Trang chủ Quốc tế Xây dựng nền kinh tế học Phật giáo

Xây dựng nền kinh tế học Phật giáo

Trong thế giới quan Phật giáo, nhân loại thay vì làm chủ hành tinh này, chỉ đơn giản là kiến tạo nên một phần tử nhỏ bé dưới trời xanh mây trắng giữa bao la đất trời ngàn hoa. Trong “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics) mà Cư sĩ Shinichi Inoue đề xuất, hành tinh chứ không phải nhân loại sẽ được đặc ở trung tâm thế giới quan của chúng ta.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Trong thế giới quan Phật giáo, nhân loại thay vì làm chủ hành tinh này, chỉ đơn giản là kiến tạo nên một phần tử nhỏ bé dưới trời xanh mây trắng giữa bao la đất trời ngàn hoa. Trong “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics) mà Cư sĩ Shinichi Inoue đề xuất, hành tinh chứ không phải nhân loại sẽ được đặc ở trung tâm thế giới quan của chúng ta.

Tác giả: Senaka Weeraratna
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: buddhanet

Kinh tế học Phật giáo: Con đường trung đạo đang vượt trội giữa Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hội (Buddhist Economics: The Emerging Middle Path between Capitalism and Socialism)

Người lãnh đạo ngành tài chính và ngân hàng của Nhật, đã dùng tư tưởng của đạo Phật để nghiên cứu là cổ động cho một nền kinh tế không (hay ít ra cũng bớt) tàn hại môi sinh, Cư sĩ Shinichi Inoue, cựu Chủ tịch Ban Quản trị Ngân hàng Miyakazi, Chủ tịch Phong trào Tổ chức Phát triển Phật giáo (Bukkyo Shinko Zaidan), nhà kinh tế học danh tiếng, đã đề xuất một cách tiếp cận mới về quản lý kinh tế, vượt xa Chủ nghĩa xã hội và Chủ nghĩa Tư bản.

Ông gọi đề xuất Kinh tế học của mình cho thế kỷ 21 là “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics, 佛教經濟學), một thuật ngữ được nhà kinh tế học người Đức gốc Anh, E.F.Schumacher (1911-1977) đặt ra vào năm 1955, khi ông đến Myanmar với tư cách là cố vấn kinh tế cho Thủ tướng Myanmar đầu tiên UNu (nhiệm kỳ 1948 -1956), tác phẩm của Tiến sĩ E.F. Schumacher “Nhỏ bé lại Xinh đẹp” (Small is Beautiful), được sử dụng lần đầu tiên năm 1973, thời kỳ đó cuốn sách của ông bán chạy nhất.

Dựa trên quán chiếu thẩm thấu của đức Phật rằng sự giải thoát tâm hồn đạt được cách thức thức giải quyết mâu thuẫn cực đoan, cho dù bằng cách chìm đắm trong những lạc thú trần tục hay chủ nghĩa khổ hạnh khắc nghiệt, cụ thể là dạo bước vào con đường “Trung đạo” (Middle Way), Cư sĩ Shinichi Inoue khuyến nghị “Kinh tế học Phật giáo” là con đường trung gian lý tưởng giữa các mô hình cạnh tranh của Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa xã hội.

Cư sĩ Shinichi Inoue lập luận rằng cả hai hệ thống này đều đã thất bại trong việc ngăn chặn sự tàn phá không ngừng của môi trường tự nhiên và cộng đồng nhân loại, do đó buộc các nhà điều hành và các nhà hoạch định chiến lược hàng đầu phải vạch ra giải pháp mới cho các vấn đề của hành tinh.

Cư sĩ Shinichi Inoue chắt lọc những khía cạnh hoàn hảo nhất của cả hai hệ thống kinh tế Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, trong mô hình “Kinh tế học Phật giáo” của ông. Nó hỗ trợ các lực lượng thông thường của thị trường tự do và cạnh tranh mà không hủy hoại thiên nhiên hay xã hội của nhân loại. Tầm nhìn thay thế của ông về kinh tế học bền vững có nghĩa là công bằng hơn và lành mạnh hơn về mặt sinh thái.

Lấy cảm hứng từ góc nhìn thẩm thấu cơ bản của đạo Phật về mối liên kết tồn tại giữa mọi sinh vật sống, Cư sĩ Shinichi Inoue chia sẻ rằng Phật giáo, Kinh tế học và Sinh thái học đều có mối liên quan với nhau. Ông nhấn mạnh đến khái niệm tự do theo cách hiểu của Phật giáo trái ngược với khái niệm ‘tự do’ của phương Tây.

Sự ‘tự do’ theo phương Tây xoay quanh các quyền của cá nhân, tức là tự do làm những gì mình muốn. Trong khi đạo Phật, sự ‘tự do’ có nghĩa là tự do giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi ràng buộc cá nhân bởi phiền não khổ đau trong luân hồi sinh tử.

Theo quan điểm của Cư sĩ Shinichi Inoue, cách tiếp cận của Phật giáo đối với kinh tế học, đòi hỏi sự hiểu biết rằng kinh tế học, đời sống đạo đức và tinh thần không tách biệt, không phải là hai thể tách bạch riêng biệt mà là sự nối dài mang tí́nh tiếp tục.

Thế kỷ 20 đã bị hủy hoại bởi chủ nghĩa tiêu dùng vật chất, vị kỷ. Thế kỷ 21 cần tập trung vào chất lượng và tinh thần của chính cuộc sống. Một trong số giáo lý cốt lõi của Phật giáo là con đường “Trung đạo” (Middle Way), với vai trò như một nguồn lực quan trọng nhằm hóa giải những cực đoan của Chủ nghĩa Tư bản và Chủ nghĩa Xã hội.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dua Phat giao vao thuc tien 1

Bản chất Kinh tế học Phật giáo (The Essence of Buddhist Economics)

Cư sĩ Shinichi Inoue xác định ba cụm từ chính làm nền tảng cho mô hình “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics) của ông.

Một nhóm người đang:

1) Một nền kinh tế mang lại lợi ích cho bản thân và những người khác;

2) Nền kinh tế khoan dung và hòa bình;

3) Một nền kinh tế có thể cứu hành tinh.

Một nền kinh tế mang lại lợi ích cho bản thân và cho tha nhân (An Economics that benefits oneself and others)

Nhà cách mạng và cấp tiến trong thời đại của ông – giống như những người truyền bá lý thuyết tự do kinh tế trong thời đại của chúng ta Tiến sĩ Adam Smith (1723-1790) đã phát triển lý thuyết về doanh nghiệp tự do dựa trên khái niệm về ‘tự tư tự lợi’. Điều này dẫn khiến mọi người quan tâm nhiều hơn đến việc làm giàu cho bản thân và xem thường lợi ích của người khác.

Ở cấp độ quốc tế, vào thời của Tiến sĩ Adam Smith, những Đại cường quốc thực dân như Anh, Hà Lan, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã phát triển nền kinh tế của họ từ các nguồn tài nguyên lấy từ các khu vực nghèo khó hơn, mà không mang lại lợi ích thỏa đáng cho các thuộc địa. Ngược lại, các xã hội Phật giáo sớm hơn như Ấn Độ vào thời đức Phật hay Nhật Bản vào thời Phật giáo Quốc đạo.

Thời nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản, Quan nhiếp chính Nhật Bản Thánh Đức Thái Tử (聖徳太子, Cai trị 593-622) tồn tại với một cách tiếp cận xã hội hoàn toàn khác. Trong xã hội Nhật Bản, nơi có mật độ dân số cao, các mối quan hệ giữa con người với nhau rất chặt chẽ và người Nhật được khuyến khích đặc biệt quan tâm đến cách người khác tư duy hoặc phản ứng.

Trong thế giới kinh doanh của người Nhật Bản, việc chiếm được niềm tin yêu quý mến của công chúng và tham gia vào các giao dịch cùng có lợi luôn được ưu tiên hàng đầu. Hành vi tuyệt hảo như thế là kết quả của sự ảnh hưởng Phật giáo sâu sắc.

Nỗi ám ảnh của phương Tây về ‘tự tư tự lợi’ và sự thờ ơ đối với quyền của những người không thuộc châu Âu đã được nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, Giáo sư Kavalam Madhava Panikkar (1895–1963) phân tích kỹ lưỡng trong tác phẩm mang tính đột phá của ông “’Sự thống trị của châu Á và phương Tây – Khảo sát về Kỷ nguyên Vasco De Gama của châu Á Lịch sử 1498 – 1945”, (Asia and Western Domination – A Survey of the Vasco De Gama Epoch of Asian History 1498 – 1945) xuất bản năm 1953.

Giáo sư KM Panikkar nói rằng các Đại cường quốc thực dân phương Tây miễn cưỡng công nhận rằng, các học thuyết của luật pháp quốc tế được áp dụng bên ngoài châu Âu hoặc các quốc gia châu Âu có bất kỳ nghĩa vụ đạo đức nào khi đối xử với người châu Á. Ví dụ, vào thế kỷ 19 khi Vương quốc Anh nhất quyết bán thuốc phiện trái với pháp luật của Trung Hoa, trong khi đó thì ở Vương quốc Anh lại ban luật cấm hút thuốc phiện.

Ở các quốc gia dưới sự chiếm đóng trực tiếp của Vương quốc Anh. Ví dụ các quốc gia bị thuộc địa như Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, mặc dù có các quyền bình đẳng được thiết lập theo luật pháp quy định, nhưng vẫn có sự hạn chế đáng kể trong việc thực thi đối với người châu Âu.

Một thẩm phán người Anh ở Myanmar, Maurice Collis (1889 -1973) đã kể lại câu chuyện một cách thẳng thắng hiếm hoi trong tác phẩm “Những sự Xử án ở Myanmar” (Trials in Burm; 1938) về những áp lực mà cách thành viên của Chính phủ Thuộc địa và cộng đồng người Anh hải ngoại gây ra cho ông, nhằm thiên vị người châu Âu ở phán đoán của mình.

Giáo sư KM Panikkar phản đối rằng học thuyết về các quyền khác nhau này (nhằm tạo ra sự chế giễu đối với khái niệm Nhà nước Pháp quyền) vẫn tồn tại cho đến tận thời kỳ thống trị của thực dân phương Tây, và là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại cuối cùng của châu Á ở châu Á.

Một nền Kinh tế Khoan dung Độ lượng và Hòa bình (An Economics of Tolerance and Peace)

Một trong những Hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, vị Phật tử minh quân thánh triết Ashoka (Trị vì 273 – 232 trước Tây lịch) đã thành lập Nhà nước Phúc lợi đầu tiên trên thế giới, khi tiếp nhận đạo Phật vào thế kỷ thứ ba trước Tây lịch. Vị Minh quân Thánh triết này từ bỏ ý tưởng chinh phục bằng bạo lực với vũ khí sát thương đao kiếm.

Ngược lại với khái niệm ‘Pháp trị’ của phương Tây, vị Phật tử anh minh Hoàng đế Ashoka bắt tây vào việc thực thi “Chính sách Hiếu nghĩa hay Chính sách Công bình” (policy of piety or rule of righteousness).

Giả định cơ bản của chính sách sùng kính đạo Phật, từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng, là người cai trị phục vụ như một hình mẫu đạo đức nhân văn, sẽ hiệu quả hơn một người cai trị hoàn toàn bằng cách thực thi đạo luật hà khắc.

Phương pháp cai trị Chính trực đẳng bình và Chính đại quang minh không chỉ bằng lập pháp và thực thi pháp luật, mà còn bằng việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức nhân văn cho công dân. Ashoka bắt đầu bằng việc ban hành các Sắc lệnh liên quan đến ý tưởng và thực hành Đạo đức Phật pháp, liên quan đến luật phổ quát và trật tự xã hội.

Nhận thấy rằng ngu dốt, đói nghèo, ốm đau bệnh tật làm băng hoại cơ cấu xã hội, một trong những hành động đầu tiên của vị quân vương phật tử là tài trợ cho phúc lợi xã hội và các dự án công cộng khác.

Lý tưởng của Ashoka liên quan đến việc thúc đẩy các chính sách vì lợi ích của cộng đồng trong xã hội, đối xử với tất cả thần dân của mình như thể họ là những người thân tộc huyết thống và bảo vệ tôn giáo.

Ashoka đã kiến tạo các bệnh viện, nơi trú ẩn phúc lợi cho động vật và thực thi lệnh cấm sở hữu nô lệ và giết chóc. Ngài đã công nhận quyền động vật trong một số sắc lệnh được khắc trên bia đá và chấp nhận trách nhiệm của Nhà nước đối với việc bảo vệ động vật. Việc hiến tế động vật đều bị nghiêm cấm theo Đạo luật.

Một khía cạnh quan trọng trong nền kinh tế hoà bình của Ashoka là từ bi tâm, khoan dung độ lượng. Một trong những Sắc lệnh khắc trên bia đá, Ashoka kêu gọi tự do tôn giáo và từ bi tâm, đồng thời tuyên bố rằng, các tín đồ luôn tôn trọng các tôn giáo khác nhau, một người mang lại uy tín cho tôn giáo của chính mình.

Cư sĩ Shinichi Inoue nói rằng ý tưởng về sự khoan dung tôn giáo chỉ xuất hiện ở phương Tây vào năm 1689 với việc xuất bản cuốn sách của Triết gia người Anh, cha đẻ của chủ nghĩa tự do, Bác sỹ John Locke (1632- 1704) với tác phẩm “Thư bàn về sự khoan dung” (A Letter Concerning Toleration) mà ông viết bằng tiếng Latinh cũng được dịch sang tiếng Anh.

Bác sỹ John Locke nói rằng từ góc nhìn đạo Phật, chính trị có thể được tóm tắt bằng từ Phạn ngữ bậc chuyển luân vương hoặc vị Thánh sống vĩ đại (Chakravarti), có nghĩa là một vị minh quân thánh triết hoặc nhà triết học chính trị, an dân trị quốc bình thiên hạ, bảo vệ người dân của mình và giáo lý từ bi trí tuệ đạo Phật.

Ashoka là nguyên mẫu của nhà cai trị này, người có tư tưởng chính trị đã truyền cảm hứng cho vô số các bậc đế vương và nhà cai trị châu Á khác. Một tín đồ nhiệt thành của Ashoka ở Nhật Bản là nhà chính trị, nhà cải cách, nhân vật Phật giáo lừng danh trong lịch sử Nhật Bản, Quan nhiếp chính Nhật Bản Thánh Đức Thái Tử (聖徳太子, Cai trị 593-622).

Là một đại hộ pháp phật tử, Quan nhiếp chính Nhật Bản Thánh Đức Thái Tử đã soạn thảo Hiến pháp 17 điều “Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản”, được ban hành vào năm vào năm 604. Thánh Đức Thái Tử đã không kêu gọi “sự thật hiển nhiên” (như trong Hiến pháp Hoa Kỳ) cũng như quyền thiêng liêng nào đó của các vị quân vương đế chúa làm cơ sở của luật pháp.

Thay vào đó, Thánh Đức Thái Tử bắt đầu một cách thực tế, tuyên bố rằng nếu xã hội hoạt động hiệu quả vì lợi ích số đông, thì mọi người phải hạn chế chủ nghĩa bè phái lợi ích nhóm và học cách khi làm việc cùng nhau, ưu điểm của người này sẽ bù lại nhược điểm, cải thiện được các vấn đề tồn đọng, đồng thời nâng cao hiệu suất.

Một đặc điểm chính của Hiến pháp này là nhấn mạnh vào việc giải quyết những khác biệt, bằng cách kêu gọi sự hoà hợp đoàn kết và vì lợi ích chung, sử dụng thủ tục đồng thuận. Cách tiếp cận này hoàn toàn trái ngược với quan điểm chung của phương Tây cho rằng, các phe phái chỉ có thể được kiểm soát một cách hợp pháp bằng sự cân bằng quyền lực.

Ban hành Sắc lệnh Quyết định theo sự đồng thuận là một đặc điểm quan trọng của xã hội Nhật Bản. Những nỗ lực được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các phe nhóm bất đồng chính kiến thiểu số vẫn “giữ thể diện”.

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống tinh thần ở xã hội Nhật Bản đến mức vào năm 792 Tây lịch, Hoàng Vũ Thiên Hoàng (桓武天皇, Kammu Tennō, tại vị 781-806), bất chấp những mối đe doạ liên tục từ Triều Tiên, đã bãi bỏ quân đội quốc gia 100 tuổi, ngoại trừ một trung đoàn để bảo vệ khu vực gần Triều Tiên.

An ninh quốc gia được duy trì bởi con trai của các thủ lĩnh thị tộc địa phương, tương tự như cảnh sát ngày nay. Nhật Bản thực sự không có quân đội cho đến khi xuất hiện tầng lớp chiến binh mới trước thời Liêm Thương Mạc phủ (Kamakura bakufu, 1192-1333), một thể chế độc tài quân sự của Nhật Bản vào thời kỳ Kamakura từ năm 1185 cho đến năm 1333.

Vương quốc Phật giáo Tây Tạng là một ví dụ khác về phi quân sự hoá (vào thế kỷ 17). Ở đây, điều quan trọng cầu quan tâm là từ rất lâu trước khi lý tưởng phi quân sự hoá được tán thành ở các quốc gia phương Tây, các nước Phật giáo cổ đại đã thực hiện nó. Tại Nhật Bản, bắt đầu từ thế kỷ thứ 9, án tử hình đã được bãi bỏ trong gần ba thế kỷ rưỡi.

Một nền Kinh tế để Giải cứu Địa cầu

Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc đầu tư kiến tạo Trường Đại học Nông nghiệp Công nghệ cao Borigaram (보리가람농업기술대학) tại làng Mwasonga, cách thành phố lớn nhất của Cộng hòa Thống nhất Tanzania, TP.Dar es Salaam, khoảng 3 giờ đồng hồ đi xe hơi, một quốc gia ở bờ biển phía đông châu Phi và đã đi vào hoạt động cho lớp học đầu tiên. (An Economics to save the Earth)

Cư sĩ Shinichi Inoue đả kích kịch liệt hành vi của các xã hội công nghiệp theo đuổi chính sách lấm chiếm tài nguyên thiên nhiên, mặc dù kinh tế học cơ bản là trao đổi hoặc cho và nhận. Ông xác định một đoạn trong Kinh thánh (Sáng thế ký 1: 27 – 28) có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn đến thái độ phương đối với thiên nhiên. Đoạn Thánh kinh này tuyên bố:

“27: Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.

28: Đức Chúa Trời ban phúc cho nhân loại và phán rằng: Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất”.

Một số người đã giải thích đoạn Thánh kinh này theo nghĩa đen, như một đoạn Thánh kinh đưa ra sự trừng phạt thiêng liêng đối với việc thống trị hành tinh chỉ vì lợi ích của nhân loại, và không coi trọng đến lợi ích của cả thực vật và các sinh vật sống khác trên thế giới này.

Ngược lại, các kim ngôn khẩu ngọc lời dạy của đức Phật khiêm tốn hơn nhiều, nhấn mạnh nhu cầu sống hài hòa với thiên nhiên, cùng sinh tồn hòa bình với các sinh vật khác, như một lý tưởng là những ước mơ cao thượng nhất của con người.

Trong thế giới quan Phật giáo, nhân loại thay vì làm chủ hành tinh này, chỉ đơn giản là kiến tạo nên một phần tử nhỏ bé dưới trời xanh mây trắng giữa bao la đất trời ngàn hoa. Trong “Kinh tế học Phật giáo” (Buddhist economics) Cư sĩ Shinichi Inoue đề xuất, hành tinh chứ không phải nhân loại sẽ được đặc ở trung tâm thế giới quan của chúng ta.

Tác giả: Senaka Weeraratna
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: buddhanet

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường