Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Tương tác hàng nghìn năm giữa Đạo giáo và Phật giáo

Tương tác hàng nghìn năm giữa Đạo giáo và Phật giáo

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Samantha Li
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

Lịch sử Trung Hoa đã có hàng nghìn năm đối thoại giữa Đạo giáo và Phật giáo, mỗi tôn giáo vừa có sự phát triển tiếp biến, vừa có sự cạnh tranh mức độ ảnh hưởng đến xã hội.

Sự tương tác giữa Phật giáo và Đạo giáo được tán dương như một dấu ấn độc đáo của lịch sử tôn giáo và triết học của Trung Hoa.

Mỗi truyền thống đều có những tác động và ảnh hưởng đến truyền thống, đến xã hội, sự tương tác này đã tồn tại hơn hai thiên niên kỷ.

Đạo giáo là một trong số ít truyền thống tín ngưỡng “bản địa” lớn của Trung Hoa, nên ở đây tôi hy vọng khám phá bối cảnh lịch sử của sự tương tác này và chính xác những khái niệm triết học và các dòng tư tưởng, lập luận đã được trao đổi và đồng bộ hóa.

Bối cảnh lịch sử

Từ góc nhìn phương pháp phê phán lịch sử, Đạo giáo có thể truy tìm những cốt lõi của nó từ triều đại nhà Chu (1050–221 TCN). Thậm chí nó còn sở hữu những khía cạnh dân gian, có thể bắt nguồn từ thời tiền sử Trung Hoa, khi các vị pháp sư am hiểu về thần thoại và họ khai thác sức mạnh tâm linh của tổ tiên và vũ trụ, năng lượng tự nhiên để hiểu số phận và dự đoán tương lai.

Lão Tử (老子, 571 TCN – 471 TCN), một nhân vật chính yếu trong triết học Trung Quốc, người sáng lập bán huyền thoại, vị Khai tổ của Đạo giáo, là người cùng thời với Khổng Phu Tử (孔夫子, 551 TCN–479 TCN), triết gia và chính trị gia người Trung Hoa, sinh sống vào thời Xuân Thu.

Văn bản cốt lõi, Đạo Đức Kinh (道德經) là quyển sách được biên soạn vào thế kỷ thứ ba trước công nguyên và các phiên bản cổ nhất còn tồn tại, The Guodian Laozi được khai quật tại Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc vào năm 1993, và bản thảo Đạo Đức Kinh (道德經) được khai quật tại Mã Vương Đôi, huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc vào năm 1973, có niên đại tương ứng vào khoảng 300 BCE và thế kỷ thứ hai trước công nguyên.

Sau triều đại nhà Hán (202 TCN–9 CE, 25–220 CE), vào đầu công nguyên, những người không chính thức đã tạo dựng đạo của Lão Tử (老子) nổi lên như một phong trào triết học và tôn giáo (hoàn chỉnh với danh xưng “Đạo gia, 道家”). Nó kết hợp những lời dạy của Kinh Dịch, Trường phái Tự nhiên học (Âm Dương gia, 阴阳家), và những lời dạy từ các văn bản kế thừa của Đạo Đức Kinh (道德經), chẳng hạn như Trang Tử (莊子; 369—286 TCN), một triết gia và tác gia Đạo giáo.

Trong khi đó, đạo Phật được thành lập khoảng 2.600 năm trước ở Ấn Độ và đến triều đại nhà Hán, với một trong những nhà truyền giáo nước ngoài sớm nhất chẳng hạn như An Thế Cao 安世高, Parthian An Shigao (fl. c. 148–80 CE), một nhà truyền giáo Phật giáo đầu tiên đến Trung Quốc, và là dịch giả sớm nhất được biết đến của các văn bản Phật giáo Ấn Độ sang tiếng Trung Quốc.

Điều này có nghĩa là lần đầu tiên Đạo giáo và Phật giáo tương tác với nhau vào cùng khoảng thời gian mà chúng đang nổi lên như những trung tâm thực hành tôn giáo chính thức, khác biệt với các hệ thống tôn giáo dân gian hoặc thờ thần linh, vong hồn có trước đó.

Sự phổ biến của đạo Phật trong triều đình và giới trí thức Trung Hoa tăng lên nhanh chóng, nhưng một phần sức hấp dẫn của nó là do thói quen dịch thuật thực tế của các nhà sư Trung Hoa và nước ngoài – nhiều thuật ngữ và từ vựng của các tôn giáo được đánh đồng với nhau để làm rõ khái niệm. Thậm chí một số còn nghĩ rằng Phật giáo là một biểu hiện phi Hán hóa của Đạo giáo.

Một ví dụ về các thuật ngữ Phật giáo được đánh đồng với Đạo giáo là chữ “Vô” (, không thật có), có thể được dịch là “hư vô” (nothingness, 虛無), “không” (emptiness, ) hoặc “phi tồn tại” (non-being, 非存在). Các nhà giải thích và nhà văn Phật giáo và Đạo giáo đã đánh đồng nó với “tính không” (Sanskrit: shunyata, 空性), đề cập đến ý tưởng rằng mọi hiện tượng đều không có sự tồn tại cố hữu, và có thể được dịch là “không” (emptiness, ) hoặc “tính chất trống rỗng” (voidness).

Các Mảnh Từ Guodian Laozi, Bản Sao được Biết đến Lâu đời Nhất Của Đạo đức Kinh

Các mảnh từ Guodian Laozi, bản sao được biết đến lâu đời nhất của Đạo đức kinh (道德經). Nguồn: baike.baidu.com

Qua nhiều thế kỷ, từ sự sụp đổ của nhà Hán cho đến triều đại nhà Tùy (581-618), các phật tử Trung Hoa ngày càng có cảm giác rằng họ hoàn toàn không có giáo lý đúng đắn, và ngay cả khi Đạo giáo ngày càng phát triển, nảy sinh nhu cầu đi đến cội nguồn của giáo lý.

Sự “Triết học tách rời tương quan” (philosophical decoupling) này giữa Phật giáo và Đạo giáo lên đến đỉnh điểm trong cách chuyến hành hương của những người Trung Hoa đến Chiêm bái Ấn Độ vào triều đại nhà Đường (618-907). Những vị hành hương chiêm bái gồm Cao tăng Đại Đường Trần Huyền Trang (陈玄奘 唐代高僧, 602-664) và Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh (三藏法師義淨, 635-713) đã đến Ấn Độ để nghiên cứu Tam tạng thánh điển Phật giáo và mang ánh sáng đạo mầu qua giáo lý Phật đà trở về Trung Hoa.

Giáo sư Phật học Đông Nam Á, Trưởng lão cư sĩ John R. McRae (1947–2011) lập luận rằng, những vị cao tăng Trung Hoa hành hương chiêm bái xứ Phật Ấn Độ, đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tuyên dương Diệu pháp Như Lai, hoằng dương Phật pháp ở Trung Hoa, và chuyến đi của các Ngài cũng góp phần vào sự xuất hiện của một cuộc đối thoại thực sự giữa Phật giáo và Đạo giáo, với tư cách là những tôn giáo riêng biệt với những học thuyết khác nhau (McRae 2003, 21–27).

Trong suốt chuyến hành hương chiêm bái xứ Phật huyền bí Ấn Độ, các vị cao tăng thạc đức Trung Hoa đã cung thỉnh Tam tạng Thánh điển mang về Trung Hoa và chia sẻ phật pháp, giáo lý và pháp môn thực hành đến với các Phật giáo đồ và các tín đồ Đạo giáo.

Tam tạng Pháp sư Đường tăng Trần Huyền Trang từ Ấn Độ trở về đến quê nhà Trung Hoa vào năm 645 sau Tây lịch và từ năm này cho đến khi từ giã trần gian, Ngài chuyên chú dịch 75 tác phẩm ra thành 133 tập. Sau khi hội kiến Hoàng đế Đường Thái Tông (唐太宗, 599-649), Pháp sư ngụ tại ngôi già lam Hoằng Phước Tự và chuẩn bị mọi việc để khởi sự dịch 600 quyển kinh Phạn văn Ngài đã thỉnh về.

Dĩ nhiên, mục tiêu là để xã hội Trung Hoa ngày thêm hiểu được giáo lý và triết học của Phật giáo. Cũng nhờ Đường tăng Trần Huyền Trang, bây giờ chúng ta có thể hiểu lịch sử của nền văn minh dọc theo con đường tơ lụa vào thời điểm đó bởi vì Ngài đã ghi lại hành trình của Ngài “Đại Đường Tây Vực Ký-大唐西域記”. Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh đã viết nhiều sách về truyền thống, văn hóa, văn minh và ngôn ngữ trong suốt hành trình 25 năm vân du đó đây hành hương, chiêm bái tham học Phật pháp. Ngài cũng là người thực hiện một số bản dịch của một số lượng lớn các kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán. Trong cuộc hành hương, chiêm bái nhị vị Pháp sư Huyền Trang, Nghĩa Tịnh nghiên cứu tiếng Phạn từ tăng sĩ Phật giáo ngoại quốc mà các Ngài trên lộ trình du hóa.

Khái niệm Triết học

Phật giáo và Đạo giáo chia sẻ một số khái niệm với mối quan hệ triết học, mặc dù nguồn gốc của chúng khác biệt. Cả hai truyền thống đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tu tập đạt quả vị giác ngộ, chứng Thánh quả, giải thoát tâm linh. Tuy nhiên, vũ trụ học của chúng tương ứng và bản chất của sự giác ngộ hay giải thoát có mục đích này là khác nhau.

Ví dụ, cả quan niệm về Đạo của Đạo gia và quan niệm về giáo pháp của đạo Phật đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận thức bản chất của thực tại để đạt được giải thoát tâm linh. (Wright 1959, 36) Theo Chad Hansen, quan điểm của Đạo gia về vũ trụ là một quá trình chuyển hóa được vận hành bởi Đạo, Đạo của Tự nhiên, là nguyên tắc cơ bản làm bền tảng cho thực tại, và nguyên lý trung tâm của Đạo giáo là là sống hài hòa với nó. (Hansen 2000, 105). Tương tự như thế, Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của nhận thức chân lý của thực tại để đạt được giải thoát tâm linh. Tuy nhiên, Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo lý Tứ Diệu Đế và Bát Chính Đạo, dẫn đến giác ngộ. (Bhikkhu Bodhi 2010, 25–29)

Ngoài ra, trong Đạo giáo khái niệm vô vi (無為) và trong Phật giáo nói đến Trung đạo (中道) là những khái niệm quan trọng liên kết Đạo giáo và Phật giáo. Lão Tử và các tác giả Đạo giáo sau này đã định nghĩa vô vi (無為) là hành động hài hòa với tiến trình tự nhiên của vũ trụ, không cần phấn đấu hay áp đặt, trong khi Đức Phật dạy Trung đạo (中道) như một nguyên tắc cốt lõi. Trong khi Bát Chính Đạo là một lược đồ độc đáo của Phật giáo, thì nguyên tắc Trung đạo (中道) nhằm tránh những quan điểm và hành động cực đoan rất phù hợp với lý tưởng sống không bị áp đặt. Cả Trung đạo và Vô vi ủng hộ điều độ trong hành động và niềm tự tin đức tự chủ của mỗi người, hòa hợp lẫn nhau với một lối sống tự nhiên phù hợp với thực tế hoặc quy luật của vũ trụ: Giáo pháp hay Đạo. (Bhikkhu Bodhi 2010, 13)

Thực hành Tôn giáo

Ngoài những cuộc thảo luận mang tính Hàn lâm về những khác biệt về giáo lý, các thực hành tôn giáo của Trung Hoa, chắc chắn đã bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa Phật giáo và Đạo giáo. Thậm chí ngày nay, nhiều người Trung Quốc theo “cả hai” Phật giáo và Đạo giáo, theo nghĩa là các hoạt động tôn giáo của họ thường kết hợp các yếu tố của cả hai truyền thống. Về phương diện hiện tượng học, các học giả và nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng không dễ để xác định nơi cái này kết thúc và cái kia bắt đầu.

Trong nhiều thế kỷ, các nhà triết học Đạo giáo đã kết hợp các thực hành Phật giáo như thiền định, vào văn bản của triết học Đạo giáo. Tương tự như thế, các triết gia Phật giáo đã được truyền cảm hứng từ các khái niệm của Đạo giáo như tầm quan trọng của tự nhiên và sự thống nhất của các cực, tích hợp những ý tưởng này vào trường phái triết học của riêng họ.

Thờ cúng vong linh là một trong những thực hành chính này và là một phần không thể thiếu trong tôn giáo truyền thống của Trung Hoa. Người ta tin rằng Tổ tiên có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của con cháu họ, và họ thường được tôn vinh bằng các nghi lễ và dâng cúng lễ vật.

Thờ cúng vong linh của Trung Hoa chịu ảnh hưởng của cả Phật giáo và Đạo giáo. Người ta khẳng định rằng, Đạo giáo nhấn mạnh thế giới tự nhiên và mối liên hệ giữa người sống và người chết, trong khi Phật giáo nhấn mạnh nhân quả nghiệp báo và ý tưởng rằng, hành động trong cuộc sống này có thể dẫn đến hậu quả trong cuộc sống tương lai. (Teiser 1988, 3–25) Phương tiện thiện xảo của Phật giáo là dùng thế giới quan của tổ tiên, nhìn bề ngoài, trái ngược với những ý tưởng cốt lõi của Phật giáo như tái sinh và Vô ngã (無我, anattā), và hài hòa nó để Phật giáo vẫn phù hợp với các tín đồ Trung Hoa thừa kế nhu cầu tinh thần.

Sự tương tác giữa Phật giáo và Đạo giáo ở Trung Hoa có thể là ví vụ nổi tiếng nhất về sự phát triển tôn giáo của Trung Hoa, 1 trong 4 nền văn minh cổ nhất của thế giới.

Nổi tiếng là khó phân loại đối với các nhà triết học và sử gia tôn giáo được đào tạo ở phương Tây, với các thời kỳ khác nhau được gọi bằng nhiều cách khác nhau là “chủ nghĩa dung hợp” (syncretism), “chủ nghĩa bài ngoại” (exclusivism) và các mức độ đa nguyên khác nhau. Điều rõ ràng đây là những khái niệm riêng biệt cạnh tranh để giành ảnh hưởng và dẫn đến những ý tưởng và thực hành mới, cuối cùng làm phong phú thêm cả hai tôn giáo.

Chính sự ảnh hưởng lẫn nhau hay “giao thoa với nhau” này có thể đã để lại một di sản quan trọng hơn đối với tôn giáo Trung Hoa ngày nay so với Phật giáo hay Đạo giáo có thể đã có dung hợp.

Tác giả: Samantha Li
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường