Trang chủ Văn hóa Liên Phái – Danh lam cổ tự nổi tiếng Hà Thành

Liên Phái – Danh lam cổ tự nổi tiếng Hà Thành

Ngõ Chùa Liên Phái được mở rộng vào năm 2018 đã giúp cho du khách thập phương thăm quan, lai viếng chùa được thuận lợi hơn. Người dân hai bên đường ngõ chùa Liên Phái cũng được “hưởng lộc” khi ngõ chùa được mở rộng, không những giúp cảnh quan được tôn đẹp lên mà còn thuận tiện trong sinh hoạt, giao thương đời sống hàng ngày.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Ngõ Chùa Liên Phái được mở rộng vào năm 2018 đã giúp cho du khách thập phương thăm quan, lai viếng chùa được thuận lợi hơn. Người dân hai bên đường ngõ chùa Liên Phái cũng được “hưởng lộc” khi ngõ chùa được mở rộng, không những giúp cảnh quan được tôn đẹp lên mà còn thuận tiện trong sinh hoạt, giao thương đời sống hàng ngày.

Lý Nguyên Trần
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2023

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Lien Phai Danh Lam Co Tu Noi Tieng Ha Thanh 1

Tam quan chùa Liên Phái, Hà Nội – Ảnh: Minh Nam

Cảnh vật thay đổi, ngõ đường rộng, nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng nhưng chùa Liên Phái vẫn mang nét cổ kính, linh thiêng và là một trong những ngôi chùa nổi tiếng bậc nhất ở Hà Thành với cổng Tam quan uy nghi, lối kiến trúc giả cổ bề thế, mái lợp ngói.

Cổng Tam quan được làm lại từ năm 2013, khuôn viên chùa rộng rãi, thông thoáng với ngôi bảo tháp Diệu Quang 9 tầng hình lục giác, cao khoảng 20m, được xây bằng vôi gạch bên ngoài trát bằng vữa trộn bột đá theo kiểu tòa tháp Cửu Phẩm Liên Hoa.

Năm 2022 nhà chùa đã tôn tạo vọng thờ tôn tượng đức Phật Thích Ca bằng ngọc thạch cao 1,05m nặng khoảng 5 tấn để ở vị trí trung tâm và được cho là “trái tim” của khuôn viên chùa ở phía trước gian Tam Bảo.

Tòa Tam bảo có 5 gian, được dựng trên bộ khung bằng gỗ với sáu vì kèo đỡ mái, được làm theo kiểu “chồng rường” và kiểu “quá giang cột trốn”. Nét nổi bật trong tòa Tam bảo là những cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, chạm trổ công phu, tỉ mỉ bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng với các đề tài tứ linh, đan xen hoa lá mang tính nghệ thuật cao.

Trải qua gần 300 năm tồn tại và phát triển, chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần gần nhất là vào năm 2012. Chùa Liên Phái là một trong những biểu tượng tâm linh Phật giáo lâu đời của thủ đô Hà Nội, nối tiếp mạng mạch truyền thống sơn môn Liên Phái trong lịch sử.

Phía sau Tam Bảo là nhà Tổ gồm 11 gian với 8 cửa lớn, khang trang rộng rãi, hệ thống tượng Phật trang nghiêm tố hảo, các bức hoành phi, câu đối đều rất đẹp, có ý nghĩa tán thán công đức của các vị chư Tổ.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Lien Phai Danh Lam Co Tu Noi Tieng Ha Thanh 2

Vườn tháp chùa Liên Phái, Hà Nội – Ảnh: Minh Nam

Phía sau nhà Tổ là khu vườn tháp xây trên gò Mai Phong, gồm 7 ngôi tháp chính giữa là Tháp Cứu Sinh bằng đá hình tứ giác, được trang trí, chạm nổi khá đẹp. Theo tài liệu còn ghi lại, trước đây chùa Liên Phái có tất cả hơn 30 ngọn tháp nhưng đến nay còn hơn 10 tháp, trong đó có 7 tháp của các Tổ.

Chùa Liên Phái còn lưu giữ được số lượng bia đá vào loại nhiều nhất Hà Nội hiện nay gồm 64 bia. Đặc biệt, chùa còn lưu giữ các mộc bản kinh Phật được khắc đan xen những bức họa đồ minh họa, đường nét tài hoa tinh tế.

Tap Chi Nghien Cuu Phat Hoc So Thang 3.2023 Lien Phai Danh Lam Co Tu Noi Tieng Ha Thanh 3

Tháp Diệu Quang chùa Liên Phái, Hà Nội – Ảnh: Văn Đức

Theo quan niệm dân gian, chùa Liên Phái còn được biết đến là địa chỉ để xem việc người thân trong gia đình mất có “trùng tang” hay không. Chuyện kể rằng, sinh thời, thấy chúng sinh quá lo sợ về sự “trùng tang”, Tổ Trịnh Thập đã viết ra bản kinh “Thập nguyện cứu sinh” và bộ ván in khắc phù giải để hóa giải việc “trùng tang” làm cho người dân được an tâm khi có hiếu sự.

Chùa Liên Phái vốn là nơi tư dinh của công tử Trịnh Thập là dòng dõi quý tộc, ngài sinh ngày mùng 5 tháng 5 năm Chính Hòa thứ 17 (1696) đời vua Lê Hy Tông. Ngài Trịnh Thập đã cho cải tạo vườn nhà làm hồ thả cá trồng sen, khi đào ao phát hiện có ngó sen tiềm ẩn dưới khu đất, Ngài cho đó là điềm lành và nhân duyên với Phật giáo nên Ngài đã quyết biến đổi tư dinh thành ngôi chùa, và quyết xuất gia lên núi Yên Tử tìm sư học đạo.

Tháng 3 năm 2023, vào dịp tưởng niệm 290 năm ngày mất của Tổ Như Trừng Lân Giác, Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Sơn môn Liên Phái tổ chức Hội thảo khoa học “Tổ Như Trừng Lân Giác và Sơn môn Liên Phái trong lịch sử Phật giáo Việt Nam” tại chùa Liên Phái (Hà Nội).

Lý Nguyên Trần
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2023

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường