Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên như được hiểu và phát triển ở phương Tây cần được xem xét lại và có lẽ là tu chỉnh lại. Việc khắc phục các vấn đề và chữa lành vết thương là hết sức cần thiết để những người tìm kiếm chân thành có thể tiếp tục công việc phát triển tâm linh.
Tác giả: Tiến sỹ Alexander Berzin Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Study Buddhism
Ban đầu những liên hệ giữa những người đi tìm phương Tây và các bậc thầy tâm linh Tây Tạng (Initial Contacts between Western Seekers and Tibetan Spiritual Teachers)
Kể từ khi người Mông Cổ Kalmyk (một nhóm người Oirat mà tổ tiên đã di cư đến Nga từ Dzungaria năm 1607) di cư đến vùng Volga, Đế quốc Nga thuộc châu Âu vào đầu thế kỷ 17, hình thức Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng đã hiện diện tại phương Tây.
Trải qua nhiều thế kỷ, sự tiếp cận ngày càng tăng khi người Đức định cư dọc theo vùng hạ lưu của sông Volga, vùng đồng bằng sông lớn nhất ở châu Âu, sông chảy vào biển Caspi ở Nga, về phía đông bắc của Cộng hòa Kalmykia, và các Sa hoàng (Giáo hội cổ, Nga hoàng) tuyển mộ kỵ binh Kalmyk vào quân đội Đế quốc Nga. Ngày càng lan toả ánh sáng đạo Phật từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng đến với người Mông Cổ Kalmyk, đã thu hút sự quan tâm của những người phương Tây tìm kiếm tâm linh.
Ban đầu rào cản của ngôn ngữ và thiếu tài liệu phật pháp diễn dịch, đương nhiên dẫn đến tiểu thuyết hoá. Ví dụ, nhà Thần bí học người Nga, nhà triết học, và là tác giả đồng sáng lập Hội Thần học, nữ Cư sĩ Helena Petrovna Blavatsky (1831-1891) đã phổ biến hình ảnh các bậc thầy tâm linh thần bí, gửi những giáo lý bí mật bằng thần giao cách cảm từ hang động trên dãy Himalaya, đến với những người ở phương Tây.
Hình ảnh này đã khơi dậy trí tưởng tượng của nhiều người chân thành tìm kiếm, dẫn đến việc thổi phồng hơn nữa, về các bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng, cũng như có thể các cách giao lưu trao đổi với họ. Từ lâu Tây Tạng đã đứng trên đỉnh cao của “Phương Đông huyền bí”.
Đầu tiên thật phù hợp, sự tiếp cận với Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng, một cuộc di cư khác của người Mông Cổ Kalmyk đến với cường quốc Hoa Kỳ. Di dân ở Đức sau Thế chiến thứ hai, vào đầu những năm 1950, một nhóm trong số họ định cư ở New Jersey, một tiểu bang ở vùng Trung Đại Tây Dương và Đông Bắc của Hoa Kỳ.
Năm 1955, Đại sư Geshe Wangyal (1901-1983), người Mông Cổ, Lạt Ma đầu tiên ở Hoa Kỳ, bậc thầy vĩ đại của Kalmyk, chuyển đến Hoa Kỳ với tư cách là người lãnh đạo tinh thần của cộng đồng Phật giáo Kalmuk ở Freewood Acres, New Jersey. (gần Freehold) tại chùa Phật giáo Rashi Gempil-Ling. Làm vỡ tưởng tượng bong bóng, Ngài đã giới thiệu cho nhiều người Mỹ, trong đó có tôi, diện mạo thực tế hơn của Phật giáo Tây Tạng.
Ngài đã cung cấp thông tin cho CIA để hỗ trợ Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trốn thoát khỏi Tây Tạng, dẫn đầu một nỗ lực kéo dài hai thập kỷ nhằm dỡ bỏ các lệnh cấm chính trị đối với các chuyến thăm Hoa Kỳ của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, mở Trung tâm Phật giáo Tây Tạng đầu tiên ở phương Tây, huấn luyện những người đầu tiên thế hệ học giả Phật giáo Tây Tạng ở Mỹ.
Vào ngày 31 tháng 3 năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và đoàn tùy tùng đã đến biên giới Ấn Độ - từ nơi đó họ được hộ vệ Ấn Độ hộ tống đến thị trấn Bomdila mà ngày nay là bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, nhiều cơ hội hơn đã mở ra cho người phương Tây diện kiến trực tiếp những bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng.
Nhóm những người nước ngoài tìm kiếm sớm nhất, bao gồm hầu hết là những nhà thám hiểm tâm linh trẻ tuổi, đã du hành đến Ấn Độ và Nepal vào cuối những năm 1960, họ được khơi dậy bởi những ý tưởng lãng mạn (romantic ideals).
Tôi cũng là một phần của làn sóng đó, mặc dù tôi đến với tư cách là một học giả Điềm tĩnh tại Fulbright hơn là một hippie trong chuyến du hành bí ẩn kỳ diệu. Với rất ít dịch giả có năng lực, hiếm có cuốn sách đáng tin cậy nào có sẵn, nên vẫn có nhiều điều khó hiểu.
Tuy nhiên, việc tiếp cận tương đối dễ dàng với thế hệ Đạo sư lớn tuổi, bao gồm Đức Đạt Lai Lạt Ma, các vị gia sư của Ngài và những người đứng đầu bốn giáo phái chính của Phật giáo Tây Tạng Ninh-mã (Nyingma), Tát-ca (Sakya ), Ca-nhĩ-cư (Kagyu), và Cách-lỗ (Geluk), đã bù đắp cho những hạn chế này.
Xúc động sâu sắc trước những ấn tượng ban đầu, trong chúng tôi nhiều người bắt đầu xây dựng nối quan hệ với những bậc thầy tâm linh này, bắt đầu học hỏi và thực hành Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng. Không có tiền lệ nào từ nền tảng phương Tây của chúng tôi, hầu hết chúng tôi đều mô hình hoá mối quan hệ của mình với những bậc thầy này giống như mối quan hệ giữa các Phật tử Tây Tạng và các bậc Đạo sư tâm linh của họ.
Thậm chí một số còn áp dụng trang phục Tây Tạng. Lời hứa về một nền văn hóa Shangri-la, nơi sinh sống chủ yếu của một bộ phận không nhỏ những người Tạng, thay vào đó đã thu hút sự quan tâm của chúng tôi.
Hầu hết thanh niên phương Tây thuộc thế hệ vào thập kỷ 1960, số không đáng kể họ ở nhà không tôn trọng người lớn tuổi. Không thể hiểu được những khó khăn mà cha mẹ chúng tôi phải đối mặt trong cuộc Đại khủng hoảng (The Great Depression), thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ, khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, kéo dài cho đến đầu Đệ nhị Thế chiến, chúng tôi thấy thế hệ cũ thiên về vật chất và cứng rắn hơn về mặt cảm xúc.
Chúng tôi tìm kiếm sự cởi mở và tình yêu vô điều kiện, biết chịu đựng những thiệt thòi, chấp nhận sự hy sinh để chăm sóc cho người khác. Những nỗ lực vụng về của chúng tôi để có được được sự tình yêu trong tự do với nhau, đã không thể xoá nhòa được sự căng thẳng và xa lánh tiềm ẩn của chúng tôi. Mặc khác, sự nồng nhiệt và chấp nhận tự nhiên mà chúng tôi cảm nhận được từ các bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng, là không thể phủ nhận, ngay cả khi những thực hành tâm linh đằng sau sự thành tựu của họ vẫn không thể hiểu được.
Tính xác thực trong sự thực hành, sự chứng ngộ của những bậc thầy này khiến cho chúng tôi vô cùng khâm phục. Đây là những bậc đáng được tôn trọng - điều mà chúng tôi đã hết lòng tìm kiếm, mặc dù chỉ là vô thức. Với niềm hoan hỷ và nhiệt thành, chúng tôi tự do quỳ lễ bái dưới chân các bậc Đạo sư.
Sự kiến lập các Trung tâm Phật pháp và khởi đầu của sự hỗn loạn (The Establishment of Dharma Centers and the Start of Confusion)
Bắt đầu vào giữa những thập niên 1970, hiện tượng các trung tâm phật pháp phương Tây như là sự phát triển tự nhiên của lòng nhiệt thành và một số yếu tố hỗ trợ.
Cách mạng Văn hóa (Cultural Revolution) do Đảng cộng sản Trung Quốc hoành hành ở Tây Tạng và việc phá huỷ cơ sở tự viện Phật giáo bắt đầu từ năm 1959 đã gần như hoàn tất. Những người tị nạn Tây Tạng tại Ấn Độ cảm thấy bất an. Trong số họ rất nhiều người đã tận mắt chứng kiến cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc năm 1962, cuộc chiến tranh với Pakistan năm 1965 và 1971.
Không thể hỗ trợ hàng triệu người tị nạn Bangladesh, ban đầu họ đã chấp nhận, chính phủ Ấn Độ đã gửi ngược lại. Họ có thể dễ dàng làm điều tương tự với người Tây Tạng.
Đồng thời, những người tị nạn Tây Tạng ở Nepal lo lắng bởi chứng kiến nhà cầm quyền Trung Quốc kiến tạo một con đường có khả năng quân sự hoá giữa thành phố Lhasa, thủ phủ của thánh địa Phật giáo Tây Tạng và Kathmandu, thủ đô nằm ở miền trung của Nepal. Hai thập kỷ qua, nhà cầm quyền Trung Quốc đã làm điều tương tự giữa miền Tây Trung Quốc và thành phố Lhasa.
Khi căng thẳng gia tăng, vào năm 1975, Sikkim trở thành một bang nội lục của Ấn Độ, khiến người dân Tây Tạng định cư ở đó rơi vào tình trạng vô cùng bất ổn. Họ cảm thấy bị đe doạ từ mọi phía, Vương quốc Phật giáo Bhutan sớm thực hiện các biện pháp, nhằm thúc đẩy sự đoàn kết văn hoá và niềm tự hào dân tộc.
Những người tị nạn Tây Tạng sống ở đó, bắt đầu cảm thấy không được chào đón. Trên khắp vùng Himalaya, người Tây Tạng tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn hơn trong trường hợp khẩn cấp. Mong muốn về một ngôi nhà an toàn là phổ biến.
Giữa thế kỷ 20, vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, một số giáo viên Tây Tạng lớn tuổi đã di cư sang phương Tây. Họ mô tả sơ lược công việc dạy học mức thấp, chủ yếu liên kết với các trường Đại học. Một số tu sĩ Phật giáo Tây Tạng cấp cao trẻ tuổi hơn cũng đã đến phương Tây vào cuối thập niên 1960, đầu những thập niên 1970, chủ yếu là để tiếp nhận nền giáo dục hiện đại.
Để đáp ứng nhu cầu hướng dẫn tâm linh ngày càng tăng, họ bắt đầu giảng dạy Phật học ở phương Tây vào giữa những thập niên 1970, trong số họ một số người sử dụng các phương pháp thích ứng, phi truyền thống. Họ nhanh chóng mời các giáo viên của mình từ Ấn Độ và Nepal đến du lịch phương Tây và truyền cảm hứng cho học sinh của mình.
Ban đầu, các vị Đạo sư vĩ đại Phật giáo Tây Tạng mà họ thỉnh mời, hầu hết đều truyền các quán đỉnh Mật tông, được thực hiện với các nghi lễ phức tạp. Phật giáo Mật tông Tây Tạng là một hình thức thiền nâng cao, bao gồm việc hình dung các vị Phật (hoá thân) nhiều đầu, nhiều tay. Nhận quán đỉnh là lối vào thực hành này.
Động lực chính của các bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng, khi thực hiện các nghi lễ này là gieo hạt giống tiềm năng tích cực (công đức) vào tâm trí của những người tham dự, để những người này sẽ gặt hái những kết quả lợi ích trong những đời tương lai. Suy cho cùng, người Tây Tạng bình thường sẽ tham dự những buổi lễ như thế, với mục đích nhận được những hạt giống này.
Tuy nhiên, hầu hết những người phương Tây đến đây đều có rất ít tư duy cải thiện cuộc sống tương lai. Phần lớn họ vì thị hiếu mà đến, hoặc để thoả mãn những tưởng tượng của họ về phương Đông huyền bí, hoặc để tìm ra phương pháp trị liệu thần kỳ cho những vấn đề của họ.
Hầu như không có bất kỳ bản dịch nào hoặc giải thích nào về quá trình cách tiến hành sẵn sàng để dùng, trí tưởng tượng của mọi người đã tăng vọt. Sự mầu nhiệm kỳ lạ của các nghi lễ đã mê hoặc nhiều người, và Phật giáo Kim Cương thừa Tây Tạng nhanh chóng trở thành mốt mới nhất.
Để đáp lại sự quan tâm nhiệt thành của người phương Tây, ở Ấn Độ cảm giác bất an ngày càng gia tăng, các nước xung quanh, nhiều giáo viên Tây Tạng thuộc cả thế hệ già và trẻ đã nghĩ đến việc thiết lập một cơ sở giáo dục ở phương Tây. Gần như tất cả những người đến đó đều thành lập trung tâm nghiên cứu và tu tập thiền định của riêng mình, thường được gọi là Trung tâm Phật pháp - Phật pháp là những phương diệu dược có công năng trị liệu thân đau - tâm khổ.
Trước đây chưa từng có hiện tượng như thế tồn tại trong lịch sử Phật giáo. Trước đó, những bậc Đạo sư tâm linh đến những vùng đất còn xa lạ với đạo Phật, chỉ thành lập tu viện chứ không thành lập cơ sở Phật học và tu tập thiền định cho người cư sĩ Phật tử tại gia.
Một số giáo viên năng động hơn đã thu hút các nhóm ở một số thành phố và quốc gia. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, trong số họ một số người đã mời những người khác hướng dẫn - được gọi là geshe (học vị trong hệ thống Phật giáo Tây Tạng, tương đương với bằng Tiến sĩ về Phật học của Tây phương) hoặc Lạt ma (hiện thân của giáo pháp, theo Phật giáo Tây Tạng) hay Rinpoche (một thuật ngữ kính trọng tôn xưng được sử dụng trong ngôn ngữ Tây Tạng) - từ cộng đồng Tây Tạng ở các quốc gia thuộc dãy Himalaya đến sống và giảng dạy tại các trung tâm khác nhau của họ.
Cũng xuất thân từ những hoàn cảnh không an toàn, nhiều thành viên của làn sóng giáo viên thứ hai này cũng mong muốn tạo ra những hoàn cảnh ổn định cho mình ở phương Tây.
Hầu hết những giáo viên cơ sở này sẽ không được quan tâm ở Tây Tạng hoặc giữa những người đồng bào lưu vong của họ. Tuy nhiên, hoàn cảnh đã đẩy họ ở phương Tây vào những vị trí quyền lực tâm linh, thường dành cho những người có thành tựu cao hơn nhiều, và sau đó để họ tự mình quản lý. Các vị trụ trì và người đứng đầu bốn truyền thống Phật giáo Tây Tạng, không đóng vai trò là người giám sát những người dưới sự chăm sóc của họ.
Vai trò chính của họ là chủ trì các buổi lễ, và nếu họ là tu sĩ để thụ giới tỳ kheo và tỳ kheo ni. Do đó, họ cách ly với giáo viên và bạn bè, thiếu bất kỳ sự kiểm tra hay cân bằng nào, nhiều giáo viên cơ sở trong sự khép kín, đã áp dụng những cách hành xử quen thuộc từ Tây Tạng thời tiền cộng sản. Họ đảm nhận vai trò những lãnh chúa nhân từ của các Vương quốc tâm linh, được hỗ trợ và phụng sự với lòng tận tâm và trung thành.
Những đệ tử phương Tây trở về từ Ấn Độ và Nepal đã làm trò đùa ngược lại với ý nghĩ kỳ quặc của những vị ân sư này bằng cách khéo bắt chước hành vi mà họ đã thấy các đệ tử Tây Tạng thể hiện với những bậc Đạo sư cao nhất ở đó. Những người không có kinh nghiệm cá nhân về châu Á, đã học được cách ứng xử này bằng cách quan sát cách các bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng của họ, đối xử với các bậc thầy của họ trong chuyến lưu diễn phương Tây.
Những giáo viên truyền thống về cái gọi là lòng sùng mộ đạo sư và thực hành cao cấp coi vị thầy như một vị Phật, khi chỉ được giải thích một cách hời hợt, và không được hiểu rõ, đã dẫn đến sự nhầm lẫn hơn nữa.
https://www.youtube.com/watch?v=lgwcjCT25lU
Những nỗ lực khác dẫn đến sự bất hòa (Further Forces Leading to Misunderstanding)
Một số lực lượng hỗ trợ đóng vai trò trong việc hình thành các mối quan hệ, ngày càng phát triển giữa cách sinh viên phương Tây và các giáo viên Tây Tạng. Hầu hết các giáo viên Tây Tạng đến phương Tây, với rất ít thông tin trước đó về niềm tin cơ bản của văn hoá phương Tây, và coi là hiển nhiên rằng người phương Tây chia sẻ nhiều nhất, nếu không phải là tất cả các dữ kiện của người Tây Tạng, chẳng hạn như sự tồn tại của tái sinh mà không có sự khởi đầu.
Hơn nữa, hầu hết những giáo viên này đều không nhận thức được sự đa dạng của các nền văn hoá và phong tục mà họ sẽ tìm thấy. Hầu như tất cả những người Tây Tạng, tất cả người phương Tây đều là người Injis - thuật ngữ tiếng Tây Tạng cho tiếng Anh – có chung nền tảng văn hóa. Bức tranh của người Tây Tạng trung bình về sự đa dạng của các nước phương Tây cũng lôn xộn và mơ hồ như hầu hết người phương Tây. Liên quan đến màu sắc riêng phong phú của các xã hội châu Á.
Một số ít người phương Tây thích phiêu lưu mà những bậc thầy tâm linh này, có thể đã gặp ở Ấn Độ hay Nepal, chắc chắn không đại diện cho những gì họ sẽ tìm thấy ở phương Tây. Kinh nghiệm của họ với văn hoá Ấn Độ hay Nepal, cũng không chuẩn bị cho họ cuộc gặp gỡ. Họ phải đối mặt không chỉ với việc giảng dạy cho những cư sĩ phật tử tại gia chứ không phải chỉ dành riêng cho tu sĩ xuất gia, mà còn phải chia sẻ phật pháp cho nhiều đối tượng nam nữ, chứ không phải chỉ dành riêng cho nam giới.
Hơn nữa, phụ nữ phương Tây rất quyết đoán và yêu cầu đối xử bình đẳng với nam giới. Đối với nhiều giáo viên Tây Tạng, khoảng cách văn hoá vượt qua khả năng của họ. Ấn tượng sâu rộng ở Ấn Độ, có được từ phim ảnh, rằng tất cả phụ nữ phương Tây đều cởi mở và ham muốn tình dục không giúp ích được gì.
Ngoài ra, nhiều giáo viên Tây Tạng là những người duy nhất, từ quê hương của họ sống cụ thể ở một thành phố hoặc quốc gia. Ngoài ra, ở đây họ chỉ với một người phục vụ hoặc người phiên dịch duy nhất, mà họ có thể nói tiếng mẹ để. Khi đối mặt với rào cản ngôn ngữ Ấn Độ hay Nepal, hầu hết người Tây Tạng đã học tiếng địa phương. Khả năng giao tiếp rất cần thiết cho việc mua sắm và cho mọi khía cạnh thực tế khác của cuộc sống.
Tuy nhiên, ở phương Tây, những giáo viên này có một cuộc sống đặc quyền, với những học sinh sẵn sàng phục vụ nhu cầu hàng ngày của họ. Kết quả là, nhiều giáo viên đã không học ngôn ngữ bản địa quốc gia họ đang sinh sống, và do đó họ trở nên khá cô lập. Họ có rất ít hoặc không có sự tiếp xúc nào với cuộc sống thực của học sinh. Nhiều người bỏ cuộc quay về thế giới nội tâm và dành phần lớn thời gian để đọc tụng kinh điển Phật giáo hoặc công phu tu tập thiền định.
Đại cách mạng văn hóa (文化大革命, Cultural Revolution) được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 05 năm 1966, là một giai đoạn hỗn loạn toàn bộ xã hội Trung Quốc diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống Chính trị, Văn hóa, Xã hội Trung Quốc.
Ngoài ra, cuộc Cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm Xã hội, Chính trị và Đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tệ hại hơn, trong suốt cuộc Cách mạng này, tất cả những gì liên quan đến các Tôn giáo đều bị Hồng vệ binh tàn phá thẳng tay.
Nhiều công trình Tôn giáo như Cơ sở Tự viện Phật giáo, Nhà thờ, Tu viện của các tôn giáo khác và cả các nghĩa trang đều bị đóng cửa, bị cướp phá hoặc bị đập bỏ. Trong đó, cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng, cũng chung số phận phải chịu cảnh tàn phá của những người vô thần cực đoan.
Điều khủng khiếp nhất của chiến dịch là việc sử dụng bừa bãi hình thức tra tấn, giết chóc những người vô tội, trong đó có các bậc Thánh tăng Hiền triết Phật giáo, dẫn đến các vụ tự tử do nạn nhân không chịu được tra tấn và nhục nhã. Riêng Phật giáo Trung Quốc trải qua 10 năm đại nạn “Đại cách mạng văn hóa” (文化大革命) Phật giáo đứng mũi chịu sào, Cơ sở Tự viện bị chiếm, Phật tượng bị đập phá, tăng ni bị trục xuất khỏi chùa.
Sau thời kỳ đen tối nhất của Văn hoá Trung Quốc là đại nạn “Đại cách mạng văn hóa”, việc Trung Quốc nới lỏng biên giới Tây Tạng-Nepal, vào năm1980, một lượng lớn người dân Tây Tạng đã tràn sang Ấn Độ. Trong hơn hai thập kỷ nhà cầm quyền Trung Quốc đã tước đoạt khả năng của những người xuất gia tu học Phật pháp, những “người mới đến” này đổ xô đến các cơ sở tự viện.
Các geshe và Lạt ma giảng dạy ở phương Tây đã mang gánh nặng, kỳ vọng vào việc gây quỹ để tái lập lại các cơ sở tự viện Phật giáo. Bây giờ họ phải chịu áp lực không ngừng về việc tài trợ cho nhà ở, và thức ăn cho các vị tu sĩ mới xuất gia.
Sự trỗi sậy của những mối quan hệ bất hảo (The Rise of Unhealthy Relationships)
Động lực của những lực lượng này trong nhiều trường hợp, đã dẫn đến những mối quan hệ kém tối ưu, giữa những người tìm kiếm tâm linh phương Tây, và các bậc Đạo sư Tây Tạng. Phần lớn người phương Tây nói lên suy nghĩ của họ một cách cởi mở, trong khi người Tây Tạng có xu hướng ít nói bằng lời hơn hoặc nói vòng vo. Ví dụ, nếu được mời ăn món tráng miệng thứ hai, người phương Tây sẽ thẳng thắn chấp nhận nếu họ muốn thêm.
Mặt khác, người Tây Tạng thường từ chối ba lần trước khi gia nhập. Nói có ngay lập tức biểu thị tính tham lam và sự chấp trước. Vì những khác biệt về văn hoá như thế này, và chính sách chung là giáo viên không chia sẻ những vấn đề cá nhân của họ với học sinh, việc thiếu giao tiếp ngày càng trở nên tồi tệ. Các thành viên của các trung tâm Phật pháp biết nhiều về những áp lực về cảm xúc, và tài chính mà các bậc Đạo sư Phật giáo Tây Tạng của họ đang phải đối mặt.
Các vấn đề sinh lý, tài chính và và sự lạm dụng quyền lực sớm bắt đầu phát sinh. Tây Tạng truyền thống cũng có phần tham nhũng, tiêu cực trong tôn giáo. Không có xã hội nào được miễn nhiễm. Tuy nhiên, sự lạm dụng đã không xảy ra đến mức mà tuyên truyền của Đảng cộng sản Trung Quốc, khiến chúng ta tin tưởng.
Mặt khác, không phải ai từng là giáo viên cũng là người thánh thiện, bất chấp điều mà người phương Tây có đôi mắt tinh tường có thể tưởng tượng. Hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống ở phương Tây chỉ mang đến điều tồi tệ nhất ở một số giáo viên đã có xu hướng hành vi thô tục.
Đầu những thập niên 1980, khi các học viên cao cấp của phương Tây cũng bắt đầu giảng dạy Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây, việc thiếu sự giám sát thích hợp đôi khi dẫn đến những trường hợp lạm dụng tương tự giữa họ. Thế hệ đi trước của những bậc thầy thực sự truyền cảm hứng, đã lần lượt từ giã trần gian.
Các cuộc tranh giành quyền lực về vấn đề kế thừa và bảo hộ phật pháp giữa các nhà lãnh đạo tinh thần đáng kính trong cộng đồng Tây Tạng, đã đổ thêm dầu vào sự nhầm lẫn ngày càng tăng. Những vị hộ pháp là chúng sinh mạnh mẽ, vô hình được các vị Đạo sư vĩ đạo tuyển dụng để bảo vệ chính pháp của đức Phật, khởi những thế lực ngoại đạo phá hoại. Hầu hết những người tìm kiếm phương Tây, đều có ít hiểu biết về những người bảo hộ, hoặc về các vấn đề chính trị xã hội làm nền tảng cho những tranh chấp về họ.
Vào cuối những thập niên 1980 và đầu những thập niên 1990, tình hình trở nên nguy cấp. Những vụ bê bối nổi lên và nhận được sự phản đối kịch liệt của công chúng. Sự vỡ mộng kéo theo nhiều vòng lẫn quẩn. Một số người phương Tây chán ghét vị thầy của họ và từ bỏ việc thực hành Phật giáo, trong khi những người khác rơi vào trạng thái phủ nhận và trở nên cảnh giác.
Các đoàn thể phật pháp phân cực về các vấn đề kế thừa, và người hộ trì chính pháp Phật đà và đến giữa những thập niên 1990, một số nhóm bắt đầu công khai phản đối những đoàn thể khác. Hình ảnh của Phật giáo Tây Tạng và các nhà lãnh đạo tinh thần của nó đã trở nên hoen ố. Những người hoài nghi tự do sử dụng những nhãn hiệu miệt thị như “độc tài”, “gia trưởng”, và “phân biệt giới tính”.
Khi thiên niên kỷ sắp kết thúc, nhiều người phương Tây kêu gọi Phật giáo thuần tuý của phương Tây, thoát khỏi những cạm bẫy tôn giáo và văn hoá không liên quan của phương Đông. Tuy nhiên, việc phân biệt bản chất với những cái bẫy không bao giờ là một việc đơn giản.
Đôi khi người ta vội vàng loại bỏ những yếu tố quan trọng, mà không xem xét những hậu quả có thể xảy ra. Thái độ sốt sắng của những người như thế, khiến những người khác nhớ đến các học giả và nhà truyền giáo thời Victoria đã tự cho rằng “Lạt Ma giáo” là một hình thức Phật giáo suy đồi.
Do đó, cuộc tranh luận gay gắt đã nỗ ra giữa những người theo chủ nghĩa truyền thống” và “những người theo chủ nghĩa hiện đại” trong cộng đồng Phật giáo phương Tây. Các cuộc tranh luận bao gồm ngôn ngữ được sử dụng để thực hiện các nghi lễ phương Tây và nơi tin tưởng vào sự tái sinh khi đi theo con đường Phật giáo.
Hiện tại, khi bắt đầu thế kỷ 21, nhiều vấn đề vẫn tồn tại và hậu quả từ chúng vẫn chưa được khắc phục. Cuộc biểu tình của nhân dân, sự lạm dụng và tranh luận nảy lửa của công chúng vẫn xảy ra. Giống như những cảnh bạo lực và bất công tái diễn trên phát thanh truyền hình, hành vi sai trái tái diễn đã khiến một số hành giả Phật pháp trở nên thờ ơ. Họ không còn tin vào ai nữa, nhiều người thấy việc tu hành của mình đã kém cỏi và không hiệu quả.
Việc khắc phục các vấn đề và chữa lành vết thương là hết sức cần thiết để những người tìm kiếm chân thành có thể tiếp tục công việc phát triển tâm linh. Mối quan hệ giữa học sinh và giáo viên như được hiểu và phát triển ở phương Tây cần được xem xét lại và có lẽ là tu chỉnh lại.
https://www.youtube.com/watch?v=biTYhVaomkw
Tác giả: Tiến sỹ Alexander Berzin Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Study Buddhism
Bình luận (0)