Phật tử và công bằng Chủng tộc - Bằng cách tập trung những người da đen và những người màu da bị gạt ra ngoài lề xã hội và dễ bị tổn thương làm phương tiện sinh sống của Phật pháp, Phật tử người da màu ở Mỹ đang phát sinh ra những biểu biện mới của truyền thống “một Phật pháp của công lý, bình đẳng, bao dung và tự do
Tác giả: Ann Gleig Việt dịch: Thích Vân Phong
Những người theo đạo Phật ở Hoa Kỳ đã hiểu bình đẳng chủng tộc như thế nào?
Các cuộc biểu tình phản đối sự bạo hành của cảnh sát, nạn phân biệt chủng tộc bắt đầu tại Minneapolis, Hoa Kỳ từ ngày 26 tháng 5 năm 2020, xuất phát từ sự kiện George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi, đã bị sát hại tại Powderhorn, thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ.
Một phụ nữ 26 tuổi người Mỹ gốc Phi, đã bị các sĩ quan của Sở Cảnh sát Metro Louisville (LMPD) Jonathan Mattingly, Brett Hankison và Myles Cosgrove bắn chết, Ahmaud Arbery, một thanh niên da đen 25 tuổi đã bị hai cha con người da trắng bắn chết khi đang chạy bộ ở ngoại ô Brunswick, Georgia, Tony McDade, một người đàn ông 38 tuổi da đen thiệt mạng do trúng đạn của cảnh sát tại Tallahassee, sự tàn bạo của cảnh sát và phân biệt chủng tộc mang tính khuynh hướng, làn sóng này đã lan rộng khắp đất nước Hoa Kỳ và thế giới.
Hàng trăm nghìn người đã tụ tập hô vang đòi bình đẳng chủng tộc dưới các biểu ngữ “mạng sống của người da đen cũng đáng giá - Black Lives Matter”. Giương cao những biểu ngữ như “Đức Phật Phản đối nạn Phân biệt chủng tộc - The Buddha Opposed Racism” và “Những người theo đạo Phật ủng hộ sự sinh tồn của người dân da đen - Buddhists for Black Lives Matter”, quý vị tu sĩ và Phật tử Hoa Kỳ thuộc các dòng truyền thừa Phật giáo đã tham gia các cuộc biểu tình.
Các tổ chức Phật giáo như Giáo Hội Phật Giáo Hoa Kỳ (Buddhist Churches of America), Đoàn thể Phật giáo Thiền phái Tào Động (Sōtō Zen Buddhist Association), và Sáng Giá Học hội Quốc tế (Soka Gakkai International (SGI)-USA), một tổ chức Phật giáo quốc tế thuộc tông phái Phật giáo Nhật Liên (日蓮仏教, Nichiren Buddhism) tại Hoa Kỳ, đã đưa ra các tuyên bố công khai cam kết sẽ chuyển hóa chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (thâm căn cố đế, deep-rooted) và “tính khuynh hướng, structural” tại Hoa Kỳ.
Các vị Giáo sư đã chia sẻ những thực hành Phật giáo để hỗ trợ các nỗ lực bình đẳng chủng tộc: Các vị nữ tu Phật giáo nguyên thủy tiến hành lễ truy điệu (một nghi thức đậm chất tưởng nhớ và thương tiếc, thường được tổ chức để tưởng nhớ người đã khuất) người Mỹ da đen bị cảnh sát giết chết; các vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng đã Thực hành thiền Đức Tara Xanh để chữa lành nạn phân biệt chủng tộc, cư sĩ phật tử tại gia đã giải thích cách phát ngôn đúng đắn của Phật giáo có thể phù hợp với công bằng xã hội.
Cho thấy rằng “cùng nhau đánh thức cộng đồng là nơi trú ẩn sâu sắc nhất mà chúng ta nhận được - waking up together in community is the deepest refuge we have”, những cư sĩ phật tử người da đen đã quấn quýt bên nhau trong thanh tịnh, hòa hợp để chữa lành vết thương, thông qua những câu chuyện về “độ bền chống phá hủy và khả năng phục hồi - strength and resilience” của họ.
Trên Twitter và Facebook, những vị Luật sư đang hành nghề, người da trắng đã tuyên bố cam kết từ bỏ quyền lực tối cao của người da trắng, chấm dứt những nỗi khổ niềm đau tột cùng của nạn “phân biệt chủng tộc chống người da đen ở Hoa Kỳ”.
Nhưng về mặt lịch sử, có những người Mỹ da trắng theo đạo Phật phản đối việc thừa nhận chủng tộc, bình đẳng chủng tộc trong và ngoài cộng đồng của họ vì họ coi đây là vấn đề “chính trị” hơn là vấn đề “Phật giáo”.
Một số giảng sư Phật học báo cáo rằng, các học viên người da trắng đã rời bỏ tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh, hòa hợp của họ khi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được đề cập trong các buổi chia sẻ pháp thoại; những người khác chia sẻ rằng họ đã nhận được những bức thư biểu cảm sự bức xúc từ các thiền sinh rằng, họ đến để công phu tu tập thiền định chứ không phải để tham gia thảo luận chính trị.
Tôi muốn đưa ra một số bối cảnh rộng hơn cho những phản hồi đến từ các cộng đồng Phật giáo cải cách tôn giáo dựa trên thiền định trong các dòng tu Thiền minh sát tuệ, Thiền tông Phật giáo Đại thừa và dòng truyền thừa Phật giáo Tây Tạng. Những cộng đồng Phật giáo này bắt đầu từ những thập niên 1960-1970 của thế kỷ 20, chủ yếu là các học viên người da trắng, thuộc tầng lớp trung lưu và đặc trưng bởi sự tập trung mạnh mẽ vào việc cá nhân thực hành thiền định.
Trong cuốn sách gần đây của tôi “Phật pháp tại Hoa Kỳ: tính Siêu việt của Phật giáo Hiện đại -American Dharma: Buddhism Beyond Modernity”, tôi đã tìm hiểu làm thế nào một mạng lưới nhỏ, nhưng có gắn bó sâu sắc của Người da màu (People of Color, PoC) và các đồng minh da trắng của họ đã có những hành động thực dụng đáng kể, những nỗ lực triết học nhằm giải quyết đặc quyền của người da trắng và phân biệt chủng tộc trong Tăng đoàn Phật giáo.
Khám phá một số cống hiến của họ giúp các bạn hiểu được công việc nào đã được thực hiện, những việc nào còn phải làm - để kiến tạo một Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh, hòa hợp một cách toàn diện. Những người theo đạo Phật đã đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc, đặc quyền của người da trắng, trong những cộng đồng này bằng cách nào?
Từ góc nhìn của đạo Phật, họ giải thích sự phân biệt chủng tộc và người da trắng như thế nào? Đa số Tăng đoàn Phật giáo người da trắng đã phản ứng như thế nào? Cần điều gì để giải thoát những nỗi khổ niềm đau do nạn Phân biệt chủng tộc gây ra?
Từ “khoảng không gian trắng” đến “nơi nương tựa đa văn hóa (From “the White Space” to “Multicultural Refuges”)
Một trong những nghiên cứu học thuật đầu tiên về các cộng đồng Phật giáo cải cách tôn giáo, Rick Fields nhà thơ, nhà văn, một học giả về lịch sử tôn giáo Mỹ đã xác định sự phân biệt chủng tộc xuất hiện như thế nào trong số những phật tử người da trắng, những người đã vô thức đánh đồng “người Mỹ” với “người da trắng”.
Gần đây, họ đã nghiên cứu cho biết rằng “hòa nhập và loại trừ trong khoảng không gian trắng: một cuộc điều tra về trải nghiệm của người da màu trong cộng đồng hành giả thiền định chủ yếu là người Mỹ da trắng”.
Tiến sĩ về tư vấn tâm lý học, giáo thụ cư sĩ Phật tử Craig Hase, cùng với các nhà tâm lý học James Meadows, nữ tiến sỹ Stephanie Budge, Phó Giáo sư tại Khoa Tâm lý Tư vấn, Giám đốc chương trình Nâng cao Công bằng và Đa dạng Y tế tại Trung tâm Hợp tác vì Công bằng Y tế tại Đại học Wisconsin-Madiso và nhà xã hội học Elijah Anderson của Đại học Yale đã áp dụng khái niệm “khoảng Không gian trắng” để hiểu rõ hơn về việc trải nghiệm và giá trị của người da trắng trở thành chuẩn mực như thế nào.
Ý tưởng của nhà xã hội học Elijah Anderson đề cập đến một loạt các không gian - bao gồm các khu dân cư, không gian giải trí, trường học, nơi làm việc và cơ sở tôn giáo - xây dựng và củng cố một “thực tế được coi là đương nhiên” trong đó người da trắng và các chuẩn mực của người da trắng chiếm ưu thế và người da đen “thường vắng mặt, không dược mong đợi hoặc bị gạt ra ngoài lề xã hội khi có mặt”.
Nhà tâm lý học, cư sĩ Phật tử Craig Hase, nhà tâm lý học James Meadows và nữ tiến sỹ Stephanie Budge đã xác định một số bằng chứng về Khái niệm (Proof of Concept, POC), trải nghiệm và giao lưu đối thoại cộng đồng Phật giáo cải cách tôn giáo thành khoảng Không gian trắng.
Tương tự, vào tháng 6 năm 2000, một nhóm hành giả Phật giáo đã xuất bản một tập sách nhỏ có tựa đề “làm cho những điều vô hình trở nên hữu hình: Chữa lành nạn Phân biệt chủng tộc trong cộng đồng Phật giáo của chúng ta”, trong đó với nhiều năm chia sẻ, các Tăng đoàn Phật giáo người Mỹ da trắng chiếm đa số, đã phản kháng lại những nỗ lực của người da màu, nhằm nâng cao nhận thức về việc tái tạo các động lực chủng tộc có hại đối với họ.
Trong suốt sự nghiệp của một thiền giả thâm niên, nhà trị liệu tâm lý, Giáo thụ thiền cư sĩ Larry Yang, người từng trải nghiệm sự hiểu biết sâu sắc về người Mỹ gốc châu Á, đã thu thập rất nhiều lời chứng thực cá nhân từ những người da màu, những người đã trải qua tình trạng bị gạt ra ngoài lề do chủng tộc, giới tính, phân biệt đối xử, và tổn thương trong cộng đồng Phật giáo.
Trong tác phẩm của cư sĩ Larry Yang, “Cùng nhau Tỉnh giác: Trong thực tiễn Tâm linh về tính Bao dung và Cộng đồng - Awakening Together: The Spiritual Practice of Inclusivity and Community”, phản ánh về trải nghiệm lần đầu tiên khi bản thân ông nhập thất công phu tập thiền định, ông đã viết: Tất cả những gì tôi có thể tập trung vào bởi tôi là người da màu duy nhất trong số khoảng một trăm người - và tôi cảm thấy khó xử, cô đơn và thậm chí không an toàn.
Tất nhiên, trải nghiệm của tôi một phần là do điều kiện tâm lý của chính tôi vào thời điểm đó (bản thân nó cũng bị ảnh hưởng bởi xã hội), nhưng còn do những điều kiện bên ngoài về cách thức giảng dạy, giáo viên, cộng đồng và tổ chức đã biểu hiện. Để đáp lại những trải nghiệm của những người theo đạo Phật Người da màu, đã tạo ra những “khoảng không gian trắng” và công nhận sự giống nhau về tính tình của họ.
Các nhóm tọa thiền và tĩnh tâm trong mối quan hệ người da màu cung cấp một nơi an toàn, cho phép các thiền sinh đi sâu hơn vào thực hành của họ, khám phá cách thực hành phật pháp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của họ với tư cách là người da màu.
Phần lớn là nhờ nữ tiến sĩ Marlene Jones, người Mỹ gốc Phi, người tác động mạnh mẽ đến cộng đồng Spirit Rock, một giáo viên và giáo sư, một người mẹ, một thành viên cộng đồng tận tụy, một người phụ nữ tận tâm vì công lý, một công chức, một nhà giáo dục, một người ủng hộ sự đa dạng thực sự, tôn trọng thực sự cho tất cả mọi người, đồng thời là một người có tầm nhìn xa trông rộng, người tiên phong quan trọng trong các cộng đồng Phật giáo, người có công trong việc thành lập hội đồng đa dạng đầu tiên tại Spirit Rock...
Tiến sĩ Marlene Jones giảng dạy nhiều sự kiện tại Trung tâm Thiền Spirit Rock và East Bay (EBMC) ở trung tâm thành phố Oakland và Woodacre, California, Hoa Kỳ. Bà đã tổ chức các khóa tu cho người da màu (People of Color, PoC) đầu tiên vào cuối thế kỷ 20, 1999 và kể từ đó, bà đã điều hành các khoá tu thường niên.
Năm 2002, bà đã tổ chức các Khoá tu tập thiền định và Pháp hội Phật giáo đầu tiên cho người Mỹ gốc Phi và năm 2019 là địa điểm 2 nơi vân tập đại chúng, một hội nghị Phật giáo gồm hơn 300 giáo thụ giảng dạy tu tập thiền định và hành giả Phật giáo gốc Phi da đen.
Giáo thụ giảng dạy tu tập thiền định Konda Mason đã xác định hai điểm nổi bật này là sự tôn vinh cộng đồng người Mỹ gốc Phi, khám phá cách vận dụng thực tiễn giáo pháp Phật đà trở nên phù hợp với cộng đồng người da đen, dựa trên lịch sử xã hội của họ.
Một phương pháp sư phạm như thế là giải phóng thời gian sâu sắc, một chương trình tĩnh tâm khám phá tác động của di sản tổ tiên, và tổn thương giữa các thế hệ đối với người Mỹ da đen, dựa trên nhiều phương pháp trị liệu, chữa lành được đặt trong bối cảnh chính niệm rộng lớn hơn.
Một số học viên người da trắng đã phản đối các chương trình quan hệ người da màu, vì họ coi nó là nguyên nhân của sự chia rẽ, trái ngược với giáo lý đạo Phật về sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau. Họ ủng hộ tuyên bố này bằng cách đề cập đến việc “sau khi thành đạo, đức Phật phá bỏ ranh giới phân biệt đẳng cấp xã hội và làm cuộc đại cách mạng tư tưởng để xóa tan sự bất công cố hữu ấy. Ngài dùng từ bi tâm để đối xử tử tế với tầng lớp nô lệ vốn bị ba đẳng cấp trên miệt thị.
Đức Phật luôn kiên trì lập trường của mình khi xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng.” Với cáo buộc rằng các cộng đồng Phật giáo người da màu đã tạo ra một hệ thống gần như đẳng cấp. Trong các trường hợp khác, sự phản đối của họ dường như dựa trên logic chính trị “ngược lại phân biệt chủng tộc”.
Chẳng hạn, một học viên phàn nàn với tôi rằng các cộng đồng Phật giáo người da màu là “khoảng không gian trắng” và việc hỗ trợ họ khiến tôi trở thành “George Wallace thời hiện đại” (George Wallace, 1919–1998, người bảo vệ quyền lao động; chính trị gia và thẩm phán người Mỹ).
Phản ánh những phản đối như thế, tại Hội nghị Thiền Vipassana Phật giáo Quốc tế năm 2013, một giáo thụ thiền Phật giáo đã hỏi khán giả: “Khi nào chúng ta có thể tham dự sự gia tăng các khóa tu tập thiền định có lợi ích đặc biệt như những người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới, đồng tính và liên giới tính (LGBTQI) và cộng đồng Phật giáo người da màu quay trở lại sự thống nhất trong một Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hoà hợp?”.
Tuy nhiên, Giáo thụ thiền cư sĩ Larry Yang lưu ý rằng, giả định đằng sau sự thắc mắc này là Tăng đoàn Phật giáo thanh tịnh hòa hợp người da trắng là không gian của “tính chất thống nhất“ (oneness) - thuộc về an toàn, và nhất trí - dành cho người da màu. Tuy nhiên, như nhiều sự tính toán ngôi thứ nhất trình bày, điều này đơn giản không phải như thế.
Một trong những điểm nổi bật trong cộng đồng những người tu tập Thiền Minh Sát, là nói từ kinh nghiệm cá nhân và làm cho việc giảng dạy Phật học trở nên phù hợp với cuộc sống thường nhật. Hạn chế của phương pháp này là các vị giáo thụ thiền cư sĩ thường cho rằng, trải nghiệm văn hoá của tầng lớp trung lưu người da trắng của họ là phổ biến.
Trong một bài viết đăng trên Tạp chí Lion's Roar, nữ tiến sĩ Tara Brach, người sáng lập và giảng viên cao cấp của Trung tâm tu Thiền nội quán (Insight Meditation Center) ở Washington, DC đã chia sẻ một ví dụ sâu sắc về việc nhận ra giả định này bắt nguồn từ đặc quyền của người da trắng như thế nào:
Tôi đang nói về việc nuôi dạy con cái của chúng tôi, phản ánh thiện tâm của chúng và mang lại cho chúng cảm giác niềm tự tin vào bản thân, cũng như khả năng trở thành tất cả những gì chúng có thể có trên thế giới. Bạn tôi giơ tay và nói: “Tôi nói cho anh biết, tôi muốn khiến con trai tôi sợ hãi. Tôi muốn nó sợ hãi, bởi vì tôi sợ rằng nó sẽ bị bắt hoặc bị giết mỗi khi rời khỏi nhà.”
Bà không muốn con trai mình trở nên tự mãn hoặc không biết gì về những rủi ro mà nó phải đối mặt khi còn là một nam thanh niên người Mỹ gốc Phi - bà muốn cậu bé sợ hãi và sống sót hơn. Tôi đã cho rằng cánh cửa sẽ mở ra với con trai tôi, rằng nó sẽ có cơ hội và nó có thể tận dụng những cơ hội này nếu nó tin tưởng vào bản thân nó.
Cái nhìn sâu sắc của nữ Tiến sỹ Tara Brach, được phản ánh trong nhiều báo cáo, chứng minh tác hại có thể xảy ra khi các vị giảng sư Phật học xem xét và tái hiện trải nghiệm của người da trắng là chuẩn mực.
Một câu trả lời là một cuốn sách nhỏ với tựa đề “Tìm hiểu về chủng tộc và phân biệt chủng tộc - On Understanding Race and Racism”: Thông tin cần thiết dành cho các vị Giảng sư Phật học khai thị Phật pháp tại Hiệp hội Thiền Minh sát (IMS) do nhà văn, giáo viên và diễn giả, người khám phá các chủ đề về sự thuộc về, khả năng phục hồi và hạnh phúc thông qua thiền định, sự sáng tạo và thiên nhiên, nữ Cư sĩ Phật tử Sebene Selassie và cựu nhân viên Eric McCord phá triển của Hiệp hội Thiền Minh sát (IMS) ở Barre, Massachusetts.
Dựa trên nhiều cuộc phỏng vấn, Hiệp hội Thiền Minh sát (IMS) đã được phân phối vào năm 2017 với sự thừa nhận rằng: “Khi ngày càng có nhiều người da màu tham gia tập yoga và các khóa tu tập thiền tại Hiệp hội Thiền Minh sát (IMS), những sự việc đáng lo ngại và đau khổ quá mức do sự thiếu kinh nghiệm của giảng sư Phật học người da trắng. Trong nhiều trường hợp, giảng sư Phật học của chúng tôi chưa chuẩn bị hoặc chưa đủ khéo vận dụng để đáp lại những người da màu yogi (học sinh) của chúng tôi”.
Ngoài việc đào tạo giảng sư Phật học người da trắng, để hòa hợp hơn với đa văn hóa trong việc giảng dạy Phật học của họ, đã có những nỗ lực trong cộng đồng Phật giáo, nhằm tạo ra một cơ quan giảng dạy đa dạng hóa hơn về chủng tộc. Năm 2017, Giáo thụ thiền cư sĩ Larry Yang ước tính có khoảng 350 đến 375 giáo thụ thiền cư sĩ được chứng nhận với cái nhìn sâu sắc về phương Tây (Western Insight), chỉ 10 đến 11 người trong số này tự nhận là giáo thụ người da màu.
Hiện tại, phần lớn là nhờ những nỗ lực của Giáo thụ thiền cư sĩ Larry Yang, đồng sáng lập Trung tâm Thiền East Bay (EBMC - Oakland, California) và nữ Tiến sĩ Luật học, Gina Sharpe sinh, đồng sáng lập Trung tâm Thiền Minh sát, New York (New York Insight Meditation Center), hai cộng đồng tu tập thiền này đi tiên phong trong các sáng kiến đa dạng, tính bao dung và sáng kiến công bằng, đã có một bước đột phá lớn về nghiệp vụ đào tạo giáo thụ trong cộng đồng Thiền Minh sát (Insight community).
Từ năm 2017, các chương trình đào tạo giáo thụ thiền cư sĩ do Trung tâm Thiền Spirit Rock (Spirit Rock Meditation Center) và Hiệp hội Thiền Minh sát (IMS) điều hành, đã đào tạo được 32 giáo thụ thiền cư sĩ người da màu, điều này có nghĩa là có sự tham gia đáng kể 330% giáo thụ thiền cư sĩ người da màu trong cộng đồng cộng đồng Thiền Minh sát (Insight community).
Trong khi việc đại diện giáo thụ thiền cư sĩ đa dạng hơn là rất quan trọng, một số phật tử cho rằng cần phải tái cấu trúc nền văn hóa chính thống một cách sâu sắc hơn nữa, thay vì chỉ bổ sung thêm nhiều người da màu vào các cấu trúc đã tồn tại trước đây.
Cộng đồng Thiền Washington (IMCW), Washington, D.C., bắt đầu đa dạng hoá vào năm 2005, nhưng nhanh chóng trải qua sự đổ vỡ đau đớn giữa trung tâm lãnh đạo người da trắng và các thành viên người da màu.
Trong một cuộc phỏng vấn về cuốn sách do tôi trước tác với tựa đề “Phật pháp tại Mỹ- American Dharma”, khi nhìn lại, giáo thụ thiền cư sĩ cấp cao Hugh Byrne, đã phản ánh: “Một trong những vấn đề chính là các thành viên Hội đồng đã chưa làm đủ chức năng của họ về đặc quyền chủng tộc và sự chuyển hoá nội tâm. . .” .
Một bước ngoặt xảy ra khi các giáo thụ thiền cư sĩ và ban lãnh đạo người da trắng nhận ra rằng, họ cần khám phá những điều kiện vô ý thức của chính mình, xung quanh chủng tộc và người da trắng.
Năm 2013, tổ chức trung tâm thiền Phật giáo này đã bắt đầu một loạt Hội thảo khoa học chuyên sâu, sau đó là khoá đào tạo với thời gian một năm, khoá đào tạo được diễn ra vào năm 2014 có tên là White Awake.
Vào thời điểm đó, người sáng lập Cộng đồng Thiền Minh Sát Washington (Insight Meditation Community of Washington - IMCW), nữ Tiến sĩ, Giáo thụ thiền cư sĩ Tara Brach nói rằng, việc đào tạo “là trên hết” mà tổ chức cần để tiến đến công việc mang tính bao dung và tính công bằng.
Nói một cách đơn giản bởi thành viên của Cộng đồng Thiền Minh Sát Washington (IMCW) hành giả, giáo thụ thiền cư sĩ La Sarmiento, người đã thành lập Cộng đồng Phật tử người da màu nói rằng: “Cố gắng chia sẻ, đối thoại hài hòa với người da trắng khá đau đớn và mệt mỏi. Đây là lý do tại sao người da trắng cần bắt đầu tự làm công việc của mình, không dựa vào người da màu để giáo dục họ”.
Khoá đào tạo của Cộng đồng Thiền Minh Sát Washington (IMCW) do nhà hoạt động, nhà giáo dục và nghệ sĩ, Giám đốc và đồng sáng lập của White Awake nữ Cư sĩ Phật tử Eleanor Hancock lãnh đạo, bà đã giải thích rằng trọng tâm của White Awake (Tỉnh thức trong sáng (White Awake, 白清醒) là sự nhận thức rằng: “Trong quá trình giải phóng, chuyển hoá xung quanh đặc quyền và điều kiện chủng tộc của chúng ta là một phần cần thiết.
Thực hiện công việc bình đẳng chủng tộc là một phần trong việc phục hồi lại toàn bộ nhân tính của chúng ta với tư cách là người da trắng”. Quan điểm tương tự đã được đưa ra trong một diễn đàn Phật pháp vào năm 2011, bởi một nhà văn, nhà hoạt động, giáo thụ Thiền cư sĩ người Mỹ, Kyodo williams chia sẻ rằng:
“Chúng ta phải hiểu rõ rằng một phần thiết yếu trong quá trình thực hành của chúng ta, là chuyển hoá những điều này từ nội tại của chúng ta. Bởi sự giải thoát cá nhân của chúng ta, mục đích chính mà chúng ta tiếp cận và vận dụng thực tiễn giáo lý từ bi, trí tuệ đạo Phật, hoàn toàn tập trung hiện thực hoá những chuyển hoá này”.
Từ khổ nạn Phân biệt Chủng tộc đến cùng nhau Tỉnh giác (From The Dukkha of Racism to Awakening Together)
Nhiều Phật tử Mỹ coi việc vượt qua khổ nạn phân biệt chủng tộc, là một biểu hiện sâu sắc trong việc tiếp cận và vận dụng thực tiễn giáo lý từ bi, trí tuệ đạo Phật của họ. Tất cả đều hiểu phân biệt chủng tộc như một hình thức đau khổ của cá nhân và tập thể. Đây là hoàn toàn là trọng tâm của công tác bình đẳng chủng tộc theo Phật giáo của người da màu.
Bản Tuyên bố về Chủ nghĩa Phân biệt Chủng tộc của các vị giáo thụ Thiền cư sĩ và các vị Giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo tại Hoa Kỳ, được trình bày tại Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo tại Toà Bạch Ốc lần thứ nhất vào năm 2015, một nhóm giáo thụ Thiền cư sĩ Phật tử đã viết: “Những nỗi khổ niềm đau mang tính lịch sử và liên xuyên suốt của người da màu - của người Châu Phi ở đất nước này. Người Mỹ, người Mỹ bản địa, người Latinh, người Mỹ gốc Á và những người khác - là nỗi đau chung của chúng ta”.
Như phản ứng công khai của Hiệp hội Thiền Minh sát (IMS) về vụ sát hại George Perry Floyd, một người đàn ông người Mỹ gốc Phi, đã bị ám sát tại Powderhorn ở thành phố Minneapolis, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ, đã quan tâm đến những Phật tử người da trắng không được phép quay lưng lại với mức độ đau khổ này.
Khi sự phân biệt chủng tộc được coi là một hình thức của đau khổ (dukkha), đối với những phật tử, bước tiếp theo là Tứ Diệu Đế - tức (Bốn chân lý mầu nhiệm):
1. Khổ đế (Dukkha): là thực trạng đau khổ của con người. 2- Tập đế (Samudaya): là nguồn gốc hay nguyên nhân dẫn đến thực trạng đau khổ. 3- Diệt đế (Nirodha): là sự kết thúc hay sự chấm dứt khổ đau. 4- Đạo đế (Magga): là con đường hay phương pháp thực hành dẫn đến chấm dứt khổ đau.
Ở cấp độ nội bộ, sự phân biệt chủng tộc được cho là bắt nguồn từ ảo tưởng về một ý thức sai lầm về bản thân, tách biệt với một cái khác không thật tế liên quan đến sự nhiễm độc bởi vô minh và sân hận. Phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc (Structural racism), chủ nghĩa duy chủng tộc (ethno-centrism) và chủ nghĩa thực dân (colonialism) là những biểu hiện bên ngoài của tình trạng tồn tại này.
Vì thế, đối với những người phật tử, những biểu hiện bên trong lẫn bên ngoài đều phải triệt tiêu tận gốc. Bằng cách này, các học viên chấp nhận trách nhiệm chuyển hóa nghiệp lực tập thể của họ là phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa thực dân. Một trong Tứ Diệu đế, Sự thật cao quý thứ ba, sự giải thoát khổ đau bởi nạn phân biệt chủng tộc, đến từ việc nhận ra ảo tưởng về sự tách biệt và sự thật về giáo lý tương tác phụ thuộc lẫn nhau.
Như nữ Tiến sĩ Luật, giáo thụ Thiền cư sĩ Gina Sharpe, đồng sáng lập Trung tâm Thiền Quán New York đã lưu ý trong một cuộc phỏng vấn, sau cuộc tụ họp đầu tiên của giáo thụ Thiền cư sĩ Phật giáo gốc Phi da đen, “không thể giải phóng nếu chúng ta không kết nối với những người khác”.
Những giảng sư Phật học uyên thâm như người sáng lập Viện Mindful of Race, LLC, tác giả, nhà giáo dục, Giáo thụ thiền cư sĩ nổi tiếng Ruth King đã chỉ ra rằng, sự kết hợp với nhận thức về chủng tộc, chánh niệm có thể giúp xuyên thủng điều kiện chủng tộc bên trong và xây dựng khả năng phục hồi cảm xúc cần thiết để giải quyết vấn đề Phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc (Structural racism).
Một nguồn văn bản hợp pháp cho điều này xuất phát từ bài bình luận năm 2004 của Tỳ kheo Analayo về Kinh Niệm Xứ (Satipatthana Sutta), “Tứ Niệm Xứ: Con đường Trực tiếp dẫn đến Chứng ngộ - Satipatthana: A Direct Path to Realization”. Ở đây, trong bài kinh, Tỳ kheo Analayo thảo luận điệp khúc về chính niệm bên trong và bên ngoài, lưu ý rằng sự hiện diện của chính niệm bên trong và bên ngoài đã bị gạt sang một bên trong các bản dịch hiện đại.
Sau khi xem xét những cách giải thích khác nhau, Tỳ kheo Analayo kết luận rằng chính niệm bên ngoài có nghĩa là quan tâm đến người khác và thảo luận về một số cách để thực hành điều này.
Trong lịch sử, theo lộ trình của Tỳ kheo Analayo, giáo thụ thiền cư sĩ Larry Yang lập luận rằng cộng đồng Trung tâm tu Thiền nội quán (Insight Meditation Center) chỉ tập trung vào chính niệm trong thế giới cá nhân, bên trong của người công phu tu tập thiền định, trong khi nhận thức về sự đa dạng, bình đẳng, bao dung là việc vận dụng thực tiễn chính niệm vào thế giới tập thể, bên ngoài.
Nữ Tiến sỹ Zenju Earthlyn Manuel, người Mỹ gốc Phi đầu tiên được nối pháp từ Thiền sư Shunryū Suzuki Roshi (1904 1971), vị thiền sư thuộc Thiền phái Tào Động (Soto Zen) ở Nhật Bản, có công lớn trong việc truyền bá Phật giáo vượt khỏi biên giới các nước châu Á, coi công việc hiểu bản sắc văn hóa dân tộc là một phần thiết yếu của tỉnh giác.
Ni sư Tiến sỹ Zenju Earthlyn manuel, người Mỹ gốc Phi, trưởng thành trong đức tin Thiên Chúa giáo và tình cờ tiếp xúc với đạo Phật mà những chủng tử trong tạng thức khởi dậy và bà đã lên đường dấn thân theo lối xưa của Đức Thánh mẫu Kiều Đàm Di, Ni sư là một nhà nghiên cứu xã hội học, giám đốc phát triển cho các tổ chức phi lợi nhuận để phục vụ phụ nữ và trẻ em gái, phục vụ văn hóa nghệ thuật, chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Trong tác phẩm “Con đường Hòa nhã Thức tỉnh Xuyên qua Chủng tộc, Tính thích tình dục và Giới tính xã hội - The Way of Tenderness: Awakening Through Race, Sexuality and Gender”, Ni sư Tiến sỹ Zenju Earthlyn manuel đã đặt hiện thân trải nghiệm của mình vào sự chia sẻ về giáo lý Phật giáo Đại thừa qua Chân tục nhị đế (Mahayana two truths doctrine), Nhị đế có nghĩa là hai loại sự thật, sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối.
Để phân biệt giữa đệ nhất nghĩa đế (paramārtha-satya), Thánh đế đệ nhất nghĩa, Chân đế, Chân lý cao nhất, Chân lý Thực tại tuyệt đối và biểu hiện của thực tại (samvrtti-satya). Sự thật tương đối gọi là tục đế (samvrti-satya), tức sự thật trong cuộc đời thế tục, có khi gọi là thế đế hay thế tục đế, trong cuộc sống hàng ngày, chúmg ta có thể vận dụng thực tiễn giáo lý Chân tục nhị đế.
Ni sư Tiến sỹ Zenju Earthlyn manuel chia sẻ rằng, Ni sư đã từng trải nghiệm được sự an lạc giải thoát ngay lập tức khi nghe giáo lý Chân tục nhị đế này, nhưng sớm nhận ra rằng phần lớn tăng đoàn Phật giáo hòa hợp thanh tịnh người da trắng thường chia sẻ về hai loại sự thật, sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối, sự tuyệt đối thường được vận dụng để phụ định những thực tế tương đối về bản sắc chủng tộc về mặt tinh thần.
Khi Ni sư chia sẻ kinh nghiệm của mình về khổ nạn phân biệt chủng tộc, và yêu cầu bác bỏ “gán cho là - the labels” và “lòng quyến luyến - attachment” của Ni sư bởi các đồng tu người da trắng. Ngoài việc gây tổn thương, thiệt hại đáng kể về mặt tinh thần, việc bác bỏ lòng tốt như thế rất có hại về mặt tinh thần vì chủ nhờ người thân mà ta mới có thể tỉnh ngộ được sự thật tuyệt đối.
Nhấn mạnh sự đơn phương vào tuyệt đối sẽ tạo ra một sản phẩm đúng sự thật “thoát ly thực thể - disembodied” các đặc quyền của thế giới. Họ cố gắng vượt qua một cách sai lầm và bất khả thi như thế, mục tiêu của việc vận dụng thực tiễn là nhận ra sự bất khả phân ly giữa hai loại sự thật, sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối, sắc tướng (form) và tính không (emptiness).
Khi các truyền thống Phật giáo trưởng thành và phát triển ở Hoa Kỳ, nhiều phật tử người da màu đã được báo cáo rằng, các học đồ phật tử người da trắng đã kết thúc các cuộc giao lưu đối thoại về phân biệt chủng tộc với thông báo rằng họ tạo ra sự sân hận, một trong tam độc của giáo lý đạo Phật. Một số phật tử người da màu đã hướng dẫn đến sự hiểu biết Kim Cương Thừa Phật giáo Mật tông, giải phóng năng lượng trí tuệ trong cơn sân hận nhằm phục vụ bình đẳng chủng tộc.
Sau khi một viên chức cảnh sát được trắng án về cái chết của ông Eric Garner, một người đàn ông da đen thiệt mạng sau khi bị một cảnh sát da trắng “khóa cổ” đến ngạt thở ở TP New York ngày 17 tháng 7 năm 2014, Cư sĩ Jamil Scott, Giảng sư Phật học Tây Tạng đã kêu gọi các Phật tử “Hãy thực sự cảm nhận mọi khía cạnh của nó (sự tức giận). Đừng để nó rơi vào tình trạng đần độn, không thấy rõ chân tính thực tại (marigpa), ngu si (ignorance).
Tôi cho rằng có một sự xán lạn, trong đó có thể mang lại tính cách mạng cho tinh thần của chúng ta và thế giới”.
Trong một tác phẩm mới “Tình yêu và cơn Thịnh nộ: Mở ra Con đường Giải thoát Xuyên qua sự Tức giận - Love and Rage: Unpacking the Path of Liberation Through Anger”, Lama Rod Owens, người có ảnh hưởng quốc tế về Nghiên cứu Phật học thuộc Trường Đại học Harvard, Hoa Kỳ là tác giả cuốn sách nêu trên, ông đã giải thoát đầy đủ cách tiếp cận giáo lý Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông với cơn thịnh nộ và vận dụng thực tiễn thế nào cho cả việc giải thoát tinh thần và chuyển hoá xã hội.
Vận dụng thực tiễn trong giáo lý Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông cũng là một nguồn lực để giải mã bản sắc văn hoá dân tộc người da trắng. Người da trắng không đề cập đến một phạm trù sinh học, là một dạng điều kiện văn hoá và xã hội được xây dựng về phương diện lịch sử và pháp lý, như một cách để thiết lập và duy trì một số hình thức quyền lực và thống trị thuộc địa.
Người phật tử nhìn vào những cách thức mà điều kiện văn hoá xã hội này được bản địa hóa và trở thành một phần năng lượng phiền não được tạo ra từ sự chấp ngã (bám vào cái ta cá biệt).
Latma Justin von Bujdoss, giảng sư Phật học, tuyên úy Phật giáo người Mỹ, tác giả “Phật giáo Mật tông Hiện đại: Sự biểu hiện và Tính xác thực trong Thực hành Phật pháp" coi một phép đo phản xạ ánh sáng trên tất cả các bước sóng của ánh sáng bao gồm đầy đủ các ánh sáng có thể nhìn thấy, đo lường này tốt hơn tương quan với nhận thức trực quan của một tờ giấy là biểu hiện của ác quỷ tự ái, như được tìm thấy trong các thực hành chöd của giảng sư Phật học, Ni trưởng Machig Labdron (1055-1149) thế kỷ 11.
(Chöd là thực hành Kim cương thừa độc đáo, được sử dụng gươm Trí tuệ Bát nhã để trực tiếp “chặt đứt” bản ngã đưa chúng ta đến gần hơn với tâm bản nhiên).
Ngài đã đề nghị khai thác sức mạnh trong các thực hành chöd để “đoạn dứt” sự chấp ngã và thoát khỏi sự ràng buộc của một phép đo phản xạ ánh sáng trên tất cả các bước sóng của ánh sáng bao gồm đầy đủ các ánh sáng có thể nhìn thấy, đo lường này tốt hơn tương quan với nhận thức trực quan của một tờ giấy (Whiteness - độ trắng).
Nữ Lama Tsultrim Allione, tác giả và giảng sư Phật học người Mỹ, chuyên đã nghiên cứu về dòng Karma Kagyu của Phật giáo Tây Tạng, đã phát triển một phiên bản hiện đại hóa của các thực hành chöd với chủ đề “Thực tiễn trong việc nuôi dưỡng Ác quỷ của bạn - Feeding Your Demons Practice”.
Năm 2015, sau cái chết của ông Eric Garner sau khi bị cảnh sát siết cổ và Michael Brown, một thiếu niên da đen, học trò của Ni trưởng Machig Labdron như Karla Jackson-Brewer, Jamil Scott, và Chandra Easton đã điều chỉnh hoạt động này để bao gồm cả những con ác quỷ văn hoá về người da trắng, phân biệt chủng tộc và đặc quyền.
Có thể thấy cam kết tương tự, nhằm giải thoát bản thân thoát khỏi điều kiện văn hoá của người da trắng, trong sự xuất hiện gần đây của các nhóm thực hành Phật pháp dành cho những người da trắng, khám phá việc xây dựng bản sắc và phân biệt chủng tộc của người da trắng trong bối cảnh Phật giáo.
Ví dụ, Trung tâm Thiền Minnesota (Minnesota Zen Center, MZMC), một cộng đồng thực hành Thiền Tào động (Sōtō) ở thành thị, không có dân cư ở Minneapolis, Minnesota, hàng tháng điều hành một nhóm với danh xưng Unpacking Whiteness, tập trung vào “công bằng chủng tộc, sự kết nối và sự giải thoát”.
Trong các dòng truyền thừa Phật giáo, Phật tử da màu coi việc khôi phục ngôi quý báu thứ ba trong Tam bảo, Tăng đoàn Phật giáo hoà hợp thanh tịnh là trọng tâm tuyệt đối của việc thực tiễn tu hành và giải thoát. Như nhà lãnh đạo tư tưởng có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực chánh niệm và nhận thức về chủng tộc, Ruth King đã lưu ý, “Cộng đồng tâm linh của chúng ta trở thành mảnh đất màu mỡ cho sự tỉnh giác của chúng ta. . . “.
Các Phật tử người da màu đã nhận được sự kiểm tra lại lĩnh vực Tăng đoàn Phật giáo bốn phương xuyên qua “cộng đồng người yêu quý - beloved community” của triết gia người Mỹ, Josiah Royce (1855-1916) và nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, Mục sư Martin Luther King Jr. (1929-1968) để tạo ra các tăng đoàn đa dạng hóa và hòa nhập hơn.
Giảng sư Phật học Larry Yang đã gợi ý rằng, việc xây dựng rất cơ bản đối với cộng đồng phật tử người da màu là liều dược liệu chữa lành cho việc nhấn mạnh vào công phu tu tập thiền định và chủ nghĩa cá nhân, vốn đã đánh dấu lịch sử Phật giáo cách mạng tôn giáo, dựa trên thực hành thiền định. Sự nhấn mạnh vào cộng đồng còn mở rộng đến mục tiêu giải thoát của đạo Phật với khát vọng đón nhận sự tỉnh giác của tập thể thay vì cá nhân.
Chẳng hạn trọng tâm tác phẩm “nguyên lý cơ bản giáo pháp - Radical Dharma” của tác giả, nhà văn, nhà hoạt động, hành giả tu thiền người Mỹ, nữ giáo thụ thiền cư sĩ angel Kyodo williams, Lama Rod Owens và Jasmine Syedullah với tầm nhìn về sự tỉnh giác tập thể bao gồm cả sự chuyển hoá cá nhân và xã hội.
Các học giả Phật giáo coi công việc giải thoát những nỗi khổ niềm đau bởi nạn phân biệt chủng tộc, là sự mở rộng của dòng truyền thừa Phật giáo Dấn thân, bắt đầu từ châu Á, vào đầu thế kỷ 20, khi các nhà lãnh đạo Phật giáo như Thái Hư Đại sư (1890-1947), vị Cao tăng lừng danh cận đại, triết học gia, sáng lập Nhân gian Phật giáo, người khởi xướng cuộc Cách mạng Phật giáo vào đầu thế kỷ 20 tại Trung Hoa “Tam Phật Chủ nghĩa-三佛主義”.
Phong trào cải cách này nhằm vào 3 điểm chính: 1. Cải cách về giáo lý; 2. Cải cách về giáo chế; 3. Cải cách về giáo sản và Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926-2022), bậc Đạo sư tâm linh vĩ đại, giảng viên, nhà thơ, nhà văn, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và nhà hoạt động hòa bình người Việt Nam, người khởi xướng những phản ứng của Phật giáo trước những thách thức và cơ hội sâu sắc của thời hiện đại.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người tiên phong trong đạo Phật Dấn thân và nhiều sáng kiến công bằng chủng tộc, Phật giáo Hoa Kỳ, Hiệp hội Hoà bình Phật giáo.
Một trong những đặc điểm nổi bật của đạo Phật Dấn thân là sự chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau của cá nhân và giải thoát cá nhân, sang các hình thức cấu trúc của khổ đau và giải thoát tập thể. Một cách khác là hàng ngày hoá thân vào thế giới trần tục như một nơi tỉnh giác và nghiên cứu về các nguyên tắc, độc tố và thực hành nội tại của Phật giáo thực tiễn biểu hiện ở bên ngoài và thiết chế xã hội đẳng cấp.
Điểm chung của đạo Phật Dấn thân là niềm tin rằng, tiềm năng giải thoát hoàn toàn của Phật giáo đã bị hạn chế bởi sự thiên vị về giới tính và đặc quyền giai cấp xã hội của giới tinh hoa tu sĩ, những người đã định hình các thiết chế với giáo lý Phật giáo.
Bằng cách tập trung những người da đen và những người màu da bị gạt ra ngoài lề xã hội và dễ bị tổn thương làm phương tiện sinh sống của phật pháp, phật tử người da màu ở Mỹ đang phát sinh ra những biểu biện mới của truyền thống “một phật pháp của công lý, bình đẳng, bao dung và tự do - a dharma of justice, equity, inclusion and freedom” - và đưa những cảm nhận và khát vọng dấn thân của Phật giáo từ bên lề vào trung tâm.
Tác giả: Ann Gleig Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: ricycle: The Buddhist Review
Bình luận (0)