Trang chủ Đời sống Hướng tới một thời kỳ khai sáng về lý thuyết khoa học

Hướng tới một thời kỳ khai sáng về lý thuyết khoa học

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Tác giả: Tiến sĩ Paola Di Maio
Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: 佛門網)

Hiểu được bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, trải nghiệm và hình thành khái niệm về sự tương tục vĩ đại, đồng thời nhận thức cấu trúc của thực tại và kết nối nền tảng của vạn vật, là những yếu tố thúc đẩy sự tìm hiểu khoa học, cũng như các thực hành cơ bản khác nhằm khám phá chân tướng sự việc. Những nỗ lực nắm bắt toàn bộ thực tại và chân tướng thường đòi hỏi phải đối mặt với những nghịch lý và có thể dẫn tới những thay đổi tinh vi trong sinh lý và tâm lý.

Giáo sư Richard Fynman, một nhà vật lý lý thuyết người Mỹ được biết đến với công trình về phương pháp tích phân đường trong cơ học lượng tử, lý thuyết điện động lực học lượng tử và về tính siêu lỏng của heli lỏng, cũng như trong vật lý hạt với đề xuất của ông về mô hình parton. Những đóng góp của ông đối với sự phát triển của điện động lực học lượng tử, Giáo sư Richard Fynman, cùng với nhà Vật lý người Mỹ Julian Schwinger và vật lý người Nhật Shin’ichirō Tomonaga, nhận giải Nobel Vật lý năm 1965.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Huong toi mot thoi ky khai sang ve ly thuyet khoa hoc 3

Trong bài phát biểu về giải thưởng Nobel của mình, Giáo sư Richard Fynman nói: “Với thời đại ngày nay, tất cả các nhà vật lý đều biết từ việc nghiên cứu của hai nhà Khoa học nổi tiếng, Albert Einstein, nhà bác học, một nhà vật lý lý thuyết người Đức, Niels Bohr, nhà vật lý học người Đan Mạch, rằng đôi khi một ý tưởng thoạt nhìn hoàn toàn nghịch lý, nếu được phân tích để hoàn thành tất cả chi tiết và trong các quá trình thử nghiệm, trên thực tế, có thể không phải là nghịch lý”. (Giải Nobel).

Việc tìm kiếm sự khám phá khoa học về sự thống nhất của các hiện tượng, chắc chắn dựa trên nghiên cứu vật lý và toán học được coi là nền tảng cơ bản. Tuy nhiên, phạm vi khoa học rất sâu rộng từ vật lý đến lý thuyết, nghiên cứu các hiện tượng làm nền tảng cho mọi sự vật đối với các lĩnh vực cụ thể liên quan đến các hiện tượng được xác định hẹp hơn. Những gì được gọi là Khai sáng về Lý thuyết Khoa học có thể khá tròn đầy. Như triết gia đương đại người Anh Nicholas Maxwell đã chia sẻ với Karl Popper, nhà triết học người Áo, người sáng lập Chủ nghĩa Duy lý phê phán (Critical rationalism) “Chúng ta không biết rằng vũ trụ có thể hiểu được. Đây là một phỏng đoán. Ngay cả khi nó có thể hiểu được, chắc chắn gần như nó không thể hiểu được trong cách khoa học giả định về nó như ngày nay”.

Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật có thể được coi là biểu hiện của ý thức khai sáng, và không hoàn toàn tách biệt các mục tiêu theo đuổi tâm linh và khoa học, mặc dù, vì một số lý do trong thời đại chúng ta, họ đã chuyển sang các bộ phận khác nhau.

Một con đường triết học và kinh nghiệm hơn để hướng đến sự hiểu biết về bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, được tìm thấy trong tư tưởng của các trường phái Phật học, liên quan đến tính phổ quát và tính tuyệt đối, chẳng hạn như Đại cứu cánh, Đại viên mãn, Đại thành tựu (Dzogchen, 大圓滿) và Đại Thủ Ấn (Mahamudra, 大手印) một trong những giáo pháp tối thượng của Kim cương thừa Phật giáo Mật tông. Nơi đây, để cần thiết cho Đại pháp chuyển di Tâm thức (Phowa, 頗瓦, परकायप्रवेश, འཕོ་ བ་ གྲོང་ འཇུག), nhằm nâng cao mức độ nhận thức trong nắm bắt tầm nhìn rộng mở về thế giới quan, phát triển một số chuyển hóa thể chất và tinh thần của các học viên.

Ví dụ, các nghiên cứu đã tiết lộ rằng một số chuyển biến này đã biểu hiện ở một lớp vỏ thể dày hơn và một vỏ não dày hơn, như trong các ví dụ được cung cấp trong các bài viết trước đây trong chương mục này. Thật hứng thú khi so sánh các biểu hiện tương tựu – sự dày lên, định hình lại và tổ chức lại một số vùng của não, ví dụ, trong các cá nhân thực hiện các hoạt động khác, chẳng hạn như nghiên cứu công trình khoa học, hoặc làm luận án tiến sĩ.

Quan sát rằng các phương pháp tu tập thiền định Phật giáo có thể định hình thái não, thật hứng thú khi khảo sát và lập danh mục các phương pháp thực hành tâm linh khác nhau, chẳng hạn như học đàn vĩ cầm hoặc các loại nghệ thuật âm nhạc khác, đều có tác dụng tương tự.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Huong toi mot thoi ky khai sang ve ly thuyet khoa hoc 2

Ví dụ, một nghiên cứu tập trung vào năng lực lý luận logic và trừu tượng (Fluid Reasoning, 流体推理能力) (fluid reasoning) – một thành phần của chỉ số IQ về hiệu suất có tương quan cao với kết quả học tập và thường được đo lường bằng kiểm tra ma trận lũy tiến Raven (một bài kiểm tra được biết đến nhiều hơn và được sử dụng trong lĩnh vực tâm lý học và tâm lý học) – cho thấy rằng hoạt động này dựa trên một mạng lưới các khu vực phân tán ngoại vi, với vỏ não trán bên phải (rLPFC) đóng một vai trò cụ thể trong trong lý luận quan hệ:

“Trong một phân tích khám phá, chúng tôi đặt vấn đề liệu mối quan hệ giữa lý luận Chất lưu (một chất có thể chịu sự biến dạng liên tục khi tác dụng ứng suất cắt) và cấu trúc vỏ não có khác nhau bởi Tình trạng kinh tế xã hội (SES) trong thời thơ ấu hay không. Phân tích này đã dẫn đến những dự đoán cụ thể về vị trí và độ dày của vỏ não liên quan đến lý luận khác nhau của Tình trạng kinh tế xã hội (SES), sau đó chúng tôi đã kiểm tra trong một mẫu độc lập gồm thanh thiếu niên.

Điều hứng thú bởi vị trí vỏ não trán bên phải (rLPFC) hai bên dày hơn có tương quan thuận với khả năng suy luận ở trẻ em có nguồn gốc từ Tình trạng kinh tế xã hội (SES) thấp hơn, nhưng không phải ở trẻ em có nguồn gốc Tình trạng kinh tế xã hội (SES) cao hơn, tạo thêm một điểm nhấn cho giả thuyết.

Ai học Phật cũng biết rằng Phật tính là đỉnh cao của sự giác ngộ, và rằng sự chứng ngộ tối cao có thể bao gồm của sự chuyển hóa tự ngã thành vô ngã và cứ trình tự tu tập chuyển hóa từ Ngã chấp, Pháp chấp, Không chấp và đến Vô sở trụ thành Phật quả, phát triển tứ đức Từ, Bi, Hỷ, Xả. Đồng thời, các thực hành chẳng hạn như tập trung nâng cao có thể dẫn đến những phát triển nhất định trong bộ máy nhận thức thần kinh, do đó mở rộng mức độ của ý thức. Những biểu hiện hữu hình bởi những trải nghiệm về trạng thái giác ngộ tối cao mà khoa học có thể kiểm tra được là mối quan tâm của các khoa học gia và nhiều nhà nghiên cứu cũng là những người tu học Phật pháp.

Các bài viết trước đây của tôi đã xem xét cách thức – đưa ra những tiến bộ mới trong công nghệ và hiểu biết khoa học nhiều hơn về cách hoạt động của tâm trí – các biểu hiện của nhận thức năng động có thể được phát hiện bởi khoa học thần kinh, và làm thế nào để biết điều này có thể liên quan đến thực hành chánh niệm và Phật pháp.

Một số cách nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có thể mối tương quan giữa sự biến hóa của ý thức, sự phát triển của vỏ não, thể tích và các hoạt động tâm trí khi thực hành thiền định Phật giáo.

Trong trường hợp không có một lý thuyết toàn diện về sự khai sáng, các kết quả thực nghiệm vẫn mang tính dự kiến và mang tính gợi ý, chỉ ra nhu cầu nghiên cứu sâu hơn theo hướng đó. Các bước thực hiện hướng tới một lý thuyết khoa học về sự khai sáng có thể bắt đầu bằng việc xem xét sự phong phú của các tài liệu liên ngành đã ghi lại các hiện tượng vật lý, các hữu hình liên quan đến Phật tính và sự chứng ngộ tối cao”.

Thật may mắn cho thời đại của chúng tôi, có thể tiếp cận được nhiều tài liệu quý giá minh họa chi tiết các phương pháp thực hành giác ngộ mà theo truyền thống dành cho các những hành giả đồng tu. Ví dụ, một bài báo của Cư sĩ Ian Baker, nhà nhân chủng học, Tác giả, một trong sáu ‘Nhà thám hiểm cho Thiên niên kỷ’, “Hiện thân của sự giác ngộ: Văn hóa hữu hình ở Đại cứu cánh, Đại viên mãn, Đại thành tựu, (Dzogchen, 大圓滿) như đã được minh họa trong hững bức bích họa Mật Tông trong ngôi già lam cổ tự bí mật Lukhang, Lhasa, Tây Tạng”, gần đây đã đăng trên mạng Internet. Cư sĩ Ian Baker viết:

“Trong khi Đại Viên Mãn (Dzogchen, 大圓滿) thường được nhìn nhận và trình bày, chủ yếu liên quan đến tiềm năng “Tự giải phóng bản thân” (self-liberating, 自我解放) tái sinh của tâm trí, việc của nó thực hành theo truyền thống được chuyển tải vào bởi các bài thực tập thể chất đẩy thể lực – và do đó ý thức – vượt ra ngoài các giới hạn và ràng buộc thông thường. Phương pháp tiếp cận Đại Viên Mãn (Dzogchen, 大圓滿) là sự trực tiếp đưa vào và sự an trụ trong Trạng Thái Bản Nguyên của giác ngộ này hay Phật quả, Phật tính vốn hiện diện từ vô thủy như mặt trời trên bầu trời, dù khuôn mặt rạng rỡ của nó có bị che ám bởi những đám mây vô minh, để nhận ra Tri giác tính thường hằng (知覺恆常性) và năng lực hiện sinh được miêu tả một cách sinh động bởi Liệu pháp tâm lý (Soma, 體質), một phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần nhằm giải quyết các tác động thể chất của chấn thương, lo lắng và các vấn đề khác. Tạo điều kiện cho việc “Phật tính” (Buddha Nature, 佛性) vốn sẳn sàng hiển hiện. (Skt: tathāgatagarbha)”. (225)

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Huong toi mot thoi ky khai sang ve ly thuyet khoa hoc 1

Bài viết gợi ý rằng mặc dù “sự tuyệt hảo hảo bẩm sinh” (innate perfection, 天生的太完美) như truyền thống đề cao Đại Viên Mãn (Dzogchen, 大圓滿), được nhận trực tiếp mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh nào của thể chất và tinh thần, nó thường là hệ quả của các phương pháp tu tập thiền định Phật giáo.

Tại Tây Tạng, những truyền thống giáo lý Kim Cương thừa Phật giáo Mật tông vẫn được bảo tồn cho đến ngày nay. Tại Thánh địa Phật giáo Mật tông này, họ đã được hoàn thiện và hiện thực hóa trong các truyền thống Hành Du Già Bí Mật Pháp Yếu tuyệt vời thông qua các dòng truyền thừa khác nhau. Tuy nhiên, đằng sau các thực hành và ý tưởng triết học, chúng bắt nguồn từ các khu vực hiện đang liên kết với Ấn Độ và Viễn Đông.

“Tôi sẽ tiếp tục đề cập đến tính liên tục vốn có đối với việc tìm hiểu khoa học và tâm linh trong các bài viết trong tương lai, bởi kiến thức thu thập được từ các nghiên cứu khoa học, cung cấp những chỉ dẫn rõ ràng về một lý thuyết khả thi đang chờ đạt được sự giác ngộ viên mãn”.

Tác giả: Tiến sĩ Paola Di Maio
Biên dịch: Thích Vân Phong
(Nguồn: 佛門網)

***

Chú thích: Tiến sĩ Paola Di Maio, Nhà khoa học người Ý, Kỹ sư và Nhà nghiên cứu Hệ thống đa ngôn ngữ, chuyên phát thảo nhiều chủ đề và các dự án, thiết kế hệ thống kỹ thuật xã hội và Mô Hình Hóa Các Khái Niệm.

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường