Trang chủ Nguyệt san Viên Âm Làm sao trừ được vô minh?

Làm sao trừ được vô minh?

Vô minh cùng giác tính đều một thể chân như, nào có sinh, nào có diệt, chỉ vì đứng thiên về một phương  diện nên mới tin tưởng có giác tính cần phải được, in tuồng có vô minh cần phải trừ.

Đăng bởi: Phạm Khánh Linh
ISSN: 2734-9195

Vô minh cùng giác tính đều một thể chân như, nào có sinh, nào có diệt, chỉ vì đứng thiên về một phương  diện nên mới tin tưởng có giác tính cần phải được, in tuồng có vô minh cần phải trừ.

Tác giả: Phạm Hữu Bình trong đoàn Phật học Đức Dục
Nguồn: Nguyệt San Viên Âm số 54

Nghĩa chữ vô minh

Không nhận được các chân thật thì gọi là mê lầm, như tính nước hay chảy xuống, mình không lúc nào để ý xét đến, không lúc nào niệm, không chân thật ấy, tức mình lầm. Lại như giữa đời, không hiện tượng nhân không quả nếu không biết ấy, thì cũng gọi  lầm vô minh cũng nghĩa lầm, nhưng lầm hết sức lớn : không rõ ” sự thật tuyệt đối “

Người có biết sự mê-làm lớn ấy không?

Thường người ta ai cũng cảm thấy mình lầm, cho nên thơ ấu đã biết vồn hỏi han các người lớn cốt đề biết, đến lớn, biết suy nghĩ ít nhiều, lại càng nhận thấy mình lầm lạc luôn ! điều giản dị nhất nếu người không mê lầm, tất làm việc cũng đứng đắn, nghĩa muốn tức khắc làm được như muốn mới phải chứ ! Nhưng đại đa số, nếu biết mình lầm, cũng không thể nghi được rằng mình chính đang mê một sự rất hệ trọng không biết sự thật tuyệt đối

Duy các bậc thông minh, các bậc thượng-căn của nhân loại mới cảm thấy mình có vô minh và hết sức tìm kiếm sự thật.

tap chi nghien cuu phat hoc lam sao de tru vo minh 111

Đấy: các bậc bác-cô đang nghiên cứu các di  tích xưa cốt tìm cho ra nguyên thủy của loài người, thế giới; kia các nhà bác học, hóa học,sinh lý học, vật-lý- học…

Đang lăn mình trong các máy thô sơ như thời xưa,hay tuyệt trần tinh xảo như ngày nay, kẻ dòm sao chạy, mây bay, người nghiên cứu sự hóa sinh của các vi tế chúng sinh, hoặc sự chuyển biến của các điện tử cùng đều cốt đề tìm cho ra cái nguyên-nhân của đời sống, lại kia nữa, thì các vị thông-thái, tu-hành, đang trầm-Lư mạc. tưởng quên mặc, quên ăn, quên cả đời sống đề chú tất cả năng lực vào sự tìm kiếm lẽ bí mật của đời sống.

Nhân loại luôn luôn quay cuồng như đám muỗi lắng đập đầu vào khung cửa kính để tìm một lối thoát 

Nhưng làm thế nào cứ đứng về phương diện đối đãi tìm được “sự thật tuyết đối” làm thế nào cứ muốn nhận sự thật tuyệt đối với giác quan mộc mạc, hẹp hỏi, hạn lượng của mình.

Đức Phật nhờ những công hạnh cần cù, đã theo những phương pháp rốt ráo để thoát các phương diện đối đãi, không nhận lẽ sống với các giác quan, để giác làm lặn ngay vào dòng sống trực nhận sự sống, thể đã phát minh ra lẽ thật tuyệt đối ấy.

Sự thật tuyệt đối đó là gì? 

La bản-thể chân thật của vũ-trụ. Thế chân thật là chân như sáng suốt, bất sinh, bất diệt, vô thủy và chung, thoát ly tất cả các nghĩa đối đãi. Tính chân thật là chân như tính hay pháp-giới-tính, nghĩa là tính cách tuyệt-đối, tuyệt đãi của muôn vật; mỗi vật đều duy nhờ đối đãi mà có tính cách chứ thiết-thiệt không có tự tính.

Sự mê lầm ấy thuộc về căn bản vô minh rất sâu xa vi tế, cho nên dẫu tu hành đến quả vị A la hán cũng chưa trừ được, và chính sự mê – làm đó đã làm cho các vị ấy không chứng được Pháp-thân, nên năng-lực giảm rất nhiều

.Sự lầm gốc ấy phátsinh ra nhiều lớp lầm khác, lớp thô hơn vô – minh không rõ tứ để” nghĩa không biết sự thật của đời sống khổ, không biết nguyên nhân sự khổ, không biết cách trừ khổ, không biết cõi hết khổ. Thứ minh này rất nguy hại cho sự tiến hóa của chúng-sinh

Làm sao trừ được vô minh?

Nhân nhận thấy 2 thứ vô minh cội gốc đó, nên biết rằng muốn được giác ngộ, phải nhận tứ đế, rồi tu đạo để phá “khổ, tập”, đến quả Alahán. đến quả vị này, phải bỏ những điều chấp trước vitế để cho nhập pháp giới tính, mới hoàn toàn hết minh

Chúng sinh muốn đến quả vị A la hán, phải qua 4 phiền não trú địa

1) Bỏ trú địa kiến hoặc: nghĩa là nơi còn các tri kiến sai lầm. 

2) Bỏ trú địa dục-ái: nghĩa là trừ bỏ tâm tham ái.

3) Bỏ trú địa sắc ái: nghĩa là trừ bỏ tâm tham ái sắc thân. 

4) Bỏ trú địa và sắc ái: nghĩa là trừ bỏ tâm tham ái tư ngã. 

Qua trúđịa này đến quả vị Alahán. Đến quả vị A- lahán tuồng như đã chứng được chân như, nhưng chân như đó đang còn bị chứng, nên còn đốiđãi, chưa thật tuyệt đối ; cho nên quả vị Alahán còn minh trú địa. Bao giờ ta tinhtấn phá minh trú địa bỏ được cả năng chứng sở chứng, lúc bấy giờ mới thiệt tới chân như, mới nhập được pháp giới nh, mới hoàn toàn giác ngộ

Quan niệm của Pháp tướng về mê và ngộ, và sự phân biệt về Đại thừa và Tiểu thừa

Pháp tướng tôn nhận rằng không có cái gì là thiệt pháp thiệt ngã sự sự vật vật, dầu tâm dầu cảnh, đều do thức tâm biến. hiện. Tôn ấy nhận có 8 thức : nhãn thức, nhĩ thức, tỳ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức, tạng thức 3 thức sau rất quan hệ vi tạng. thức là chứa đủ các chủng tử mê ngộ, thất – thức là thức hay chấp trị, thất thức chấp trì chủng tử mê thì ta mê, thất-thức hết mê thì ta ngộ.

Ý thức rất lanh lợi, có công năng làm nảy nở hoặc đè nén các chủng-tử. Trong tạng thức có đủ chủng tử hữu lậu và vô lậu, nhờ lục thức huân tập mà các chủng tử vô lậu được hiện hạnh thì các chủng tử hữu lậu không mọc được.

tap chi nghien cuu phat hoc lam sao de tru vo minh 2

Lấy Pháp tướng phân biệt Đại thừa và Tiểu thừa: xem thể chúng sinh mê lầm đều gốc ở đệ thất thức hay mạt-na-thức, thất thức là thức chấp-tri, không lúc nào là không chấp trì, lúc mê thì chấp trì có ngã có phap, lúc ngô thì chấp tri vô ngã vô-pháp, vì tính cách hay gìn giữ của đệ thất-thức mà hóa có mê, nhưng cũng nhờ tính cách đó mà lúc giác ngộ, thất thức gìn giữ được trí vô ngã vô pháp rồi thì không bao giờ mê lầm được nữa.

Thất thức chấp ngã, chấp pháp, tu theo Tiểu thừa, chứng đến quả Alahán thì mới trừ được ngãsi; còn phápsi chưa đoạn được. Nếu đoạn được phapsi nữa thì hoàn toàn giác ngộ.

Muốn trừ pháp si thì phải huấn tập đệ bát thức, dùng ý thức mở mang các chủng tử chân như đề các chủng tử ấy đủ sức mạnh trừ phần pháp si của thất thức thì chứng được pháp thân.

Kết luận

Chúng ta lọt lòng ra đã có sẵn một thân, nghĩa là kết quả của sự mê lầm, lại sống vào một hoàn cảnh mê lầm, Bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu thói quen, bao nhiêu quan niệm quanh vây lấy ta; đã có thân người, ta phải chịu cái hoàn cảnh chung của nghiệp người, ta tập thấy như số đông người chung quanh ta thấy, tập ngửi, nghe, nếm cho đến suy nghĩ nói năng, hành động như phần đông người xung quanh ta .

Vì thế thói sống và ý nghĩ của sổ đồng người thường rất giống nhau. Ta bị nhiễm các thói quen mê-làm rất nặng nề rồi, nên không biết. Như con trong một gia đình đều hút thuốc phiện, mới lọt lòng ra họ đã có một thân thể ốm yếu, họ đã ngửi thấy hơi thuốc, hơi lớn lên đã tập hút, suốt mấy mươi năm trường sống trong không khi đượm thuốc.

Mặt đã xanh, môi đã thâm, mỗi lúc hút thấy vui vui, nhưng những lúc thiếu thuốc cũng thiệt khốn nạn; tuy vậy cũng không bao giờ có thể nghĩ rằng thuốc phiện là một thứ rất hại, và người ta có thể sống không cần nó ; họ lại càng không nghĩ được rằng nếu khỏi được nghiện người ta sẽ sống cuộc đời vui đẹp hơn, cho đến dầu người đã thoát được bệnh khốn nạn ấy, hết sức khuyên, họ cũng bán tin bán nghi

Thân phận chúng ta đây có khác chi người nghiện kia, sinh ra trong một hoàn cảnh điên đảo vô thường, vật dục rối loạn, vẫn cũng có lúc thấy vui, nhưng nhiều khi cũng đã khốn nạn.

Sự khổ của đời thế nào, các mục về khổ để đã nói rõ tưởng không cần nhắc lại. Nhưng ở đời mấy người tự nhận được đời thiệt là khổ! Không nhận điều ấy là một sự mê lầm quá nặng.

tap chi nghien cuu phat hoc lam sao tru duoc vo minh

Khổ còn không nhận được, huống chi các nhân làm ra khổ, các phép trừ khổ, và cái cảnh giới của cõi hết khổ, cùng là “sự thật tuyệt đối “ hay là đệ nhất liễu nghĩa

Tu theo đạo Phật cốt đề trừ  minh, được giác ngộ, nhưng thiệt ra theo quan niệm đại thừa, lúc còn , giác tính phải đâu không , lúc đã ngộ cũng hết chủng tminh đâu.

minh cùng giác nh đều một thể chân như, nào có sinh, nào diệt, chỉ đứng thiên về một phương  diện nên mới tin tưởng giác tính cần phải được, in tuồng minh cần phải trừ.

Kẻ chưa học đạo, thì tưởng rằng giác tính minh không ; các vị ” nhị thừa thì tưởng mình đã hết vô minh, được giác tính.”

Chỉ có các vị Bồ tát thật chứng ngộ trung đạo mới hiểu vô minh tức giác nh biến hiện, nhân đó chuyển minh hóa nhất thể chủng chi hương minh khởi sai biệt trí cho đến khi nhờ đó biết được tất cả, mới đạt được sự toàn giác, mới tùy duyên khởi chơn như đại dụng.

thế, đối với các vị Bồ tát “địa ngục thiên đường đều thành Tịnh độ . địa ngục thiên đường chăng, cũng chỉ với những kẻ còn trong dục giới, sắc giới, cho đến cảnh vui tột bực như cảnh Niếtbàn cũng chỉ với hàng nhị thừa hàng đang còn chấp trước, chứ chơn như ra ngoài các danh sắc trùm chứa tất cả.

Phật nói với đức Vănthù trong kinh Viêngiác: “Lúc giác ngộ rồi thi các huyễn (vô-minh) cũng chẳng diệt di đâu, và thành đạo rồi cũng chẳng thấy được cái chi”.

Nhưng ” vô đắc “ không được cái gọi giác tính, giác tính bao giờ diệt, nay lại được, tuy thể thiệt ra đối với kẻ còn mẻ thì các đức Bồtát siêu việt toàntri toànnăng hoàn toàn giải thoát, cũng như đồn; chim, chim trong lòng thì khốn nạn thảm sâu, chim tung tăng ngoài trời sáng lạng thì tự do an vui, nào khác chi nhau, cũng đủ lông, cảnh, đuôi, mỏ!

Lại cũng như kẻ lần phương hướng muốn đi về động lại qua tây, đến lúc biết làm, đổi hướng, thì không làm nữa, nhưng đông lây nào tiêu diệt ! Chỉ duy người ấy đã biết đâu đông, đâu tây, lúc đó đi về hướng nào cũng biết , không làm nữa

Sở chúng sanh mê lầm, Phật giác ngộ cũng chỉ sự nhận sự khác như thế thôi. Phật đã nói trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: “Các ông mê vì nhận cái ngọn làm gốc, Phật giác ngộ vì nhận đúng gốc, đúng ngọn”

Nhận bọt nước làm toàn thể bể là nhận ngọn làm gốc, tức mê. Nhận một thân một đời làm trung tâm điểm của thời gian vô cùng, không gian vô tận là mê. Biết thân tâm như chút bụi giữa trời, như hoa đốm biến hiện giữa hư không là ngộ.

Mê không hiểu cách dụng tâm thời động tâm tức muôn niệm thô đục nổi lên; ngộ, thấu rõ tâm tính, thời niệm niệm đều sáng suốt thanh cao; chúng sinh mê, như đứa trẻ cầm đàn ráng sức khảy cũng chẳng rõ thanh âm; Phật, giác ngộ, như nhà nhạc sĩ tài tình động đến giây là muôn khúc huyền-vi lan khắp.

Đàn nào phải hai cây, mà dưới tay kẻ tục, người tài, điệu khác nhau đến thế!

Tâm Phật cùng làm chúng sinh nào có khác, chỉ vì vô minh mà có mê, có ngộ, có địa ngục, Niết-bàn.

Tác giả: Phạm Hữu Bình trong đoàn Phật học Đức Dục
Nguồn:Nguyệt San Viên Âm số 54

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường