18, một số tấm vàng ròng trên các cột trụ trải qua thời gian hợp thể kiến trúc sâu thẳm. Các loại gỗ chạm khắc bằng vàng, đỏ và đen được sơn một cách công phu ở đây làm tăng thêm vẻ nhẹ nhàng đầy tính nghệ thuật của bức tranh khiến bất kỳ ai chiêm ngưỡng cũng trở về tâm bình yên mà có đức Phật chở che và hóa độ trong quy mô đồ sộ của ngôi đền phía trong quần thể cung điện. Đây là nhà nguyện duy nhất mở cửa đáng tin cậy cho du khách tới thăm và lễ Phật.

Tâm trạng thanh trong lưu luyến trong sự đón tiếp nồng hậu đoàn không muốn rời xa nơi mà vẫn giữ được những giá trị cổ xưa, sống cuộc sống yên bình, giản dị, dường như đứng bên lề những hối hả gấp gáp của cuộc sống hiện đại. Cung điện nguy nga đồ sộ ẩn khuất sau lùm cây dãy núi trập trùng. Tăng Đoàn rảo bước thư thái về với một điểm mới là ngôi đền sinh sản của Người Điên Thần theo truyền thuyết là Tu viện Chimi Lhakhang hay còn gọi đền Chimi Lhakhang. Là Ngôi đền nổi tiếng nhất của Bhutan, nằm sừng sững trên một gò đồi tròn trong một ngôi làng cổ, được biết đến với cái tên “Ngôi đền sinh sản” và những gia đình cùng những cặp vợ chồng không có con đến đây cầu may.

Choáng ngợp khi bước chân đến ngôi làng với những ngôi nhà gỗ được vẽ rất nhiều hoa văn kỳ dị là những dương vật với các họa tiết phong phú - những cửa hàng trưng bày phong phú trang nghiêm rất nhiều các sản phẩm với nhiều chất liệu về vật trừ tà cầu may cho hạnh phúc gia đình và con cái từ dương vật của đàn ông - không hổ danh là làng "Ơ kìa" trong trí tò mò của du khách.

Ngôi làng Sopsokha gắn liền với Drukpa Kunley - tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng, người được mệnh danh là "vị thần sinh sản". Theo các nguồn tư liệu, ông là người đã đưa nghệ thuật vẽ tranh dương vật tới Bhutan và dùng những bức tượng hình dương vật với mong muốn xua đuổi tà ma Đền Chimi Lhakhang và chiêm nguỡng một bức tượng vàng khổng lồ được bao quanh bởi những tượng dương vật với đủ hình dạng, kích cỡ. Ngôi đền là điểm tâm linh nổi tiếng với người Bhutan, họ tin những biểu tượng dương vật này sẽ giúp tăng khả năng sinh sản. Trong đền cũng có nhiều bức ảnh ghi lại câu chuyện của những cặp vợ chồng đến cầu sinh con và đã thành công.

Những điều bí ẩn được khám phá mới thấy văn hóa tín ngưỡng khá mở. Tình dục không phải là một chủ đề cấm kỵ ở Bhutan, trong tu viện, nhà dân trang trí hình ảnh dương vật được người Bhutan coi trọng và đặt niềm tin vào xua đuổi tà ma và cầu nguyện được ban phước về sinh sản thật uy nghiêm trong tâm linh.

Trở về thực tại đoàn tiếp tục chuyến thăm tới điểm văn hóa, tôn giáo độc đáo bậc nhất ở vương quốc Bhutan nơi hành hương tuyệt vời nhất, tự mình leo bộ qua những dãy núi trùng điệp để đến tu viện Paro Taktsang nằm trên một vách đá cheo leo cao gần 3.000m so với mực nước biển. Tu viện xây dựng từ hàng trăm năm trước và là di sản được bảo tồn nguyên vẹn đến ngày nay. Nơi đây không chỉ trở thành thánh địa linh thiêng của người dân Bhutan, mà còn là "thiên đường" của người leo núi. 

Tu viện Paro Takatsan, được biết đến dưới tên tiếng Anh là The Tiger's Nest Monastery, là một trong những địa điểm linh thiêng và có kiến trúc hấp dẫn nhất của Bhutan. Tu viện tọa lạc trên một vách núi đá granit cao ngất giữa tầng mây nhìn xuống thung lũng Paro, nơi này được tín đồ Phật giáo và người dân Bhutan đặc biệt tôn kính bởi vì nó gắn liền với quá trình tu tập và hành đạo của ngài Padmasambhava (Liên Hoa Sinh).

Quần thể tu viện gồm 4 điện chính và những khu nhà được thiết kế khéo léo, tuỳ biến theo địa thế của các vách núi đá và hang động. Và được vẽ những bức hoạ vô cùng tinh sảo về đức phật Liên Hoa Sinh và quá trình tu đạo. Và Tu viện được ví như hình ảnh của "con tắc kè hoa " đang bám vào vách núi và biến ảo theo mùa và khí tiết tạo ra bức tranh huyền bí linh thiêng, những câu chuyện kỳ lạ và ảo ảnh bao bọc trong khung trời u huyền bí hiểm. Mỗi ngôi điện thờ đều có ban công lý tưởng tận ngắm thung lũng Paro. Các Lat ma cho hay có những ngày toàn bộ tu viện và ngọn núi Taktsang chìm trong những đám mây, như đang lạc vào cảnh giới chư phật huyền thoại.

Hành trình lên Tiger Net đoàn phải đi bộ mất khoảng 3 tiếng và leo lên khoảng 850 bậc thang, sẽ đi qua nhiều đoạn gập ghềnh khó đi. Tuy nhiên, giữa đường lên núi có một trạm dừng chân để nghỉ mệt. Hoặc khám phá trải nghiệm trên những chú ngựa hỗ trợ qua những điểm gập ghềnh cheo leo khá nguy hiểm khoảng 2 cây số. Nhưng sự mạo hiểm cũng là trải nghiệm để đời với ký ức đáng nhớ nhất. Càng lên cao sẽ thu vào tầm mắt phong cảnh hùng vĩ của những cánh rừng đại ngàn bao la, đá núi thẳng đứng, thác nước tuôn đổ xuống vực sâu, những hàng lá phướn tung bay dập dìu, vừa đi vừa xếp những viên đá chồng đá với sự cân bằng cầu hạnh phúc an lạc.

Bên cạnh tu viện cheo leo thì cảnh đẹp hoang sơ và người dân thân thiện cũng là dấu ấn độc đáo khi đến Bhutan, cảm nhận được trong hành trình khám phá "Vương quốc Rồng Sấm". Thiên nhiên hoang sơ còn dẫn lối tăng đoàn băng qua khu rừng già và thảm thực vật phong phú, ánh nắng xuyên kẽ lá lung linh soi chiếu như có anh linh dẫn lối về con đường đại ngàn đầy chông gai nhưng soi thấu tâm hồn, mỗi hình ảnh từng nguời trong đoàn hành đạo tâm trong sáng thánh thiện, nụ cuời hiền hoà, cất lên tiếng hát vang cả cánh rừng. Dấu ấn đó in đậm dấu trong tâm khai sáng nhiệm màu.

Nhịp sống Bhutan bình dị, nhẹ nhàng và đầy thân thiện. Trên đường đi những chú tiểu khoác áo cà sa đỏ đi về phía các tu viện, đoàn được các Tu Viện đón tiếp nồng hậu thân thiện được mời những bát sữa từ con bò Yak thơm nồng. Người dân Bhutan nuôi bò yak để lấy lông dệt nên các bộ trang phục truyền thống, làm mũ che mưa, làm bạt dựng lều hay lấy sữa  pha trà và bơ dùng hàng ngày. Ngồi trong không gian địa linh những bát hương trầm ngào ngạt tỏa bay ngồi thiền tịnh trong vài phút giây mà thư thái vô cùng. Dảo bước càng thấy bức tranh cuộc sống Bhuta vui vẻ nhẹ nhàng, bóng dáng người phụ nữ địu con trên lưng môi nở nụ cười hiền thánh thiện cũng sẽ khiến tâm hồn xao xuyến.

Đoàn tiếp tục hành trình dừng chân ghé thăm cung điện cổ kính tọa lạc bên bờ sông Wangchu, cách thành phố Thimphu của Bhutan khoảng 2km về phía Bắc. Công trình xây dựng theo lối kiến trúc kiểu pháo đài có từ hàng trăm năm trước cung điện Tashichho Dzong nằm bên bờ sông Wang Chhu thơ mộng, đồng thời là nơi làm việc của Quốc vương sẽ khiến bất cứ ai cũng khao khát chạm tay vào.

Trung tâm quyền lực của xứ sở hạnh phúc Bhutan với các Dzong vừa là nơi đặt cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính và cai trị, vừa là trụ sở của tăng đoàn Phật giáo được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. Tashichho Dzong là một trong những pháo đài tu viện được xây dựng lâu đời và nổi tiếng nhất tại Bhutan. Nơi đây vẫn được biết đến với tên gọi “pháo đài của tôn giáo vinh quang”, xây dựng lần đầu tiên vào năm 1216 bởi Lạt-ma Lama Gyalwa Lhanangp – người sáng lập nhánh Lhapa của Drikung Kagyu. Vị trí là nơi mà tu viện Dechen Phodrang ngày nay tọa lạc, trên một sườn núi phía trên Tashichho Dzong hiện tại.

Pháo đài Tashichho Dzong có lối kiến trúc mang phong cách đặc biệt phổ biến ở Bhutan cổ đại, theo phong cách truyền thống, không sử dụng đinh. Những bức tường được quét vôi cẩn thận, tỉ mỉ để bảo tồn những báu vật: Những bức tượng và tranh chạm khắc – bản sắc của Thimphu và niềm tự hào của người dân Bhutan. Tashichho Dzong cao hai tầng, với các tháp ba tầng ở tất cả các góc của Dzong. Phần mái gỗ trên tòa nhà là một tác phẩm nghệ thuật hết sức ấn tượng và đầy cảm hứng của các nhà nghệ thuật tạo hình, màu vàng được thiết kế giống với kiến trúc chùa chiền phổ biến ở các quốc gia Phật giáo, đẹp nét đẹp tổng hòa trong sắc màu trầm ấm hút tầm mắt, đến nao lòng.

Tu viện Tashichho Dzong được chia thành ba phần chính, bao gồm: văn phòng của nhà vua, khối hành chính và phần kiến trúc thuộc về tâm linh. Và Bên trong tu viện có một ngôi chùa mang tên Lhakang. Ngôi chùa này có các bức tranh tuyệt đẹp mô tả cuộc đời của đức Phật.

Đoàn tham quan tu viện với sự hướng dẫn của những người lính canh gác ở đây rất đúng luật. Bởi tòa nhà tu viện còn là trụ sở của các cơ quan chính phủ, văn phòng của nhà vua nên luôn cần giữ không khí trang nghiêm và tuân thủ đúng nội quy của tu viện. Sự thư thái trải qua nhiều trạng thái của chuyến đi luôn mang đến sự cảm phục khó tả.

Các chương trình sự kiện tiếp nối trong quá trình giao lưu văn hoá. Các đại đức được và phật tử Việt Nam được mời tham dự một pháp hội rất lớn. Có các Lat ma, các nhà tu hành người dân Bhutan, các phật tử trong các nước và quốc tế đến đảnh lễ phật lên tới hai ngìn người. Trong không khí trang nghiêm đoàn các quý thầy và phật tử được đón tiếp chu đáo, trang nghiêm đứng dưới ngọn quốc kỳ của Bhutan mang nhiều ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

Màu vàng của quốc kỳ tượng trưng cho nhà vua, màu cam tượng trưng cho Đức Phật và con rồng tượng trưng cho sự thuần khiết của người dân. Viên ngọc ngự trong hình ảnh con rồng chính là sự thịnh vượng của đất nước. Đảnh lễ Phật được gia trì và trao tặng khăn Thanka từ vị truyền thừa Lat Ma cao tuổi và được tôn kính nhất đại diện cho cho Phật giáo Bhutan chào mừng pháp hội, tụng kinh, phát nguyện cầu quốc thái dân an.

Trong khuân khổ nhiều hoạt động văn hoá ý nghĩa tại Bhutan, đi nhiều điểm mang văn hoá có lịch sử truyền thống lâu đời có hương vị sắc thái riêng từ ẩm thực đến  con người, đến lễ hội múa, các điệu nhảy gắn tinh thần đoàn kết, mừng đại lễ  là hình ảnh những vị Phật, vị thần đại diện mừng cho người dân được hạnh phúc ấm no, trừ đi những rủi do, sự không may mắn, thoát khỏi những tạp niệm đang mỗi ngày hiện hữu. Sự giải thoát thanh lọc hiểu thấu bản thân bằng những hành động thiết thực đạo gắn đời sống tâm linh, phát nguyện cho chính chúng sinh khỏi u mê lầm lạc. Hành trong chính niệm là bờ giải thoát mà chúng ta hướng tới.

Trong quá trình ấy cũng được tìm hiểu và biết thêm về những pháp khí hộ trợ trong quá trình tu học, cũng vỡ oà trong biển kiến thức vô bờ mà trong quá trình tu đạo, hành thiền các vị Dat La Lat Ma, các Vị Ripoche, các vị Khempo... vẽ ra những bức tranh thiền trong quán tưởng ra những bức tranh Thangka về những vị Phật trong quá khứ, trong hiện và trong tương lai với nhiều hình tướng để những hành giả tu thiền nhìn lấy đó mà tôn kính học tập, nghiên cứu hoá độ cho chính mình và chúng sinh về bến bờ giải thoát, ngoài ra vô cùng nhiều pháp khí trợ duyên trong quá trỉnh tu đạo như Kinh luôn, 8 tướng cát tường... để hiểu thêm về những gì là huyền thoại, đời sống văn hóa đa dạng, đặc biệt là văn hoá Kim Cương Thừa đặc trưng của Bhutan.

Đến Bhutan, đoàn Việt Nam viếng thăm đèo Dochula. Nơi đây là địa danh tưởng nhớ những vị anh hùng đã hy sinh trong các trận chiến chống ngoại xâm của Bhutan, được xây dựng dưới sự bảo trợ của Hoàng hậu Ashi Dorji Wangmo Wangchuk. Kiến trúc tuyệt đẹp với 108 bảo tháp là công trình ý nghĩa to lớn trong văn hóa Phật giáo. Những ngôi bảo tháp ở đèo Dochula được thiết kế thành 3 vòng tròn đồng tâm, gồm: 45 chortens ở lớp thứ nhất, lớp thứ 2 có 36 và lớp trên cùng có 27. Việc xây dựng các tòa tháp này cũng được thực hiện nghiêm ngặt theo những thủ tục nghi lễ do tôn giáo quy định. Khi chortens đạt đến độ cao, một hố sâu được đào trên mặt đất ở trung tâm và các lễ vật ngũ cốc mang tính biểu tượng cùng các bình đồng chứa đầy bơ được đặt vào hố. Sau này, khi chiều cao của chortens tăng lên, các bức tượng các vị thần Phật giáo làm bằng đất sét và chứa đầy những lời cầu nguyện đã được đặt vào trong tòa trung tâm. Một cây cột màu trắng sơn đỏ ở giữa, khắc những bài thánh ca thiêng liêng, trang trí bằng những đồ dùng tôn giáo như: Hình ảnh mạ vàng của những vị thần, chuông cầu nguyện, bảo tháp nhỏ bằng đất sét cũng như đá quý và đồ trang sức. Việc xây dựng đài tưởng niệm Dochula đã thần thánh hóa những linh hồn những người đã khuất thành những biểu tượng tôn giáo cao cả, muôn đời ngưỡng mộ và kính trọng.

Vương quốc Phật giáo Bhutan tất cả trẻ em ở độ tuổi đi học ở Bhutan đều được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, chất lượng và miễn phí.…Trẻ em Bhutan từ 6 tuổi có thể học ở trường Phật giáo Tây Tạng Druk hoặc trường Nyingma và bắt đầu làm quen cuộc sống tu tập ở tu viện. Các em được dạy ngôn ngữ cổ kính của kinh Phật, học chữ gốc Bhutan và học tiếng Anh. Sau thời gian ba năm các em tiếp tục học giáo lý để trở thành sư, không thì sẽ quay trở lại sống với gia đình. Tu viện khá đông các em nhỏ học tập tại đây và được học tập rèn luyện rất tốt có tính độc lập và biết chăm sóc bản thân. Nhìn những gương mặt thuần khiết thánh thiện trong veo thật vui và ấm áp. Một buổi chiều cứ trôi đi trong sự lặng lẽ ngắm nhìn những thiên thần nhỏ qua lại và phơi những tấm y áo dải khắp sân cỏ rộng lớn nhờ gió mang hơi ẩm và lại khoác trở lại với hương của đất của trời. Đoàn phật tử lạ mắt và chụp hình cùng các em nhỏ bên tấm y màu đỏ đẹp như hoa trên mặt đất.

Vô vàn kỷ niệm đẹp về chuyến giao lưu văn hoá đầy ắp giá trị mang tầm ảnh hưởng sâu trong tâm trí. Ấn tượng mạnh mẽ vẫn là khối kiến trúc đặc biệt nơi đây. Đi khắp một dải khắp tất cả các lâu đài, tu viện, nhà cửa, công sở tại Vương quốc Bhutan dù mới xây dựng hay đã xây hằng trăm năm trước đều thống nhất một trong ngôn ngữ kiến trúc đặc trưng. Những quy ước của nhà rất rõ ràng về chiều cao, hoa văn, màu sắc mang phong cách văn hóa riêng biệt, để kiến trúc Bhutan là một thể thống nhất, hài hòa, giữ được bản sắc, không bị pha trộn, đậm dấu ấn văn hóa di sản truyền thống của đất nước Bhutan.

Hoạ sĩ: Lê Thu Huyền