Trang chủ Bài viết nổi bật Phật giáo và các hoạt động xã hội

Phật giáo và các hoạt động xã hội

Đạo Phật nhập thế đã cho phép các phật tử từ các truyền thống khác nhau đến với nhau và làm việc hướng đến các mục tiêu chung theo những cách chưa từng thấy trước đây. Một phần Đạo Phật nhập thế có thể được coi là một phần chính của phong trào liên kết tạo nên tầm vóc Phật giáo Hoa Kỳ ngày càng phát triển.

Đăng bởi: Lê Đình Trưởng
ISSN: 2734-9195

Đạo Phật nhập thế đã cho phép các phật tử từ các truyền thống khác nhau đến với nhau và làm việc hướng đến các mục tiêu chung theo những cách chưa từng thấy trước đây. Một phần Đạo Phật nhập thế có thể được coi là một phần chính của phong trào liên kết tạo nên tầm vóc Phật giáo Hoa Kỳ ngày càng phát triển.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Pluralism Project

Vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, Thiền sư Thích Nhất Hạnh* (1926-2022) đã đi trọn con đường hành hương xuyên qua hai thế kỷ biến động của đất nước và nhân loại, cuộc đời sự nghiệp của Ngài không giới hạn trong những hoạt động phật sự và xã hội, Ngài đưa ra khái niệm “Đạo Phật nhập thế” (Engaged Buddhism) và hành đạo nổi tiếng khắp thế giới. Từ những sau giữa thế kỷ 20, những đầu thập niên 1970, “Đạo Phật nhập thế” mang đến một góc nhìn của Phật giáo về cuộc đấu tranh đòi công bằng xã hội và môi trường đang diễn ra ở Hoa Kỳ.

Một số nhà quan sát có thể kết nối Phật giáo và đặc biệt là việc tu tập thiền định Phật giáo, thiền định giúp thành tựu tâm lý hoặc hướng nội của “sự an tâm” thường gắn liền với cực lạc và hạnh phúc. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng truyền thống Phật giáo, với sự hùng dũng để nhận chân thật những nỗi khổ niềm đau và tươi mát trong suối nguồn từ bi tâm, đã có động lực mạnh mẽ để tích cực tham gia vào các cuộc đấu tranh bất bạo động nhằm kiến tạo hoà bình thế giới. Mạch nguồn của kết nối xã hội Phật giáo này được gọi là “Đạo Phật nhập thế” – Phật giáo tích cực tham gia vào các mối quan hệ xã hội với sự phát triển, tiến bộ của xã hội.

thien su thich nhat hanh tapchinghiencuuphathoc.vn

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Trong số những bậc tiền bối tiên phong trong “Đạo Phật nhập thế” tại Hoa Kỳ là Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Ngài đến Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam để giải thích ý nghĩa của các cuộc biểu tình do chư tôn thiền đức tăng già Phật giáo lãnh đạo và biểu tình phản đối Chính quyền Sài Gòn do Đế quốc Mỹ hỗ trợ và đưa ra các biện pháp hòa bình giải quyết cuộc chiến ý thức hệ ở Việt Nam và lãnh thổ Việt Nam đã bị chia cắt.

Năm 1978, Hiệp hội Hòa bình Phật giáo (Buddhist Peace Fellowship) lấy cảm hứng từ công việc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thành lập để mở rộng mạng lưới những người hoạt động Phật giáo hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình, bao gồm những người từ tất cả các dòng truyền thừa Phật giáo. Ngày nay, mạng lưới mang tính quốc gia và quốc tế nỗ lực giải quyết các vấn đề hoà bình, môi trường và công bằng xã hội, từ quan điểm ứng dụng thực tiễn Phật giáo như một con đường hoà bình. Tại Hoa Kỳ, Hiệp hội Hòa bình Phật giáo (Buddhist Peace Fellowship) đã thu hút các phật tử tham gia vào các Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN), cải thiện chế độ sinh hoạt trong nhà tù và bảo vệ rừng nguyên sinh, rừng cổ đại.

Sự phát triển của “Đạo Phật nhập thế” tại Hoa Kỳ có vô số ví dụ và cách diễn đạt. Nhiều chương trình lấy cảm hứng từ Phật giáo và được dẫn dắt đang tiên phong trong việc chăm sóc cuối đời cho người hấp hối. Chương trình Tình nguyện viên Chăm sóc Cuối đời cho người Hấp hối, được triển khai vào năm 1987, dưới sự hướng dẫn của Cư sĩ Frank Ostaseski, giáo thụ Thiền Phật giáo người Mỹ, Giám đốc và Sáng lập Dự án Chăm sóc Cuối đời cho người Hấp hối, hoạt động tại Trung tâm Thiền San Francisco, người tiên phong trong lĩnh vực Chăm sóc Cuối đời cho người Hấp hối, đưa các tình nguyện viên đã được đào tạo đến bên giường bệnh nhân hấp hối và chết vì ung thư và AIDS. Trung tâm Thiền Hartford Street duy trì Nhà tế bần Maitri AIDS, được thành lập bởi thiền sư Issan Dorsey (1933-1990), thuộc dòng thiền Tào Động, Phật giáo Nhật Bản, người từng trụ trì Trung tâm Thiền Hartford Street trước khi Ngài viên tịch vì bệnh AIDS vào năm 1990.

Tại Richmond, California, Metta Vihara, còn được gọi là Giáo đoàn Phật giáo Hoa Kỳ, Inc., bắt đầu hoạt động vào năm 1990 với tư cách là một nhà tế bần dưới sự lãnh đạo của trụ trì Hòa thượng Suhita Dharma (Thích Ân Đức, đệ tử Thiền sư Thích Thiên Ân) người Mỹ gốc Phi, nhà hoạt động xã hội và là một tuyên úy Phật giáo trong các nhà tù, người thành lập nhà tế bần Metta Vihara tại Richmond, California.

Tại New York, Maitri House của Trung tâm Thiền New York đã mở cửa cung cấp dịch vụ Chăm sóc Cuối đời cho người Hấp hối. Đây là một trong nhiều dự án phi lợi nhuận của cộng đồng do Lão Cư sĩ Bernie Glassman (1939-2018), vị Thiền giả, một nhà tiên phong nổi tiếng thế giới trong phong trào Thiền Phật giáo Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo tinh thần, tác giả, nhà xuất bản, một nhà tiên phong trong Doanh nghiệp Xã hội Phật giáo bền vững lãnh đạo.

Tại Santa Fe, New Mexico, dự án “Being With Dying” (tạm dịch: Sống cùng cái chết) của Upaya, một cộng đồng Phật giáo do Ni trưởng Tiến sĩ Roshi Joan Halifax, thiền sư, nhà nhân chủng học, người sáng lập và trụ trì Trung tâm Thiền Phật giáo Upaya Zen Center, Hoa Kỳ và Trung tâm Thiền Phật giáo ở Santa Fe, New Mexico; lãnh đạo Thiền phái Lâm Tế lãnh đạo, đang đào tạo những người chăm sóc chính thống về cách thực hành sự hiện diện và sự quan tâm được trau dồi bằng thiền định Phật giáo.

Sự tham gia của Phật giáo cũng đã mở rộng đến hệ thống nhà tù. Ni trưởng Dai-En Bennage trụ trì Mt. Equity Zendo Jiho-ji (MEZ) thuộc Thiền phái Tào Động, Phật giáo Nhật Bản, sau 23 năm tu nghiệp và thực hành thiền định tại Nhật Bản, đã bắt đầu giảng dạy giáo lý Phật đà và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trong hệ thống nhà tù từ cơ sở của Ni trưởng tại Mt. Equity Zendo Jiho-ji (MEZ) ở Lewisburg, Pennsylvania.

Tại New York, John Daido Loori-roshi của Trung tâm Thiền trên Núi Tremper đã bắt đầu các chương trình thiền định của Phật giáo trong các nhà tù ở bang New York. Và ở Los Angeles, chùa Hsi Lai, cam kết “xây dựng Tịnh độ trên Trái đất”, từng là nơi tổ chức chương trình thăm tù nhân hàng tuần.

Thiên hạ thường nói rằng nỗi khổ niềm đau là cửa ngõ dẫn đến từ bi tâm. Bằng cách quán chiếu sâu vào bản chất của những nỗi khổ niềm đau cá nhân và xã hội, thực hành Phật giáo trau dồi các phẩm chất của sự quan tâm, từ bi tâm, và chuyển hoá nội tâm để duy trì một cuộc sống phụng vụ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ pháp thoại về môi tương sinh quan là trọng tâm trong quan điểm của Phật giáo về vũ trụ – “sự tương hợp”, như Ngài đã đề cập về con người, quốc gia và toàn bộ cấu trúc sinh thái của thế giới tự nhiên. Ngài nói: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng tôi là phát triển cái nhìn sâu sắc đúng đắn. Nếu chúng ta nhìn sâu vào bản chất của sự tương hợp. rằng tất cả mọi thứ đều là ‘tương giao’, chúng ta sẽ ngừng đổ lỗi, tranh cãi và giết chóc, và chúng ta sẽ trở thành thân hữu của tất cả mọi người. Để thực hành bất bạo động, trước hết chúng ta phải học cách giải quyết hoà bình với chính bản thân”. Không chỉ “kiến tạo hoà bình” mà “hoà bình” là chìa khoá của “Đạo Phật nhập thế”. Những lý tưởng của Bồ tát bao gồm việc tu tập bố thí (dana) và từ bi tâm (metta hay maitri) – các lý tưởng này được nuôi dưỡng thông qua việc đi theo con đường Bát Chính Đạo.

Trong những năm gần đây, “Đạo Phật nhập thế” đã phát triển trở thành một lĩnh vực phụ trong nghiên cứu học thuật Phật giáo, và đã lan rộng đến các cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới. Một loạt các vấn đề được giải quyết bởi các Phật tử tham gia từ tất cả các dòng chảy Phật giáo hiện nay bao gồm hoà bình, môi trường (đặc biệtr là tại Hoa Kỳ), chủ nghĩa tiêu dùng, phân biệt chủng tộc, nhà tù, chăm sóc, toàn cầu hoá, giới tính, đạo đức và hơn thế nữa.

Được thành lập vào năm 1997, Think Sangha, là một tổ chức Tăng Đoàn liên kết với Hiệp hội Phật giáo Hòa Bình (BPF) ở Hoa Kỳ, và Mạng lưới Phật tử dấn thân Quốc tế (INEB), tập trung vào việc áp dụng các ý tưởng, phương pháp và giá trị của đạo Phật vào các vấn đề hiện đại. “Đạo Phật nhập thế” đã cho phép các Phật tử từ các truyền thống khác nhau đến với nhau và làm việc hướng đến các mục tiêu chung theo những cách chưa từng thấy trước đây. Một phần “Đạo Phật nhập thế” có thể được coi là một phần chính của phong trào liên kết tạo nên tầm vóc Phật giáo Hoa Kỳ ngày càng phát triển.

* Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, vị sứ giả Hòa bình, người mang Đông Phương vào Tây Phương, vị Thiền sư Phật giáo Việt Nam, người có tầm ảnh hưởng trên thế giới được coi là chỉ đứng sau Đức Đạt Lai Lạt Ma, người phổ biến thiền chính niệm ở phương Tây, đã phải sống lưu vong gần nửa thế kỷ sau khi bị trục xuất khỏi quê hương vì kêu gọi chấm dứt Chiến tranh Việt-Mỹ.

Nhà hoạt động vì hòa bình ở Việt Nam, Thiền sư Nhất Hạnh là một trong 13 vị Đạo sư góp phần vào sự thành hình và phát triển đạo Phật trên toàn thế giới trong quá trình hơn 25 thế kỷ lịch sử Phật giáo, một vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam, một trong những nhân vật có ảnh hưởng Tâm linh lớn nhất Thế giới đã “Thanh thản hồn nhiên trút hơi thở” viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại Tổ đình Từ Hiếu, cố đô Huế, Việt Nam, trụ thế 97 Xuân, Giới lạp 72 Hạ.

Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: The Pluralism Project

Để cập nhật những thông tin, kiến thức Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường