Tác giả: Reshma Narasing Biên dịch: Thích Vân Phong (Nguồn: The Solo Globetrotter)

Nếu các bạn đang tìm kiếm những sự thật hấp dẫn về đất nước và con người Vương quốc Phật giáo Bhutan, các bạn đã đến đúng nơi! Có rất ít thông tin về Đất nước Bhutan huyền bí nổi tiếng với tên gọi “Vương quốc hạnh phúc nhất thế giới”.

Nằm ẩn mình bên dãy núi Himalaya hùng vĩ, vương quốc Bhutan hiền hòa còn khá xa lạ với nhiều người, nhưng lại hội tụ những gì hạnh phúc nhất của miền hạ giới. Đến với Bhutan là đến với miền đất thiên đường đầy bí ẩn nhưng không kém phần thú vị.

Có lẽ, đối với nhiều bạn không biết câu trả lời rằng Bhutan có phải là một quốc gia không? Đúng vậy!

Được rồi, bài viết chia sẻ một số thông tin về Vương quốc Phật giáo Bhutan.

Trong chuyến đi 2 tuần của tôi đến Vương quốc Phật giáo, một quốc gia ngập tràn bí ẩn và vẻ đẹp, tôi đã chứng kiến rất nhiều điều, tôi kết bạn với người dân địa phương để nghe những điều kỳ lạ, hài hước và chưa từng biết về Bhutan – Thiên đường hạ giới cuối cùng trên thế giới:

Bhutan là Vùng đất đầy Bí ẩn

Bhutan bắt nguồn từ “Bhotant” trong tiếng Phạn có nghĩa “điểm kết thúc của Tây Tạng”, hoặc từ “Bhu-uttan” có nghĩa “cao nguyên”.

Ngoài tên gọi trên, Bhutan còn được biết đến với biệt danh Druk Yul, hay còn gọi là “vùng đất Rồng Sấm”, bởi nơi đây luôn bị các cơn bão dữ dội và khắc nghiệt quét qua. Người Bhutan gọi mình là Drukpa, Quốc vương Bhutan có hiệu là Druk Gyalpo, nghĩa là “Quốc vương Rồng Sấm”. Vùng đất của những kho báu tiềm ẩn. Là một đất nước chỉ được biết đến về sự tồn tại của nó từ hơn 50 năm qua, Bhutan để lại rất nhiều thứ cho trí tưởng tượng, và còn được gọi là Shangri-La – Thiên đường hoàn hảo, được hình dung và thậm chí ngày nay mơ mộng rất nhiều ở phương Tây.

Vẻ đẹp thiên nhiên bao la của quốc gia Phật giáo thuần túy khiến các bạn có cảm giác như đang ở trên thiên đường. Thực tế nó hoàn toàn bị ngắt kết nối với thế giới bên ngoài, làm cho Bhutan trở nên đặc biệt khi Vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa này phát triển những cách độc đáo, mà nhiều người trong số họ chưa biết đến và nó trở nên mới lạ đối với thế giới, điều này phần nào tạo nên nguồn gốc cho những sự thật bí ẩn và tuyệt đẹp.

Vẫn còn những bí ẩn về văn hóa, truyền thống, con người độc đáo của Vương quốc này, và hàng trăm truyền thuyết xung quanh tôn giáo chính ở Bhutan là đạo Phật.

Quốc gia khiêm tốn nhất trên thế giới

Bhutan ở đâu? Vương quốc Bhutan là một quốc gia có chủ quyền, nằm về phía cực Đông của dãy núi Himalaya. Nó được kẹp khá đều giữa lãnh thổ có chủ quyền của hai quốc gia: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc và Tây bắc. Có khoảng 477 km đường biên giới với khu tự trị Tây Tạng. Quốc gia thứ hai là Cộng hòa Ấn Độ ở phía Nam, Tây nam và Đông, có khoảng 659 km với các bang Arunachal Pradesh, Assam, Tây Bengal và Sikkim, theo thứ tự chiều kim đồng hồ từ vương quốc.

Bhutan có đường biên giới lên đến 1139 km. Cộng hòa Nepal ở phía Tây, Cộng hòa Nhân dân Bangladesh ở phía Nam và Liên bang Myanmar ở phía Đông nam là những nước láng giềng gần khác; hai nước trước đây được phân cách bởi những vùng đất nhỏ của Ấn Độ.

Bhutan là một trong những quốc gia khiêm tốn nhất trên thế giới. Cho các bạn một ý tưởng, Ấn Độ lớn gấp 86 lần Bhutan, Hoa Kỳ lớn hơn 256 lần.

Bhutan là nơi có ngọn núi cao nhất thế giới

Nằm trọn trong những dãy núi cao, từng triền núi hùng vĩ dựng lên như một lớp lá chắn từng ngăn cách Bhutan với thế giới bên ngoài trong một thời gian dài. Bhutan sở hữu vô số những ngọn núi cao nhất chưa từng được chinh phục. Đỉnh cao nhất trên đất Bhutan là Kula Kangri (độ cao 7.554m so với mực nước biển) chiếm phần lớn lãnh thổ đất nước.

Trong số những sự thật thú vị về Bhutan, là về những ngọn núi, Bhutan có 18 đến 20 ngọn núi trên dãy Himalaya cao nhất thế giới. Nhưng không giống như Nepal, nơi đi bộ gần như là một cuộc hành hương, người Bhutan không khuyến khích đi bộ xuyên qua những ngọn núi khổng lồ này, với chỉ được phép đi bộ đường dài lên đến 6.000 mét.

Ngọn núi cao nhất ở Bhutan và cao thứ 40 trên thế giới, Gangkhar Puensum, có thể nhìn thấy từ Đèo Duchola trên cung đường giữa Thimphu và Punakha.

Người Bhutna tin rằng, những ngọn núi cao hơn là nơi cư trú của sức mạnh thiên nhiên, khi leo lên sẽ là một sự can thiệp và sẽ hứng chịu cơn thịnh nộ của các vị Sơn thần.

Hút thuốc lá ở Bhutan là bất hợp pháp

Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới cấm sử dụng thuốc lá, các bạn có thể bị bỏ tù nếu bị phát hiện hút thuốc trong những khu vực bị cấm. Tuy nhiên, những người lái xe mà tôi đi cùng đã từng hút thuốc trong xe, không đùa! Có, có ở một số khách sạn, có khu vực dành riêng cho việc hút thuốc.

Vậy thì đâu là giải pháp thay thế cho việc hút thuốc đối với người Bhutan? Các Bạn sẽ thấy họ ăn trầu, cũng xỉa thuốc lào – các bạn thấy đấy – còn gây ảo giác mạnh hơn cả thuốc lá!

Cả nước chỉ có 8 Phi công được phép lái phi cơ trong sân bay

Bay đến Bhutan là một trong những cách tốt nhất để du lịch đến Vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa này. Nếu các vị thần trên bầu trời có tâm trạng, trong cuộc đời của các bạn, sẽ được chứng kiến một số cảnh đẹp nhất của dãy Himalaya.

Nhưng sân bay Paro, (IATA: PBH, ICAO: VQPR) là sân bay quốc tế duy nhất trong số bốn sân bay của Bhutan, cách Paro 6 km. Sân bay này nằm trong một thung lũng dốc bên bờ một con sông. Sân bay này nằm ở độ cao 5500 m và bao quanh là các đỉnh núi, có các luồng gió nghịch, việc hạ cánh xuống sân bay này là một thách thức cho các phi công. Sân bay này lại nằm trong danh sách những sân bay nguy hiểm nhất thế giới, bởi dãy núi Himalaya và đường chạy rất hẹp.

Các phi công cất cánh và hạ cánh thủ công, chỉ có 8 phi công kỳ cựu, đủ tiêu chuẩn được phép cất cánh và hạ cánh! Đây không phải là một trong những sự thật thú vị nhất về Bhutan?

Thimphu là thủ đô duy nhất không có đèn giao thông, cả nước đều không có!

Thimphu, thủ đô của Bhutan có ít xe cộ lưu thông. Và không phải thành phố cần đèn giao thông, mà là không có đèn giao thông tự động, điều này khiến nó trở thành thủ đô duy nhất trên thế giới không có tín hiệu giao thông.

Bhutan là quốc gia duy nhất không có hiệu ứng nhà kính, khí carbon

Một trong những sự thật đáng ngưỡng mộ nhất của Vương quốc Phật giáo Bhutan Viên ngọc thô của Nam Á, bởi nó là quốc gia duy nhất trên thế giới thu nạp nhiều khí nhà kính (carbon dioxide) hơn thực tế lượng khí phát thải ra. Điều này có thể thực hiện được vì luật Hiến pháp Vương quốc Phật giáo Bhutan quy định rằng ít nhất 60% tổng diện tích quốc gia phải được phủ bởi cây xanh, đất nước hoặc 2/3 diện tích đất được bao phủ bởi rừng xanh. Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và chất bảo quản hoàn toàn xa lạ với nông dân Bhutan.

Hiện tại, Vương quốc Phật giáo Bhutan được bao phủ bởi diện tích rừng lên tới 72%, điều này đã đảm bảo rằng Bhutan là quốc gia duy nhất có lượng carbon âm trên thế giới. Vương quốc Phật giáo Bhutan, một nửa đất nước của họ là công viên quốc gia, người dân cảm thấy hạnh phúc khi sống trong điều kiện như vậy. Môi trường sống sạch sẽ là điều kiện để người Bhutan phát triển đời sống tinh thần.

Chăm sóc sức khỏe và Giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người

Một trong những điều mà Vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa này đã làm một tấm gương tiêu biểu cho nhiều quốc gia tiên tiến, và lớn mạnh khác trên thế giới, là lĩnh vực giáo dục.

Mặc dù đất nước vẫn đang phát triển, và không nằm trong số những quốc gia giàu nhất, nhưng ở Vương quốc Phật giáo Bhutan, tất cả nhân dân đều được chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng miễn phí cho du khách thập phương hành hương.

Việc tiêu thụ nhựa cũng bị cấm

Kể từ những thập niên 1990, Vương quốc Phật giáo Bhutan trên dãy Himalaya đã là một động lực trong việc không tiêu thụ đồ nhựa, và do đó việc sử dụng đồ nhựa đã bị cấm từ đó. Thay vào đó, các bạn sẽ tìm thấy những chiếc túi và túi giấy xinh xắn làm từ vải hoặc sợi đay, được người dân địa phương sử dụng rộng rãi khi mua hàng tạp hóa hoặc rau củ quả.

Trong khi nhiều quốc gia phát triển toàn cầu, thế giới ngày càng bị tàn phá nghiêm trọng bởi ô nhiễm rác thải nhựa, và cố gắng vượt qua những thách thức để hạn chế sử dụng, Vương quốc nhỏ bé này dường như đang tiên phong trong việc bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ hành tinh tươi đẹp hơn, và một lần nữa điển hình mà tất cả các quốc gia trên thế giới có thể học hỏi những cái hay, cái đẹp này.

Vương quốc của Hạnh phúc!

Một trong những sự thật về Vương quốc Phật giáo Bhutan yêu thích của tôi chính là khái niệm sự Khôn ngoan để sống Hạnh phúc. Nhân dân Vương quốc Phật giáo Bhutan là một trong những người mãn nguyện nhất ở khu vực châu Á và trên thế giới. Mặc dù Vương quốc này không phải là địa hạt hạnh phúc nhất trên thế giới vì nhiều thông số được xem xét trong việc tính toán xếp hạng.

Nhưng Vương quốc Phật giáo Bhutan này được biết đến trên toàn cầu, với thước đo độc đáo để đánh giá về sự phát triển quốc gia là Chỉ số Tổng hạnh phúc Quốc gia (GNH) so với sản phẩm quốc nội thông thường. Chỉ số Tổng hạnh phúc Quốc gia (GNH) không chỉ là một thuật ngữ trừu tượng, mà là một khái niệm độc đáo bởi “Tổng hạnh phúc Quốc gia là tập hợp các điều kiện, những yếu tố thường thấy để có được một cuộc sống hoàn hảo”. Vương quốc Phật giáo Bhutan rất quan tâm đến hạnh phúc quốc gia, coi trọng GNH nhiều hơn GDP. Đó là thể hiện sự cân bằng giữa nhu cầu vật chất với nhu cầu tinh thần của mọi người dân. Hiến pháp Bhutan đề cao GNH và 4 trụ cột: môi trường xã hội, văn hóa, quản lý nhà nước và phát triển kinh tế-xã hội. Chúng tôi tập trung bảo vệ văn hóa-xã hội, y tế, sức khỏe, sinh thái và môi trường.

Nếu các bạn được coi là thành công ở Vương quốc Phật giáo Bhutan, quyết định thành công của các bạn không phải dựa trên cơ sở vật chất, số lượng tài sản, mà là mức độ hạnh phúc của các bạn.

Bhutan thực hành chế độ Quân chủ Dân chủ

Cho đến đầu thế kỷ 21, năm 2005, Bhutan được thống lĩnh cai trị bởi các vị Quốc vương, Hoàng gia Wangchuck. Trong sự phát triển đất nước, Đức Quốc vương Jigme Singye Wangchuck, do thời hiện đại và không chắc chắn của chế độ Quân chủ, đã chọn chuyển sang chế độ Dân chủ, tổ chức bầu cử và lập Hiến pháp – một trong những trường hợp hiếm hoi trong lịch sử mà một vị Quốc vương tự nguyện từ chức – mà không có bất kỳ hình thức áp đặt, vũ lực hoặc đảo chính quân sự hay chiến tranh!

Ngày nay, Bhutan là một quốc gia Quân chủ Lập hiến, Dân chủ Phật giáo, sự kết hợp tương tự như Vương quốc Phật giáo Thái Lan.

Bhutan là quốc gia chưa bao giờ bị đô hộ

Vương quốc Phật giáo Bhutan, thuộc danh sách một trong số ít quốc gia trên thế giới chưa từng bị đô hộ. Đây là một thực tế đáng ngạc nhiên khi xem xét các nước láng giềng là Ấn Độ và Trung Quốc.

Truyền thuyết thú vị với danh xưng “Druk Yul”

Với ngôn ngữ địa phương “Dzongkha”, người dân Bhutan gọi đất nước mình là “Druk Yul”, nghĩa là “vùng đất của Rồng sấm”, tên gọi này được bắt nguồn từ những năng lượng hùng cường mà khu vực đã nhận được, niềm tin là một yếu tố sức mạnh của Rồng. Đây là lý do mà các bạn nhìn thấy hình Rồng trên Quốc kỳ Bhutan. Dấu ấn Phật giáo thể hiện rất rõ trong đời sống văn hóa của người dân, khi đa số người Bhutan học tại các Trường Phật học Tây Tạng Drukpa Kagyu hoặc Trường Phật học Nyingmapa và nguồn gốc Phật giáo Kim Cương thừa Mật tông Tây Tạng có thể được nhìn thấy ở bất cứ đâu. Vương quốc Phật giáo tuyệt vời này còn tiềm ẩn biết bao bí mật chờ thế giới khám phá.

Du lịch có giá trị cao, tác động thấp – Du khách thập phương hành hương hoàn toàn không được chào đón!

Từ khi năm 1974, Liên Hợp Quốc mới công nhận Bhutan là một quốc gia, có nghĩa là trước đây là một vùng đất không thể tiếp cận đối với du khách từ nước ngoài.

Khách du lịch quốc tế chỉ bắt đầu đến Vương quốc Phật giáo Bhutan từ những thập niên 1970. Nhưng Bhutan không quảng bá du lịch trên diện rộng, nhằm để bảo tồn văn hóa và thiên nhiên, vốn được coi là loại hình du lịch có giá trị cao, ít tác động, có lẽ là một trong những sự thật thú vị chưa từng nghe ở Bhutan.

Điều này đã đạt được bằng cách đặt ra mức phí tối thiểu mà khách du lịch quốc tế phải chi trả gọi là phí môi trường.

Có hai điều các bạn cần lưu ý – Du lịch độc lập là không thể ở Bhutan và nó rất tốn kém, điều này có nghĩa là khách du lịch sẽ không lưu trú lại lâu hơn. Điều này cũng loại bỏ tùy chọn du lịch ba lô và do đó không có thể đi du lịch ở Bhutan với giá rẻ, đó là lý do tại sao số lượng du khách thập phương hành hương không nhiều. Các bạn cũng cần có thị thực và sẽ cấp visa tại sân bay sân bay Paro.

Đối với công dân Ấn Độ, những quy tắc này không được áp dụng và có thể đi du lịch tự túc. Tuy nhiên, giấy phép thông hành phải xin khi đến chỉ có giá trị trong 7 ngày và chỉ cho phép đi lại ở miền Tây Bhutan bao gồm các nơi Thimphu, Paro và Punnakha.

Các bạn phải xin thêm một giấy phép thông hành tại Thimphu để đi đến phần còn lại của Bhutan, giấy phép thông hành này cho các bạn lưu trú thêm 15 ngày.

Internet và TV rất hạn chế ở Bhutan

Cho đến gần đây, giống như bản thân của đất nước này, nơi đã bị chia cắt với phần còn lại của thế giới, công nghệ cũng được lưu giữ ở Bhutan cho đến cuối thế kỷ 20, những thập niên 1990 khi TV chưa được biết đên.

Gần đây, Internet đã được giới thiệu vào đầu thế kỷ 21 và có tốc độ internet chậm hơn so với phần còn lại của thế giới.

Phalluses, Mắt Ác – Bùa xua đuổi tà ác!

Ở khắp các nơi trên đất nước Bhutan, mọi người có thể hoảng hốt khi nhìn thấy những bức tranh Phalluses, Mắt Ác – Bùa xua đuổi tà ác. Đây là một trong nhiều tín ngưỡng văn hóa dân gian khác nhau của đất nước này, được giới thiệu bởi nhà sư Mad Man, người đã thuyết minh về tục thờ dương vật.

Dương vật tồn tại dưới dạng tranh vẽ, tượng gỗ hoặc hình ảnh để xua đuổi năng lượng tiêu cực và các thế lực xấu ác. Do đó, các bạn sẽ bắt gặp những chiếc dương vật bằng gỗ được đặt giữa ở nhà, cửa hàng và nhà hàng, nơi cũng có những bức tường được vẽ loại hình này.

Ngoài ra còn có một ngôi đền dành riêng cho dương vật, nơi các cặp vợ chồng đang cầu con cái, họ đến cầu phúc cát tường cho những điều ước của họ thành hiện thực. Người phụ nữ được chạm vào một chiếc dương vật bằng gỗ thiêng liêng trên đầu để ban phúc cho họ được có con.

Khu bảo tồn Motithang Takin nơi các bạn mong đợi

Khu bảo tồn Motithang Takin là nơi cư ngụ của rất nhiều động vật quý hiếm của Vương quốc Phật giáo Bhutan.

Khu bảo tồn Motithang Takin tọa lạc tại quận Motithang, Thimpu. Nơi bảo tồn nhiều động vật quý hiếm. Trước đây, nơi này chỉ là một sở thú nhỏ nhưng đã bị giải thể bởi sắc lệnh của Đức Quốc vương thứ tư Bhutan. Ngài cho rằng sở thú này đi ngược lại với tinh thần từ bi của đạo Phật và trái với quy luật tự nhiên. Từ đó những động vật trong sở thú đã được thả tự do về môi trường tự nhiên, chỉ có loài Linh Ngưu (Takin) là vẫn loanh quanh khắp đường phố để kiếm thức ăn do chúng rất thuần.

Chính quyền Bhutan đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe và chăm sóc cẩn thận cho linh vật quốc gia nên đã thành lập khu bảo tồn Motithang Takin nhằm cung cấp nơi ở, sinh hoạt cho loài động vật đặc biệt này.

Khu bảo tồn có tổng diện tích lên tới 34.000 mét vuông được cải tạo vào năm 2004 sau nhiều nỗ lực của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới và Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Phật giáo Bhutan. Cổng vào khu bảo tồn Motithang Takin được thiết kế theo kiểu truyền thống, bên cạnh đó là một trung tâm thông tin để tiện cho mọi người tới nghiên cứu, tìm hiểu.

Đến khu bảo tồn Motithang Takin thì việc ngắm Linh Ngưu là hoạt động chính thu hút nhiều du khách thập phương hành hương đến chiêm ngưỡng. Linh ngưu có vẻ ngoài độc đáo mà nhiều người ví von là “con nai bị ong đốt”. Loài động vật này được khoa học xếp vào nhóm dê – Linh dương đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao. Mối đe dọa của chúng là nạn săn bắt bất hợp pháp và môi trường sống bị ô nhiễm và thu hẹp từng ngày. Ngoài Takin thì khu bảo tồn còn có hưu Muntjacs, nai. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên của Bộ Nông nghiệp Bhutan cũng đã có ý định đưa một số loài động vật quý hiếm khác ở quốc gia như Sơn dương Hymalaya, Gấu trúc đỏ vào khu bảo tồn này.

Ở Bhutan không có việc giết mổ động vật

Các bạn có biết chăng? Một trong những sự thật thú vị ở Vương quốc Phật giáo Bhutan, từ bi tâm của người dân luôn tràn đầy, nơi đây việc giết mổ động vật luôn bị cho là hành động sai trái và và cấm kỵ. Người dân bản địa không được phép giết mổ động vật, nhưng không phải họ hoàn toàn ăn thuần chay thực vật. Người dân Bhutan vẫn ăn thịt cá nhưng hầu hết loại thực phẩm này được nhập khẩu từ Ấn Độ. Việc cấm kỵ giết mổ bởi để thể hiện từ bi tâm thì các bạn luôn tôn trọng mạng sống của động vật, không được phép giết hại chúng, dù là một con bọ hay côn trùng bò vào phòng khách sạn. Đa số người dân Bhutan là phật tử và ủng hộ hòa bình. Có lẽ đây là một quốc gia duy nhất mà động vật có thể tồn tại mà không sợ bị săn đuổi và giết hại!

Bhutan độc đáo với lễ hội của loài chim thiêng cổ đen

Sếu cổ đen – loài sếu duy nhất sống trên núi cao – được coi là loài chim thiêng ở Vương quốc Phật giáo Bhutan, đặc biệt Lễ hội Sếu cổ đen được tổ chức thường niên.

Tọa lạc trên một ngọn đồi hướng ra thung lũng Phobjikha, Gangtey Goemba là một trong những cơ sở tự viện Phật giáo thuộc dòng Nyingmapa lâu đời nhất và lớn nhất ở Bhutan. Hằng năm vào tháng 11, trẻ em, nông dân và các nhà sư ở địa phương tụ tập trước sân của tu viện để chào mừng sự xuất hiện của một số “vị khách quý”: Sếu cổ đen, một trong những loài sếu quý hiếm nhất trên thế giới – vài trăm con di cư đến đây mỗi năm.

Lễ hội Sếu cổ đen bắt đầu từ năm 1998, mỗi năm, ngày càng thu hút nhiều di khách thập phương hành hương đến với thung lũng hẻo lánh này, tạo ra nguồn thu quý giá cho người dân địa phương.

Sự kiện diễn ra tại Gangtey Goemba là cơ hội cho người dân Bhutan chào mừng sự xuất hiện của loài Sếu, giới thiệu di sản văn hóa của họ thông qua các điệu múa và bài hát dân gian với các vũ công đeo mặt nạ, đồng thời nâng cao nhận thức về các vấn đề bảo tồn. Đối với du khách, đây chính là cơ hội để trải nghiệm một trong những lễ hội nổi tiếng nhất của Vương quốc Phật giáo Bhutan.

Loài sếu cổ đen được tôn sùng như một biểu tượng của sự trường thọ. Đặc điểm nổi bật của loài chim thiêng này là chiếc mào đỏ như vương miện, cổ màu đen tuyền và sải cánh dài tới hơn 2 mét.

Sếu cổ đen là nguồn cảm hứng lớn cho các câu chuyện dân gian và bài hát của Bhutan, được trang trí trên tường của các cơ sở tự viện tín ngưỡng. Tại thung lũng Phobjikha, người dân rất tôn trọng và bảo vệ loài vật duyên dáng này, chúng được cho là sẽ mang lại mùa màng bội thu và cuộc sống thịnh vượng.

Người dân Bhutan rất yêu quý và kính trọng các vị Quốc vương của họ

Mặc dù là một quốc gia với chế độ Quân chủ Lập hiến đã được giới thiệu trong nước, nhưng người dân Bhutan vẫn tôn kính Hoàng gia của họ là Hoàng tộc Wangchuck.

Tại Bhutan, người ta thường nhìn thấy hình ảnh của Hoàng gia trong các ngôi nhà và cửa hàng. Các vị Quốc vương đã được kính trọng trong suốt lịch sử, và thật đáng khâm phục và ngạc nhiên khi chứng kiến điều này.

Người dân Butan tự hào về trang phục địa phương và nét độc đáo của họ

Mọi người đều thích phô trương truyền thống của họ, những người đàn ông Bhutan mặc một loại trang phục trông giống như tấm vải dài trên gối, quấn quanh người và phụ kiện tô điểm là một chiếc thắt lưng. Trang phục dành cho nam giới với tên gọi “Gho”, trang phục này tạo thành một khu vực giống như túi ở phần trên và được sử dụng để lưu trữ nhiều vật dụng khác nhau – có thể là điện thoại di động. Trang phục này được thấy nhiều nhất trong những dịp trang trọng và các cuộc tụ họp lớn.

Những người phụ nữ ở Bhutan có một loại trang phục với tên gọi “Kira”. Kira dài đến mắt cá chân. Nhờ kết cấu và chất liệu mà Kira mang lại cảm giác cực kỳ thoải mái và dễ chịu khi mặc cho phụ nữ Bhutan.

Thông thường, Kira sẽ được dệt tỉ mỉ bằng thủ công. Do là loại trang phục đặc biệt dành cho phụ nữ nên màu sắc đều có tông sáng sủa, hoa văn họa tiết được thêu chi tiết và được dùng trong các dịp lễ đặc biệt tại Bhutan.

Trong khi ở nhiều quốc gia khác, trang phục truyền thống được giữ cho dịp đặc biệt, đồ truyền thống ở Bhutan lại là quần áo để mặc thường nhật. Trang phục của nam giới là Gho, của phụ nữ là Kira. Người Bhutan bắt buộc phải mặc trang phục truyền thống khi đến trường học, công sở, các ngày lễ của chính phủ Bhutan và các lễ hội tại Bhutan. Nhưng các bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết họ không xem đó là quy luật như các bạn có thể thấy nhiều người trong trang phục áo dài truyền thống thường nhật.

Các nhà sư quyết định – khi nào thì mang tất

Các bạn có biết một trong những điều thú vị về trang phục của họ ở Bhutan? Một trong những truyền thống tiếp theo là thời gian nam giới mang tất bên dưới trang phục Gho, chính thức được quyết định bởi các nhà sư. Bất cứ khi nào thông báo được đưa ra đều đánh dấu sự bắt đầu của những tháng mùa đông và tất được tung ra.

Sự xuất hiện của mùa xuân cũng theo một thông báo tương tự khi đó là thời gian để cởi tất.

Ớt là một trong những món ăn truyền thống của Bhutan

Có thể nói rằng, ớt được dùng để chế biến các món ăn điểm tâm, bữa trưa và bữa tối. Những gian hàng không bao giờ vắng bóng những quả ớt nhiều màu sắc đỏ, xanh, vàng. Các phiên chợ mùa hè của Bhutan là một buổi yến tiệc của các giác quan.

Người Bhutan có một nền ẩm thực độc đáo gồm nhiều thịt, pho mát và ớt. Một trong những sự thật thú vị về thực phẩm Bhutan là họ thích món ăn mà họ đã gia vị, đặc biệt là ớt, họ thường ăn ớt tươi sống trong bữa ăn và bữa tối, ngoài việc sử dụng rộng rãi trong thực phẩm. Vì thế, nếu các bạn không quen với thức ăn có vị cay, các bạn có thể muốn yêu cầu chúng trước khi đặt hàng.

Tôi phát hiện ra nhiều chợ địa phương từ Paro đến Bumthang, nơi mọi người mang những chiếc giỏ khổng lồ như trên chứa đầy ớt. Tôi phải nói rằng trong đời tôi chưa bao giờ nhìn thấy số lượng ớt được tiêu thụ lớn mỗi ngày như thế.

Có thể các bạn từ chối thức ăn khi được mời

Nói về thức ăn, các bạn phải từ chối thức ăn khi được chủ mời. Thậm chí người dân địa phương còn ngậm miệng nói Meshu và chấp nhận điều đó lần thứ hai.

Thực phẩm được dự trữ trong những tháng khắc nghiệt

Một trong những sự thật thú vị hơn về Bhutan là cách họ chủ động chuẩn bị cho tất cả các mùa. Mùa đông khắc nghiệt ở Bhutan, đặc biệt là các thị trấn đồi núi ở miền Tây, miền Trung và miền Đông, khiến người ta không thể tiếp tục sản xuất nông nghiệp.

Người Bhutan đã thích nghi bằng cách tích trữ rau, trái cây và thậm chí cả thịt bằng cách chế biến khô chúng. Các bạn có thể tìm thấy một lượng lớn ớt và bắp (ngô) được phơi khô trên mái nhà nếu các bạn đi du lịch vào mùa thu. Vương quốc Phật giáo Bhutan là một quốc gia tự cung tự cấp phụ thuộc rất ít vào các quốc gia khác ngoại trừ thịt.

Lúa thóc cũng được thu hoạch vào màu Thu. Một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, Bhutan có những phương pháp tốt nhất để đuy trì, các bạn có đồng ý không?

Cách thưởng thức trà bơ Yak

Nếu các bạn đến thăm hoặc ở trong bất kỳ ngôi nhà nào của người Bhutan, các bạn có thể sẽ được phục vụ trà bơ được làm từ sữa Yak, có hương vị độc đáo. Nó được pha nóng để phục vụ khách và mọi người bên nhau hàn huyên tâm sự bên tách trà đặc sắc của họ, điều này sẽ được làm đầy cho đến khi các cuộc trò chuyện kết thúc tại nhà.

Không phải bắt buộc đăng ký ngày sinh

Hầu hết người Bhutan không biết hoặc không tổ chức sinh nhật của họ (có thể đang thay đổi) vì không bắt buộc phải đăng ký ngày sinh. Khi năm cũ đã qua và bước sang năm mới, mọi người đều thêm một tuổi!

Quốc hoa của Bhutan cũng là một bí ẩn đối với Thực vật học!

Quốc hoa của Vương quốc Phật giáo Bhutan là Blue Poppy, là một loài hoa dại quý hiếm ở Hymalaya, từng là một bí ẩn đối với thế giới thực vật cho đến khi Vương quốc Phật giáo Kim Cương thừa này được biết đến. Các nhà thực vật học cho rằng, đây là một trong những loài hoa hiếm nhất khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác.

Chế độ phụ hệ hầu như không tồn tại

Một trong những sự thật thú vị nhất về Bhutan không giống như hầu hết các nơi trên thế giới, ở Bhutan luôn tồn tại chế độ mẫu hệ. Phụ nữ làm chủ tất cả, dù ở đâu bên ngoài hay ở nhà. Ngoài việc phụ trách gia đình, phụ nữ còn điều hành các cửa hàng, doanh nghiệp và quản lý điều hành trong các trang trại.

Quyền thừa kế, cho dù đất đai, nhà cửa hay súc vật, thường được truyền cho con gái lớn hơn là con trai trưởng. Khi một cặp vợ chồng kết hôn, một người đàn ông thường dọn đến nhà vợ mới cưới của họ.

Sự kiện Bhutan – Luật Hôn nhân cũng rất độc đáo.

Đây là một trong những sự thật về hôn nhân ở Vương quốc Phật giáo Bhutan. Người Bhutan bị cấm kết hôn với người nước ngoài và người đồng tính luyến ái. Nhưng chế độ đa thê là hợp pháp tại Bhutan, mặc dù không phổ biến. Tuy vậy, ly hôn và tái hôn là điều vẫn diễn ra.

Lên kế hoạch cho chuyến đi Bhutan của các bạn

Nếu các bạn đến từ bất kỳ quốc gia nào khác ngoại trừ Ấn Độ hoặc Maldives, các bạn có thể lên kế hoạch cho chuyến đi đến Vương quốc Phật giáo Bhutan với một trong nhiều tour du lịch tuyệt vời do Get your Guide cung cấp. Các bạn có thể chọn từ nhiều chuyến tham quan kết hợp cũng bao gồm các phần của Ấn Độ và thậm chí cả Nepal.

Tác giả: Reshma Narasing Biên dịch: Thích Vân Phong (Nguồn: The Solo Globetrotter)

Chú thích: Tác giả Reshma Narasing là một nữ phật tử, là một người đam mê du lịch, người có ảnh hưởng đến truyền thông kỹ thuật số và là một nhiếp ảnh gia mới bắt đầu tìm kiếm những trải nghiệm du lịch độc đáo, bằng cách giao lưu với người dân địa phương, tìm hiểu văn hóa và khám phá những điểm đến khác lạ. Cô chia sẻ những câu chuyện du lịch của mình trên blog The Solo Globetrotter.