Trang chủ Văn hóa Tín ngưỡng Hùng Vương trong hội làng Thăng Long Hà Nội

Tín ngưỡng Hùng Vương trong hội làng Thăng Long Hà Nội

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba (Ca dao)

Ta biết làng là quê cha, mộ tổ để ở nghĩa trang làng. Làng thành quê cha đất Tổ, nơi phát tích giống nòi, họ hàng “Sống ở làng sang ở Nước”. Nhà Lý (Thế kỷ XI-XIII) mộ tổ ở làng Đình Bảng, thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhà Trần (Thế kỷ XIII-XV) mộ tổ ở làng Tức Mạc, Nam Định và ở làng Tam Đường, Hưng Hà, Thái Bình. Nhà Lê (thế kỷ XV-XVI) mộ tổ ở Lam Sơn, Thanh Hóa. Nhà Nguyễn (Thế kỷ XIX) mộ tổ để ngoại thành Cố Đô Huế.

Rồi mộ danh nhân ở Hà Nội vẫn được bảo quản, giữ gìn. Mộ Bố Cái Đại Vương ở phường Kim Mã (Q. Ba Đình), Mộ Bà Tằng Thị Loan, thân mẫu của Thánh Láng Từ Đạo Hạnh ở phường Quan Hoa (Quận Cầu Giấy), mộ Hai Bà Công chúa Từ Hoa, Từ Thục con vua Lý Nhân Tôn có ở Ninh Xá (huyện Thường Tín)…
Mộ Vua Hùng thứ 6 ở làng Cổ Tích xã Hy Cương thành phố Việt Trì, Phú Thọ, Mộ Kinh Dương Vương (Lộc Tục) ở Á Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Ở Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội có mộ Lạc Long Quân (Sùng Lãm).

le hoi den hung

Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ

Bên cuộc sống thực tiễn ấy, người dân còn có một đời sống tinh thần, tâm linh phong phú, thể hiện lòng tôn vinh, ơn nhớ Tổ Tiên có công giữ gìn giữ nếp sống quê nhà, nhớ ơn các anh hùng lịch sử có công bảo vệ non sông đất nước, nhớ ơn các anh hùng Văn Hóa có công truyền lưu trí tuệ (Hội làng nghề thủ công, mỹ nghệ và tinh hoa văn hóa nhân loại) trong Nhân Dân. Hôm nay đương hòa nhập Hà Nội vào thành phố sáng tạo của UNESCO. Làng là đất quê, nơi ta “chôn rau cắt rốn”, lớn lên đi làm phương xa lại trở về khi giỗ, Tết, thanh minh, tảo mộ.

Chỉ mở hội người dân mới có dịp giao tiếp với thần linh không gian thiêng “thần về dự”, thời gian thiêng “thần hiện diện” bằng hành động thiêng trình báo, công tích, nguyện vọng của làng. Mỗi lần mở hội, dân làng hướng về cội nguồn, nuôi dưỡng sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc. Người dân có dịp vui chơi, sáng tạo trong các cuộc đua tài “trai thi mạnh” (võ, vật, đua thuyền, đấu kiếm) thể hiện tinh thần thượng võ; gái tay mềm (nấu cơm, dệt vải) thể hiện tài nội trở đảm đang. Cuối cùng vào hội mọi người đều thụ lộc của Mẫu, Phật, Thánh Thần, nói năng hòa nhã, ứng xử văn minh, thanh lịch, hướng tới cái cao thượng, tạo nên giá trị thẩm mỹ của sự phát triển công nghiệp văn hóa hôm nay và ngày mai.

Xin lược lịch hội:

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tin nguong Hung Vuong trong hoi lang Thang Long Ha Noi 1 1 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tin nguong Hung Vuong trong hoi lang Thang Long Ha Noi 1 2 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Tin nguong Hung Vuong trong hoi lang Thang Long Ha Noi 1 3

Ông cha ta truyền thông lại cho con cháu những câu ca:

– Tháng Ba nô nức Hội Đền
Nhớ ngày Giỗ Tổ, bốn nghìn năm nay.
– Thứ nhất là hội Cổ Loa
Thứ nhì hội Gióng thứ ba hội Chèm.
– Dù ai đi đâu ở đâu?
Tháng Giêng hội Chữ rủ nhau mà về!
– Bơi Đăm, rước Giá, hội Thày
Vui thì vui vậy chẳng tày Giã La.
– Bối Khê, Tiên Lữ, chùa Thày
Vui thì vui vậy thua tày CHÙA HƯƠNG.
– Gần xa nô nức tưng bừng
Vào chùa Quan Thượng xem bằng động Tiên.
– Dân ta mở hội mồng Mười
Mười một rước nước thỉnh Kinh lên chùa
Rước nước ở bến Bồ Đề
Thỉnh kinh chùa Đá rước về chùa Mơ.

Xin kết thúc bài tín ngưỡng Hùng Vương trong lễ hội Thăng Long Đông Đô – Hà Nội bằng câu nói của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Từ lòng biết ơn đến tôn kính các thế hệ tiền nhân và Tổ Tiên, gia đình, dòng họ. Dân tộc đa đã phát triển hình thức sinh hoạt Văn Hóa, tinh thần ấy thành một đạo lý. Tín ngưỡng dân tộc độc đáo là Tín ngưỡng thờ một Tổ Tiên chung toàn DÂN TỘC: CÁC VUA HÙNG.

Tác giả: Văn Hậu – Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội

***

SÁCH THAM KHẢO
1. Tín ngưỡng Việt Nam (tái bản) Toan Ánh
2. Thăng Long Đông Đô Hà Nội. GS Đinh Gia Khánh (CB)-Sở VHTTHN – 1991
3. Việt Nam Văn hóa Sử Cương –Đào Duy Anh. N.TPHCM – 1992
4. Truyền thuyết các vị thần Hà Nội. NXB VH – 1994
5. Văn Hóa Việt Nam. GS Vũ Ngọc Khánh NVH – 1994
6. Lễ hội Vĩnh Phúc Lê Kim Thuyên. Sở VHTTVP – 2006
7. Tín ngưỡng Tôn giáo Hà Tây – TS. Nguyễn Hữu Thức.NVH -2008
8. Văn hóa Tâm linh Thăng Long – Văn Quảng. N.LĐ – 2009
9. Lễ hội Văn hóa du lịch VN . Đoàn Huyền Trang. N.LĐ -2009
10. Tín ngưỡng Thăng Long HN. Nguyễn Vinh Phúc. N.LĐ – 2009
11. Cung thờ Thánh Tản Viên. Phạm Thị Bảo . NVHTT – 2011.
12. Hội làng Thăng Long HN. PGS. Lê Trung Vũ CB. N.TN – 2011
13. Văn hóa ẩm thực trong lễ hội VN . Ts Nguyễn Quang Lê N.VNDT – 2012.
14. Bảo tồn phát huy trò chơi dân gian. Ban T.G.T.U Hà Nội – 2014.

*Chú giải:
Dù là truyền thuyết dân gian vẫn tin Bách Việt 100 người con của CHA RỒNG MẸ TIÊN lên rừng xuống biển khai hoang lập ấp. Nhiều làng xã vẫn có dấu tích mộ, đền chùa, miếu thờ. Con cả là HÙNG ĐỨC VƯƠNG thờ cạnh mẫu ÂU CƠ tại xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ. Con thứ hai lập nghiệp ở TRÍ QUẢ bên bờ sông Đáy. Con thứ ba ở làng Cổ Giang (xã Lệ Chi) Gia Lâm, Hà Nội, thần tích ghi danh “Hùng Triều Tam vị Thủy thần”. Con gái ở nhiều nơi thờ gọi chung là BÁCH NOÃN. Ở làng Thuần Lộc xã Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ) Hà Nội có đình thờ Hùng Nghị Vương (Quang Lang) và Hùng Duệ Vương (Huệ Lang) các nhà nghiên cứu còn băn khoăn nên chia đều số tuổi của các Vua Hùng thì một vị vua thọ trên 140 tuổi. Nhưng có cách lý giải khác đấy chỉ là Vương hiệu, một chi còn nhiều nhánh nối tiếp thế thứ. Ta tạm đồng ý và có thể hiểu: Thái Tổ Kinh Dương Vương năm 2825 T.CN, Thượng Tổ Lạc Long Quân năm 2919 T.CN…đến Hùng Duệ Vương năm 258 TCN, cháu hậu duệ cuối, đời thứ 18 sau đó là An Dương Vương (Cổ Loa).
VH (dựa theo GS Vũ Ngọc Khánh và GS Nguyễn Khắc Thuần cùng tư liệu khác)

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường