Ni giới Phật giáo không những làm tốt các nhiệm vụ của người “con gái đức Phật” mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc đối với nữ Phật tử, động viên giúp đỡ họ, để họ trở thành những tấm gương sáng vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà, trưởng dưỡng căn thiện lành lan tỏa, đi đầu trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, xây dựng chùa tiên tiến, xây dựng gia đình văn hóa.
Dưới ánh sáng diệu Pháp của đức Phật, cùng với sự lãnh đạo khéo léo của Mahaprajapati - dì ruột, người chăm sóc và cũng là kế mẫu của đức Phật. Ni đoàn phát triển nhanh chóng sau khi được thành lập. Hàng ngàn phụ nữ đã thanh lọc được thân tâm, giải thoát mình ra khỏi khổ đau của thực tại, chu kỳ sinh tử để trở thành A La Hán (Arahat). Sự chứng ngộ về tâm linh của những người phụ nữ Phật giáo thời kỳ đầu được lưu lại dưới dạng một tập hợp các câu thơ trong Kinh Trưởng Lão Ni Kệ – Therīgāthāpāḷi[1].
Khi đề cập đến địa vị người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ xưa và nay hầu hết các học giả luôn lấy những quan điểm mập mờ để làm chuẩn đánh giá cho các quan điểm của mình. Điều này ta có thể thấy được qua các bài bình luận lên án văn hóa truyền thống xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ là bất công, chèn ép phụ nữ. Tuy nhiên, sự trân trọng và bảo vệ phụ nữ lại được tìm thấy trong những thư tịch cổ quan trọng của Ấn Độ – đó là luật Manu, một bộ luật xuất hiện sớm nhất trong xã hội loài người, là công cụ mà đẳng cấp Bà la môn dùng để kiểm soát xã hội.
Thời kỳ đức Phật xã hội chia bốn giai cấp, phụ nữ thuộc vào giai cấp thấp nhất và không có tiếng nói. Luật Manu ra đời đề cập đến địa vị của phụ nữ trong xã hội, đó là sự kết hợp pha trộn của tội lỗi, đức hạnh, nghĩa vụ cũng như quyền được che chở.
Với xã hội đường thời là thế, đức Phật được xem là người đem đến ánh sáng cho người phụ nữ nói riêng và cho xã hội loài người nói chung, giáo pháp của Ngài tôn trọng tự do, bình đẳng được xem như một cuộc cách mạng cho nữ giới. Ngang qua tiểu sử của đức Phật ta có thể nhận ra ba khía cạnh rất “phụ nữ” gắn liền với Ngài qua ba sắc thái: Thứ nhất là tình mẫu tử, thân sinh của Ngài là hoàng hậu Maya, người nuôi nấng Ngài là Mahapajapati; thứ hai là việc nuôi dưỡng người từ bỏ gia đình qua hình ảnh của Sujata hiến dâng bát sữa một người làm điếm hiến dâng thực phẩm cho Ngài và tăng đoàn, thứ ba là sự bình đẳng giới tính, đức Phật chấp thuận cho người nữ xuất gia.
Tuy nhiên, một số cách nhìn tiêu cực vào một số khía cạnh, cụ thể, đức Phật do dự khi Mahaprajapati cầu thỉnh được xuất gia, khi Ngài chấp thuận nữ giới gia nhập Tăng đoàn thì giới luật được thiết lập thêm bắt người tỳ kheo ni phải tuân thủ – Bát kỉnh pháp “Này A Nan, nếu Di Mẫu Kiều Đàm Di có thể chấp nhận tuân giữ Tám Kính pháp này thì Ta sẽ đồng ý cho Bà xuất gia và thành lập Giáo đoàn Ni”[2];
Khi đức Phật cho phép nữ giới gia nhập Tăng đoàn, Di mẫu Mahapajapati trở thành vị Ni đầu tiên và bà đã chấp nhận Bát Kính Pháp như là điều kiện tiên quyết để được xuất gia.
Thế tôn do dự khi cho người nữ xuất gia, không phải Thế tôn đến khi Anada thưa thỉnh ba lần, không phải Thế tôn phủ nhận công lao nuôi dưỡng của di mẫu, mà vì với tuệ giác của Thế tôn, Thế tôn thấy chưa hợp thời, cần cân nhắc vì một số lý do sau.
Thứ nhất là định kiến xã hội, liên quan đến lịch sử xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ, cụ thể, xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Bà la môn, vị thế người nữ không được xem trọng, người nữ không thể tách rời với sự bảo hộ của người nam, người nam xem người nữ như người phục dịch cho mình.
Thứ hai, Tăng đoàn mới thành lập, tu sĩ thường trụ ở trong rừng, gốc cây và khất thực hằng ngày, xã hội Ấn Độ đang ở trạng thái bán khai, các nơi cư trú đều thiếu an toàn, đầy rẫy tội phạm. Người xuất gia phải rời bỏ gia đình, sống vô gia cư trong rừng, vì vậy, việc chống lại bọn cướp, thú dữ đối với người nữ là rất khó.
Thứ ba là sự khác biệt cơ thể sinh học của giới tính, cơ thể phụ nữ rất khó thích nghi và bất tiện nếu sống theo Tăng đoàn không có chỗ cố định. Và hơn thế nữa, tăng, ni ở cùng nơi cũng sẽ dễ nảy sinh những vấn đề không mong muốn, là xã hội có cái nhìn không đẹp về Tăng đoàn lúc bấy giờ. Cuối cùng là vấn đề khất thực sẽ rất khó với nữ tu, vì định kiến xã hội cho rằng hình tướng nam có nhiều phước báu hơn nên dường như nữ tu sẽ rất khó trong vấn đề trọng nam khinh nữ.
Đức Phật là người mở ra cuộc cách mạng xã hội về mặt tư tưởng giải phóng nạn phân chia giai cấp, lối sống trung đạo, tư tưởng bình đẳng thì không có lý do gì Ngài không cho nữ giới xuất gia chẳng qua là do chưa đủ điều kiện và chưa đúng thời điểm. Thêm vào đó bát kỉnh Pháp được ban hành thì đó không phải liệt kê vào bất bình đẳng nam nữ mà xét về thời điểm lúc bấy giờ xã hội khá phức tạp về quyền và nghĩa vụ của nữ giới thì ‘bát kỉnh pháp’ được xem là ‘lá bùa hộ mệnh’ chở che cho Tỳ kheo ni khi gia nhập vào hàng ngũ của Tăng đoàn.
Sau khi đức Phật nhập Niết Bàn, tiếp nối lý tưởng của chư vị thánh tổ ni mở ra một giai đoạn lịch sử mới cho Ni đoàn Phật giáo là nhờ công đức của chư vị thánh ni, giúp cho Nữ giới tiếp tục được xuất gia tu học.
Ni giới Phật giáo không những làm tốt các nhiệm vụ của người “con gái đức Phật” mà còn là chỗ dựa tinh thần vững chắc đối với nữ phật tử, động viên giúp đỡ họ, để họ trở thành những tấm gương sáng vừa giỏi việc nước, đảm việc nhà, trưởng dưỡng căn thiện lành lan tỏa, đi đầu trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư, xây dựng chùa tiên tiến, xây dựng gia đình văn hóa.
Phật giáo Việt Nam hình thành và phát triển 2000 năm, theo đó Ni giới Việt Nam cũng được hình thành từ thế kỷ thứ I với những Ni sư nổi bật như Ni sư Diệu Nhân (1041-1113), Ỷ Lan (1044-1117) và các bậc Ni sư thời cận - hiện đại như Diệu Ngọc (1885-1952), Ni sư Diệu Tịnh (1910-1942), Ni trưởng Như Thanh (1911-1999), Ni trưởng Giác Nhẫn (1919 - 2003), Ni trưởng Huỳnh Liên, ni trưởng Bạch Liên; Ni trưởng Trí Hải (1938 - 2003)..., Ni sư Huệ Từ (chùa Giác Tâm - TPHCM), Ni sư Như Đức (thiền viện Viên Chiếu - Long Thành), Ni sư Như Như (Tu Viện Đại Tòng Lâm - Bà Rịa Vũng Tàu), Ni trưởng Huệ Giác (Quan Âm Tu Viện - Biên Hòa).... luôn được giới Nữ Phật tử học tập, phát huy, được xem là gương là mẫu từ trong việc học tập trau dồi hạnh tuệ đến việc hành xử thế gian hàng ngày, giáo dưỡng con cháu gìn giữ nếp nhà, công quả kinh kệ chăm lo chùa cảnh. Các vị đã cố gắng duy trì và phát triển mối đạo luân lưu bất tận. Sự hình thành và phát triển của Ni lưu từ thời đức Phật đến nay chính là nhờ sự tri ân và báo ân của toàn thể Ni giới đối với Thánh Tổ, chư Ni Tiền bối hữu công trong việc duy trì Giới luật để mạng mạch Phật pháp được tồn tại lâu dài.
Thiện Minh (T/h)
*** Chú thích [1] Therī có nghĩa là các nữ tu cao niên và gāthā có nghĩa là thánh ca hoặc bài thơ bằng tiếng Pali [2] Kinh Bộ Tăng Chi, Phẩm Gotami, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr. 112-113. Tài liệu tham khảo 1. Kinh Trường Bộ II, kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr. 543 2. Kinh Tăng Chi Bộ, I, chương 2 pháp, phẩm Tâm thăng bằng, Kinh Đất, VNCHPVN, 1996, tr119 3. Kinh Tương Ưng Bộ , Phẩm Người con gái, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr. 543 4. Kinh Bộ Tăng Chi, Phẩm Gotami, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr. 112-113. 5. Kinh Đại Ái Đạo Tỳ-kheo ni, tr.66. 6. Kinh Tăng Chi Bộ II, Phẩm Gotami, VNCPHVN ấn hành, 1991, tr. 376. 7. https://tapchinghiencuuphathoc.vn/van-de-nu-gioi-chung-a-la-han-trong-tam-tang-phat-giao.html
Bình luận (0)