Trang chủ Bạn đọc Tự tại giữa “có” và “không”

Tự tại giữa “có” và “không”

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Làm sao có thể sống hạnh phúc trong thế giới đầy ngã chấp như hiện nay? Để được như vậy, chúng ta bớt chấp. Khi chúng ta bớt chấp, chúng ta bớt phiền muộn, bớt đau khổ. Khi chúng ta không còn chấp, thì chúng ta được tự tại, giải thoát, lúc đó Niết bàn “hiện ra”. Vấn đề không chấp thủ rất phức tạp từ thô đến vi tế và thậm chí đến mức độ vi tế thì không từ ngữ nào có thể diễn đạt được. Vì thế, bài luận chỉ tập trung việc không chấp thủ ở mức độ tương đối bằng cách làm sáng tỏ luận cứ tự tại giữa “có” và “không” trong thế giới hiện hữu này.

Không quả

Tâm người đời buồn vui theo cảnh

Lúc tươi cười lúc thì buồn lo

Quả thiện đến lòng như trẩy hội

Rồi lại phiền khi nghiệp xấu ra

Không hề biết khi hồn đã thiện

Việc gì đến không còn vấn vương!

Nhân duyên viết bài này là do một thân hữu tâm tình với anh em tình thân: “Phật giáo Nguyên Thủy cho rằng vì ngũ uẩn giai không, tức là không có gì, nên chết là hết và không có thần thánh, ma quỷ gì cả…”

Tap chi nghien cuu phat hoc so thang 9.2018 Tu tai giua co va khong 1

Chúng ta đang sống trong thế giới hiện hữu vật chất nên tác giả chia sẻ cùng bạn đọc vấn đề này trong thế giới hiện tại để mọi người đều có thể cảm nhận được.

Thật ra “có” và “không” cả hai đều không: không ở đây là không chấp thủ cái “có” và không chấp thủ cái “không” để mình ít phiền não và được hạnh phúc hơn. Nói một cách khác, ngũ uẩn giai không ở đây có nghĩa là không chấp chặt cái “không” và cũng không chấp chặt cái “có”. Từ đó chúng ta hết khổ, thong dong tự tại trong cuộc sống đầy biến động như hiện nay. Để dễ hiểu, tác giả xin đưa ra hai câu chuyện sau:

Câu chuyện thứ nhất: Chấp “có” và không chấp “có”, tức là tự tại và thong dong với cái “có” (có một cô gái Huế xinh đẹp):

Có hai anh chàng nghèo xứ Quảng ra Huế thi Đại học và mang theo hoài bão: cố gắng thi đỗ Đại học và sau khi tốt nghiệp có một việc làm tốt để giúp gia đình thoát cảnh nghèo khổ. Thế nhưng, một trong hai sĩ tử bị choáng ngợp trước vẻ đẹp kiều diễm và giọng nói êm dịu của cô gái Huế như hai câu thơ sau:

Học trò xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế chân đi không đành

Anh chàng bị cái đẹp “một hai nghiêng nước nghiêng thành” hớp hồn nên đêm về tương tư không ngủ được. Sáng hôm sau mệt mỏi thức dậy đi thi, nhưng vì quá mệt do tương tư nên anh chàng không làm bài được. Kết quả anh chàng bị rớt Đại học. Lòng trở nên ê chề, u sầu, xanh xao, gầy mòn khiến mọi người trong gia đình và người thân lo âu. Do chấp thủ sắc đẹp cô gái Huế, hay nói một cách khác, do chạy theo cái đẹp của cô gái Huế mà đã gây ra phiền não cho bản thân và gia đình.

Tap chi nghien cuu phat hoc so thang 9.2018 Tu tai giua co va khong 2

Trong khi đó, anh chàng sĩ tử kia thấy cô gái Huế bình thường như bao cô gái khác:

Học trò xứ Quảng ra thi

Thấy cô gái Huế như bao gái làng (trong nghĩa làng xóm)

Anh ta không bị cái đẹp “chim sa cá lặn” của cô gái Huế làm cho điên đảo mà chỉ lo chú tâm vào mục tiêu hiện tại. Kết quả anh chàng làm bài tốt và đỗ vào Đại học như mong ước, mang lại niềm vui cho mình, cho gia đình và người thân. Có thể nói, anh chàng sĩ tử thứ hai thong dong tự tại với cái có (cô gái Huế), không bị sắc đẹp của cô gái Huế tác động vào tâm thức, không làm tâm dao động, vì thế được an vui, hạnh phúc; không như anh chàng sĩ tử thứ nhất bị đau khổ do tâm bị dao động vì chấp thủ.

Nói một cách khác, do thong dong tự tại với cái có (có cô gái Huế như bao gái làng), nên không bị dao động. Ở chừng mực nào đó có thể ví lúc này ngũ uẩn thật sự giai không đối với sĩ tử thứ hai. Không chấp Sắc – cô gái Huế, thì Thọ, Tưởng, Hành và Thức đều rơi rụng, tức là ngũ uẩn giai không: “do chấp thủ không quấy rối vị ấy, vị ấy tự chứng Niết bàn” (Trung Bộ Kinh: Majjhima Nikaya 140. Kinh Giới phân biệt – Dhàtuvibhanga sutta).

Câu chuyện thứ hai: Tự tại thong dong với cái không.

Vào năm 2016, anh Tâm hẹn gặp nhân viên của một công ty A mang dàn vi tính tặng cho lớp học tình thương ông bà Tư tại Suối Tiên vào lúc 8 giờ sáng Chủ Nhật. Anh Tâm đến đó sớm hơn một chút như đã hẹn, nhưng đến 9 giờ vẫn chưa thấy nhân viên của công ty A đến. Anh Tâm gọi điện cho ông chủ và được ông chủ hứa sẽ cho nhân viên chở dàn vi tính đến ngay. Anh Tâm không quên nhắc nhở: “Hiền ơi, nhớ bảo nhân viên đừng chạy xe vội và chạy xe cẩn thận nhé Hiền”. Thế mà, đến 12h30 chiều nhân viên mới xuất hiện cùng với dàn vi tính dưới cái nắng nóng oi bức lúc giữa trưa của Sài Gòn.

Anh Tâm không hề quan tâm đến việc đến trễ của nhân viên mà lại rất hoan hỷ và thật sự biết ơn nhân viên này vì không quản đường xa và thời tiết oi bức đã chở một dàn vi tính (5 máy) từ quận Bình Thạch đến tận Suối Tiên.

Nhân viên không đến trong vòng bốn tiếng rưỡi “đợi chờ”, nhưng anh Tâm không bực mình mà ngược lại còn quan tâm đến sự an toàn và lòng đầy biết ơn khi nhân viên mang theo dàn vi tính dưới cái nắng oi bức giữa trưa của Sài Gòn vào tháng Bảy. Trong khoảng thời gian ấy, Anh Tâm để tâm “hiện tại lạc trú” vào dự án nghiên cứu Lớp học tình thương ở Sài Gòn. Rồi thi thoảng, anh Tâm an trú tâm vào cảnh vật xung quanh, một kiệt tác sống động trải ra trước mắt.

Ôi đẹp quá, lòng đầy hân hoan. Tất cả đều được anh Tâm nhận biết rất rõ ràng. An trú tâm vào đối tượng nhưng không chấp chặt vào đó, để lòng thanh thản với tất cả. Trong trường hợp này, anh Tâm đã tự tại thong dong với cái việc nhân viên KHÔNG đến (trong khoảng thời gian 4 tiếng rưỡi), tức là không có khái niệm chờ đợi, vì thế ngũ uẩn giai không đối với anh Tâm. Vì tâm không bị quấy rối nên thọ, tưởng, hành, thức đều bị rơi rụng ngay trước mắt về việc KHÔNG đến của nhân viên và về việc đợi chờ của bản thân.

Đợi chờ

Bốn tiếng đồng hồ tôi đợi chờ

Từ tám giờ sáng đến giữa trưa

Nhân viên Hà Đông vẫn chưa đến

Mang dàn vi tính tặng trẻ thơ

Nắng vàng lan toả khắp mặt đường

Soi bóng hàng cây lá xanh tươi

Thơ thẩn xe cộ người qua lại

Phong cảnh tuyệt trần giữa thế gian!

Tap chi nghien cuu phat hoc so thang 9.2018 Tu tai giua co va khong 3

Trở lại vấn đề có thần thánh, ma quỷ hay không có thần thành, ma quỷ. Việc có hay không có thần thánh không thành vấn đề. Có hay không sẽ trở thành vấn đề phiền não khi hai bên chấp chặt và bảo thủ quan kiến của mình. Đó là nguyên nhân dẫn đến bất hòa giữa các cá nhân, từ gia đình, tập thể cho đến quốc gia. Gia đình bất hòa, thế giới đảo điên, xung đột, chiến tranh khắp đó đây vì cố chấp mà ra. Để chung sống hạnh phúc, chúng ta hãy bao dung với nhau, tôn trọng lẫn nhau và đừng để quan điểm “có”, “không” làm mất hòa khí, gây sân hận và phiền toái. Làm được như vậy có thể nói là ngũ uẩn giai không rồi đó vậy.

Tác giả xin lấy số liệu thống kê của CIA trong quyển World Fact Book (năm 2010) về số lượng người trên thế giới có tôn giáo (có thần thánh chiếm 85.91%) và số lượng vô thần (14.09%) để bạn đọc tham khảo:

Vấn đề cuối cùng là Phật giáo Nguyên Thủy có thuyết về thần thánh hay không? Câu trả lời là có, vấn đề chư thiên, quỷ thần… bàng bạc trong cả năm bộ kinh Nikàya của Phật giáo Nam truyền từ Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tăng Chi Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh và Tiểu Bộ Kinh. Nhất là trong Tiểu Bộ kinh, ngoài hàng trăm câu chuyện trong tập Thiên Cung Sự và Ngạ Quỷ Sự, 547 câu chuyện tiền thân là những tư liệu để chúng ta nghiên cứu về vấn đề này.

Tác giả: Tâm Tịnh

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 9/2018

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường