Tác giả: Joseph Houseal

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: 佛門網有限公司

Khi các dự án Phật giáo mang khái niệm "Hoà bìnhThế giới” (World Peace, 世界和平) có sự quyên góp tiền bạc hoặc quảng bá một buổi biểu diễn, trong đó thông qua những điệu múa truyền thống châu Á, đặc trưng bởi truyền thống của người dân Trinidad.

Có những vấn đề khó giải quyết, liên quan đến người Dai Ailian ở thế kỷ 20. Họ đã làm việc với Chính phủ Trung Quốc để “cải thiện và nâng cao” các điệu múa Tây Tạng và các điệu múa dân gian khác để “làm cho họ khoan khoái tinh thần” đối với khán thính giả quốc tế.

Không có gì được nâng cao bởi sự “cải thiện” có hệ thống của một nghệ thuật truyền thống để xoa dịu một số khán thính giả toàn cầu tưởng tượng - không thể lầm lẫn - không thể đánh giá cao bản chất của một điệu múa dân gian.

Trong trường hợp Trung Quốc và người Dai Ailian “nâng cao” các điệu múa Tây Tạng (theo cách ấy họ chiếm đoạt làm của riêng), điều đó có nghĩa là làm loãng đi bất kỳ bản sắc hoặc ý nghĩa văn hoá nào của chúng; loại bỏ bất kỳ hàm ý tôn giáo nào, từ bỏ cấu trúc thực thế của điệu múa để “gương chính diện” trên một sân khấu có mái che và mặc những bộ trang phục cầu kỳ lấp lánh.

Điều đó cũng có nghĩa là ghi lại lịch sử của các điệu múa - bản thân nó đã là một nguồn lịch sử - để trở thành một thứ gì đó không có thật. Đây là mối nguy hiểm cơ bản của “cải thiện” mang tính chiến lược của các môn nghệ thuật cổ đại.

Nguồn: https://www.buddhistdoor.net/
Nguồn: https://www.buddhistdoor.net/

Trong vài thập kỷ qua, tôi đã chứng kiến một số sự kiện Phật giáo không thể chấp nhận được, nơi diễn ra các điệu múa, âm nhạc và “hòa bình thế giới”. Sự mờ nhạt của tôn giáo, du lịch, quyên góp, gây quỹ (đặc biệt là ở phương Tây), và thái độ đối xử với mọi người như sử dụng lời nói vô vị, gần như chắc chắn rằng buổi biểu diễn sẽ không mấy gì tốt đẹp ở một hoặc nhiều cấp độ.

Vì thế, ban đầu sự phấn khích của tôi trước buổi biểu diễn kịch Noh mới là một thể loại kịch truyền thống của Nhật Bản theo lịch trình vào tháng 9 tới, đã nhanh chóng bị lu mờ bởi tài liệu quảng cáo dựa vào “chung sống hoà bình” (peaceful coexistence) để giải thích và trình bày một hiện tượng lịch sử truyền thừa Chân Ngôn tông: Không Hải Hoằng Pháp Đại sư (空海弘法大師, 774 - 835), vị Tổ sư sáng lập môn phái Chân Ngôn Phật giáo Nhật Bản.

Ngài đã rời Nhật Bản đến Trung Hoa, triều đại nhà Đường vào năm 804 và học Mật giáo dưới sự chỉ dạy của Đại sư Huệ Quả ở  chùa Thanh Long thuộc Trường An, kinh đô triều đại nhà Đường. Sau khi về Nhật Bản, Không Hải Hoằng Pháp Đại sư khai sơn chùa Kinkobu-ji (Kim Cương phong tự) ở núi Koya (thuộc tỉnh Wakayama này nay) và sáng lập ra phái Chân Ngôn.

Ở phương Tây chưa từng biết Không Hải Hoằng Pháp Đại sư. Có lẽ Ngài được biết đến nhiều hơn bởi sau khi viên tịch từ giã trần gian, Không Hải Hoằng Pháp Đại sư một danh hiệu đáng tôn kính và phù hợp với địa vị huyền thoại của nhà sư uyên bác này. Không Hải Hoằng Pháp Đại sư vân du đó đây để trao dồi kiến thức, thậm chí đi du lịch để thu thập được lợi ích từ việc du hành: một cuộc hành hương qua 88 ngôi già lam tự viện Phật giáo trên đảo Shikoku, hòn đảo nhỏ nhất trong số 4 đảo chính của nước Nhật nổi tiếng là vùng đất hành hương, tạo cảm hứng cho rất nhiều kẻ lữ hành viễn du sám hối, gọi là hành hương.

Sự chuyển đổi danh hiệu huyền thoại của Không Hải Hoằng Pháp Đại sư có tỷ lệ tương xứng với tác động tâm linh mà Ngài đã gây ảnh hưởng đến với đất nước Nhật Bản.

Ngài đã mang đến nhiều phép lạ cho xứ sở Hoa Anh Đào, cũng như sự hình thành và phát triển của Chân ngôn tông (kanji: 真言宗, rōmaji: shingon-shū), là dạng Mật tông tại Nhật Bản. Điều xác thực đúng với thực tế là truyền thống thực hành Chân ngôn tông, dựa trên hai loại Mandala bao gồm bản chất cơ bản của cuộc sống và thế giới:

Truyền thống Phật giáo Mật thừa có thuyết minh về hai Mandala rất quan trọng là Thai tạng giới mandala và Kim cương giới mandala, có nguồn gốc xuất phát từ tư tưởng của hai bộ kinh Đại Nhật và Kim Cương Đỉnh.

Trong quan kiến Vũ trụ quan Phật giáo, Vũ trụ gồm hai phần: một phần tương ứng với nhân cách và phần kia tương ứng với thế giới của nhân cách, là những pháp sở chứng và thọ dụng của Phật. Hai mandala này là sự hội nhập giữa “thụ tri” và “sở tri”.

Thai tạng giới mandala (Garbhadhatu Mandala) là yếu tố thụ động, mô tả vũ trụ về mặt tĩnh, mặt lý tính, như thai mẹ chứa đựng con và từ lý tính thai tạng mà sinh công đức, biểu hiện Đại bi tâm của Phật.

Kim cương giới mandala (Vajradhatu Mandala) là yếu tố tác động, biểu hiện cho trí tuệ viên mãn, trí tuệ sở chứng của Phật. Ngũ Trí Như Lai là trọng tâm của Mandala này. Bí tạng ký viết: “Thai tạng là lý, Kim cương là trí”.

Nguồn: https://www.buddhistdoor.net/
Nguồn: https://www.buddhistdoor.net/

Đây là những thực hành biến thể dựa trên các giáo phái thiền định của Thai tạng giới mandala (Garbhadhatu Mandala) và Đại Nhật Như Lai (Mahavairocana), danh hiệu một vị Phật trong truyền thống Phật giáo Đại thừa Ấn Độ cổ đại.

Tuy nhiên, do sự nghiêm ngặt của việc truyền thừa, và thực hành Chân ngôn tông trên núi Koya, những nghi lễ này được duy trì với tính xác thực hơn ở Nhật Bản. Uy lực và tính liên tục này là rất thực tế. Việc thực hành đi theo hành trình của Không Hải Hoằng Pháp Đại sư ở Shikoku, một trong bốn đảo chính của Nhật Bản cũng chưa bao giờ gián đoạn, và vẫn được các hành giả tu khổ hạnh trên núi và giới cư sĩ Phật tử tại gia thực hành với lòng sùng kính ngưỡng mộ cho đến ngày nay.

Trên thực tế, núi Koya - Di sản thế giới UNESCO, Thánh địa Phật giáo của Nhật Bản, được coi là thiên đường trần gian, lý tưởng cho việc trau dồi tâm linh. Ngày nay, du khách thập phương hành hương có thể lưu trú trên núi Koya, trong khuôn viên quần thể của các ngôi già lam tự viện Phật giáo, trong phòng tu việc truyền thống, tham gia thực hiện các nghi lễ cầu nguyện, thụ trì chân ngôn mật chú và nghi lễ nhất định của tu viện cũng như thưởng thức cácc món ăn chay của tu viện.

Du khách có thể đến núi Koya và trải nghiệm lối sống cũng như công phu tu tập thiền định mà Không Hải Hoằng Pháp Đại sư luôn thầm gia hộ. Tất cả điều này thật tuyệt vời.

Mặc dù “Hoà bình Thế giới” không liên quan gì đến nó. Sự phát triển tinh thần cá nhân của các bạn là điều nhấn mạnh.

Theo người quảng bá, “Triết lý của Không Hải Hoằng Pháp Đại sư, được thể hiện thông qua biểu tượng phức tạp của các nghi lễ Chân Ngôn tông, Mandala và Thiền định, ủng hộ lý tưởng sống chung hoà bình thay vì loại trừ.” Đây là lời thừa. Mật tông là phần bí mật hay bí truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương.

Mật tông cũng được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ các bản văn kinh điển bí mật hoặc bí truyền: có mục đích loại trừ, dành riêng cho những người mới nhập môn, cam kết giữ bí mật. Phật giáo Chân ngôn tông thuyết minh về “chung sống hoà bình thay vì loại trừ”? Tuyên thuyết như thế là cách nói quảng bá hiện đại, không chính xác, gây hiểu lầm và vô vị.

Khái niệm “Hoà bình Thế giới” là một khái niệm vị tha hiện đại phát triển cùng với với sự phát triển của nhận thức toàn cầu và sự liên kết của các quốc gia ngày càng tăng. Kể từ đó, về cơ bản nó đã thoái hoá thành bản sao tiếp thị. Bài tiểu luận năm 1975, của triết gia lỗi lạc người Đức Immauel Kant, một trong những cây cột trụ Đạo đức học (Ethics) tiểu luận “Hòa bình vĩnh cửu - một phác thảo triết học”  (Perpetual Peace - a philosophical sketch), tài liệu đầu tiên hình dung một nền hoà bình vĩnh cửu giữa các quốc gia.

Trong khi thời kỳ trước và các tôn giáo đã thấy các khái niệm hoà bình cục mang tính địa phương và khu vực, nhưng phải đến thời kỳ Khai sáng và sau đó ở thế kỷ 20 đã xảy ra các cuộc xung đột toàn cầu, ý tưởng về hoà bình trên quy mô toàn thế giới mới có tầm quan trọng đáng kể. Việc Liên Hợp Quốc (United Nations, lUN) được thành lập vào ngày 24 tháng 10 năm 1945 sau Thế chiến II, nhằm thúc đẩy hòa bình và hợp tác quốc tế, một phần dựa trên khái niệm về khả năng đạt được hoà bình địa chính trị lâu dài.

Sự tiến triển này phản ánh sự công nhận ngày càng tăng về bản chất liên kết của xã hội loài người và nhu cầu về những nỗ lực hợp tác để đảm bảo hoà bình vĩnh cửu. Cam kết của Phật giáo đối với chủ nghĩa bất bạo động không thể được hiểu là ủng hộ hoà bình thế giới.

Khoảng thế kỷ thứ 8-9, lúc còn tại thế Tổ sư khai sáng Chân Ngôn tông Phật giáo Nhật Bản, Không Hải Hoằng Pháp Đại sư (774-835), khái niệm về thế giới và thực sự là các thế giới, nơi chúng ta đang sống rất đa dạng và tưởng rằng trên quy mô lớn. Bản đồ thế giới đã tồn tại từ lâu, từ thời cổ đại, ngay cả khái niệm về thế giới - phẳng, kín đáo và bao hàm - tiến hoá.

Có thể nói, những pháp ngữ của Không Hải Hoằng Pháp Đại sư về các kỹ thuật công phu tu tập thiền Mật tông (tantric meditation, 密宗冥想) không liên quan gì đến hoà bình thế giới. Mandala (hình vẽ biểu thị vũ trụ trong cái nhìn của một bậc giác ngộ), mudra (thủ ấn, dấu hiệu thể hiện qua tác động thân thể, thường là cử chỉ của tay, hay chính xác hơn vị trí và tư thế của bàn tay và ngón tay), mantra (công cụ của tâm thức, Niết bàn hợp nhất), và sự phát triển của chúng như những công cụ thiền định để chuyển hoá, không liên quan gì đến hoà bình thế giới. Đó là vấn đề.

Tại sao các nhà quảng cáo hiện đại lại mới quảng cáo một Kịch Noh Nhật Bản: Huyền bí, u linh và tuyệt mỹ -  bản thân rất quý đúng như mức cần thiết - dựa trên câu chuyện về Không Hải Hoằng Pháp Đại sư và những pháp ngữ của Ngài, dùng thuật ngữ hoà bình thế giới để điểm níu chân độc giả? Thực sự vô cớ gây ra tội lỗi không phải là những sai lầm, mà là việc thay thế một việc gì đó nó hấp dẫn hơn và đa diện bằng một thứ gì đó nhàm chán và tầm thường. Phải có niềm tin rằng hoà bình thế giới là một chiêu quảng cáo hiệu quả,  và thực tế là một số nghi lễ Phật giáo ngày nay được dành riêng cho hoà bình thế giới một cách chân thành.

Vở kịch mới, do nghệ sĩ và đạo diễn kịch bản người Nhật Kasai Kenichi (笠井 賢一) viết và sản xuất, chuyện kể về Không Hải Hoằng Pháp Đại sư, vị Tổ sư khai sáng Chân Ngôn tông Phật giáo Nhật Bản và kiến tạo nhiều cơ sở tự viện Phật giáo Chân Ngôn tông trên núi Koya. Nghệ sĩ và đạo diễn Kasai Kenichi đã dành tặng buổi biểu diễn này nhân dịp 20 năm Ngày Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận Núi Koya, thánh địa Phật giáo của Nhật Bản là Di sản Thế giới. Đây là điều kỳ lạ nhất. Đây là mối liên hệ trực tiếp với những người mang lại hoà bình thế giới, Liên Hợp Quốc.

Cần có một bài viết riêng để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến các danh hiệu Di sản Thế giới, du lịch đại chúng và những hiểu biết thông thường mà họ gọi mời, cũng như cách thức chung chung việc chỉ định được “trao tặng” một cách tuỳ tiện. Việc chỉ định này có liên quan trực tiếp đến sự suy yếu của một số điểm hiện đã bị xâm chiếm. Kỷ lục của UNESCO về các nền văn hóa phi vật thể còn tệ hơn.

Tất cả sự sắp xếp kỳ lạ này đều dưới sự bảo trợ của tư duy về hoà bình thế giới. Có gì không thích? Phật giáo Chân Ngôn tông! Hoà bình Thế giới! Ngón tay cái giơ lên đồng ý! Không Hải Hoằng Pháp Đại sư! Vâng! Ngài và như những Mandala của Ngài - Thế giới Hoà bình trên khắp mọi nẻo đường! Cơ sở lý luận hiện đại của Phật giáo trên thế giới: Di sản Thế giới và Hoà bình Thế giới.

Tôi cho rằng dịp có một vở kịch Noh mới là đủ lý do để tham dự. Tôi không nghĩ vở kịch Noh mới cần phải cải thiện hay điều chỉnh lại. Noi theo hành trạng của Không Hải Hoằng Pháp Đại sư làm một học cũng là lý do đủ để tham dự. Câu chuyện của Ngài cũng không cần phải cải thiện. Chỉ cần nhìn thấy lời chào bất thường này đối với UNESCO là đủ lý do để tham dự.

Vào lúc 18 giờ chiều ngày 15 tháng 9 năm 2024, núi Koya, có phát hành với giá mỗi vé là 12.000 yên. Các diễn viên Noh nổi tiếng sẽ biểu diễn, mặc dù những điều này không phải tất cả đều được xác nhận. Cơ hội được gặp một trong những bậc Đạo sư vĩ đại quá khứ lịch sử là lý do đủ để các bạn tham dự. Thực sự một điều ở Nhà hát Opera La Scala - MiLan - Ý là thái độ của khán thính giả.

Nếu một buổi biểu diễn thành công lớn thì rất khó để có được một tấm vé. Nếu một buổi biểu diễn tệ đến mức không thể tưởng tượng nổi, thất bại không thể tưởng tượng được thì không thể có được vé. Hoà bình thế giới Không Hải Hoằng Pháp Đại sư - vở kịch Noh?

Có thể tôi sẽ nhận được một vé nhanh nhất,  hy vọng điều tốt nhất và xem điều gì sẽ diễn ra.

Tác giả: Joseph Houseal

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: 佛門網有限公司