Vào thế kỷ thứ ba, Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Buddhāvataṃsaka-nāma-mahā­vaipulya-sūtra, 大方廣佛華嚴經) đã viết: Trụ báu phóng ra năm quang mười màu, quang minh chói sáng rực rỡ, khiến cho hoa cả mắt, biến hóa vô cùng, đủ thứ cảnh giới hiện ra ở trước mắt, mở ra một tầm nhìn đầy thi vị và đáng kinh ngạc về nhận thức của Đông cung Thái tử Gautama Siddhartha suốt 49 ngày đêm tọa thiền dưới cội cây Bồ đề và đã đạt được giác ngộ, thành chính quả hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni.

Sự giác ngộ của đức Phật phóng vầng hào quang từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng phát sáng, lấp lánh như kim cương, thế giới tự bộc lộ với đức Phật như đan xen nhau tạo nên ma trận xuyên thấu những hiện tượng lung linh mở rộng qua không gian vô tận bên trong lẫn bên ngoài.

Ở đây, ẩn dụ huyền thoại về mạng lưới vũ trụ vĩ đại của hạt châu mạng lưới Đế Thiên (Indra) được trình bày như một mạng lưới mênh mông rộng lớn như mạng nhện trải dài khắp vũ trụ:

“Duy nhất hạt châu mạng lưới Đế Thiên (Indra) lấp lánh treo trong mỗi “con mắt”, vì bản thân tấm lưới có vô số chiều kích, các hạt châu ngọc có vô số hạn lượng. . . nếu bây giờ chúng ta tuỳ ý chọn một trong những hạt châu ngọc này để kiểm tra và nhìn kỹ nó, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng trên bề mặt bóng loáng của nó, phản chiếu tất cả những viên châu ngọc khác trong mạng lưới vô hạn lượng. Không chỉ như thế, mà mỗi viên châu ngọc được phản chiếu tất các viên châu ngọc khác, do đó nó diễn ra một quá trình phản chiếu vô hạn”. (Cook, 1977).

Nguồn: buddhistdoor.net
Nguồn: buddhistdoor.net

Đối với Phật giáo Đại thừa, đặc biệt Hoa Nghiêm tông (華嚴宗), còn gọi là Hiền Thủ tông, là một tông phái quan trọng của Phật giáo Trung Hoa, lấy Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh làm giáo lý căn bản.

Tông này do Pháp sư Hiền Thủ Pháp Tạng (賢首法藏; 643-712) thành lập. Mạng lưới Đế Thiên (Indra) được tôn vinh như một ẩn dụ mạnh mẽ về bản chất phân dạng của thực tại phụ thuộc lẫn nhau  (Skt: pratityasamutpada) và nguyên lý cốt lõi của tính không (Skt: sunyata) khi mạng lưới kết nối tất cả nhưng không không có trung tâm. 

Trong số vô vàn những hành giả tu tập thiền định, được truyền cảm hứng từ minh hoạ về khái niệm tương tức-tương nhập thể hiện giáo nghĩa “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” hay “một là tất cả, tất cả là một” được triển khai trong kinh Hoa Nghiêm, nói lên điều đức Phật dạy, “cái này có vì cái kia có, cái này sinh vì cái kia sinh” trong giáo lý Duyên khởi, một người lãnh đạo tâm linh quốc tế, một nhà thơ, nhà hoạt động hòa bình.

Người được biết tới qua những giáo lý thâm diệu và những quyến sách nổi tiếng về chính niệm và hòa bình, Thiền sư Việt Nam Thích Nhất Hạnh (1926-2022) đã diễn giải khái niệm này trở lại thực tế một cách hồn hùng. Hướng đến sự chú ý của người đọc trở lại hiện tại, ví dụ Bài thơ Mây trong từng trang giấy của Ngài rất nổi tiếng với nội dung:

"Nếu quý vị là một nhà thơ, quý vị sẽ thấy rõ ràng rằng có những đám mây đang bay lơ lửng trên tờ giấy này. Nếu không có mây, sẽ không có mưa; nếu không có mưa thì cỏ cây không thể phát triển, nếu không có cây thì chúng ta không thể sản xuất giấy từ gỗ. Đám mây là yếu tố cần thiết để tờ giấy này tồn tại. Nếu đám mây không hiện hữu nơi đây, tờ giấy cũng không thể có mặt ở đây. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng đám mây và tờ giấy tương tức nghĩa là cái này là cái kia (inter-are)."

Nguồn: buddhistdoor.net
Nguồn: buddhistdoor.net

Tuy phù du nhưng luôn ẩn hiện, những đám mây lửng lờ trôi bãng lãng cũng đóng vai trò nền tảng trong các hoạt động trong cuộc sống trực tuyến của chúng ta. Như chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bày tỏ:

"Nếu là một thi sĩ, quý vị cũng sẽ thấy rõ những đám mây lững lờ trôi trên màn hình máy tính này. Vì nếu không có những đám mây, các lưu trữ đám mây dung lượng sẽ cạn kiệt; nếu không có lưu trữ đám mây dung lượng, các trung tâm dữ liệu không thể làm mát; nếu không có trung tâm dữ liệu, chúng ta không thể dệt nên mạng lưới thông tin mà trang web này xuất hiện. nếu đám mây không tạo hoạt ảnh có bầu khí quyển của chúng ta, thì các đám mây ảo không thể không thể tạo hoạt ảnh kỹ thuật số hình cầu của chúng ta. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng đám mây và đám mây tương tức nghĩa là cái này là cái kia (inter-are)."

Nhìn sâu hơn vào đám mây ảo này, chúng ta có thể thoáng thấy một mạng lưới xoáy của những sinh vật khác được phản chiếu và như thế khúc xạ cho chiếc gương đen phát sáng trước mặt chúng ta, tiết lộ sự tham gia của chính chúng ta như một “con mắt/cái tôi” mạng máy tính di chuyển trên đường xoắn ốc.

Cũng giống như những tương tác phức tạp giữa các hạt hơi nước bay lên cao liên tục biến đổi cấu trúc của các đám mây, các đám mây tích dữ liệu của chúng ta cũng tiếp tục tăng lên và biến đổi dưới các hệ thống áp lực cơ giới hoá mới của sự chú ý và hoạt động của con người. Những cơn bão dữ dội trong lĩnh vực kỹ thuật số thoáng đãng này cũng đang trở nên ngày càng phổ biến, với sương mù ở vùng thấp thường che khuất hoàn toàn ánh sáng của sự thật. Khi lực quán tính của thời đại chúng ta tiếp tục cung cấp năng lượng cho các chế độ ảo hóa của sự tồn tại ảo, những triết lý của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mang một ý nghĩa mới mẻ.

Nguồn: buddhistdoor.net
Nguồn: buddhistdoor.net

Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ là những suy tư, chiêm nghiệm của nhà thơ, Ngài còn là một nhà hoạt động vì hoà bình được nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ, bị tác động trước những nỗi khổ niềm đau khủng khiếp mà quê hương Việt Nam thân yêu của Ngài phải gánh chịu trong chiến tranh khốc liệt. Với từ bi tâm, đại hùng lực của một vị Bồ tát, Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhận thức rõ sự cần thiết phải dấn thân vào phải dấn thân với phẩm chất của một sứ giả Như Lai trong việc Tuyên dương Diệu pháp Như Lai trước sự tàn phá thảm khốc từ cỗ máy chiến tranh như cơn vũ bão, những tia chớp xé toạc bầu trời, khi thiên nhiên bắt đầu nổi giận và sau đó là trút cơn "cuồng nộ" xuống trái đất.

Sau khi nghiên cứu sinh và giảng dạy tại Hoa Kỳ, vào đầu những thập niên 1960, Thiền sư Thích Nhất Hạnh trở về Việt Nam thân yêu vào năm 1964, khi cuộc chiến ở quê nhà ngày càng thêm khốc liệt hơn.

Mùa hè năm 1965, Ngài và các cộng sự chính thức thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội tại Sài Gòn, một tổ chức cứu trợ nhân đạo, xây dựng lại các ngôi làng bị bỏ bom, thành lập các trường học, các trung tâm y tế và hỗ trợ các gia đình tái định cư bị mất nhà cửa trong chiến tranh Việt Nam. Một tổ chức cứu trợ cấp cơ sở gồm 10.000 tình nguyện viên dựa trên nguyên lý Phật giáo về hoà bình và từ bi.

Được mô tả một cách đại hùng đại lực là “Đạo phật dấn thân” (Engaged Buddhism) trong tác phẩm nổi tiếng thế giới của Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xuất bản "Vietnam: Lotus in a Sea of Fire”, tựa tiếng Việt là “Hoa sen trong biển lửa”, được xuất bản lần đầu ở hải ngoại vào tháng 2/1967, một trong phong trào mạnh mẽ của hoạt động tích cực đầy cảm hứng từ giáo lý từ bi, trí tuệ, hùng lực đã được những người đương thời của Ngài gieo mầm và phát triển hơn nữa, đã trở thành một thực hành toàn diện về chuyển đổi cá nhân, xã hội và văn hoá.

Từ việc giải quyết một cách dũng cảm bạo lực trên cơ sở giới tính và một cách để trở nên dũng cảm và sự sụp đổ thảm khốc về sinh thái cho đến sự phối hợp khéo léo bởi các sáng kiến tự lực tự cường tại hàng chục nghìn ngôi làng nông thôn trên khắp Sri Lanka, những hành giả Phật giáo dấn thân đã ứng dụng thực tiễn một cách sáng tạo các nguyên tắc Phật pháp vào việc chuyển hoá những nỗi khổ niềm đau thành sức mạnh và giải thoát trong nhiều thập kỷ.

Trên đôi vai của những con người phi thường này, chúng ta sẽ đứng trong các bài viết sắp tới của chuyên mục này, hướng đôi mắt trí tuệ Phật pháp dấn thân vào quang cảnh kỹ thuật số biến dạng bằng các vết rỗ, rải rác những miệng núi lửa hữu hình do một loại cỗ máy chiến tranh mới để lại trên đám mây.

Dựa vào khám phá của chúng ta với quan điểm gắn kết xã hội về Tứ Diệu Đế (Four Nobel Truths), nền tảng giáo lý đạo Phật mở ra cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về những cảnh báo nghiêm trọng, những hy vọng chân thành đang rung động trong không gian ảo như thế nào.

Không phải là một bài viết tổng quan, những bài viết này nhằm mục đích gieo mầm hòa bình trên đám mây, bằng cách thúc đẩy quá trình phân tích và hình thành ý tưởng về Con Đường Trung Đạo (Middle Way) giữa thế giới phản địa đàng xu hướng tiếp tục lướt (đọc) đầy bi kịch và sự phủ nhận kỹ thuật số. Trong nỗ lực xây dựng một khuôn khổ thông minh hơn để tương tác với sức mạnh to lớn trong tầm tay, giờ đây chúng ta có thể bắt đầu hành trình thực hành trên đám mây trong thời đại kỹ thuật số.

Tác giả: Dexter Cohen Bohn

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: 佛門網有限公司