Để vẽ ra thangka cần những quy tắc nhất định về bố cục và tỷ lệ đối xứng gần như hoàn hảo, người họa sư (các nhà sư vẽ thangka) hay các họa sỹ sẽ gửi những thông điệp phản ánh các yếu tố tôn giáo và văn hóa thông qua bố cục của một bức Thangka.
Tây Tạng là nơi xuất xứ của loại tranh cuộn tôn giáo được gọi là thangka, có nhiều kích cỡ thangka khác nhau từ nhỏ như lòng bàn tay đến những bức lớn phủ kín cả sườn núi.
Để vẽ ra thangka cần những quy tắc nhất định về bố cục và tỷ lệ đối xứng gần như hoàn hảo, người họa sư (các nhà sư vẽ thangka) hay các họa sỹ sẽ gửi những thông điệp phản ánh các yếu tố tôn giáo và văn hóa thông qua bố cục của một bức Thangka.
Ảnh tác giả cung cấp
Với những thangka bổn tôn thường có hình ảnh của các vị Phật, Bồ Tát, hộ pháp, các vị Dakini (nữ thần)… ở trung tâm, các vị này được vẽ với những chi tiết từ tư thế, kiết ấn, sáu sức trang hoàng, y áo, màu da, các đồ pháp khí… mọi họa tiết đều toát lên vẻ trang nghiêm nhất.
Từ phần trung tâm bổn tôn có sự đối xứng rõ ràng xung như các vị Phật hoặc Bồ Tát khác, hoặc các biểu tượng cát tường ….
....Điều này không chỉ tạo ra sự cân bằng, tạo thành một khung cảnh phong phú và đa dạng. mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân vật chính.
Ảnh tác giả cung cấp
Mỗi bức thangka bổn tôn thường có cảnh nền mô tả thiên nhiên, như núi, sông, mây,mặt trăng, mặt trời…. hoặc các cảnh giới, các trụ xứ, các cõi của mỗi vị Phật, tạo nên một không gian hòa hợp với nhân vật chính.
Sự đối xứng giữa các cảnh vật bao quanh cũng mang ý nghĩa biểu tượng, thể hiện sự cân bằng trong cuộc sống, giữa cái thiện và cái ác, và mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.
Thangka bổn tôn luôn nằm vị trí trung tâm. Ảnh tác giả cung cấp
Các nghệ sĩ thường tuân thủ các nguyên tắc thiết kế truyền thống, tạo nên một cấu trúc chắc chắn giúp các chi tiết không bị lộn xộn và dễ dàng nhận diện. Tỷ lệ đối xứng giúp bức tranh trở nên dễ nhìn và tạo cảm giác ổn định, quan trọng trong việc truyền tải thông điệp tâm linh.
Thangka Mandala được các Lama tạo tác bằng Cát màu hoặc bột đá quý, ảnh online.
Ảnh tác giả cung cấp
Đến Tây Tạng hay vùng Himalaya chúng ta còn được chiêm ngưỡng nhiều Thangka có chứa các chữ viết tôn giáo, như các câu kinh hoặc chú thích, thường được đặt ở các vị trí nhất định trong bức tranh, loại thangka này được gọi là thangka Mantra hoặc Thangka thần chú. Chủng tự chính được đặt ở trung tâm và những câu thần chú (Mantra) ngắn hoặc dài được viết vòng quanh theo chiều kim đồng hồ. Để tỏ lòng thành kính, người Tạng thường dùng vàng nước hoặc bạc nước để viết chữ cho loại thangka này.
Thangka Mantra được vẽ bằng vàng nước. Ảnh tác giả cung cấp
Thangka Mandala cũng rất phổ biến ở Tây Tạng, tỷ lệ đối xứng trong vẽ Thangka Madala nói riêng hay thangka nói chung luôn là một yếu tố quan trọng, phản ánh tính hài hòa và cân bằng trong nghệ thuật. Những đặc điểm này không chỉ giúp tạo ra vẻ đẹp thẩm mỹ cho Thangka mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa và giáo lý sâu sắc trong văn hóa Phật giáo Tây Tạng.
Bố cục Thangka thường được sử dụng màu sắc tươi sáng và phong phú, với các màu sắc tự nhiên chiết xuất từ khoáng chất và thực vật, làm nổi bật các chi tiết trong bức tranh cũng là tính ưu việt tăng thêm tính tôn nghiêm và giá trị mỗi bức tranh.
Người Tạng bao đời nay trao truyền nhau bí mật hội họa để hoàn thành một bức Thangka, bởi chúng không chỉ là một yếu tố thẩm mỹ mà còn mang lại ý nghĩa sâu sắc trong việc thể hiện các giáo lý tâm linh và văn hóa của vùng đất bí ẩn này.
Ngày xuân cùng ngắm những sinh hoạt tôn giáo ở xứ sở huyền bí trên dãy Himalaya:
Pháp khí hay còn gọi là Phật khí, Phật cụ, pháp cụ là những dụng cụ dùng để thực hành các loại pháp sự, dâng cúng lên chư Phật, trang nghiêm đạo tràng, hay làm dụng cụ trợ ích trong tu chứng Phật pháp.
Cả lịch sử chính thức của Việt Nam và các ghi chép của người châu Âu đều ghi lại sự thịnh vượng của thời Đại Việt quốc Nguyễn chúa và Tổng binh Đô Đốc, Tổng trấn Hà Tiên, Mạc Thiên Tích.
Đầu xuân Ất Tỵ là lễ hội kỷ niệm 289 năm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các tại Thành phố Hà Tiên sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 12/02/2025 (9 đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Mùa xuân và lễ hội đầu năm là dịp để mỗi chúng ta dừng lại, lắng nghe và sống trọn vẹn từng khoảnh khắc hiện hữu – bởi lẽ, trong lòng mỗi người luôn có một dòng suối an lạc, chờ đợi để được khai mở.
Bình luận (0)