Trang chủ Chuyên đề Tạp chí Nghiên cứu Phật học và một số kết quả nghiên cứu về Phật giáo

Tạp chí Nghiên cứu Phật học và một số kết quả nghiên cứu về Phật giáo

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

1. Dẫn nhập

Ngày 02/5/1991, Bộ Văn hoá Thông tin và Thể thao đã cấp giấy phép số 752/BC-GPXB cho phép Phân viện Nghiên cứu Phật học xuất bản cuốn “Nội san Nghiên cứu Phật học”, công bố và giới thiệu những công trình nghiên cứu về Phật giáo thế giới và Phật giáo Việt Nam, ngay trong tháng 5/1991, Phân Viện Nghiên cứu Phật học đã cho ra mắt bạn đọc cuốn Nội san đầu tiên vào đúng Đại lễ Phật đản lần thứ 2535 và kỷ niệm 101 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy nỗ lực lớn của Ban Biên tập ngay từ những ngày đầu xây dựng Tạp chí.

Đến nay, với chặng đường 30 năm xây dựng và trưởng thành, từ những bước đi chập chững của buổi ban đầu mang tên gọi Nội san Nghiên cứu Phật học với chỉ 3 số/năm, đến năm 1994 tăng lên 4 số/năm và sau 5 năm hoạt động (1996), Tạp chí đã ra đều đặn 6 số/năm và từ Nội san đổi thành Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Với những bước tiến trên nhiều phương diện, Tạp chí Nghiên cứu Phật học đã đạt được thành tựu quan trọng với nhiều bài viết lớn, nhỏ, trải rộng ở các nội dung khác nhau, nhằm lan toả thông tin và phổ biến tri thức Phật giáo đến đông đảo bạn đọc trong và ngoài Giáo hội, không chỉ phát huy tinh hoa, những giá trị về đạo đức, văn hoá Phật giáo mà còn truyền tải những nội dung về tư tưởng, lịch sử Phật giáo Việt Nam và Phật giáo thế giới đến với bạn đọc.

Tuy nhiên, đến nay chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu nào mang tính tổng quan về tình hình nghiên cứu Phật giáo thể hiện qua Tạp chí Nghiên cứu Phật học, vì thế chúng tôi thực hiện bài viết này nhằm đưa đến một cái nhìn tổng quát về những thành tựu nghiên cứu của Tạp chí thông qua số lượng bài viết được công bố, thông qua các chủ đề và các tác giả đóng góp những bài viết của mình cho Tạp chí Nghiên cứu Phật học. Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội và Tạp chí Nghiên cứu Phật học, bài viết chỉ tập trung vào việc thu thập và phân tích số liệu các bài viết đã được đăng trên Tạp Chí Nghiên cứu Phật học từ năm 1991 đến năm 2020, tuy nhiên việc thu thập số liệu chắc chắn chưa hoàn toàn đầy đủ do thời gian dài 30 năm công tác lưu trữ có những hạn chế nhất định, mặt khác, do tính đa dạng và trí tuệ có hạn của người viết nên không tránh khỏi những thiết sót, những số liệu thống kê, phân loại và tỉ lệ thể hiện trong bài viết chỉ mang tính tương đối để tham khảo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc So thang 11.2020 Buoc dau tim hieu ve cong tac nghien cuu phat hoc 2

2. Một số kết quả nghiên cứu về Phật giáo thể hiện trong Tạp Chí Nghiên cứu Phật học

2.1. Về năm công bố

Trong những năm qua đã có tổng số 2942 bài viết (không kể thơ và tin tức Phật sự) được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học, trung bình mỗi năm sấp xỉ 98,1 bài/năm, số lượng bài viết của từng năm có sự chênh lệch, cụ thể:

Bảng 1: Thống kê số lượng bài viết theo từng năm

TT NĂM SỐ BÀI
1 1991 46
2 1992 44
3 1993 116
4 1994 70
5 1995 75
6 1996 140
7 1997 131
8 1998 144
9 1999 136
10 2000 119
11 2001 102
12 2002 109
13 2003 110
14 2004 94
15 2005 102
16 2006 95
17 2007 58
18 2008 98
19 2009 83
20 2010 83
21 2011 92
22 2012 103
23 2013 109
24 2014 118
25 2015 105
26 2016 101
27 2017 96
28 2018 100
29 2019 94
30 2020 69

Theo thống kê, năm 1998 có số lượng bài nhiều nhất với 144 bài và năm 1992 là năm có số lượng bài ít nhất 44 bài, có 17 năm có trên 100 bài viết, còn lại là dưới 100 bài, số liệu trên cho thấy có sự tăng, giảm không đồng đều nhưng xu hướng chung về khoảng cách tăng giảm các bài giữa các năm không có sự chênh lệch quá lớn.

Những năm từ 1996 đến 2003 có xu hướng tăng các bài viết so với các năm trước đó và sau đó, phải chăng một thời kỳ dài tôn giáo không được quan tâm nghiên cứu do nhiều lý do khách quan và chủ quan, đến khi đất nước bước vào đổi mới, đời sống tôn giáo có nhiều thay đổi, tạo điều kiện cho công tác nghiên cứu về tôn giáo trong đó có Phật giáo. Những năm 1996 trở về trước, số lượng bài viết ít hơn, bởi Tạp chí mới từ những năm đầu thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, mỗi năm chỉ ra được 3 số (1991,1992) và rồi 4 số (1994, 1995), còn từ những năm 2004 trở về sau này, tổng số các bài viết trên Tạp chí có xu hướng giảm, theo ý kiến chủ quan của người viết, là do nhiều Tạp chí nghiên cứu về tôn giáo ra đời như Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn Lâm khoa học Xã hội Việt Nam, Tạp chí Công tác Tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ và trong chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có những ấn phẩm báo, nội san xuất hiện như: Tạp chí Khuông Việt, Tập nội san Vô Ưu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đắk Lắk, mỗi năm phát hành 3 kỳ, sự phát triển của báo Giác Ngộ bản điện tử và các trang thông tin điện tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Bảng 2: Thống kê bài viết theo giai đoạn 10 năm

Giai đoạn Số bài Tỷ lệ %
1991 – 2000 1021 34,7
2001 – 2010 934 31,7
2011 – 2019 987 33,6
Tổng 2942 100

Số liệu thông kê theo 03 giai đoạn cho thấy giữa các giai đoạn không có sự chênh lệch nhiều về số lượng bài viết, chứng tỏ Phật giáo là một tôn giáo lớn, việc quan tâm nghiên cứu về Phật giáo không giảm mà luôn có sự liên tục, phát triển.

2.2. Về các chuyên mục thể hiện trong Tạp chí

Từ số 01 năm 2002 Tạp chí bắt đầu sắp xếp các bài viết theo chủ đề, tuy nhiên ở mỗi số tạp chí chủ đề lại không đồng nhất, có những chủ đề chính thể hiện trong tất cả các số như: Giáo lý; Lịch sử, triết học, văn hoá, tư tưởng; Ý kiến – trao đổi, cũng có những chủ đề chỉ xuất hiện trong một số như Năm Thân – Nhân Vật và sự kiện (số 1/2004), hoặc có những chủ để chỉ xuất hiện trong một vài số như Sương Mai, Thời Cuộc, Tâm Sự, Pháp Thoại,…

Kết quả thu thập số liệu cho thấy, các nội dung nghiên cứu thể hiện trong Tạp chí Nghiên cứu Phật học rất đa dạng nhưng trong khuôn khổ bài viết chúng tôi tạm chia thành 04 nhóm nội dung sau:

1. Các bài viết về Giáo lý Phật giáo.

2. Các bài viết về lịch sử, tư tưởng, văn hoá, triết học Phật giáo.

3. Các bài Nghiên cứu trao đổi về Phật giáo.

4. Các bài khác.

Số lượng bài viết và nội dung nghiên cứu cụ thể trong những năm qua như sau: Tổng bài viết về Giáo lý Phật giáo là 383 bài/2942 chiếm 13,0%, tổng bài viết về Lịch sử, tư tưởng, văn hoá, triết học Phật giáo là 1147/2942 bài, chiếm 39,0%, tổng bài viết nghiên cứu trao đổi là 681/2942 bài, chiếm 23,1%, tổng Các bài viết khác là 731/2942 bài, chiếm 24,9%. Cụ thể qua biểu đồ:

bai chi Huong

Biều đồ 1: Các bài viết của từng chuyên mục

Những con số trên cho thấy, số lượng bài viết ở chuyên mục Giáo lý Phật giáo có phần kiêm tốn hơn so với các chuyên mục khác, mặc dù đây là nội dung trọng tâm của Tạp chí, tuy số lượng bài viết khiêm tốn nhưng khi đi sâu phân tích mới thấy hết công sức của các nhà nghiên cứu khi viết bài cho chuyên mục này, các bài viết đều đã thể hiện sâu sắc nội dung chuyên sâu của Phật giáo, truyền tải những giá trị cốt lõi và đưa Phật giáo tới gần hơn với bạn đọc. Chuyên mục về lịch sử tư tưởng văn hoá triết học Phật giáo có lẽ được quan tâm nhiều hơn cả nên các bài viết dành cho chuyên mục này được đăng tải trên Tạp chí có phần nổi trội hơn, đây cũng là chuyên mục thu hút được nhiều cộng tác viên từ những người nghiên cứu chuyên nghiệp đến những người mới bước vào lĩnh vực nghiên cứu. Chuyên mục Nghiên cứu trao đổi là chuyên mục thu hút nhiều nhà nghiên cứu tham gia, ở chuyên mục này thể hiện chiều sâu của chuyên môn trong nghiên cứu Phật giáo, mỗi bài viết đều thể hiện sự công phu, nghiêm túc của các tác giả, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của Phật giáo với những giá trị thông tin khoa học nhiều chiều. Ở chuyên mục Các bài khác, là tập hợp những bài viết cung cấp cho bạn đọc thông tin đa chiều, như: những cảm nhận của mỗi cá nhân về cuộc sống, về Phật giáo, những bài tuỳ bút, câu truyện ngắn, thông điệp của Giáo hội vào mỗi dịp lễ Phật Đản, …

Để có cái nhìn so sánh, chúng ta xem xét số liệu của từng nội dung, theo từng giai đoạn:

Bảng 3: Số lượng bài viết theo giai đoạn của từng chuyên mục

Giai đoạn Nội dung nghiên cứu và số lượng bài viết
Giáo lý Lịch sử,

tư tưởng,

triết học

Nghiên cứu trao đổi Các bài viết khác
1999 – 2000 83 533 300 105
2001 – 2010 178 390 122 244
2011 – 2019 122 224 259 382
Tổng 383 1147 681 731

Với số liệu về từng giai đoạn nghiên cứu của mỗi chuyên mục cho thấy sự tăng giảm không đồng đều. Chuyên mục lịch sử, tư tưởng, văn hoá, triết học có xu hướng giảm theo từng giai đoạn nếu giai đoạn 1991 – 2000 tập trung nhiều bài viết cho chuyên mục này với 533/1147 bài, chiếm 48,2% thì đến giai đoạn 2011 – 2019 đã giảm xuống, chỉ còn 224/1147 chiếm 19,5%. Chuyên mục Nghiên cứu trao đổi cũng có biểu hiện tăng giảm không đồng đều, nếu như giai đoạn 1991 – 2000 có 300/681 bài viết, chiếm 44,1% thì đến giai đoạn 2001 – 2010 số lượng bài viết đã giảm đi đáng kể, giảm 178 bài so với giai đoạn trước chỉ còn 122/681 bài, chiếm 17,9% và đến giai đoạn 2011 – 2019 số lượng bài viết lại theo hướng tăng lên với 259/681 bài, tăng gấp đôi số bài so với giai đoạn trước, chiếm 38,0%. Với các số liệu trên nhìn chung, nghiên cứu về Phật giáo vẫn theo chiều hướng tăng, nghiên cứu về tôn giáo này luôn nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu trong và ngoài Giáo hội.

2.3. Về tác giả của các bài viết

Để có được cuốn Tạp chí với nội dung nghiên cứu khoa học nghiêm túc, không thể không nói đến đội ngũ nghiên cứu, cộng tác viết bài cho Tạp chí. Qua thống kê số liệu cho thấy các tác giả viết bài cho Tạp chí Nghiên cứu Phật học khá đông đảo, có tác giả là tăng, ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có tác giả là những nhà nghiên cứu ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cho thấy tác giả không chỉ bó gọn trong giới tăng, ni mà còn mở rộng và có sự đóng góp lớn của các tác giả ngoài Phật giáo, những nhà nghiên cứu Phật giáo ở các Trường Đại học, các Học viện, như GS. Hà Văn Tấn, TS. Nguyễn Phạm Hùng, GS. Nguyễn Hùng Hậu, PGS.Hoàng Thị Thơ, PGS. Ngô Văn Doanh, …, những người có tình cảm mến mộ Phật giáo như Bác sĩ Trịnh Văn Hiến, …, những người làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo (Phật giáo) như ông Trần Khánh Dư, TS. Bùi Hữu Dược, Ths. Trần Thị Minh Nga, …

Số liệu thống kê cho thấy có trên 550 tác giả, trong đó số tác giả là tăng ni Phật giáo là 130/550 người chiếm: 23,6% (Ni: 13 người, Tăng: 127 người) tác giả là những nhà nghiên cứu ngoài Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: 420/550 người, chiếm 76,4%.

gii thiu ban thng tin truyn thng trung ng 4 638 1

Số lượng bài viết giữa các tác giả cũng khác nhau, số tác giả có từ 1 đến 4 bài viết chiếm tỷ lệ cao nhất, số tác giả có từ 5 đến 9 bài viết là 50 người, số tác giả có từ 10 bài đến 14 bài viết là 20 người, số tác giả có từ 15 bài đến 19 bài viết là 14 người, số tác giả có từ 20 bài viết trở lên là 12 người. Tuy nhiên, xin lưu ý, số lượng bài viết được tính theo tên bài, không tính bài được đăng trên nhiều số, ví như tác giả Thích Tiến Đạt có 14 bài viết, nhưng bài viết “Bản nguyện của Đức Phật A Di Đà” được đăng các số 6/2008 và số 1+2+3+4/2009, hay tác giả Thích Nhật Từ, có 7 bài nhưng chỉ tính riêng bài “Đối diện cái chết” đã được đăng trên 11 số báo. Hay tác giả Trần Đức Công có bài viết “Tìm hiểu và thực hành hạnh từ bi” được đăng trên các số 1+2+3/2002 cũng chỉ tính là một bài và còn nhiều trường hợp khác tương tự. Do chỉ tính đầu bài viết không tính bài viết được đăng thành nhiều kỳ và mặt khác, trong quá trình thống kê chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nên các con số biểu hiện ở bảng biểu chỉ mang tính tương đối. Thống kê không kể đến tác giả của những bài thơ và tin tức Phật sự.

Bảng 4: Các tác giả có số lượng bài viết từ 5 bài trở lên

TT Tác giả Số bài viết TT Tác giả Số bài viết
Các tác giả là Tăng, Ni Phật giáo
1 Thích Thanh Tứ 5 15 Thích Trí Quảng 8
2 Thích Gia Quang 66 16 Thích Nhất Hạnh 6
3 Thích Đức Nghiệp 11 17 Thích Tiến Đạt 14
4 Thích Phổ Tuệ 20 18 Thích Như Tịnh 9
5 Thích Bảo Nghiêm 5 19 Thích Thanh Duệ 12
6 Thích Đức Thiện 20 20 Thích Nhật Từ 7
7 Kim Cương Tử 31 21 Thích Trí Bửu 9
8 Thích Thanh Điện 5 22 Thích Trí Thuần 10
9 Thích Viên Thành 6 23 Thích Hạnh Tuệ 15
10 Thích Thanh Tứ 5 24 Thích Đạt Ma Phổ Giác 5
11 Thích Minh Hiền 5 25 Thích Thiện Hạnh 13
12 Thích Minh Trí 5 26 Thích Không Tú 10
13 Thích Thanh Đạt 8 27 Thích Quảng Hợp 5
14 Thích Thanh Phước 11
Các tác giả ngoài Phật giáo
1 Trương Sỹ Hùng 18 38 Nguyễn Đức Quỳnh 6
2 Hà Văn Tấn 6 39 Vũ Phong Tạo 14
3 Lê Hoàng Mạc 5 40 Nguyễn Văn Thọ 11
4 Ngô Văn Doanh 17 41 Hoàng Lê 8
5 Nguyễn Hữu Sơn 14 42 Phạm Thanh Tuấn 5
6 Duơng Thu Ái 10 43 Nguyễn Thắng 6
7 Linh Chi 15 44 Nguyễn Công Lý 22
8 Huyền Cương 28 45 Hoàng Thị Lan 9
9 Nguyễn Hùng Hậu 7 46 Ngô Thế Thinh 7
10 Vũ Hồng Thuật 18 47 Tống Trung Tín 8
11 Nguyễn Đình Lâm 9 48 Trần Văn Trình 5
12 Lê Đàn 17 49 Lê Hữu Tuấn 32
13 Chu Quang Trứ 19 50 Nguyễn Đức Sinh 15
14 Trịnh Văn Hiến 24 51 Tạ Chí Hồng 7
15 Quế Lai 6 52 Hoàng Thị Thơ 5
16 Nguyễn Tá Nhi 6 53 Đỗ Công Định 19
17 Giang Ngọc Thanh 7 54 Mãn Đường Hồng 5
18 Thế Hinh 35 55 Trần Đức Công 22
19 Nguyễn Thị Quế 9 56 Phạm Quỳnh 6
20 Văn Hậu 36 57 Lê Tâm Đắc 11
22 Văn Tuế 7 58 Nguyễn Thị Toan 6
23 Đỗ Thỉnh 15 59 Nguyễn Thị Minh Ngọc 5
24 Lã Đăng Bật 17 60 Uất Kim Hương 6
25 Nguyễn Văn Thanh 9 61 Nguyễn Đại Đồng 26
26 Trần Văn Mỹ 22 62 Trần Khánh Dư 5
27 Huỳnh Uy Dũng 7 63 Trần Thị Minh Nga 5
28 Phụng Sơn 13 64 Lưu Thị Quyết Thắng 14
29 Phan Minh Đức 17 65 Nguyễn Mạnh Cường 6
30 Nguyễn Đức Diện 15 66 Lê Khánh 5
31 Nguyễn Văn Chiến 12 67 Nguyễn Lâm 6
32 Nguyễn Toạ 12 68 Lê Trung Kiên 5
33 Phúc Trường 6 69 Nguyễn Quảng Khải 12
34 Nguyễn Phạm Hùng 23 70 Bùi Đăng Khoa 12
35 Lê Hữu Lễ 16 71 Bùi Hữu Dược 9
36 Vũ Văn Dũng 6 72 Chí Anh 12
37 Nguyễn Xuân Hưng 8 73 Đỗ Thị Bình 10
38 Vũ Tất Tiến 12

Trong phần này, rất tiếc do điều kiện về thời gian nên chưa thể thông kê và phân loại được các tác giả theo chuyên mục nghiên cứu, tuy nhiên với những con số biết nói trên cho thấy Tạp chí Nghiên cứu Phật học có một đội ngũ cộng tác viên đông đảo, nhiệt tình, họ chính là nhân tố quan trọng, chất lượng của Tạp chí hoàn toàn phụ thuộc vào họ và không thể phủ nhận những đóng góp của họ cho sự phát triển bền vững của Tạp chí Nghiên cứu Phật học trong suốt chặng đường 30 năm qua.

3. Kết luận

Tổng quan các vấn đề nghiên cứu thể hiện trong Tạp chí Nghiên cứu Phật học 30 năm qua cho thấy, số lượng các bài viết được công bố trong các năm có sự chênh lệch nhưng không lớn, nhiều khía cạnh của Phật giáo đã được nghiên cứu từ vấn đề về Giáo lý, lịch sử, tư tưởng, đến văn hoá, triết học Phật giáo…, chứng tỏ Phật giáo là tôn giáo được nhiều người quan tâm và coi trọng trong đời sống xã hội.

Số lượng tác giả đa dạng từ tăng, ni, phật tử và các nhà nghiên cứu tôn giáo, trong đó có những tác giả chỉ nghiên cứu về một khía cạnh của Phật giáo, một số ví dụ: Văn Hậu, Thế Hinh các bài viết của hai tác giả chủ yếu khai thác khía cạnh văn hoá Phật giáo, hay các bài viết của Ngô Văn Doanh, Nguyễn Đức Diện, Nguyễn Hùng Hậu, Trần Lâm Biền… chủ yếu khai thác khía cạnh nghiên cứu trao đổi về Phật giáo, hay tác giả Trịnh Văn Hiến, Thích Tiến Đạt, Thích Phổ Tuệ,… khai thác khía cạnh về Giáo lý Phật giáo cho thấy tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng của Tạp chí. Mỗi bài viết của mỗi tác giả đều thể hiện góc nhìn và cách tiếp cận riêng đối với Phật giáo đã tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nghiên cứu, đồng thời góp phần làm nên sức sống của Tạp chí Nghiên cứu Phật học.

Nhìn từ số lượng bài viết, nội dung và tác giả tham gia viết bài được đăng tải trên Tạp Chí Nghiên cứu Phật học từ năm 1991 đến nay đã cho thấy kết quả nghiên cứu về Phật giáo 30 năm qua đã có những bước tiến và đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần truyền tải những thông điệp, tinh thần nhân văn của Phật giáo đến với đời sống xã hội, qua đó cũng cho thấy những đóng góp của Phật giáo trong xây dựng đạo đức, văn hoá truyền thống của dân tộc, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay./.

TS. Đỗ Thị Thanh Hương
Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ
HỘI THẢO KHOA HỌC: “30 năm Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội & Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Thành tựu và Định hướng”

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường