Trang chủ Bài viết nổi bật Phật tử có nên đi xem bói không?

Phật tử có nên đi xem bói không?

Phật tử có nên đi xem bói không? Câu trả lời là phật tử không nên quá tin vào việc xem bói. Hành động mê tín dị đoan này chỉ đưa đến cho Phật tử những năng lượng tiêu cực do sự hù dọa đến từ thầy phán.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Phật tử có nên đi xem bói không? Câu trả lời là phật tử không nên quá tin vào việc xem bói. Hành động mê tín dị đoan này chỉ đưa đến cho phật tử những năng lượng tiêu cực do sự hù dọa đến từ thầy phán.

Thiện Minh (T/h)

Phật tử không nên đi xem bói, đoán mệnh và đừng làm việc vô ích. Hãy tin vào Phật Pháp, hãy làm theo thuyết nhân quả, mọi thứ sẽ tự trở lên tốt đẹp.

Xem bói là gì?

Về hoạt động xem bói, người thầy bói sẽ thông qua nhiều hình thức như: xem bàn tay, phúc mệnh trên gương mặt, bổ cau,… để làm căn cứ phán xét, dự định tương lai.

Bản chất của việc xem bói là do có một số người tự nhận mình “có căn”, có thể nhìn thấy được tương lai của người khác. Họ còn có khả năng “kết nối” với âm ti, thánh thần để xin sự “chỉ giáo” đến với người dương giới, giúp gia chủ hóa giải nghiệp chướng, vận hạn.

Sau mỗi buổi xem bói, thầy bói sẽ thu về được một khoản tiền thù lao. Ngoài ra, họ còn nhận làm lễ để hóa giải vận hạn trước mắt cho gia chủ.

Screenshot 3

Có  một số người tự nhận mình “có căn”, có thể nhìn thấy được tương lai của người khác. Ảnh minh họa.

Phật tử có nên đi xem bói hay không?

Phật Pháp cho chúng ta hiểu được thế nào là luật nhân quả, giảng giải về nguyên nhân, hành động dẫn đến kết quả hiện tại. Những điều này, khi đi xem bói hoàn toàn không có. Trong giáo lý nhà Phật không hề có khái niệm “xem bói”. Tuy nhiên, chưa nhiều người hiểu được điều này, tất cả mọi việc xảy đến với chúng ta thường ngày, đều là do luật nhân quả, người gieo hạt nào, ắt gặp quả ấy.

Hãy nhớ đến lời Phật dạy rằng phải tích đức, hành thiện. Không làm điều ác, biết ăn năn hối cải sẽ phần nào làm chúng sinh động lòng từ bi mà hóa giải hận thù, đây chính là cách tốt nhất.

“Đức năng thắng số”, một người chỉ làm chuyện tốt, không làm điều xấu sẽ có thể chuyển biến nhân quả. Nhân quả chuyển biến, bệnh sẽ tự khỏi, tuổi thọ sẽ dài hơn, sức khỏe sẽ tốt lên mà gia đình sẽ an định.

Việc xem bói không nói được cho chúng ta làm thế nào để hóa giải căn nguyên, tránh tạo nghiệp trong tương lai. Thay vào đó là việc bỏ tiền của để theo thầy làm lễ, dâng thần xin thánh xá tội (khó có thể chứng thực, tất cả chỉ là niềm tin tín ngưỡng của mỗi người).

Về xem ngày giờ tốt xấu, “Đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu”. Tuỳ thuộc nghiệp nhân thiện hay ác nơi mỗi cá nhân đã làm trong quá khứ và hiện tại để tác thành nghiệp quả tốt hay xấu mà thôi.

Trong kinh Phật và nhất là trong những lời dặn cuối cùng trước khi nhập Niết bàn, đức Phật đã khuyên dạy các đệ tử không nên tin tưởng và thực hành chuyện coi ngày, bói toán v.v… (Kinh Di Giáo). Vì thế, người phật tử chính tín Tam bảo thì không cần và không nên xem ngày giờ tốt xấu trong mọi công việc, chỉ tin chắc nhân quả – nghiệp báo và chuyên tâm cải thiện, chuyển hoá những sự nghiệp nhân xấu ác làm nền tảng cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động để thành tựu những nghiệp quả tốt đẹp trong hiện tại và vị lai.

Trong kinh Pháp Cú, đức Phật có dạy:

“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.”

Nếu như con người hàng ngày không làm các việc lành thiện, chỉ lo tạo tội, tạo nghiệp, trong cuộc sống đấu tranh giành giựt, khi quả báo đến, không ai có thể tránh được, dù cho có lên non xuống biển hay trốn vào hang núi.

Việc xem tử vi bói toán, cũng như việc xin lộc cầu tài là những việc làm có tính mê tín, không có chỗ đứng trong Phật giáo. Người phật tử được khuyên bảo cẩn trọng đừng để rơi vào hố sâu mê tín dị đoan khiến tâm bị rối loạn bởi sự sợ hãi không cần thiết. Một thời tọa thiền hay niệm Phật hằng ngày giúp ích rất nhiều để tự thanh lọc tư tưởng bất thiện trong tâm. Tâm được thanh lọc tự động dẫn đến một thân thể trong sạch và khỏe mạnh. Pháp Phật là liều thuốc chữa khỏi các loại tâm bệnh này. Một phút giây tâm được tịnh là ngưng tạo bao nhiêu nghiệp, ngưng gieo bao nhiêu nhân và xa bao nhiêu dặm khổ ải.

Thiện Minh (Tổng hợp)

>> Xem thêm: Góc nhìn đạo Phật về tục đốt vàng mã

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường