Tác giả: Nguyễn Thành Công - Cà Mau

Lạ, bởi Mai ở gò mai không phải thuộc về Mai thông thường ở Nam Bộ, loài ấy thuộc họ măng cụt, cây lâu năm thành cổ thụ, vút cao, hương hoa phảng phất, sắc hoa đẹp, nụ hoa nhỏ nhắn xinh xinh.

Mai Hoa Tự - tên ngôi chùa gắn với loài mai ấy mọc trên gò gần Chợ Lớn - Sài Gòn, ngôi chùa chỉ còn trong ký ức bời dằng dặc lịch sử đất ấy thời nào cũng là doanh trại quân đội.

Từ Chùa Tháp Cao Miên

Trước khi người Việt mở cõi, xác lập chủ quyền, gò đất ấy đã vốn có một ngôi chùa mà sau này khi khơi đào xây dựng người ta đã phát hiện bằng chứng qua những miếng vàng lá và vật chất khác chứng minh sự tồn tại của Chùa tháp Cao Miên.

Mai Hoa tự do người Việt khai sơn tạo tự trên nền đất ấy, thời Tự Đức đã thịnh sinh hoạt thi ca ở đây gắn với hương hoa Mai, một thi đàn nổi tiếng đương thời.

Vốn xưa, có những mô tả rằng gò Mai cao cao, xung quanh có sen, Mai tỏa hương, khung cảnh đầy chất thơ. Đương nhiên vùng đất Gia Định khi ấy khác rất xa bây giờ mới dệt nên khung cảnh lãng mạn đến như vậy.

Ảnh tác giả cung cấp.
Ảnh tác giả cung cấp.

Chùa Cây Mai trong phòng tuyến các chùa trong chiến tranh An Nam - Pháp & Tây Ban Nha

Nhìn dưới lăng kính quân sự, Gò Mai kiểm soát khu vực Chợ Lớn cận kề nơi tập trung nền sản xuất - xuất cảng gạo của Nam Bộ và cư dân gốc Hoa giàu có.

An Nam cũng phòng bị tập trung, khi liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công phá vỡ phòng tuyến, họ lập ra thế liên hoàn nối Chùa Cây Mai và các ngôi chùa khác, lập đài quan sát ở Gò Mai, đóng quân và từ đó Gò Mai liên tục là khu vực nhà binh dù gò đã bị quân Pháp san bằng.

Chùa Cây Mai. Ảnh sưu tầm.
Chùa Cây Mai. Ảnh sưu tầm.

Trại huấn luyện tình báo của VNCH: 

Đồn Cây Mai hay Trại Cây Mai sau 1954 thuộc quản lý của Quân lực VNCH, chốn kín đáo bởi nơi đây đào tạo các sĩ quan tình báo. Như vậy từ ngôi chùa cổ trong xa xôi lịch sử, thành mục tiêu quân sự, rồi doanh trại và hơn thế, thành chỗ huấn luyện đặc biệt cho ngành tình báo.

Doanh trại quân đội nhân dân Việt Nam:

Sau 30/4/1975, Đồn (hay Trại) Cây Mai thuộc quản lý của Quân đội nhân dân, bộ đội trú đóng. Công tác xây dựng làm thay đổi nhiều cảnh quan gò cũ, mất thêm các dấu vết của chốn thiền môn.

Ngôi chùa xưa chỉ còn trong ký ức những ai quan tâm, bậc cao niên và trang sách báo cũ úa màu.

Tác giả bài viết đã cất công tìm hiểu cư dân Sài Gòn nhưng số người từng nghe, biết và đến chốn ấy không nhiều, thậm chí bậc có tuổi cố cựu ở đô thành chỉ mơ hồ nhớ: hồi trước 1975 có đồn Cây Mai, từ chỗ cửa chùa rộng mở đến chốn nhà binh nghiêm cẩn kín  đáo, khác nhau như hai mảng đối lập.

Đồn Cây Mai. Ảnh sưu tầm.
Đồn Cây Mai. Ảnh sưu tầm.

Vết xưa còn lại hương  hoa này

Một miếu thờ nho nhỏ cạnh những gốc Mai là những gì còn lại. Thượng úy Vinh, sĩ quan Quân đội nhân dân đã cho phóng viên báo Tuổi Trẻ xem các xác hoa Mai nhỏ xinh rụng xuống được ép trong trang vở. Dưới tán lá xanh, Mai tỏa hương nhưng khó thấy, khi tàn, rụng xuống nền mới nhìn tận tường. Mai ở đây gần gũi với Mai vàng, nhìn xác hoa sẽ vỡ ra.

Thường xuyên đi về tuyến Sài Gòn- Cà Mau, tác giả bài viết quan tâm câu chuyện về ngôi chùa mang tên loài hoa đẹp - nhưng không biết chốn ấy chỉ cách trạm trung chuyển nhà xe Hảo ở 26 Phó Cơ Điều non một cây số thôi, chỗ giao tiếp đường Nguyễn Thị Nhỏ và Hồng Bàng của Quận 11 men theo đường Nguyễn Chí Thanh.

Từng có một ngôi chùa như vậy, Mai Hoa Tự hay Chùa Cây Mai.

Ảnh tư liệu tác giả cung cấp.
Ảnh tư liệu tác giả cung cấp.