Trang chủ Bài viết nổi bật Lịch sử Phật giáo Trung Quốc – Phần 1

Lịch sử Phật giáo Trung Quốc – Phần 1

Phật giáo Trung Quốc từ hơn nửa thế kỷ nay cũng cần phải dùng quan điểm lịch sử hiện đại để nghiên cứu thêm và trình bày rộng hơn trong các nghiên cứu sau. Trong giới hạn cuốn sách này, chỉ xin giới thiệu sơ lược Phật giáo mấy chục năm gần đây trong bốn chương cuối cùng về tình hình tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Phật giáo Trung Quốc từ hơn nửa thế kỷ nay cũng cần phải dùng quan điểm lịch sử hiện đại để nghiên cứu thêm và trình bày rộng hơn trong các nghiên cứu sau. Trong giới hạn cuốn sách này, chỉ xin giới thiệu sơ lược Phật giáo mấy chục năm gần đây trong bốn chương cuối cùng về tình hình tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

LỜI MỞ ĐẦU

Nhận sự phân công của chư tôn đức lãnh đạo hội đồng học viện giảng dạy bộ môn Lịch sử Phật giáo Trung Quốc và lịch sử tông phái Phật giáo Trung Quốc.

Chúng con cố gắng sưu tầm tư liệu, chỉnh lý, dịch thuật, biên soạn để có được tư liệu làm y cứ phục vụ cho công việc giảng dạy truyền bá kiến thức đạt được chất lượng mà hội đồng lãnh đạo Học viện yêu cầu.

Trong thời gian đến, chúng con rất mong được đón nhận sự chỉ dạy của chư tôn đức, sự góp ý của các bậc thức giả và các tăng ni sinh để hoàn chỉnh hơn nữa cho lần tái bản sau.

Sự nghiệp giáo dục tăng già là cả một sự nghiệp lớn lao, kiên trì và bền bỉ. Tăng tài là nền tảng phát triển vững chắc của giáo hội và sự nghiệp hoằng dương chánh pháp, lợi lạc quần sanh. Mỗi sự đóng góp của bản thân chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ bé nhưng rất cần trong sự nghiệp chung to lớn ấy!

Chùa Vĩnh Nghiêm Xứ Thanh
Mùa Phật Đản PL.2561 – DL.2017
Thích Giải Hiền khể thủ

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 3 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 4 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 5 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 6 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 7 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 8 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 9 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 10 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 11 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 12 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 13 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 14 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 15 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 16 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 17 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 18 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 19 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 20 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 21 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 22 Tap chi Nghien cuu Phat hoc Lich su Phat giao Trung quoc 23

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN

1. Tính chất Phật giáo

Phật giáo là tôn giáo phát nguồn từ Ấn Độ cổ đại, luận về tính chất thì Phật giáo không phải là tôn giáo “nhất thần giáo” tôn thờ một thần cụ thể, cũng không phải là “đa thần giáo” tế lễ đủ các thần trong trời đất tự nhiên. Tuy có nền tảng từ Bà-la-môn giáo của người Ấn Độ cổ, song Phật giáo đích thực là tôn giáo có nhiều điểm đặc biệt do Thế tôn Thích Ca sáng lập vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công nguyên.

Thái tử Tất-đạt-đa xuất gia làm Sa-môn, trải qua 6 năm tu hành khổ hạnh thiền định, sau cùng chứng đạo dưới cội Bồ Đề trở thành Phật-đà (người giác ngộ). Phật-đà căn cứ vào sự thể nghiệm của chính mình để nói pháp môn Duyên Khởi, được rất nhiều người ủng hộ và quy y, những người trong số đó tiến thêm một bậc xuất gia chuyên niệm tu hành học đạo dần hình thành tổ chức giáo đoàn Phật giáo (Tăng Già).

Do đó, hình thành nên Tam bảo là Phật-đà, Đạt-ma (pháp), Tăng-già; hoàn thiện hình thái tôn giáo của đạo Phật và cũng mang tính chất xã hội. Phật-đà trở thành đối tượng tín ngưỡng của Phật giáo, Pháp bảo trở thành nội dung của tín ngưỡng, và Tăng bảo trở thành tập thể những vị xuất gia tín ngưỡng Phật giáo và tiếp tục khai triển các hoạt động xã hội. Dần dần phát triển trở thành tôn giáo Đông phương được nhiều dân tộc ở Á Châu quy y, tín phụng.

Phật giáo ngày nay trở thành một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, cùng với Cơ Đốc giáo của Jesus và Islam giáo của Muhammad sáng lập. Nhưng luận về bản chất thì Phật giáo khác so với tinh thần “con của chúa trời” như Jesus hay “nhất thần giáo” như Muhammad sứ giả của A-la; Phật giáo chủ trương người người đều có thể thành Phật, nên là tôn giáo mang tính chất vô thần.

2. Sử Phật giáo dưới nhãn quan địa lý khu vực

Lịch sử Phật giáo từ lúc phát nguồn ở Ấn Độ rồi lưu truyền trở thành tôn giáo của người Á Châu, tính đến nay đã có hơn 2.500 năm lịch sử. Tương đối với vòng văn hóa Cơ Đốc giáo ở Âu Mỹ và vòng văn hóa Islam ở Trung Đông, thì trung tâm Châu Á đại lục rộng lớn hình thành nên vòng văn hóa Phật giáo ở phương Đông.

Phật giáo coi Phật, Pháp, Tăng – Tam bảo là đối tượng chủ thể để triển khai các hoạt động tôn giáo, không giống với các thể chế xã hội của các địa vực và dân tộc Á Châu khác nhau, nên đối với việc phân chia địa vực đồng thời phân tích kĩ lưỡng và đánh giá tỉ mỉ là việc làm cần thiết và tất yếu. Do đó, cuốn “Lịch sử Phật giáo” này, có chú ý đến khía cạnh khu vực địa lý văn hóa rồi phân chia từng giai đoạn thời gian để trình thuật lịch sử phát triển Phật giáo.

Ở Ấn Độ tức lấy lịch sử Phật giáo cổ đại làm vấn đề trung tâm để trình bày về sự hưng khởi của Phật giáo tại Ấn Độ. Ở Trung Quốc, lấy lịch sử Phật giáo thời trung kỳ làm trung tâm mà trình bày về quá trình lưu truyền Phật giáo ở các vùng để hình thành nên vòng văn hóa Phật giáo rộng lớn tại Châu Á.

Ở Nhật Bản, tuy cũng tương tự như thời trung kỳ Phật giáo truyền đến Nhật Bản, nhưng Phật giáo được truyền bá tại các khu vực ở Á Châu là bởi các xã hội của các dân tộc tiếp nhận và thẩm thấu tùy theo từng địa vực, dần dần gánh vác trách nhiệm phát triển Phật giáo thời cận thế.

Phật giáo truyền từ Ấn Độ đến các nước Á Châu, trở thành quá trình lịch sử phát triển. Ví dụ như ở Nhật Bản: Phật giáo hưng khởi tại Ấn Độ, Trung Quốc đóng vai trò truyền bá, Nhật Bản tiếp nhận Phật giáo qua thẩm thấu của Trung Quốc. Phật giáo khi mới truyền vào Trung Quốc vào khoảng 500 sau khi đức Thế Tôn nhập diệt, Phật giáo truyền đến Nhật Bản cũng phát sinh vào khoảng 500 lần thứ hai.

Như vậy, Phật giáo truyền từ Ấn Độ đến Trung Quốc, sau đến Nhật Bản có khoảng cách khoảng 1000 năm, do đó nếu nói tiếp nhận Phật giáo nguyên trạng như thời Thế Tôn tại thế là điều không thể có. Trải qua dòng chảy ở mỗi vùng, lại có khoảng cách cả nghìn năm phát triển, biến đổi; nên cũng không thể bỏ qua được những yếu tố như vấn đề tích lũy, dung hợp, đan xen, giao lưu văn hóa bên trong đó.

3. Con đường truyền bá Phật giáo

Có hai con đường chủ đạo truyền bá Phật giáo về phía Đông, một là đường bộ qua Tây Vực và hai là đường biển qua biển Đông. Cả hai con đường đều gắn liền với vai trò của những thương nhân, thông qua những hoạt động mua bán của những thương nhân đó đã mang Phật giáo truyền bá vào xã hội nông nghiệp phương Đông.

4. Sự phân chia niên đại lịch sử Phật giáo

Nghiên cứu lịch sử có thể chia thành: Cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại; khuynh hướng và tinh thần thời đại không chỉ ở phương diện chính trị và kinh tế mà còn ở việc nghiên cứu văn hóa và tôn giáo từng thời kỳ.

Lịch sử Phật giáo lấy nghiên cứu Phật giáo làm đối tượng, tiêu điểm của vấn đề đặt ở mục tiêu nghiên cứu sự phát triển của lịch sử, lấy những hoạt động Phật giáo của quốc gia, xã hội làm trung tâm; đồng thời đứng trên lập trường coi trọng tư tưởng Phật giáo và sự phát triển tín ngưỡng để phân chia. Kết hợp nghiên cứu lịch sử giáo đoàn và lịch sử tư tưởng, giáo lý.

Phật giáo Trung Quốc từ ngày truyền nhập đến nay đã có khoảng 2000 năm lịch sử, nên tương đối khó để phân định thành các giai đoạn cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại. Nay tạm chia Phật giáo ở Ấn Độ và Tây Tạng thời kỳ trước khi Đông truyền làm cổ đại. Từ thời Hán về sau đến Trung Hoa Dân Quốc có thể chia làm hai giai đoạn nhỏ gồm: Từ Vãn Đường, Ngũ Đại cho đến TK X (khoảng 1000 năm) gọi là trung đại; từ thời Bắc Tống về sau đến hết thời Thanh gọi là cận đại.

Từ thời Lục Triều cho đến Tùy, Đường gọi là thời kỳ quý tộc môn phiệt, do Phật giáo thời kỳ này được tầng lớp quý tộc tiếp nhận và ủng hộ trước mà được lưu truyền. Đến thời Tùy Đường tuy đã thống nhất lãnh thổ Trung Quốc nhưng thế lực của tầng lớp quý tộc vẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội nên văn hóa thời kỳ này đương nhiên mang phong cách quý tộc.

Phật giáo Trung Quốc bắt đầu phát triển trong bối cảnh xã hội như vậy, trong khoảng 1000 năm đó, nếu chia nhỏ hơn có thể tính đến TK IV là thời kỳ phiên dịch kinh điển; từ TK V đến TK VI là thời kỳ nghiên cứu; từ TK VII về sau là thời đại các tông phái nở rộ, nhưng khuynh hướng học vấn thì vẫn chưa rõ ràng. Cũng ví như quá trình bắt đầu trồng một cái cây theo thứ tự sinh trưởng, khai hoa để ví với quá trình Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc.

Phật giáo Trung Quốc bắt đầu thành lập vào thời Lục Triều và đạt đỉnh thịnh vào thời Tùy Đường, nhưng từ thời Vãn Đường đến Ngũ Đại (thời kỳ trung đại Trung Quốc) thì lại mang theo những đặc điểm như sự suy yếu của tầng lớp quý tộc, sự lớn mạnh của tầng lớp thứ dân địa phương và sự gia tăng quyền lực hoàng đế chuyên chế quân chủ trong bối cảnh một xã hội động loạn.

Quyền quân chủ tuyệt đối định đoạn phương thức khoa cử để tuyển chọn quan lại có sức chi phối rất lớn đối với chính trị và văn hóa thời kỳ cận đại Trung Quốc. Phật giáo Trung Quốc sau khi tầng lớp quý tộc bị suy yếu thời Vãn Đường đến Ngũ Đại lại gặp hai cuộc đại pháp nạn Hội Xương và Hiển Đức, lại phải đối diện với thời đại hoàng đế và quan liêu quân chủ độc tài. Đó là tình hình phát triển thời cận thế và cũng là kết quả sau thời kỳ nở rộ Tùy Đường.

Trung Nguyên chiến loạn, từ thời Tống về sau chỉ duy có Thiền Tông phát triển rực rỡ ở vùng Giang Nam, nối tiếp Phật giáo Tùy Đường là sự hưng khởi của Thiên Thai, Hoa Nghiêm và Luật Tông, dần dần hình thành ba đỉnh Thiền, Giáo, Luật; rồi phát triển đến thời kỳ dung hợp các tông phái.

Nếu như lấy thời kỳ Nam Bắc triều Đạo giáo và Phật giáo mâu thuẫn đối lập để so sánh thì thời kỳ Bắc Tống đến Nam Tống – là thời kỳ văn nghệ phục hưng với sự phát triển mạnh mẽ của Tống học (Tống Nho), chính là thời kỳ mà Phật giáo và Nho giáo trở nên đối kháng. Phật giáo thời Nguyên, Minh, Thanh mang khuynh hướng dung hợp các tông phái trong nội bộ Phật giáo; ở bên ngoài thì hình thành trào lưu dung hợp tam giáo Nho, Phật, Đạo.

Trong thời cận đại, Nho giáo là học thuyết để phục vụ khoa cử, tuyển chọn quan lại; Đạo giáo là tôn giáo của tầng lớp thứ dân; Phật giáo dung hòa, thích ứng trên từ thiên tử, dưới dến bình dân, và được mọi tầng lớp xã hội tiếp nhận. Đó là một đặc điểm và là khuynh hướng của lịch sử Phật giáo Trung Quốc thời cận đại.

Cách mạng Tân Hợi năm 1911 thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc, đánh dấu sự diệt vong của triều đình Mãn Thanh, đồng thời cũng thúc đẩy Phật giáo Trung Quốc hướng đến thời kỳ hiện đại.

Phật giáo Trung Quốc từ hơn nửa thế kỷ nay cũng cần phải dùng quan điểm lịch sử hiện đại để nghiên cứu thêm và trình bày rộng hơn trong các nghiên cứu sau. Trong giới hạn cuốn sách này, chỉ xin giới thiệu sơ lược Phật giáo mấy chục năm gần đây trong bốn chương cuối cùng về tình hình tại Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.

Còn nữa….

Tác giả: Thượng tọa TS Thích Giải Hiền soạn dịch
Trích sách: Lịch sử Phật giáo Trung Quốc

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường