Trang chủ Quốc tế Thư ngỏ của Phật tử Hoa Kỳ vì sự tự do cho Palestine

Thư ngỏ của Phật tử Hoa Kỳ vì sự tự do cho Palestine

Chúng tôi không thể ngồi im lặng trong khi Dải Gaza đang rực lửa trong sân hận bạo lực. Chúng tôi không bao giờ quay lưng lại với những nỗi khổ niềm đau của nhân dân Palestine. Với từ bi tâm, chúng tôi không bao giờ khép tâm hồn mình, bất kể cái giá phải trả như thế nào.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Chúng tôi không thể ngồi im lặng trong khi Dải Gaza đang rực lửa trong sân hận bạo lực. Chúng tôi không bao giờ quay lưng lại với những nỗi khổ niềm đau của nhân dân Palestine. Với từ bi tâm, chúng tôi không bao giờ khép tâm hồn mình, bất kể cái giá phải trả như thế nào.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Change.org, PBC

Kính gửi đến tất cả Phật tử Hoa Kỳ:

Với tư cách là những hành giả đồng tu, chúng tôi thỉnh nguyện với các đạo hữu phật tử hãy làm mọi thứ trong khả năng của mình, để mang lại lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Dải Gaza, chấm dứt sự chiếm đóng và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Israel, cũng như huỷ bỏ sự hỗ trợ chính trị và tài chính của Hoa Kỳ cho quân đội Israel.

Khi Hamas phát động cuộc tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, nó đã khởi xướng một kế hoạch được nghiên cứu kỹ trong nhiều năm, là một nỗi kinh hoàng không thể tha thứ được. Là những phật tử, chúng tôi cực lực lên án tình trạng bạo lực, vì chúng tôi hiểu sự sống của con người là thiêng liêng: thứ mà không ai, chỉ có vũ trụ tự nhiên, mới có quyền lấy đi. Đồng thời, là những người tu học phật pháp, chúng ta rèn luyện bản thân quán chiếu sâu xa vào gốc rễ của những nỗi khổ niềm đau, để nhận thức được nguyên nhân của nó – không chỉ các triệu chứng của nó.

Nhìn sâu vào nguyên nhân đau khổ Israel và Palestine, chúng tôi nhận ra rằng cội nguồn của nó đã bám sâu vào Nakba, nơi mà việc thành lập Nhà nước Israel đương thời được các cường quốc thực dân châu Âu tạo điều kiện, đã cướp đi một quốc gia, làm tan nát một dân tộc và khiến hàng trăm nghìn người phải di tản. Điều này trực tiếp dẫn đến hiện trạng giam nhốt người ngoài trời ở Dải Gaza, sự trỗi dậy của “Phong trào Kháng chiến Hồi giáo” (Hamas) và cuộc chiến hiện nay. Vũ khí hoá sự mất mát sinh mạng của người Israel vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, để biện minh cho việc chính phủ Israel tàn sát hơn 12.000 người ở Dải Gaza, là thiếu tôn trọng những sinh mạng đã mất đó – và tự nhạo báng chính cuộc sống đó.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Thu ngo Phat tu Hoa Ky cho su tu do cua Palestine 1

Là phật tử, chúng tôi tin rằng tiềm năng đạt được phật quả là phổ quát và không thể tách rời. Đức Phật không phải là vị Thần linh; Ngài chỉ đơn thuần là một cá nhân, nhờ tu hành, đã đạt được giác ngộ, thành tựu quả vị Vô Thượng Chính đẳng Chính giác với danh hiệu Phật Thích Ca Mâu Ni. Khả năng giác ngộ tương tự mà Ngài thể hiện, Phật tính, hiện diện trong mỗi người chúng ta, bất kể hoàn cảnh sinh ra hay những hành động mà chúng ta đã thực hiện. Mỗi người trong chúng ta đều là một vị Phật tương lai.

Nhân dân Palestine bị chiếm đóng cũng như thế. Các phóng viên ký giả báo chí, bác sĩ và tình nguyên viên nhân đạo mà Israel đã sát hại – họ đều là những vị Phật tương lai. Những thường dân đã thiệt mạng vì các cuộc oanh tạc ném bom liên tục của Israel kể từ tháng 10 vừa qua, và trong tất cả các vụ đánh bom trước đó, những người mà anh chị em Hồi giáo của chúng ta gọi là những vị tử đạo, đều sắp thành Phật?.

Những người sống sót sau trận đại hồng thuỷ bao vây Dải Gaza của Israel – những đứa trẻ được kéo ra từ đống đổ nát, các gia đình hoà quyện vào nhau khi các khối thành sụp đổ xung quanh họ – đều là những vị Phật tương lai?.

Những người sống sót của al-Nakba – Ngày “Thảm họa” năm 1948 và con cháu của họ sống rải rác khắp Hành tinh này – họ đều là những vị Phật tương lai?.

Và tất cả những người sống giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải – Do Thái, Hồi giáo hay Thiên Chúa giáo – đều là những vị Phật tương lai???!!!

Cuộc sống là thiêng liêng. Phục vụ người khác là điều thiêng liêng. Mối liên kết giữa con người với nhau là thiêng liêng. Bạo lực và kết quả không bao giờ thiêng liêng. Và vốn dĩ không có gì là thiêng liêng về sắc tộc, quốc gia hay thể chế tôn giáo. Trên thực tế, những tội ác lớn nhất trong lịch sử nhân loại đã được gây ra dưới danh nghĩa những tội ác này. Chúng ta không thể chịu đựng được nữa.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, vị Sứ giả Hoà bình, trong chuyến du thuyết năm 1966, Ngài đã đến 19 quốc gia, kêu gọi hòa bình và chia sẻ với thế giới nguyện vọng và nỗi thống khổ của đại đa số người dân Việt – những người không được nói lên tiếng nói của mình. Ngài đã trưởng thành trong thời đại chiến tranh và chủ nghĩa thực dân, đã từng nhận xét rằng nhiệm vụ của người Phật tử trong thời chiến qua tác phẩm “Vietnam: Lotus in a Sea of Fire” (Hoa sen trong biển lửa), được xuất bản lần đầu ở hải ngoại vào tháng 2/1967. Thử thách sâu sắc này – đóng vai trò là động lực cho hoà bình, suối nguồn từ bi tâm tuôn trào giữa cơn binh lửa sân hận bạo lực xối xả – lại nổi lên một lần nữa. Bây giờ không phải là lúc để Phật tử rút lui vào toạ cụ và thiền đường. Làm người chánh niẹm trong một căn phòng trống vẫn chưa đủ. Chưa bao giờ, và đặc biệt là không phải bây giờ. Chúng ta, những người Phật tử, thụ trì giới luật thì Bảo vệ Sự sống, ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, con nguyện thực tập nuôi dưỡng tuệ giác Tương tức và lòng Từ bi, để có thể bảo vệ sự sống của mọi người, mọi loài và môi trường sống. Con nguyện không giết hại, không để kẻ khác giết hại và không tán thành bất cứ một hành động giết hại nào trên thế giới, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hằng ngày của con. Thấy được rằng tất cả những bạo động do sợ hãi, hận thù, tham vọng và cuồng tín gây ra đều bắt nguồn từ cách tư duy lưỡng nguyên và kỳ thị; con nguyện học hỏi thái độ cởi mở, không kỳ thị, không cố chấp vào bất cứ một quan điểm, một chủ thuyết hay một ý thức hệ nào để có thể chuyển hóa hạt giống cuồng tín, giáo điều và thiếu bao dung trong con và trên thế giới.

“Sinh kế đúng” tương tự như hành vi đúng, nhưng nó tập trung đặc biệt vào nghề nghiệp của một người. Theo nguyên tắc này, một người không được gian lận, nói dối, hoặc tham gia vào các công việc kinh doanh gây tổn hại hoặc lạm dụng con người. Do các phương pháp tiếp cận của Phật giáo đối với cuộc sống và bạo lực động vật, quy tắc này ngăn cản bất kỳ công việc nào liên quan đến giết mổ động vật, bán thịt hoặc sản xuất hoặc bán vũ khí. Vì thế chúng ta không thể đứng yên khi tiền đóng thuế của chúng ta tài trợ cho việc Israel truy quét Dải Gaza, đây mới chỉ là chương mới trong 75 năm Israel thực hiện “thanh lọc sắc tộc” để xây dựng các khu định cư tại Đông Jerusalem. Bây giờ phật tử phải đặt danh tính, sự nghiệp và ảnh hưởng của mình lên hàng đầu để bảo vệ mạng sống của tất cả những người đang bị dày vò trong những nỗi khổ niềm đau vì tội ác của Israel. Mỗi Phật tử trong mỗi Tăng đoàn, nếu muốn giữ đúng lời vàng ngọc của đức Phật, phải tận tâm tận lực cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Palestine.

Bây giờ là lúc để tổ chức. Phản kháng. Diễn hành. Tham gia hoặc thành lập một tổ chức Giải phóng dân tộc Palestine trong khu vực của các bạn. Thúc đẩy phong trào tẩy chay, thoái vốn và xử phạt như là con đường đấu tranh bất bạo động nhằm chống lại chế độ phân biệt chủng tộc. Nói thoải mái tự do. Tràn ngập mọi kênh thông tin liên lạc và mọi diễn đàn của xã hội cho đến khi các thế lực không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khắp nơi nghe thấy tiếng kêu của những người yêu chuộng hoà bình: “Mạch nguồn chảy từ sông trở về đại dương mênh mông, Palestine sẽ được tự do” (From the river to the sea, Palestine will be free). Đây là một nhu cầu lịch sử về tự do và dân chủ ở Levant, cũng như về quyền bình đẳng và quyền tự quyết của tất cả các dân tộc.

Chúng sinh là vô số. Chúng tôi thề nguyện cứu hộ giúp họ thoát khỏi khổ đau. Chúng tôi không thể ngồi im lặng trong khi Dải Gaza đang rực lửa trong sân hận bạo lực. Chúng tôi không bao giờ quay lưng lại với những nỗi khổ niềm đau của nhân dân Palestine. Với từ bi tâm, chúng tôi không bao giờ khép tâm hồn mình, bất kể cái giá phải trả như thế nào. Chúng ta lắng lòng nghe những tiếng bi thương kêu cứu của họ như thể được phát ra từ chính miệng của chúng ta, bởi vì sự tự do của họ là điều tiên quyết cần thiết của chúng ta. Vì nếu chúng ta bước qua cánh cửa giải thoát, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau nắm tay nhau, không bỏ sót ai.

Hãy dừng ngay lập tức việc giết chóc. Cứu sống. Hãy ngừng bắn ngay tức khắc.

Đã ấn ký,

DSA Buddhist Circle, Religion and Socialism Working Group, Democratic Socialists of America
(Hội Phật giáo DSA. Nhóm công tác tôn giáo và đoàn thể hoạt động Chủ nghĩa xã hội, Các nhà xã hội dân chủ Hoa Kỳ.)

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Change.org, PBC

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường