Trang chủ Bài viết nổi bật Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Nhà sư Matthieu Ricard “Người hạnh phúc nhất thế giới”

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3: Nhà sư Matthieu Ricard “Người hạnh phúc nhất thế giới”

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 “Người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc ánh dương rực rỡ lấp đầy trái tim từ bi; người chỉ có một vài bộ trang phục nhưng luôn dành nhiều thời gian để chúc phúc cát tường đến tha nhân.

Đăng bởi: Phạm Khánh Linh
ISSN: 2734-9195

Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3 “Người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc ánh dương rực rỡ lấp đầy trái tim từ bi; người chỉ có một vài bộ trang phục nhưng luôn dành nhiều thời gian để chúc phúc cát tường đến tha nhân.

Nếu cuộc sống của vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng điển hình yêu cầu phải tách khỏi đời sống hiện tại hỗn độn, dành phần lớn thời gian trong tự viện thâm sơn cùng cốc thì Ngài Matthieu Ricard không phải là một vị tăng sĩ như vậy.

Ngài sinh vào ngày 15/02/1946, tại Aix-les-Bains, Savoie, Pháp quốc. Phụ thân là cụ ông Jean-Francois Revel (Jean-Francois Ricard), triết gia Pháp nổi tiếng. Mẫu thân ngài là một họa sĩ trừu tượng Lurical và là nữ tu Phật giáo Tây Tạng Yahne Le Toumelin. Ngài trưởng thành trong giới trí thức Pháp.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ngay quoc te hanh phuc Nha su Matthieu Ricard 3

Ngài đã đỗ Tiến sĩ Di truyền học Phân tử tại Viện Pasteur (tiếng Pháp: Institut Pasteur), một cơ sở phi lợi nhuận tư nhân Pháp quốc, trước khi tận hiến cuộc đời mình cho Phật giáo ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Sau khi hoàn thành Luận án Tiến sỹ năm 1972, ngài đã quyết định từ bỏ sự nghiệp khoa học của mình và tập trung tu theo truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng.

Sau đó, Ngài đã y chỉ tu học với Tôn giả Kangyur và một số bậc thầy vĩ đại khác của truyền thống Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng. Ngài đã trở thành môn đệ thân tín của Tôn giả Dilgo Khyentse cho đến khi tôn giả viên tịch năm 1991. Từ đó, ngài đã nỗ lực cống hiến và thực hiện các hoạt động phật sự để hoàn thành di nguyện của Tôn giả Dilgo Khyentse.

Ngài trở thành vị tăng sĩ dự vào hàng Thích tử vào tuổi 30, sống tại Tu viện Shechen Tennyi Dargyeling, Nepal, và trở thành thông dịch viên Pháp ngữ cho đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1989. Đồng thời, ngài cũng là thành viên Hội đồng Quản trị Viện Mind and Life và được trao Huân chương Quốc gia Pháp vì những công việc nhân đạo của ngài ở phương Đông.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ngay quoc te hanh phuc Nha su Matthieu Ricard 2

Ngài Matthieu Ricard cùng với phụ thân đã chắp bút viết một cuốn sách chung vào năm 1997 với tựa đề “The Monk and the Philosopher” (Nhà sư và Triết gia), chủ yếu ghi lại những trải nghiệm của bản thân. Nhưng không ngờ nó đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất ở Pháp. Và khi nhận được sự chú ý của giới truyền thông thì ngài “miễn cưỡng” trở thành một nhân vật nổi tiếng.

Truyền thông phương Tây gọi Ngài Matthieu Ricard là “Người hạnh phúc nhất thế giới”, một danh hiệu mà Ngài đã từ chối sau một nghiên cứu đo sóng gamma não bộ khi thiền định được tiến hành vào năm 2000 tại Đại học Wisconsin-Madison (UW), toạ lạc tại Madison, thủ phủ của tiểu bang Wisconsin, Hoa Kỳ. Khi ấy sóng gamma não bộ của Ngài được ghi lại có chỉ số mạnh nhất trong số các vị tăng sĩ Phật giáo tham gia thực nghiệm.

Dưới sự giáo huấn của đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài đã quyết định sử dụng một kênh truyền thông để truyền tải các bài giảng về hạnh phúc và vị tha. Bất cứ lợi nhuận nào thu được từ những bài giảng của mình, ngài đều dành hết cho tổ chức phi lợi nhuận Karuna-Shechen của ngài.

Ngài Matthieu Ricard dành hầu hết thời gian trong năm của mình ở nước ngoài tại nhiều ngôi tự viện Phật giáo, hay những buổi chia sẻ pháp thoại với công chúng thuộc một cơ quan tổ chức nào đó, như TED, Google, Liên Hợp Quốc. Còn tự viện chính của Ngài là ngôi già lam Shechen ở Nepal.

Các bức ảnh Matthieu Ricard chụp các bậc thầy tâm linh, cảnh quan và người dân ở dãy Hy Mã Lạp Sơn đã xuất hiện trong rất nhiều cuốn sách và tạp chí. Henri Cartier-Bresson đã nói về công việc của Ngài: “Máy ảnh của Matthieu Ricard và đời sống tinh thần của ngài đã làm nên một kỳ tích. Đây là nguồn cảm hứng để tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp”.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Ngay quoc te hanh phuc Nha su Matthieu Ricard 1

Ngài Matthieu Ricard là nhà văn và nhiếp ảnh gia Tây Tạng, hợp tác với các photobooks Phật giáo Hy Mã Lạp Sơn, hành trình đến giác ngộ, và hành trình bất động: Từ một Hermitage ở dãy Hy Mã Lạp Sơn. Ngài là dịch giả của nhiều tác phẩm Phật giáo, bao gồm cuốn “The Life of Shabkar – Cuộc đời của Shabkar”.

Cuộc đối thoại với phụ thân, Jean-Francois Revel trong cuốn sách “The Monk and the Philosopher” (Nhà sư và Triết gia), là cuốn sách bán chạy nhất ở châu Âu, đã được dịch sang 21 thứ tiếng. Hai cuốn “The Quantum” và “Lotus” (đồng tác giả với Trịnh Xuân Thuận) phản ánh sự quan tâm sâu sắc của ngài về khoa học và Phật giáo.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Independent

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường