Vô minh

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: KS.Minh Bình

“Vô minh”, cứ theo chữ mà dịch là “Không sáng”. Cái gì không sáng? Cái tâm. Tâm ai không sáng? Tâm của hầu hết mọi người, của hầu hết chư thiên, của tất cả những ai đang sống với tâm vọng mà chưa nhận ra được tâm thật.

Quả thật người ta tâm rất tối, đơn cử là họ khó mà nhìn được trong bóng tối. Như đại sư Hư Vân, cao tăng Trung Quốc thế kỷ XX, một lần trời đã tối mà ông còn muốn xuống núi. Mọi người ra sức cản, bảo đường núi nguy hiểm, thầy đã cao tuổi rồi, để sáng đi chứ vội gì… Nhưng ngài Hư Vân quở chư tăng: “Mấy ông thấy tối chứ ta đâu có thấy tối!”, nói rồi liền đi băng băng xuống núi, ai cũng sợ!

Hay thiền sư Đức Sơn Tuyên Giám, thuở mới đến Long Đàm học đạo sư rất tha thiết hầu thầy. Một bữa ngài Sùng Tín bảo:

– Tối rồi, ông đi nghỉ đi.

Tuyên Giám vâng lời chắp tay cung kính xá thầy rồi bước ra. Vừa ra khỏi cửa sư liền bước vào. Thầy hỏi:

– Sao lại trở vào?

Tuyên Giám thưa:

– Bên ngoài tối quá!

Ngài Sùng Tín mới mồi một ngọn đèn cầy đưa cho đệ tử. Lúc Tuyên Giám vừa cầm đèn ngài liền thổi tắt. Ngay lúc đó tâm Tuyên Giám bừng sáng, không còn thấy tối nữa!

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Vo Minh 1

Người ta tâm tối cho nên mặt họ cũng tối. Chư Phật tâm sáng nên nhìn mặt như có hào quang, hay như có một cái đèn hình từ bên trong hắt sáng gương mặt các ngài, tương tự ở cái màn hình ti-vi. Nhờ có đèn hắt sáng ra màn hình mà hình ảnh trên ti-vi trông rất đẹp, rất hấp dẫn. Nguyên lý của nó là vậy: tâm soi sáng vật chất, cái bên trong chiếu sáng cái che bên ngoài. Bên trong là tâm, bên ngoài là thân thịt xương máu mủ…

Nhưng sao không nói thẳng là “tối” lại nói “không sáng” làm chi? Sao nhà Phật không nói khẳng định mà lại nói phủ định, một giáo lý rất quan trọng? Ta có thể hiểu, cách nói “vô minh” để an ủi, để khuyến khích, chứ không nỡ chôn vùi mấy đứa con cháu tối dạ. Chư Phật xưa cũng là người, nên nhân loại là con cháu của các ngài chứ chẳng phải ai xa lạ. Các ngài không nỡ để con cháu cứ sống tối tăm mãi.

Sự thật, không sáng là tạm thời, còn sáng mới là bản chất. Cho nên sách Chứng Đạo Ca của thiền sư Huyền Giác có câu: Tánh thật của vô minh là Phật tánh! (Vô minh thật tính tức Phật tính.) Đã là tạm thời thì nói nhẹ “không sáng” thay vì nói nặng “tối” lại là đúng, đúng mức độ và đúng tình trạng, cũng là đúng lý và đúng tình.

Tuy vậy, cũng có khi các ngài nói thẳng, để các đệ tử ý thức được tình trạng, kẻo ỷ vào sự khôn lanh của mình mà làm sai lời thầy dạy. Như Sư trưởng Minh Đăng Quang, có một lần ngài đã bảo chư tăng đệ tử: “Các ông ai cũng mặt tối hù, nên tôi phải viết sách Chơn Lý để lại làm – dấu – xương – cho – đời – sau.”. Lời nói này cho thấy lúc đó ngài Minh Đăng Quang chưa có người kế thừa, và nhắc nhở người đời sau cần phải làm gì, khi muốn tìm hiểu mối đạo Khất Sĩ của ngài.

Còn đức Thích ca xưa kia khi dạy đạo cho dân chúng cũng hay nói đến việc từ bóng tối tiến ra ánh sáng, mà kinh văn Pāli đã trùng tuyên. Ngài chỉ ra những chỗ tối tăm khổ sở, và chỉ ra chỗ quang minh của Phật pháp, cho dân chúng biết con đường đi. Trong kiếp luân hồi tối tăm khổ sở, Phật pháp là minh đăng sáng soi tâm hồn chúng sinh. Cảnh giới của Phật pháp là quang minh rực rỡ, là Siêu Nhật Nguyệt Quang, một trong 12 danh hiệu “Quang” của đức A Di Đà.

Đừng theo văn chương thế gian ngày nay mà khen ngợi cảnh lung linh. Lung linh là ánh sáng chớp tắt lặp lòe, như ở các vũ trường, nó chính là cảnh giới của sáu nẻo luân hồi đấy! Sách Tử Thư của Tây Tạng đã mô tả rõ mấy thứ lung linh này, rất nguy hiểm khi đi tái sinh!

Tóm lại, vật chất là tối, tinh thần là sáng, mà hễ nhiễm trần sẽ bị trần che tối, còn không nhiễm trần sẽ được trong sáng tự nhiên. Người trong sáng là người có tâm hồn ở bậc cao, đã ly trần. Những người ấy sẽ chiếu sáng cả thế gian, như vầng trăng ra khỏi đám mây che! Và phong tục thắp đèn sáng mãi nơi bàn thờ Phật phải có ý nghĩa như vầy: Thắp đèn để nhắc nhở mỗi người phật tử thường giữ tâm sáng như đèn! Qua việc thành kính cúng dường đèn lên đức Phật, chính họ đang khuynh hướng ra khỏi vô minh, rất có ý nghĩa trong kiếp luân hồi bất tận của họ! (Còn nếu thắp đèn không có ý nghĩa đó thì chỉ là mê tín mà thôi.)

Tác giả: KS.Minh Bình

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường