Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy cách mà các phong trào chính trị, có thể họ lợi dụng tôn giáo theo những cách có hại. Một phương diện, có một số tổ chức tôn giáo đã dán nhãn hiệu tôn giáo lên niềm tin chính trị mà họ thực sự không tôn trọng các giá trị cơ bản của giá trị riêng biệt của tôn giáo.
Tác giả: Chris Crawford Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Religion News Service
Đại đa số các giáo nghĩa tôn giáo không đòi hỏi phải có sự ủng hộ nền dân chủ. Nhưng trong thế giới ngày nay, những kẻ độc tài đang nỗ lực làm điều ngược lại - họ chiêu mộ các cộng đồng tôn giáo để phá hoại nền dân chủ.
Khi các nhà lãnh đạo tôn giáo tụ tập để tham dự Hội nghị Nghị viện Đối thoại Liên tôn Thế giới năm 2023, với khoảng 6.500 nhà lãnh đạo tôn giáo và tâm linh tập trung tại Chicago, Hoa Kỳ, nơi đặt trụ sở của Quốc hội, cơ quan Lập pháp của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ.
Sự kiện diễn ra từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 8 năm 2023, cuộc họp mặt năm nay được triệu tập với chủ đề: “Tiếng gọi Lương tâm: Bảo vệ Tự do & Nhân quyền.” (A Call to Conscience: Defending Freedom & Human Rights.), chúng ta phải tư duy về cách thức mà niềm tin chung về sự bình đẳng của nhân loại, đòi hỏi chúng ta phải bảo vệ nền dân chủ. Chúng ta cũng nên hiểu vai trò then chốt mà những người tôn giáo tín ngưỡng chúng ta phải góp phần bảo vệ các quyền tự do - bao gồm cả tự do tôn giáo - và bảo vệ các nền dân chủ.
Những nhân sĩ tôn giáo có một lịch sử phong phú trong việc kêu gọi Hoa Kỳ sống theo lý tưởng kiến quốc của mình. Trong thời gian riêng của bản thân, bà Fannie Lou Hamer, nhà hoạt động dân quyền với “tinh thần của phong trào dân quyền”, đã đối đầu với quyền lực của người gia trắng cố thủ trong Đảng Dân chủ (Hoa Kỳ) ở bang Mississippi bằng cách trích dẫn Thánh kinh và Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, nói rằng những câu chuyện tàn bạo về việc đàn áp cử tri mà người Mỹ da đen phải đối mặt và cuối cùng đặt ra câu hỏi: “Đây có còn là nước Mỹ không?”.
Khizr Khan, cha đẻ của một người lính Mỹ theo Hồi giáo đã thiệt mạng tại Iraq, đã ca ngợi con trai ông và chỉ trích ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, bản thân ông Khizr Khan ủng hộ đức tin Hồi giáo và bảo vệ các quyền chính trị của thiểu số, bất chấp những lời hứa chính trị cấm tín đồ Hồi giáo vào dịp Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016.
Trong bài phát biểu nổi tiếng trước Đại hội toàn quốc của Đảng Dân chủ Hoa Kỳ, ông Khizr Khan đã hỏi ứng cử viên Tổng thống mỹ 2016 lúc bấy giờ là Donald Trump “Bạn đã đọc Hiến pháp Hợp chúng quốc Hoa Kỳ chưa?”
Điều thiết yếu trong nhiều truyền thống tôn giáo là phẩm giá con người. Trong đức tin Công giáo La Mã của tôi, niềm tin này bắt nguồn từ sự hiểu biết rằng, mỗi bản thân chúng tôi được tạo ra theo hình ảnh và giống Thiên Chúa. Niềm tin này sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta làm việc để bảo vệ dân chủ - chứ không phải bất kỳ văn bản tôn giáo nào yêu cầu cụ thể điều đó, bởi vì nền dân chủ là cách tốt nhất để bảo vệ quyền tự do cá nhân, và hệ thống chính quyền này cho phép các cá nhân có tiếng nói trong cách chúng ta xây dựng xã hội.
Đại đa số các giáo nghĩa tôn giáo không đòi hỏi phải có sự ủng hộ nền dân chủ. Nhưng trong thế giới ngày nay, những kẻ độc tài đang nỗ lực làm điều ngược lại - họ chiêu mộ các cộng đồng tôn giáo để phá hoại nền dân chủ. Điều này chúng ta thấy trong những biểu hiện sai lầm về chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo ở Hoa Kỳ và “phiên bản linh hồn” do Giáo hội Chính thống giáo Nga.
Khi chúng ta kết hợp sự thiên vị về một bản sắc tôn giáo cụ thể với sức mạnh quyền lực của nhà nước, chúng ta tạo ra những điều kiện nguy hiểm, đi ngược lại với các giá trị tôn giáo. Điều này mời gọi sự áp đặt độc đoán của truyền thống tôn giáo nhằm tìm kiếm quyền lực, đe doạ quyền tự do tôn giáo của những người không chia sẻ đức tin đó. Nó chính trị hoá niềm tin tôn giáo và thực sự loại bỏ bản chất tự nguyện xác định niềm tin tôn giáo.
Những người có đức tin có thể đưa ra những đánh giá thận trọng liên quan đến ứng cử viên và chính sách, trong khi quyết định này theo khuôn khổ đạo đức của truyền thống tôn giáo của họ. Điều này có thể thực hiện tốt nhất bởi các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong một hệ thống coi trọng, tranh luận cởi mở và cả hệ thống Hiến pháp bảo vệ quyền con người, quyền công dân và các quy trình dân chủ cho phép giải quyết vấn đề thay mặt cho người dân.
Trong những năm gần đây, chúng ta đã thấy cách mà các phong trào chính trị, có thể họ lợi dụng tôn giáo theo những cách có hại. Một phương diện, có một số tổ chức tôn giáo đã dán nhãn hiệu tôn giáo lên niềm tin chính trị mà họ thực sự không tôn trọng các giá trị cơ bản của nó. Những người khác đối với Cơ đốc giáo đã chấp nhận cách tiếp cận với“mục đích biện minh cho phương tiện” (the ends justify the means) - ngay cả khi những phương tiện đó bao gồm việc phá bỏ các tiến trình chính trị của chúng ta.
Ví dụ nguy hiểm nhất của cách tiếp cận này là việc xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ là một cuộc tấn công bạo loạn nhằm vào Quốc hội Hoa Kỳ thứ 117 vào ngày 6 tháng 1 năm 2021, được thực hiện bởi một đám đông những người ủng hộ Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong nỗ lực lật ngược thất bại của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, nơi một số Cơ đốc nhân coi đức tin của họ là nguồn cảm hứng một cách đáng xấu hổ.
Nếu chúng ta sẵn sàng hy sinh việc bảo vệ các thể chế dân chủ vì lợi ích chính trị tạm thời, chúng ta sẽ đánh mất đi những quyền tự do mà chúng ta trân quý nhất - và càng làm giảm thêm niềm tin vào tôn giáo của người Mỹ.
Câu trả lời cho hoạt động tôn giáo phản dân chủ không phải là yêu cầu những người có đức tin loại bỏ tôn giáo của họ khỏi hoạt động chính trị của họ.
Việc rời bỏ các giá trị tôn giáo của chúng ta ra khỏi đời sống trong cộng đồng, thậm chí khiến nền dân chủ của chúng ta rơi vào tình thế nguy hiểm hơn. Phong trào vận động quyền công dân ở Hoa Kỳ (1954-1968) đề cập đến các phong trào vận động của người Mỹ nhằm xác lập xã hội bình đẳng chân chính về quyền lợi công dân bình đẳng cho người Mỹ da đen xác lập pháp luật phế trừ phân biệt chủng tộc, nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964, nhà Lãnh Đạo Phong Trào Dân Quyền Martin Luther King (1029-1968), nhà tư tưởng Abraham Joshua Heschel (1907-1972) một trong những triết gia Do Thái có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 và Linh mục Theodore M. Hesburgh (1917-2015), nguyên là viện trưởng viện Đại học Notre Dame (bang Indiana, Hoa Kỳ) trong suốt 35 năm (1952-1987). Ngài là một gương mặt xuất sắc của Giáo Hội và giới trí thức đại học của nước Mỹ đương đại là điều không thể tưởng tượng được. Công việc thường nhật cung cấp thực phẩm cho những người gặp khó khăn, giải quyết các vấn đề nghiện ngập và những người vô gia cư, phần lớn được thực hiện bởi các tổ chức dựa trên đức tin.
Vào thời điểm then chốt này, ở nhiều nơi trên thế giới các nền dân chủ đang suy thoái, nó phải đối mặt với một số đe doạ hiện hữu ngay tại Hoa Kỳ. Một số bài học sâu sắc của thế kỷ 20 là để đánh bại một chế độ độc tài, chúng ta cần một liên minh rộng rãi gồm những người có thể bất đồng về chính trị và chính sách, nhưng những người sẵn sàng dành ưu tiên cho việc bảo vệ các hệ thống dân chủ cho phép chúng ta giải quyết tranh chấp một cách hoà bình và dân chủ. Những người có đức tin đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì một liên minh như thế.
Đây là vấn đề quan trọng hơn bất kỳ ứng viên hay đảng phái chính trị nào. việc bỏ phiếu bầu chọn người tài đức ra lãnh đạo là vô cùng quan trọng, nhưng đây chỉ là mức tối thiểu về cách những người có đức tin có thể phục vụ đời sống công cộng của chúng ta. Chúng ta phải nỗ lực để đảm bảo rằng mọi người đủ điều kiện đều có thể bỏ phiếu, mọi phiếu bầu đều được tính chính xác, kết quả được tôn trọng và pháp quyền sẽ chiến thắng. Mặc dù tên gọi cụ thể của mỗi người theo tôn giáo có thể khác nhau, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có vai trò trong việc bảo tồn nền dân chủ.
Tác giả Chris Crawford là người ủng hộ chính sách Bảo vệ Dân chủ (Protect Democracy), một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Hoa Kỳ.Trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020 được tổ chức vào ngày Thứ Ba, ngày 3 tháng 11 năm 2020, ông đồng sáng lập Liên hợp Tín ngưỡng cho cuộc bầu cử tự do và công bằng (Faiths United for Free and Fair Elections), tổ chức một số sáng kiến dựa trên đức tin để bảo vệ cuộc bầu cử Hoa Kỳ 2020.
*** Các quan điểm thể hiện trong bài bình luận này không nhất thiết phải phản ánh phù hợp với báo Religion News Service (RNS).
Tiêu đề gốc: Tôn giáo ra tín hiệu để bảo hộ nền dân chủ. Tiêu đề (*) do BBT đặtTác giả: Chris Crawford Việt dịch: Thích Vân Phong Nguồn: Religion News Service
Bình luận (0)