Hòa thượng Thích Khánh Hòa là người đã tiên phong thắp sáng ngọn đuốc phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng. Ngài đã bỏ không ít công sức trong việc cho ra đời tạp chí Từ bi âm bằng chữ quốc ngữ, để nhằm mục đích hy vọng làm sáng tỏ đạo pháp vốn có của Phật giáo.
Tác giả: Thích Chấn Pháp Học viên Cao học ngành Sử học Phật giáo - Khóa II – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế
Mở đầu
Từ những thế kỷ đầu, Phật giáo đã có những mầm móng xuất hiện trên đất nước ta và đã ăn sâu vào lòng của dân tộc. Phật giáo đã trải qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử và luôn luôn đồng hành cùng với sự hưng thịnh, tồn vong của đất nước. Phật giáo phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Đinh, Lê, Lý, Trần và đóng vai trò quan trọng quá trình gìn giữ bảo vệ đất nước, dân tộc. Tuy nhiên, vào những năm nữa đầu thế kỷ XX, Phật giáo có nguy cơ đứng trước sự diệt vong, tình trạng suy vi của Phật giáo ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó các phong trào chấn hưng ở châu Á nổi lên ở nhiều nước như Srilanka, Ấn Độ, Nhật Bản và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Hoa, do Thái Hư đại sư khởi xướng. Từ đó các vị cao tăng thạc đức đã dày công, hy sinh bản thân để đứng lên kêu gọi phong trào chấn hưng Phật giáo. Các phong trào chấn hưng Phật giáo đã lần lượt hình thành ở các trung tâm Phật giáo của các miền Nam bộ, Trung bộ và Bắc bộ vào thế kỷ XX và chính thức phát khởi từ năm 1920. Trong đó, Phong trào chấn hưng Phật giáo Nam bộ đóng vai trò tiên phong và làm tiền đề cho các phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung bộ và Bắc bộ.
Hòa thượng Khánh Hòa chính là người mở đầu tiên khởi xướng cho phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam. Ngài có vai trò quan trọng rất lớn không chỉ riêng phong trào chấn hưng miền Nam, mà còn miền Trung và miền Bắc. Ngài đã tận tâm, tận lực không chỉ hy sinh tiền tài của cải vật chất mà còn hy sinh đến danh dự của mình để cống hiến cho phụng sự cho dân tộc và Phật giáo nước nhà.
Nội dung
1. Nguyên nhân dẫn đến sự phong trào chấn hưng Phật giáo nửa đầu thế kỷ XX
1.1. Tình hình lịch sử chính trị xã hội
Vào năm 1885 khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên tại Đà Nẵng chính thức xâm lược nước ta. Đây là lần đầu đất nước ta rơi vào tình trạng đô hộ từ phương Tây. Từ đây, dân tộc ta đã chịu đựng sự áp bức vô cùng thống khổ từ hai chế độ cầm quyền, đó là chế độ phong kiến triều Nguyễn và chế độ thực dân pháp. Nền kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước ta cũng từ đây mà xảy ra nhiều chuyển biến khó lường.
Thực dân Pháp mang danh đi khai hoang vùng đất mới, nhưng thực chất chỉ đến để bóc lột và đàn áp dân tộc ta. Chúng đưa ra nhiều chính sách để cai trị, bắt buộc dân ta phải phục tùng nhằm đem lại lợi ích cho chúng. Từ đó nhiều cuộc bạo lạo diễn ra khắp nơi nhằm chống lại chế độ thực dân Pháp. Thực dân Pháp đã xoá bỏ chế độ chữ Hán, chữ Hán dần dần bị lụi tàn và bị quên lãng. Thực dân ưu ái cho tôn giáo được du nhập từ phương Tây và cho phép các chính quyền thuộc địa cai trị một cách khóc liệt, kiểm soát chặc chẽ. Do đó Nho giáo không còn đủ chổ để cho dân chúng nương tựa, mà thay vào đó Phật giáo đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến các phong trào khởi nghĩa kháng chiến chống Pháp. Nhiều phong trào khởi nghĩa được sự trợ giúp, cũng như là điểm căn cứ của Phât giáo như: Phong trào Cần Vương, Phong trào kháng chiến chống Pháp của Võ Trứ ở Phú Yên (1898). Tuy nhiên các phong trào đó đã bị khống chế, đàn áp bởi thực dân Pháp.
1.2. Tình hình Phật giáo
Phật giáo giai đoạn này chịu sự đàn áp nặng tề từ chính quyền chính quyền và sự cạnh trạnh mạnh của của Thiên Chúa giáo đã khiến cho Phật giáo bị rơi vào tình trạng suy yếu. “Đến cuối thế kỷ 19, với sự đô hộ của Pháp, tình hình thế lại càng lụn bại thêm. Trong gần tám chục năm trời, Phật giáo vừa bị Thiên Chúa giáo cạnh tranh ráo riết, vừa bị nhà cầm quyền nghiêm khắc hạn chế: nào lập Tăng tịch để kiểm tra, nào bắt buộc cất chùa phải xin phép trước, nào hạn chế nhà chùa mua sắm đất đai hay thu nhận tài sản của thập phương cúng hỷ v.v…” . Chế độ xoá bỏ chữ Hán của thực Pháp đã khiến cho học thức của tu sĩ ngày càng bị xuống cấp nặng nề, rất ít tăng sĩ có kiến thức học vấn uyên bác về giáo lý và kinh điển nhà Phật. Tình trạng một số bộ phận tăng chúng suy đồi về đạo đức, vi phạm giới luật ngày càng diễn ra mạnh mẽ dẫn đến sự suy vi của Phật giáo ngày càng rõ rệt, chạy theo tín đồ Phật từ mà quên đi giáo lý chân chính. Trong cuốn “Phật giáo Việt Nam”, Mai Thọ Truyền có nói rằng “Phật giáo chỉ là cái xác, hầu khắp các chùa, việc phá trai phạm giới là thường, còn Phật thì được thờ như một vị thần linh mà người ta tưởng có thể dùng lễ vật mua lòng” . Bên cạnh đó sự mê tín dị đoan của tín đồ Phật tử ngày càng diễn ra phổ biến mà xa rời những triết lý chân chính của đức Phật. Từ thực trạng suy vi của Phật giáo trong giai đoạn này, vì vậy cần phải có công chuộc chấn hưng Phật giáo để làm sáng cái đạo bị lu mờ.
2. Hòa thượng Khánh Hòa và thành tựu của phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ
2.1. Cuộc đời và đạo nghiệp của Hòa thượng Khánh Hòa
Hoà thượng thế danh là Lê Văn Hiệp, sinh năm 1877 tại làng Phú Lễ thuộc tỉnh Bến Tre. Năm ngài 19 tuổi (1895) đến chùa Khải Tường, được bổn sư Chơn Tính cho phép xuất gia và được đặt pháp danh là Khánh Hoà. Với tư chất thông minh và bản tính cần cù siêng năng, được bổn sư gửi lên chùa Kim Cang ở Long An tham cầu học đạo với thiền sư Chánh Tâm. Năm 1900 ngài được thọ tam đàn cụ túc tại giới đàn Linh Nguyên do sư tổ Minh Phương và Chơn Hương là đàn đầu. Một năm sau đó ngài được đưa về chùa Long Triều và học đạo với thiền sư Đạt Thuỵ, sau khi đắc pháp được đặt pháp hiệu là Như Trí. Năm ngài 28 tuổi (1904), ngài nhập hạ đầu tiên tại chùa Long Hoa, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Tại đây, ngài được mời giảng kinh Kim Cang Chư Gia cho toàn thể đại chúng tu học. Việc giảng kinh của ngài được chư tôn túc tán dương khen ngợi và danh tiếng của ngài từ đó vang xa trên khắp xứ sở Nam Kỳ.
Vào những năm 1910-1911, trước sự suy vi của Phật giáo ngài cho rằng “Không đọc được kinh Phật, nên tín đồ không hiểu giáo ký Phật là gì. Bắt đầu từ đó họ xa dần đạo Phật. Đạo Phật bắt đầu suy đồi. Cho đến tín đồ không hiểu đạo Phật là gì, ai là người khai sáng đạo Phật, giáo lý đạo Phật ra sao. Đến nỗi cả toàn quốc mà không có một trường học” . Vì vậy đã phát khởi lên chí nguyện chấn hưng phật giáo. Ngài đã đi tới nhiều tổ đình nhằm kêu gọi sự hợp tác và đồng lòng của chư tôn đức. Đến năm 1923 trong cuộc họp tại chùa Long Hoà ở Trà Vinh, ngài cùng chư tôn đức đã quyết định thành lập hội “Lục hoà liên hiệp” với mục đích thành lập Hội Phật giáo Việt Nam nhằm để chấn hưng Phật giáo. Năm 1928 ngài cùng các bậc đồng tu Từ Nhẫn, Chơn Huệ, Thiện Niệm tổ chức xây dựng Thích Học đường và Phật học thư xá. Sau đó một năm ngài cho ấn hành tập san Phật học lấy tên Pháp Âm. Đây là tờ báo Phật đầu tiên được viết bằng chữ quốc ngữ. Đến năm 1931 sư Khánh Hoà, với cộng sự của mình và cùng một số cư sĩ như Phạm Ngọc Vinh, Huỳnh Văn Quyền, Trần Nguyên Chấn… cùng nhau thành lập hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội, lấy chùa Linh Sơn ở trung tâm Sài Gòn làm cơ sở. Ngài cho ra đời tạp chí Từ bi âm và được giao giữ chức vụ phó nhất hội trưởng và chủ nhiệm tạp chí này. Sau một thời gian do sự bất đồng ý kiến với Trần Nguyên Chấn về việc mở trường đào tạo tăng tài nên Hoà thượng Khánh Hoà đã rời khỏi Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học và Tạp chí Từ bi âm. Năm 1934 ngài đã thành lập được Hội Lưỡng Xuyên Phật học và được cho phép hoạt động vào cuối năm đó. Năm 1939, do sức khoẻ ngày càng yếu dần không còn đủ sức làm việc, ngài đã trờ về tịnh tu, an dưỡng tại chùa Vĩnh Bửu và mở Ni trường Phật học để tạo điều kiện tu học dành cho Ni giới. Năm 1947, ngài quay về lại chùa Tiên Linh, ở Bến Tre và thuận thế vô thường viên tịch vào ngày 19 tháng 6, thọ 70 tuổi.
2.2. Những thành tựu của phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ
• Thành lập Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học
Nam kỳ Nghiên cứu Phật học Hội chính thức ra đời ngày 26 tháng 8 năm 1931 thì vào những năm cuối của thập kỷ 20. Người khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo chính là Hòa thượng Khánh Hòa và được sự hỗ trợ tận tâm của ông Trần Nguyên Chấn về mặt hành chính trong việc thành lập cơ quan nghiên cứu Phật giáo ở Nam kỳ.
Tháng 12/1927, ngài Khánh Hòa đã trình đơn xin phép thành lập Hội Phật giáo. Nhưng yêu cầu này không được chấp nhận, vì thiếu cơ sở về mặt pháp lý hành chính. Ngày 1/4/1928, Hòa thượng Khánh Hòa cùng với các vị tôn đức cộng sự của mình trong phong trào chấn hưng đã cùng nhau chỉnh sửa lại Bản Điều lệ cũ. Tuy nhiên vẫn có nhiều thiếu sót và bất cập trong văn bản nên đã không được chấp nhận. Sau khi nhận thấy sự thiếu sót trong thủ tục hành chính và pháp lý, Hoà thượng Khánh Hoà hợp tác với Ông Trần Nguyên Chấn – một người có tâm huyết với Phật giáo để cùng lãnh đạo phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ. Ngày 21/12/1929 lễ chính thức khánh thành Thư viện Phật học và phòng đọc được cử hành và chính thức bắt đầu mở cửa để phục vụ cho công chúng về việc tham khảo và tìm đọc sách vào ngày 1/1/1930. Tạp chí Từ bi âm cũng đã được phép xuất bản mỗi tháng một kỳ vào 30/4/1931, sau khoảng hơn một năm kể từ ngày trình đơn xin phép vào 9/1929.
Đến 28/12/1929 Trần Nguyên Chấn đã gửi đơn lên thống đốc Nam kỳ xin phép thành lập “Nghiên cứu hội Phật học” và với bản điều lệ của Hội. Trong đó ban trị sự tạm thời gồm có 1 vị tu sĩ và 7 vị cư sĩ:
Chánh hội trưởng: Lê Khánh Hoà, Hoà thượng chùa Tiên Linh, Bến Tre
Phó hội trưởng: Trần Nguyên Chấn, Chánh Thừa Biện hạng nhất tại dinh Đốc lý thành phố Sài Gòn
Thủ quỹ: Trần Văn Khuê, Tri huyện tại phòng thứ sáu dinh Soái Phủ Nam kỳ
Phó thủ quỹ: Lê Văn Phổ, Thư Ký tại dinh Đốc lý thành phố Sài Gòn
Thư ký: Nguyễn Văn Nhơn, Thư Ký tại dinh Đốc lý thành phố Sài Gòn
Phó thư ký: Phạm Ngọc Vinh, Thư ký tại ngân hàng Đông Pháp, Sài Gòn
Cố vấn: Huỳnh Văn Quyền, Thông pháp thượng hạng tại dinh Đốc lý thành phố Sài Gòn, Nguyễn Văn Cần, Thừa biện tai dinh Đốc lý thành phố Sài Gòn.
Tuy nhiên, sau đó ban trị sự chính thức để hoạt động trực tiếp gồm có 5 vị tu sĩ và 4 vị cư sĩ.
Hội trưởng: do Hòa thượng Lê Khánh Hòa, chùa Tiên Linh, Bến Tre
Phó nhất Hội trưởng: Hòa thượng Trí Thiền, chùa Tam Bảo, Rạch Giá
Phó nhì Hội trưởng: Trần Nguyên Chấn, Chánh Thừa biện hạng nhất Dinh Đốc lí Sài Gòn
Cố vấn: Hòa thượng Từ Phong, chùa Liên Trì, Bến Trevà Hoà thượng Huệ Quang, chùa Long Hòa, Trà Vinh
Thủ quỹ: Nguyễn Văn Nhơn, Thư ký Dinh Đốc lý Sài Gòn
Phó thủ quỹ: Phạm Ngọc Vinh, Thư ký Ngân hàng Đông Pháp, Sài Gòn
Thư ký: Lê Văn Phổ, Thư ký Dinh Đốc lý Sài Gòn
Phó Thư ký: Sa môn Thiện Dư, chùa Linh Sơn, Sài Gòn
Sau nhiều lần gửi đơn trình và nhiều lần sửa đổi, bổ sung các Điều lệ. Đến 26/8/1931 Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học đã được thống đốc Nam kỳ duyệt và cho phép thành lập, trụ sở chính đặt tại chùa Linh Sơn – Sài Gòn. Với quá trình thành lập hội với nhiều trắc trở và thời gian kéo dài tận 4 năm cho thấy sự nỗ lực cống hiến với đạo tâm kiên cố của Hoà thượng Khánh Hoà cùng với các cộng sự đã thành lập được một Hội hợp pháp được chính quyền công nhận và hoạt động công khai minh bạch. Tuy nhiên, một thời gian sau 1933 do sự bất đồng ý kiến về việc mở trường Thích học đường với Trần Nguyên Chấn nên Hoà thượng Khánh Hoà đã rời đi và từ bỏ chức hội trưởng cũng như chủ nhiệm Tạp chí Từ bi âm.
Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội chính là hội đầu tiên được công khai hoạt động và có sự đồng thuận của chính quyền. Hội Phật giáo được thành lập nhằm 10 mục đích, gồm, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau giữa các tín đồ Phật giáo trên con đường tu học, nâng cao hiểu biết về Phật giáo trên cơ sở nghiên cứu kinh điển, bảo tồn giáo lý Phật giáo, thiết lập trật tự và kỷ luật tăng giới, cập nhật cho hội viên những tin tức liên quan đến Phật giáo, tổ chức các buổi lễ Phật tại hội quán trung ương cũng như ở các địa phương, thành lập trường Phật học, mở thư viện, xuất bản kinh sách bằng chữ quốc ngữ, tổ chức các buổi diễn giảng, xuất bản các tập san để là cơ sở ngôn luận. Đây chính là nguồn lực chính trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ.
• Xuất bản tạp chí Từ bi âm
Quá trình xin phép để xuất bản được Tạp chí Từ bi âm vô cùng khó khăn, mất rất nhiều thời gian và tâm huyết của hòa thượng Khánh Hòa. Từ 12/1927, khi Hòa thượng đệ trình hồ sơ xin phép lập hội. Hồ sơ này gồm có đơn xin thành lập hội, dự thảo điều lệ, bản khai về mục đích thành lập hội Phật giáo và đơn xin xuất bản tạp chí Từ bi âm. Mục đích chính của tạp chí Từ bi âm đó là “đem đạo lý của nhà Phật giải bày ra bằng chữ Quốc văn, để hầu phổ thông cho khắp mọi người được hiểu rõ” . Tuy nhiên, ngày 1/ 4 /1928 khi đơn được trình lên đến ngày 9/6/1928 thì liền bị chính quyền thực dân phản đối, vì còn thiếu xót về pháp nhân hay là ban trị sự tạm thời. Sau đó, Hòa thượng Khánh Hòa cùng với cư sĩ Trần Nguyên Chấn và một số thành lập ban bảo tồn Phật giáo. Đến tháng 9 năm 1929, thư viện Phật học với tên Pháp Bảo Phương và Duyệt Tinh Thất. Cũng trong tháng này, cư sĩ Trần Ngọc Vinh gửi đơn cho thống đốc Nam Kỳ, xin phép xuất bản tạp chí Từ bi âm bằng chữ quốc ngữ. Về sau, phải chờ đến 30/4/1931, chính quyền mới cho phép xuất bản tạp chí mỗi nữa tháng một kỳ. Ngày 28/12/1929, cư sĩ Trần Nguyên Chấn thay mặt Ban trị sự tạm thời đệ trình hồ sơ xin phép thành lập Hội nghiên cứu và bảo tồn Phật giáo Nam Kỳ. Đến ngày 26/8/1931, sau nhiều lần cân nhắc chỉnh sửa, Thống đốc Nam Kỳ, J.Krautheimer đã phê chuẩn bản điều lệ của hội và cho phép Nam Kỳ nghiên cứu Phật học hội được thành lập. Không lâu sau khi thành lập, ngày 1/1/1932 tạp chí Từ bi âm ra mắt số đầu tiên, tòa soạn đặt tại chùa Linh Sơn. Làm chủ nhiệm tạp chí lần lượt do hòa thượng Lê Khánh Hòa (số 1-44, 1932-10/9/1933), Hoà thượng Nguyễn Chánh Tâm số (số 45-132 từ 11/1932 đến 6/1937), Trần Nguyên Chấn (7/1937- 7/1945) và do Phạm Ngọc Vinh làm quản lý.
Sau khi Hoà thượng Khánh Hoà rời đi do sự bất đồng ý kiến với ông Trần Nguyên Chấn. Vì vậy, tạp chí Từ bi âm từ số 46 trở đi, về mặt nội dung có chút nghèo nàn, số mục cũng giảm sút, số ra cũng không đều đặn. Một thời gian sau có sự liên kết với Hoà thượng Bích Liên và Liên Tôn thì tình trạng đó cũng đã được cãi thiện. Trải qua 14 năm tồn tại, báo ra được tất cả là 235 số. Số đầu tiên 1/1/1932 và số cuối cùng 234-235 ra tháng 6 - 7/1945. Tạp chí Từ bi âm là một trong những tạp chí quốc ngữ ra đời đầu tiên và đã đóng góp cực kì quan trọng trong vai trò hoằng dương giáo lý Phật giáo và thực hiện phổ thông hoá chữ quốc ngữ. Đây chính là một trong những thành tựu quan trọng trong Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Nam kỳ và làm tiền đề để cho các phong trào chấn hưng Phật giáo sau này.
3. Vai trò của Hoà thượng Khánh Hoà trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ
3.1. Vai trò tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo
Trong bối cảnh Phật giáo nước nhà đang lâm vào tình trạng suy vi và ngày càng mất niềm tin đối với quần chúng nhân dân Phật tử. Đồng thời, các nước lân cận trong khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Hoa đang nỗi lên Phong trào chấn hưng Phật giáo. Từ đó như một làn sóng mạnh đã thúc đẩy thực hiện ý nguyện chấn hưng Phật giáo nước nhà của Hoà thượng Khánh Hoà, điều mà đã ngài đã trầm tư từ lâu.
Năm 1923, trong dịp ngày giỗ tổ tại chùa Long Hoa – Trà Vinh, ngài đã vận động các vị Hoà thượng tôn túc ở khắp miền Nam bộ đến để dự lễ, bên cạnh đó cũng để bàn bạc, hội ý về vấn đề chấn hưng Phật giáo. Ngài nói rằng: “mạnh dạn hợp tác lập Hội, làm khởi lên phong trào nghiên cứu, chấn chỉnh giềng mối đạo” . Sau đó hội Lục Hoà Liên Hiệp được thành lập với mục đích là vận động thành lập một hội Phật giáo toàn quốc, với sự đồng ý tham gia của các tôn túc như Huệ Quang, Chí Thiền, Trí Thiền, Từ Phong, Chánh Quả, An Lạc, Huệ Định, Diệu Pháp . Tuy nhiên sau nhiêu năm đi khắp các tổ đình khác nhau, nhưng vẫn không hoàn thành được tâm nguyên thành lập hội này. Đến khi ngài gặp được Thiện Chiếu, một vi tăng trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết. Không lâu sau đó đưa Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai ở chùa Tiên Lữ, để trình bày hội ý về việc xúc tiến thành lập Phật Giáo Tổng Hội nhưng do một số trở ngại nên vẫn không hoàn thành được ý nguyện của mình. Từ đó ngài trở về miền Nam để mong ước thành lập hội Phật học Nam kỳ. Năm 1927 Hòa thượng Khánh Hòa trình hồ sơ thành lập hội, trong hồ sơ gồm có đơn xin thành lập hội, dự thảo Điều lệ, bản khai về mục đích thành lập Hội Phật giáo và đơn xin xuất bản tạp chí Từ bi âm. Tuy nhiên hồ sơ đã không được chính quyền thuộc địa chấp nhận. Ngày 1/4/1928, Hòa thượng Khánh Hòa cùng với các ông Trần Văn, Lê Trí, Phạm Văn Khuê, Trương Tấn Phát, Thái Văn Cơ, Nguyễn Văn Tài đã tu chỉnh lại bản dự thảo Điều lệ năm 1927 và tiếp tục xin phép thành lập Hội Phật giáo, nhưng bản hồ sơ vẫn còn nhiều điều sai sót, bất cập nên đã không được chính quyền chấp nhận. Đến khi hợp tác cùng với Trần Nguyên Chấn một người có tâm với Phật giáo, một người có quan hệ với chính quyền làm việc tại sở Đốc Lý- Sài Gòn. Trãi qua thời gian dài với sự hỗ trợ của Trần Nguyên Chấn về mặt cơ sở pháp lý hành chính, đã thành lập nhiều cơ sở như Thư viện Phật học là Pháp Bảo Phương và Duyệt Kinh Thất và xin phép xuất bản tạp chí Từ bi âm. Cuối cùng tâm huyết của Hoà thượng Khánh Hoà cũng được hoàn thành, vào ngày 26/8/1931 Hội Nam Kỳ Phật học cũng được thành lập. Từ đó, Hội Nam kỳ Phật học chính là cơ sở hoạt động phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ.
Qua đó, cho thấy rằng bằng sự tâm hy sinh, giàu lòng nhiệt huyết vì đạo pháp của Hoà thượng Khánh Hoà. Ngài chính là người đã tiên phong thắp sáng ngọn đuốc phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam nói chung và miền Nam nói riêng. Ngài đã bỏ không ít công sức, cũng như tiền của để hình thành nên một cơ quan đầu tiên “Hội Nam kỳ Phật học” để có thể hoạt động công khai phục vụ nhu cầu chấn hưng Phật giáo và ra đời tạp chí Từ bi âm bằng chữ quốc ngữ, để nhằm mục đích hy vọng làm sáng tỏ đạo pháp vốn có của Phật giáo, đưa giáo lý chân chính của Phật lan rộng ra khắp mọi nơi, lấy làm niềm tin chính pháp trong quần chúng tín đồ Phật tử.
3.2. Vai trò đào tạo tăng tài, chỉnh đốn tăng già
Tình trạng Phật giáo nữa đầu thế kỷ XX ngày càng trở nên suy thoái và có nguy cơ tụt dốc trầm trọng. Điều đó không chỉ do những yếu những yếu khách quan từ bên ngoài, mà chính là do sự thiếu kém ở bên trong, nội bộ tăng già rời rạc không có sự liên lạc kết nối với nhau và đại đa số tăng đồ thất học, chỉ ham danh để cầu lợi dưỡng. Hoà thượng Khánh Hoà người tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ đã đưa ra chủ trương chính đó là “chỉnh đốn tăng già, lập hội Phật giáo, kiến lập học đường, thỉnh đại tạng kinh, diễn dịch và xuất bản kinh sách Việt Ngữ”. Cho thấy rằng điều mà Hoà thượng trăn trở nhất đó là sự hư và dốt nát của đại đa số tăng đồ Phật giáo, nên đào tạo tăng tài và chỉnh đốn tăng già là một trong những vấn đề cấp thiết nhất, điều này quyết định sự thành bại của quá trình phong trào chấn hưng Phật giáo.
Để thực hiện được ước nguyện đào tạo tăng tài, nhằm khắc phục tình trạng thất học của tăng chúng. Hoà thượng Khánh Hoà đã đi khắp các chùa để vận động nhằm xây dựng các lớp Phật học đường để giảng dạy tăng chúng và Phật học thư xã để tàng trữ kinh sách. Trong tờ Pháp âm Hoà thượng đã viết bài nhằm vận động kêu gọi tăng ni và tín đồ Phật tử chung tay góp tiền của để xây dựng lớp học cũng như thư viện. Đây chính là việc cần thiết nhất mà Ngài muốn thực hiện nhằm phục vụ công tác đào tạo và giảng dạy đồ chúng. Tuy nhiên, thời gian này chưa có được sự ủng hộ và quan tâm của nhiều tăng ni, tín đồ Phật tử nhưng tạo tiền đề, một hướng đi mới cho nền giáo dục Phật giáo. Thành tựu đạt được là tháng 12/1928 đã tạo dựng được Phật học thư xã với 771 Bộ Đại tạng kinh, cùng một số sách, báo chí, tạp chí…lưu trữ nơi đây nhằm phục vụ cho việc giảng dạy cũng như tham cứu kinh sách cho tăng đồ.
Sau khi thành lập được Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học thì Hoà thượng và những cộng tác của mình dành mọi ưu tiên cho công cuộc giảng dạy đào tạo tăng đồ. Trong quy tắc và bản điều lệ có đề cập như sau: “1/Lo sự tu bổ và hành động của ngôi Pháp Bảo phương (thư viện), ngôi Duyệt Kinh thất (phòng đọc sách) và mua kinh sách Lang Sa (tiếng Pháp) và chữ Hán nói về Phật giáo trữ thêm trong ngôi Pháp Bảo phương; 2/Lo dịch ra chữ Quốc ngữ những kinh sách chữ Hán trữ tại ngôi Pháp Bảo phương cho người trong nước am tường đạo li; 3/Lo lập tại ngôi chùa ấy (chùa Linh Sơn - TG giải thích) một ngôi Phật học đường để dạy tăng đồ học đạo và lo tu bổ cho các hành động ấy” . Trước khi thành lập trường học trước tiên Hoà thượng cũng như Hội đã tuyển chọn các vị giảng sư vừa có giới đức tinh nghiêm, vừa có học thức uyên bác để có thể đào tạo tăng tài về mặc giới đức và kiến thức Phật học. Tuy nhiên, ý nguyện xây dựng thành lập được lớp Phật học đường sau nhiều năm của Hoà thượng Khánh Hoà không thể thực hiện được do nhiều quan điểm bất đồng ý kiến trong nội bộ của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học. Ngài đã đành phải chấp nhận rời bỏ, cái mà mình tâm huyết cả đời để thành lập được Hội và tạp chí Từ bi âm.
Tuy vậy, chí nguyện đào tạo tăng tài của Ngài không vì thế mà bị từ bỏ. Hoà thượng đã kết hợp với chư vị tôn túc như Huệ Quang, Khánh An, Pháp Hải… để thành lập Liên Đoàn Học xã đào tạo tăng tài với hình thức luân chuyển, mỗi chùa sẽ hỗ trợ chi phí trong vòng ba tháng liên tiếp cho các buổi thuyết pháp và dạy học. Tuy nhiên, không lâu sau Liên Đoàn Học xã cũng bị tan rã do kinh phí còn khó khăn hạn hẹp.
Sau đó, Hoà thượng tiếp tục với công việc đào tạo tăng tài của mình với việc thành lập ra Hội Phật học Lưỡng Xuyên vào 13/8/1934, tại chùa Long Phước. Đồng thời đưa ra nhiệm vụ chính yếu đó là hoạt động tăng tài “Một mặt lo đào tạo nhân tài để trùng hưng Phật pháp, về phương diện hoằng pháp lợi sinh một mặt đồng tu tập cho tinh tấn đoàn thể tăng già và nghiên cứu nghĩa lí màu nhiệm trong kinh tạng, phô diễn ra chữ Quốc âm để làm món tâm được mà cống hiến cho nhân sinh” . Hội đã tổ chức một cách rất nghiêm túc, đưa ra các Điều lệ nhằm xiết chặt tăng đồ học tăng đến để tu học, với các yêu cầu quan trọng như: phải biết chữ quốc ngữ, khai báo lí lịch rõ ràng, phải chấp hành quy định của Hội và phải thực hiện việc khảo thí, kiểm tra theo chương trình đã học. Nếu các tăng đồ tham gia học không thực hiện đủ các yêu cầu và chất lượng khảo thí thì sẽ bị cho thôi học. Bên cạnh mở trường lớp, thỉnh các bậc tôn túc đến giảng dạy thì Ngài còn gửi tăng đồ đến các trường lớp khác để học tập, tiếp thu những điều mới mẽ để hoàn thiện sở học của mình và một số tư tưởng tiến bộ để tạo tiền đề cho việc giáo dục say này.
Điều đặc biệt là trong quá trình đạo tạo tăng tài, Hoà thượng Khánh Hoà đã quan tâm và chú trọng về việc học của Ni giới. Khi trường Phật học Lương Xuyên được đưa vào hoạt động giảng dạy thì ngài đã cho thu nhận các Ni đồ đến để tu học. Ngài đã thành lập được Ni trường Vĩnh Bửu, tại Bến Tre nhằm tạo một ra cơ sở khang trang để phục vụ cho sự tu tập và trào dồi giáo lý Phật pháp dành riêng cho Ni giới. Việc làm tạo điều kiện cho Ni giới tu học chính là việc làm mới lạ và khác biệt của ngài trong giai đoạn đó.
Trải qua nhiều chướng ngại, trắc trở cộng thêm tốn nhiều thời gian và tiền của. Hoà thượng Khánh Hoà vẫn không từ bỏ chí nguyện đào tạo tăng tài của mình nhằm để đào tạo ra nhiều lớp tăng tài có đầy đủ giới đức và kiến thức Phật học chuyên sâu để phục vụ cho Phật giáo nước nhà. Ngài nhận thấy rằng phục vụ đạo pháp không chỉ riêng tăng đồ mà còn có phần trách nhiệm của ni giới. Sau những tháng năm cống hiến miệt mài bằng cả tâm huyết của mình, Hoà thượng đã đào tạo ra nhiều vị tăng có tên tuổi như: Ngài Thiện Hoà, Thiện Hoa, Hiển Không, Huyền Không, Chí Thiện, Hành Trụ, Quảng Liên…Bên phía ni giới cũng có nhiều vị xuất chúng như: Sư bà Như Huệ, Diệu Minh, Giác Nhẫn, Diệu Hạnh, Diệu Tịnh, Từ Nguyên, Phổ Đức…Tất cả các vị tăng, ni đó đều là những vị nồng cốt cho công cuộc phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, và là những bậc cao tăng thạc đức, tòng lâm thạch trụ của Phật giáo đương thời.
3.3. Vai trò hoằng truyền giáo lý Phật giáo xây dựng niềm tin Tam bảo.
Truyền bá chính pháp vào quần chúng tín đồ quần chúng là vấn để cấp thiết của phong trào chấn hưng Phật giáo. Hầu hết tín đồ Phật tử trong giai đoạn này không hiểu biết gì về Phật giáo, xem Phật như là một đấng thần linh để đến cúng tế, mê tín một cách mù quáng. Vì thế, công việc hoằng hoá độ sinh chính là công việc cần làm của một người xuất gia làm đệ tử của Phật.
Tâm nguyện mà Hoà thượng Khánh Hoà muốn làm là xây dựng Phật giáo có một cái nhìn chuẩn mực theo chính pháp, theo đúng lời dạy của Đức Phật. Theo như quy tắc và điều lệ của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học đưa ra đó chính là khắc phục tình trạng kinh sách bị thất lạc, đồng thời dịch kinh chữ Hán sang chữ quốc ngữ. Vì sau khi thực dân Pháp xoá bỏ chữ hán thì tình trạng đọc hiểu chữ hán trong quần chúng nhân dân ngày càng yếu dần, nên dịch kinh ra chữ quốc ngữ chính là tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân dễ dàng tiếp thu và đọc hiểu. Từ đó, có thể khiến cho tín đồ Phật tử nhìn nhận Phật giáo với ánh nhìn chân chính, phá bỏ sự cuồng mê tín dị đoan.
Mặc khác, để Phật pháp lan rộng ra cho nhiều người biết đến Hoà thượng đã kêu gọi các tăng ni Phật tử cũng như các cư sĩ trí thức góp sức về tiền của cũng như viết bài cho việc xuất bản tập san Phật học mang tên Pháp Âm bằng chữ quốc ngữ, in tại nhà in Thạnh Thị Mậu và phát hành tại chùa sắc tứ Linh Thứu-Mỹ Tho. Tập san này do Hoà thượng Khánh Hoà làm chủ biên và đây là tập san Phật giáo bằng chữ quốc ngữ ra tiên ra đời ở nước ta. Tuy tập san này chỉ xuất bản được số đầu tiên vào 13/8/2929 và cũng là số duy nhất, nhưng có nhiều đóng góp to lớn cho việc truyền bá giáo lý Phật Đà, đẩy mạnh quá trình chấn hưng Phật giáo đến với nhân sĩ trí thức và quần chúng dân nhân. Sau khi tập san Pháp Âm bị tạm dừng xuất bản thì Hoà thượng Khánh Hoà tiếp tục công việc kêu gọi cũng như xin phép xuất bản tạp chí Từ bi âm. Sau khi được cho phép thành lập sau nhiều tháng ngày xin phép đầy khó khăn, trắc trở thì tạp chí được ra số đầu tiên vào 1/1/1932. Tạp chí Từ bi âm ra đời với nhiều bài viết trình bày về các giáo lý Phật giáo không ngoài mục đích đem giáo lý chân chính của đạo Phật, các phương pháp tu tập hành trì nhằm truyền bá rộng rãi cho quần chúng nhân dân biết đến. Bên cạnh đó tạp chí đồng thời cũng là nơi để cổ vũ phong trào chấn hưng Phật giáo.
Ngoài ra, Hoà thượng Khánh Hoà cũng đã để lại các quan điểm, phân tích, giảng giải các vấn đề nền tảng cơ bản của các giáo lý nhà Phật như: quan điểm về duyên khởi, tính không, đối đãi. Đồng thời cũng đưa ra những phương pháp tu tập, chỉ ra con đường tu tập để như thiền định, niệm phật-tịnh độ, sám hối. Từ đó có thể lấy lại niềm tin tam bảo, niềm tin chính pháp Phật Đà đối với tín đồ Phật tử, thứ nữa để các tín đồ Phật tử dựa vào đó để tu tập, hành trì giúp cho họ tìm thấy sự an lạc trong thực tại và giải thoát trong tương lai.
Kết luận
Nói đến phong trào chấn hưng Phật giáo nửa đầu thế kỉ XX thì không thể không nhắc đến Hoà thượng Khánh Hoà. Suốt cuộc đời của Ngài đã tận tâm, tận lực vượt qua những khó khăn, chong gai, thử thách nhưng một lòng vì dân tộc, vì đạo pháp nước nhà mà ngài đã tổn hao không ít thời gian, công sức và tiền tài của mình. Phong trào chấn hưng Phật giáo Nam kỳ chính là nền tảng mà Hoà thượng Khánh Hoà cũng như các cộng sự của mình đã dày công lập nên, để từ đó thúc đẩy các phong trào chấn hưng Phật giáo nước ta ở các nơi khác.
Hoà thượng Khánh Hoà không chỉ người đầu tiên khởi xướng mà còn có tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng trong phong trào chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ. Ngài đã thắp lên ngọn đuốc hy vọng một ngày Phật giáo nước ta tỏ sáng, không còn những tình trạng suy đồ, mê tín từ tăng ni cho đến tín đồ Phật tử. Những đóng góp to lớn của ngài đối với Phật giáo như đào tạo tăng tài, chấn chỉnh tăng già và cũng như đưa chính pháp vào quần chúng nhân dân vô cùng quan trọng, đáng để ghi nhớ. Suốt chiều dài lịch sử chấn hưng Phật giáo, ngài chính là tấm gương sáng về sự hy sinh vì đạo, lòng kiên trì vững trãi để soi đường cho hậu thế sau này noi theo.
Tác giả: Thích Chấn Pháp Học viên Cao học ngành Sử học Phật giáo - Khóa II – Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế ***Tài liệu tham khảo
1. Thích Đồng Bổn chủ biên (2017), “Nhân vật Phật giáo Việt Nam”, nxb Anada Viet Foundation. 2. Thích Đồng Bổn, Nguyễn Quốc Tuấn chủ biên (2017), Hoà thượng Khánh Hoà với phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam, nxb Hồng Đức, Tp Hồ Chí Minh. 3. Dương Thanh Mừng (2022), Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam, nxb Đà Nẵng, TP Đà Nẵng. 4. Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận III, nxb Văn Học, Hà Nội. 5. Mai Thọ Truyền, Phật giáo Việt Nam, nxb Tôn giáo, 2011. 6. Thiện Hoa (1970), “50 năm chấn hưng Phật giáo Việt Nam”, tập 1, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất và viện hoá đạo xuất bản. 7. Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật học (1932), tạp chí Từ bi âm số 1. 8. Ninh Thị Sinh, Vai trò tiên phong của Hoà Thượng Khánh Hoà, nghiên cứu tôn giáo số 9&10.
Bình luận (0)