Tác giả: Giáo sư Jonathan Silk
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: International Institute for Asian Studies
Chưa có thông tin chắc chắn nào về đức Phật, hay những cộng đồng đầu tiên của Ngài. Điều này có nhiều lý do, vì giai đoạn đó Ấn Độ gần như chưa có chữ viết, cho đến vài thế kỷ sau thời đức Phật còn tại thế (trừ các dòng chữ khắc ở nền văn minh Thung lũng Indus, nền văn minh thời cổ đại đầu tiên dọc theo sông Ấn ở phía Tây Bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, thời đó có thể là đã có chữ viết, nhưng nếu có thì vẫn chưa được giải mã). Vì thế, bất cứ điều gì đức Phật đã thuyết pháp, bất cứ điều gì được biết đến từ Ngài, chỉ là do được truyền khẩu trong một khoảng thời gian rất dài.
Kết quả là những gì mà chúng ta tin tưởng về đức Phật, đó là niềm tin, về mặt lịch sử chúng ta chưa biết một cách chắc chắn.
Về cộng đồng của đức Phật, ban đầu được cho là sống du mục, vào một thời điểm nào đó không xác định, họ bắt đầu thành lập Tăng đoàn Phật giáo, sau đó là hình thành các cơ sở tự viện Phật giáo làm nơi an cư tu học, nhưng cũng giống như thế hàng trăm năm trước đó, những gì chúng ta được biết là, kiến trúc xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo sớm nhất là bằng vật liệu xây dựng gỗ - đã mục nát từ lâu - nhường chỗ cho các toà nhà bằng vật liệu đá.
Vì thế, ngay cả những di tích vật thể sớm nhất còn sót lại của thiết chế xã hội Phật giáo ở Ấn Độ cũng là những di vật được xây dựng sau hàng trăm năm kể từ thời đức Phật.
Phải đến đầu thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, thời đại của Ashoka (trị vì Ấn Độ từ năm 273-232 trước trước Tây lịch), chúng ta mới có được thông tin cụ thể, theo đó Ashoka đã cho khắc các dòng chữ cổ trên các tượng cột, phiến đá nằm rải rác khắp Ấn độ, Nepal, Pakistan, Afghanistan.
Những điều này cung cấp cho chúng ta manh mối đầu tiên về mặt địa lý, sự truyền bá Phật giáo, theo đó từ thung lũng sông Hằng ở miền trung Bắc, truyền thống của Ngài đã lan rộng về phía Tây Bắc, khu vực ngày nay được gọi là Pakistan và Afghanistan. Nơi cổ xưa, trường phái Mathura khắc họa hình dạng đức Phật với những đường nét rất gần gũi với những vị thần thánh thuộc tín ngưỡng bản địa Ấn Độ, tròn trịa và sung túc.
Trong khi đó với trường phái Gandhara, đức Phật có những nét đẹp thanh tú của những vị thần Hy Lạp. Khu vực này cũng đã sáng tạo ra những bản thảo Phật giáo viết tay sớm nhất. Mặc dù không còn nghi ngờ gì về việc truyền khẩu Tam tạng Thánh điển Phật giáo, thậm chí ngay từ đầu và sau khi có sự đổi mới về chữ viết, nhưng trạng thái tồn tại của những dạng thức truyền khẩu sẽ hoàn toàn theo quy luật tự nhiên sớm nở tối tàn.
Ngay cả khi chúng ta có những văn bản, chẳng hạn như được lưu truyền ở Sri Lanka bằng ngôn ngữ Pali, có thể là nguồn gốc lâu đời hơn, những văn bản này đã trải qua nhiều thế hệ tu chỉnh. Các văn bản Phật giáo thời kỳ sơ khai, bản thảo Gandhar được khắc hoạ trên vỏ cây bạch dương, cung cấp cho chúng ta những nguồn văn học Phật giáo cổ nhất, chứng minh tình trạng hiểu biết cao và phức tạp của Phật giáo ở Tây Bắc tiểu lục địa từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch.
Đọ sức trong cuộc đua
Với địa lý Châu Á phần lớn nằm ở Bắc bán cầu, là châu lục có diện tích lớn nhất trên thế giới, các tuyến đường mà các vị Sứ giả Như Lai từng bước chân an lạc, mang ánh đạo vàng phật pháp từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng qua quá trình truyền bá phật pháp một cách tự nhiên, họ đi theo các đường viền của vùng đất, những con đường đã được các thương nhân vạch ra từ thời cổ đại.
Những tuyến đường này thường được gọi là Con đường Tơ lụa, Con đường Tơ lụa là con đường thương mại lịch sử có từ thế kỷ thứ hai trước Tây lịch cho đến tận thế kỷ 14 sau Tây lịch, trải dài từ châu Á đến Địa Trung Hải, đi qua Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ả Rập, Hy Lạp và Ý, mặc dù ở một số khía cạnh chắc chắn là vẫn còn có sự nhầm lẫn và nhiều điều cần được làm sáng tỏ.
Tất nhiên, nó không chỉ là giao dịch tơ lụa. Hơn nữa, lụa tinh chế là một sản phẩm của Trung Hoa, và hàm ý rằng các tuyến đường thương mại luôn nối liền Trung Hoa cổ đại với các vùng đất phía Tây cũng gây hiểu lầm.
Vì các tuyến đường này, xét về mặt khối lượng chắc chắn là có nhiều mạng lưới thương mại liên vùng cự ly ngắn nhiều hơn. Điều này cũng có ý nghĩa đối với việc truyền bá phật pháp, bởi việc cá nhân đi xa là ngoại lệ chứ không phải là quy luật. Chúng ta nên suy nghĩ đến việc đọ sức trong cuộc đua, với một cây gậy được trao từ vận động viên này sang vận động viên khác, mỗi thành viên trong đội vẫn ở trong một khu vực tương đối hạn chế.
Hầu hết sự chú ý dành cho sự truyền bá phật pháp trên khắp Trung Á, tập trung vào quá trình lan tỏa ánh sáng đạo Phật về phía bắc ra khỏi thung lũng Bamiyan, thuộc vùng núi Hazarajat, trung tâm Afghanistan, qua các đèo núi, sau đó về phía đông, dọc theo biên giới phía bắc hoặc phía nam của Taklamakan được biết đến như là một trong các sa mạc lớn nhất trên thế giới, là sa mạc lớn nhất ở Trung Quốc và lớn thứ hai trên thế giới.
Nơi đây trải qua các thị trấn ốc đảo, về phía bắc qua địa khu Kashgar, thuộc Khu tự trị dân tộc Uyghur Tân Cương, nay thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Kucha, một vương quốc Phật giáo cổ xưa nằm trên nhánh của Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía bắc của nơi ngày nay là sa mạc Taklamakan ở lưu vực Tarim và phía nam sông Muzat, và Turpan (Thổ Lỗ Phồn) nằm ở trung tâm bồn địa Turpan - một trong những khu vực có địa hình thấp nhất thế giới ở Tân Cương. Từng là thị trấn quan trọng trên tuyến đường con đường tơ lụa, về phía nam qua Khotan, một vương quốc Phật giáo ở Trung Á (Trung Quốc gọi là Tây Vực) nằm trên nhánh Con đường tơ lụa chạy dọc theo rìa phía nam của sa mạc Taklamakan tại lòng chảo Tarim. Lãnh thổ của vương quốc nay thuộc Tân Cương, Trung Quốc ngày nay, Niya và Miran, hòa vào Đôn Hoàng, một ốc đảo nằm trên Con đường tơ lụa xưa, không chỉ là nơi dành cho những đoàn thương nhân dừng nghỉ, mà còn là điểm giao thoa văn hóa, nghệ thuật và Tôn giáo giữa Đông và Tây.
Tuy nhiên, trên thực tế Phật giáo cũng lan rộng về phía Tây, vào Bactria, vùng đất Hy Lạp từng bị Alexander Đại đế (tại vị: 336 TCN-323 TCN) chinh phục, đến những nơi như Termez dọc theo sông Amu Darya (Oxus). Thực sự chúng ta không biết đạo Phật đã truyền bá về phương Tây bao xa, hay tại sao, nơi đâu và khi nào nó dừng lại, đây vẫn là một chủ đề thú vị cho các nghiên cứu trong tương lai.
Văn học Phật giáo đa Ngôn ngữ
Khi những lời diễn giảng kinh điển Phật giáo - thực hành và cuối cùng là cả sự thành lập cơ sở tự viện Phật giáo - được lan truyền, một vấn đề quan trọng là ngôn ngữ. Những người phật tử sẽ tiếp nhận giáo lý quý báu của Đức Phật bằng ngôn ngữ nào?
Có hai mô hình: hoặc Thánh điển Phật giáo, Kinh Thánh được bảo tồn bằng ngôn ngữ của Giáo hội (Church Language)’ giống như cách mà tín đồ Do Thái giáo thường lưu giữ Kinh Thánh bằng tiếng Do Thái, bất kể họ nói ngôn ngữ nào, hoặc các văn bản có thể được bản địa hóa về mặt ngôn ngữ.
Trong hành trình của Phật giáo xuyên qua Trung Á, chúng ta tìm thấy cả hai mô hình này, và không hiếm khi chúng ta cùng nhau hiểu được. Nghĩa là, các văn bản có thể được tôn kính bằng Phạn ngữ, nhưng vì phương tiện này vẫn xa lạ với người dân Trung Á, nên các văn bản đó hoặc được phiên dịch, được diễn giải hoặc chép lại bằng ngôn ngữ địa phương - mặc dù vẫn bảo tồn được vốn từ vựng Phạn ngữ quan trọng, giống như chúng ta vẫn làm khi đề cập đến đức Phật, Giáo pháp của Ngài, về Thiền tông và những thứ tương tự.
Điều này dẫn đến việc sáng tạo ra một nền văn học Phật giáo đa ngôn ngữ trên khắp Trung Á, bằng các ngôn ngữ như Khotanese (tiếng Iran trung đại), Sogdian (một dạng tiếng Iran khác), Uigur (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ), Tangut (một ngôn ngữ Tây Tạng, được viết bằng một dạng chữ Hán), tiếng Tây Tạng và tất nhiên là tiếng Trung.
Chúng ta biết, người Trung Quốc, không ngừng nghiên cứu Phật học, tham gia nhưng hoàn toàn không có hệ thống, vào dự án dịch thuật vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, chuyển một số lượng lớn các văn bản thường rất phức tạp, thành một dạng chữ viết "cổ điển" tiếng Trung.
Đồng thời, chúng ta nên ghi nhớ rằng Phật giáo không chỉ có kinh điển, trên thực tế là những tạo tác sống động và đạo Phật dễ ‘tiếp cận’ nhất, cũng như giáo lý quý báu của đức Phật được truyền bá trên khắp châu Á, được tìm thấy trong các vật thể vật lý thường đáng quan tâm được sáng tạo: Tác phẩm điêu khắc, bức tường- tranh, biểu ngữ, v.v. và các kiểu tranh được họa vẽ trên lụa, một sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Điều này có nghĩa là không nhất thiết là bản thân các đồ vật đó được sản xuất ngay cả trong phạm vi văn hóa Trung Hoa, chứ chưa nói đến sự kiểm soát về quân sự và chính trị. Thay vào đó, đây là sự tôn vinh sức sống của thương mại khi những hàng hoá như thế - có thể là hàng xa xỉ - đã bày bán rộng rãi dọc theo các cung đường này.
Cuộc triển lãm hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Hermitage Amsterdam nổi tiếng ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan, đã nêu bật nhiều khía cạnh khác nhau bởi sự hiện diện của Phật giáo dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Á.
Bất cứ ai có chúng hứng thú với giai đoạn lịch sử nhân loại đều được mời gọi nồng nhiệt đến tham quan thưởng ngoạn những khám phá này.
Tác giả: Giáo sư Jonathan Silk
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: International Institute for Asian Studies
Bình luận (0)