Tác giả: Thích Đạo Tâm

1. Nguồn gốc Mông sơn thí thực từ đâu?

Thí thực là một trong những nghi quỹ đặc biệt của Phật giáo. Đây là pháp sự dùng để thực hành việc cứu giúp, nhằm giải trừ những nỗi thống khổ cho những Ngạ quỷ và những loài chúng sinh ở trong đường địa ngục (u minh). Khởi đầu của nghi thức này (Khải giáo) là từ câu truyện ngài A Nan một trong 10 đại đệ tử của đức Phật, một lần đang ở trong khi thiền định, bỗng thấy quỷ vương tên là “Diện Nhiên” (hóa Thân của Bồ Tát), toàn thân bốc lửa, khổ sợ vô cùng.

Nguồn: st
Nguồn: st

Theo tương truyền, Quỷ này nói với A Nan rằng: Sau 3 ngày nữa mạng ông sẽ hết, sẽ đọa vào loài quỷ. Ông nếu có thể dùng thức ăn, bố thí cho sáu lẻo cõi U minh, lại vì chúng tôi cúng dàng Tam bảo, thì có thể tăng trưởng phúc đức, thọ mệnh được kéo dài. Ngài A Nan bèn đem việc này hỏi với đức Phật, mong Phật chỉ dạy phương pháp giải trừ. Đức Phật bèn dạy ông A Nan tụng thần chú biến thực, có thể khiến đồ ăn biến ít hóa nhiều, có thể từ 7 hạt cơm mà thành được vô số, vô lượng.

Lại bảo An Nan tụng chú Cam lộ, nước có thể biến thành cam lộ. Do uy lực của thần chú mà có thể khiến cho hà sa ngã quỷ, chúng sinh tiếp nhận được thức ăn, và đều được 6 căn thanh tịnh, liền đó mà thoát các khổ nạn, sinh lên cõi lành. Về sau ngài A Nan Tôn giả thọ mệnh đến 120 tuổi. Đó là khởi thủy của phép thí thực khi đức Phật còn tại thế. 

Khi Phật giáo truyền vào Đông độ (Trung Quốc – Theo truyền thống Bắc truyền), đến thời của vua Lương Vũ Đế (thời Nam bắc triều). Vua Lương Vũ Đế một đêm nằm mộng có cao tăng, khuyên dạy vua thiết lập trai đàn thủy lục, để phổ độ 6 lẻo chúng sinh. Vua Lương Vũ Đế liền hỏi ý kiến của ngài Chí Công hòa thượng. Ngài Chí Công đã theo trong kinh Phật, biên tập thành nghi thức, lấy 2 thần chú làm chính, và tập hợp các văn mật giáo, lập đàn tràng để siêu độ. Đó là khởi thủy của nghi thức Thí thực ở Đông độ. 

Nguồn: st
Nguồn: st

Đến thời đại nhà Đường, có 2 vị cap tăng tu theo mật giáo đó là ngài Kim Cương Trí cùng với ngài Bất không, cũng dùng 2 thần chú làm gốc, tìm trọn trong các văn của kinh điển Mật giáo, biên tập thành “Diệm khẩu nghi quỹ” được lưu truyền rộng rãi. Ngày nay gọi là “Diệm khẩu thí thực”.

Đến thời kỳ nhà Tống có ngài Bất Động pháp sư, vì muốn lợi ích cho chúng sinh ở lẻo quỷ đạo, tế độ cõi u minh. Khi tới ở núi Tứ xuyên mông sơn, Ngài xem trong bộ “Cứu bạt diệm khẩu ngã quỷ kinh” và “Bí mật bộ”, cũng lấy 2 thần chú làm chính, từ trong các kinh văn Mật giáo đó, mà biên tập thành Mông Sơn Thí Thực, gọi là “Mông sơn thí thực nghi”. Đây là lấy tên đại danh nơi ngài ở mà đặt tên vậy.

Sau này được biên tập vào Thiền Môn Nhật Tụng, mà được sử dụng trong các chốn tự viện, đạo tràng. Mỗi ngày vào thời khóa công phu buổi chiều, đều sử dụng nghi thức giản lược của Mông sơn thí thực mà tụng niệm. Cho đến tận ngày nay, nghi thức Mông sơn thí thực này, vẫn được Tăng ni, Phật tử thực hành vào các khóa tụng công phu chiều gọi là “Tiểu mông sơn”. 

Nguồn: st
Nguồn: st

2. Đại mông sơn và tiểu mông sơn

Mông sơn thí thực có hai phương thức đó là: Đại mông sơn, và Tiểu Mông sơn. 

Pháp sư căn cứ vào Nghi quỹ mông sơn đại khoa, thiết lập đàn tràng, bầy biện vô số lễ vật để cử hành pháp sự, gọi là Đại mông sơn, đây là nghi quỹ đặc biệt, cung cấp cho Ngã quỷ (ma đói) hoặc cõi địa ngục, khỏi bị đói khổ, được trừ những sự thống khổ. 

Con như trong mỗi ngày khi thời khóa tụng kinh công phu chiều ở mỗi tự viện, chùa, dùng “mông sơn thí thực nghi” (lược giản) làm nghi thức tụng niệm hàng ngày, lễ vật tối thiểu là cháo loãng, hoặc (tùy nghi) bố thí tế độ cho các u hồn, gọi là “tiểu mông sơn”. Đây là một trong nội dung quan trọng của thời khóa công phu hàng ngày, vào mỗi buổi chiều ở trong các tự viện thuộc Phật giáo Bắc tông. 

Nguồn: st
Nguồn: st

3. Đối tượng và ý nghĩa của lễ Mông Sơn Thí Thực

Đối tượng của lễ Mông sơn thí thực là các chúng sinh ở cõi u minh (ở Việt Nam thường gọi có  12 loại chính – gọi là thập loại). Các chúng sinh cõi u minh bởi vì ở đời quá khứ tạo nhiều tội ác. Cho nên nay phải sinh vào lẻo khổ, xấu, ác, đói khát thiếu thốn, chịu nhiều sự bức bách thống khổ khác nhau. Do vậy, lễ Mông sơn thí thức nhằm để siêu bạt, tế độ cho họ, được lo đủ (thực) và rồi được giác ngộ (nghe pháp) mà thoát khỏi cảnh giới khổ đau của nghiệp báo đó. 

Mông sơn thí thực có 3 ý nghĩa chính:

Một là vì báo ân: Lục đạo chúng sinh từ vô thủy kiếp đến nay đối với chúng ta thường làm thân bằng, quyến thuộc đắp đổi qua lại. Chúng ta không đành tâm, thấy họ ở trong các lẻo ác, chịu mọi thống khổ. Do vậy, thiết lễ thí thực mà cứu giúp cho họ. 

Hai là vì mục đích muốn cảnh tỉnh nhân sinh: Ở mỗi nơi pháp hội Mông sơn thí thực, mọi người tham dự được nghe, thấy pháp âm mà hiểu về nhân quả, khiến cho mỗi chúng ta nghĩ đến nỗi thống khổ ở trong ác đạo. Do thế mà tự cảnh tỉnh chính mình, từ đó suy nghĩ, nói năng, hành động, chớ tạo ác nghiệp thì mới mong không phải luôn hồi trong các cõi khổ đó. 

Ba là vì thực hành Bồ tát đạo: Bồ tát đạo là hạnh nguyện quan trọng trong pháp tu tập của mỗi hành giả, trên con đường đi đến giác ngộ và giải thoát. Do đó, chúng ta thiết lễ Mông sơn Thí thực ấy là vì do lòng đại từ, nhờ vào lực dụng gia hộ của Tam bảo (Phật, Pháp, tăng), khiến cho chúng  sinh trong lục đạo luân hồi đều có thể đến pháp hội ấy được nghe kinh, nghe pháp, sám hối, quy y, tăng trưởng các thiện căn, phát tâm Bồ đề từ ấy có thể thoát khổ luân hồi, đều thành Phật đạo. 

Nguồn: st
Nguồn: st

4. Công đức của việc thiết lễ Mông sơn thí thực. 

Thí thực có rất nhiều công đức, như trong kinh “Phật vì Thủ-ca trưởng giả nói nghiệp báo sai biệt” có nói rằng thí thực có 10 loại công đức như: Được mạng sống lâu dài; Được sắc đẹp, Được sức khỏe; Được an ổn vô ngại biện; Được không lo sợ; không có giải đãi; Mọi người yêu quý; Đầy đủ phúc báo; Sau khi chết được sinh thiên; Mau chóng chứng Niết bàn. 

Thí thực có 10 loại lợi ích như: 1) Làm đại bố thí, thực hành Ba-la-mật; 2) Tăng trưởng hữu duyên; 3) Quảng kết thiện duyên, được chư Phật Bồ tát, cùng các quỷ thần theo bảo hộ; 4) Tiêu trừ tai khí của thế gian; 5) Tiêu trừ nghiệp chướng của mình; 6) Tăng trưởng, đầy đủ phúc đức; 7) Tiêu tai kéo dài tuổi thọ; 8) Chỗ ở luôn an lành; 9) phổ lợi u minh; 10) Đạo nghiệp được tăng trưởng. 

Trong kinh “Phật thuyết cứu bạt Diệm khẩu ngã quỷ kinh” (Cứu bạt Diệm khẩu kinh) nói: “Nếu Tỷ khiêu, Tỷ khiêu Ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, thường dùng mật chú và danh hiệu của bốn đức Như lai, gia trì thức ăn, bố thí cho Ngã quỷ, liền có thể dầy đủ vô lượng phúc đức, tuổi thọ tăng trưởng, sắc lực tăng ích, thiện căn đầy đủ”. 

Trong kinh “Phật thuyết thí ngã quỷ cam lộ vị đại Đà la ni” –(Cam lộ vị kinh) cũng nói rằng: “Lại nữa một pháp, nếu người gặp bệnh rất nặng, hoặc gặp các bệnh do ma quỷ làm. Nên làm 3 bát cháo, tụng chú 7 biến, đem tới nơi chỗ vắng vẻ, bố thí cho các ngã quỷ. Làm như thế 7 ngày, bệnh đau có thể được thuyên giảm”. 

Các ngôi chùa, đàn tràng ở mỗi khi trai đàn, pháp sự lên làm nghi lễ Đại Mông sơn thí thực, thỉnh mời pháp giới chúng sinh ở cõi u minh, bày biện lễ nghi, trên cúng dàng Tam Bảo và nhờ vào lực dụng của Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng), trì tụng chú ngữ, khai thị giáo Pháp, sám hối, quy y, dùng tấm lòng đại từ, đại bi như Phật dạy, dùng lý của Phật pháp khiến cho âm dương đều được lợi lạc. 

Tác giả: Thích Đạo Tâm