Trang chủ Trao đổi – Nghiên cứu Đóng góp của Hòa thượng Thanh Hanh trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX

Đóng góp của Hòa thượng Thanh Hanh trong phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX

Đăng bởi: Anh Minh
ISSN: 2734-9195

Hòa thượng Thanh Hanh sinh năm 1840 tại làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, thủ đô Hà Nội; trong một gia đình thi lễ, được cha mẹ đặt tên là Bùi Thanh Đàm, sau xuất gia được thầy tổ đặt pháp danh là Thích Thanh Hanh. Nhờ có sẵn thiên tư, lại được cha rèn thầy dạy, nên việc học của ngài tiến bộ nhanh chóng. Tuy nhiên, ngài lại không thích đời trần tục mà lại có ý muốn xuất gia.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dong gop cua HT Thanh Hanh trong phong trao chan hung Phat giao Viet nam the ky XX 1

Năm lên 10 tuổi, ngài xin cha mẹ đi xuất gia tại chùa Hòe Nhai – Hà Nội. Năm 18 tuổi, ngài được Sư phụ thế phát cho sang chùa Vĩnh Nghiêm – tỉnh Bắc Giang để tham học Phật pháp, dưới sự chỉ dẫn của Hòa thượng Tâm Viên. Năm 20 tuổi, ngài thọ Cụ Túc giới tại Đại Giới đàn chùa Vĩnh Nghiêm. Sau đó, Ngài vẫn tiếp tục ở lại chùa tu hành nghiên cứu giáo lý, trở thành một nhân vật rường cột của Tổ đình.

Năm 30 tuổi, Hòa thượng được y chỉ sư là tổ Tâm Viên cử vào tỉnh Ninh Bình để hoằng truyền đạo pháp, bằng việc dạy học cho các tăng ni ở chùa Bích Động. Sau ngài lại được Chư tôn đức tỉnh Ninh Bình cử đi giảng dạy ở các chùa khác trong tỉnh như chùa Phượng Ban, chùa Phúc Chỉnh, chùa Hoàng Kim… Đến đâu, ngài cũng một lòng tha thiết mong mỏi làm sao có thể hoằng dương chính pháp, giáo hóa tăng ni làm mục đích chính của mình. Bởi vì, đối với ngài làm tất cả mọi việc lợi lạc cho tín đồ là trách nhiệm và sứ mạng của người xuất gia.

Gần 30 năm ở Ninh Bình hoằng dương chánh pháp, đến năm 1900 sau khi Hòa thượng Tâm Viên và sư huynh là Hòa thượng Thanh Tuyền viên tịch, được sự thỉnh cầu của sơn môn hệ phái nên ngài đã trở về Vĩnh Nghiêm. Chư tôn đức trong sơn môn hệ phái Vĩnh Nghiêm bấy giờ suy cử ngài tiếp tục kế đăng ngôi vị trụ trì và phát triển tổ đình; lúc này ngài đang ở tuổi 61. Từ đó, tăng chúng và tín đồ thường gọi Ngài là Tổ Vĩnh Nghiêm.

Nơi Tổ Đình Vĩnh Nghiêm – Đức La là nơi Hòa thượng sam phương cầu học, và cũng là nơi gắn liền với sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của ngài những năm đầu thế kỷ XX. Nơi đây, hằng năm ngài đều mở các lớp học, mở khóa An cư kiết hạ cho tăng ni và các lớp giáo lý cho tín đồ, nhằm trao truyền kiến thức để các thế hệ sau có thể duy trì mạng mạch, thay Ngài tuyên dương giáo pháp của chư Phật, chư Tổ. Nói cách khác, sự nghiệp của ngài gắn liền với đào tạo tăng tài, hoằng dương giáo pháp, làm nền tảng cho tăng ni đời sau nương theo đó để tiếp tục phát triển Phật giáo. Không những thế, Hòa thượng còn đóng góp công lao rất lớn đối với phong trào chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ, thống nhất lại tất cả các sơn môn về một mối, khiến cho Phật pháp được xương minh và hưng thịnh.

Nói đến phong trào Chấn hưng PGVN thế kỷ XX, Hòa thượng Khánh Hòa – người khởi xướng phong trào đã chỉ rõ: “Ôi thôi! Tăng đồ hủ bại, Phật giáo suy vi; chung quy do Tăng chúng thất học mà ra nông nỗi”[1]. Sự lạc hậu, thất học, suy thoái về đạo đức của Tăng già thời đó đã được một số tờ báo đăng tải, phản ánh rất rõ ràng. Bởi vậy, muốn chấn hưng Phật giáo, cần phải thiết lập được một nền giáo dục học đường, khác với cách giáo dục Phật giáo truyền thống.

Năm 1920, hòa cùng không khí chấn hưng Phật giáo trong cả nước, Hòa thượng Thanh Hanh đã nói: “Từ khi bần tăng xuất gia đầu Phật cho đến bây giờ (tháng 1 -1936), một lòng vì đạo, những mong thiệu long Phật pháp để cứu độ quần mê. Song le gặp phải thời kỳ mạt pháp, đạo Phật khó nỗi chấn hưng, nên ngài đành phận ở núi rừng, tu theo các Tổ để mong giải thoát cái thân giả dối này. Tưởng rằng không may mà lại hóa may, tôi không nghĩ lại gặp cơ hội đạo Phật hưng thịnh thế này, khắp Bắc Trung Nam ba kỳ đâu đâu cũng nghe tiếng chấn hưng Phật giáo”[2], vì thế ngài đã rất quan tâm đến việc chấn hưng Phật giáo, đặc biệt sau đó vận động, quy tụ đưa các sơn môn về một mối, thống nhất thành lập Việt Nam Phật giáo tổng hội. Ngài có công rất lớn trong việc thành lập Bắc kỳ Phật giáo hội, cũng như sự ra đời của báo Đuốc Tuệ năm 1935 và sự dung hòa với báo Tiếng Chuông sớm. Hoạt động của ngài và tăng hữu cho mục đích cao cả đó đã vang dội tận miền Nam.

Năm 1929, Hòa thượng Khánh Hòa đã cử Hòa thượng Thiện Chiếu ra Bắc gặp các sơn môn để bàn việc thành lập Việt Nam Phật giáo Tổng Hội. Nhưng vì cơ duyên chưa thuận nên việc không thành. Sau đó miền Nam, rồi miền Trung lần lượt thành lập các hội Phật giáo. Miền Bắc đến ngày 05/12/1934, Bắc Kỳ Phật giáo Hội mới chính thức được thành lập. Hội đã thỉnh cầu và suy tôn Hòa thượng Thanh Hanh lên ngôi vị Thiền gia Pháp chủ. Tuy tuổi ngài lúc đó đã 94, sức khỏe đã giảm sút nhiều, nhưng vì ước nguyện mấy chục năm nay của ngài đã thành sự thật, nên ngài vẫn vui vẻ nhận lãnh nhiệm vụ nặng nề ấy. Lễ suy tôn, tổ chức rất long trọng tại chùa Quán Sứ ngày 23/12/1934, Hòa thượng đã kêu gọi tăng ni hãy theo pháp lục hòa Phật dạy mà bỏ đi dị biệt của cá nhân, tông phái mình để cùng nhau dốc lòng chấn hưng Phật giáo.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dong gop cua HT Thanh Hanh trong phong trao chan hung Phat giao Viet nam the ky XX 2

Tuy vậy, sự bất đồng ý kiến của một số sơn môn với Bắc Kỳ Phật giáo Hội vẫn xuất hiện. Đó là việc hai chùa Linh Quang (Bà Đá) và Hồng Phúc cho phát hành tờ Tiếng Chuông Sớm vào giữa năm 1935; lúc đó tờ Đuốc Tuệ, cơ quan ngôn luận của hội Bắc Kỳ Phật giáo chưa xuất hiện. Sự bất đồng ý kiến kéo dài từ giữa cho đến cuối năm 1935, nặng nề nhất là việc hai Tổ đình Linh Quang và Hồng Phúc phối hợp với các chùa chi nhánh tại Hà Nội và các tỉnh để tổ chức Bắc Kỳ Phật giáo Cổ Sơn Môn. Trước tình trạng đó, Hòa thượng Thanh Hanh đã tìm mọi cách hòa giải, ngài thường xuyên lui tới các Tổ đình trên để đả thông và thuyết phục. Nhờ vậy, sự bất đồng ý kiến trước đó dần dần đã được xóa bỏ và đi đến sự cộng tác. Đầu tháng Chạp năm 1935, tờ Đuốc Tuệ ra mắt độc giả. Báo Tiếng Chuông Sớm liền viết bài chào mừng và đăng những bài có tinh thần hòa giải và cởi mở. Lúc này, cả ba miền: Bắc, Trung, Nam lần lượt các hội Phật giáo được thành lập.

  1. Hội Nam kỳ Nghiên cứu Phật Học (sau này đổi thành Hội Phật học Nam Việt), hội thành lập năm 1931, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn – Sài Gòn, đây là tổ chức ra đời sớm nhất của phong trào chấn hưng Phật giáo bấy giờ, do Hòa thượng Khánh Hòa thành lập, hội này cho ra đời tạp chí Từ Bi Âm làm cơ quan ngôn luận của hội.
  2. Hội An Nam Trung kỳ Phật học: Thành lập năm 1932 tại chùa Trúc Lâm – Huế do Hòa thượng Giác Tiên làm chứng minh, cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng. Cơ quan ngôn luận của Hội là tạp chí Viên Âm. Năm 1940, hội thành lập Đoàn Thanh Niên Phật Học Đức Dục, tiếp đến là tổ chức Gia đình Phật Hóa Phổ, sau này đổi tên thành Gia đình Phật tử.
  3. Hội Phật giáo Bắc kỳ: thành lập năm 1934, do Hòa thượng Thanh Hanh làm chứng minh, cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ – Hà Nội. Cơ quan ngôn luận là báo Đuốc Tuệ.

Sau bao năm tận tụy phục vụ đạo pháp, đào tạo tăng tài, góp sức cho phong trào chấn hưng Phật giáo, hòa giải những ý kiến dị biệt, đưa các sơn môn miền Bắc về chung một mái nhà Phật giáo, công đức của ngài vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử PGVN cả ba miền Bắc, Trung, Nam, có sự đổi mới về tổ chức hệ thống đào tạo tăng tài. Đây là một bước ngoặt trong công tác đào tạo tăng tài của PGVN.

Từ khi Giáo hội PGVN được thành lập vào năm 1981, công tác giáo dục – đào tạo tăng ni luôn được coi là phật sự trọng tâm trong chương trình hoạt động của Giáo hội. Ban Giáo dục Tăng ni Trung ương (nay là Ban Giáo dục Phật giáo T.Ư) đã định hướng và hỗ trợ phát triển giáo dục Phật giáo cho hàng chục nghìn tăng ni sinh tại 4 Học viện Phật giáo, 9 lớp Cao đẳng Phật học, 33 Trường Trung cấp Phật học và gần 100 lớp Sơ cấp Phật học trên toàn quốc. Hàng vạn tăng ni ra trường đã trở thành tu sĩ có trình độ Phật học và thế học vững vàng, đóng góp tích cực và có hiệu quả trong phật sự hoằng pháp, góp phần phát triển đất nước và PGVN trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa.

Tap chi Nghien cuu Phat hoc Dong gop cua HT Thanh Hanh trong phong trao chan hung Phat giao Viet nam the ky XX 3

Như vậy, việc đào tạo tăng tài, mở trường Phật học theo hệ thống mới là “cuộc cách mạng Phật học” trong công tác giáo dục đào tạo tăng tài của PGVN những chương trình, ý tưởng và kế hoạch đặt ra cho giáo hội PGVN đến nay mới đạt được phần nào hay vẫn còn trong dự định. Chương trình đào tạo ở các trường Phật học đề ra rất nhiều môn, kết hợp nội điển, ngoại điển… là những bài học còn nguyên giá trị đối với sự nghiệp đào tạo tăng tài của Giáo hội PGVN hiện nay.

Kế thừa và phát triển phong trào chấn hưng Phật giáo từ đầu thế kỷ XX, hệ thống giáo dục tăng ni không còn hạn hẹp trong các sơ môn, tổ đình, tu viện nữa. Hiện nay các cơ sở Phật học được xây dựng, tăng ni được tạo điều kiện theo học các trường Phật học ngày một đông. Sau khi hoàn tất các chương trình Phật học trong nước, tăng, ni sinh có thể học tiếp các chương trình sau đại học ở trong nước hoặc ở nước ngoài.

Cuộc đời của Hòa thượng Thanh Hanh là một tấm gương sáng cả về đức trí lẫn giáo dục cho tăng ni nhiều thế hệ. Cả cuộc đời đóng góp cho đạo pháp và dân tộc, duyên đã mãn, nghiệp đã viên, vào ngày mồng 08 tháng Chạp năm 1935, ngài đã an nhiên thâu thần viên tịch, hưởng đại thọ 96 tuổi và 76 năm hạ lạp. Hiện nay, bảo tháp xá lợi của ngài được môn đồ tứ chúng xây dựng cúng dường tại khuôn viên vườn tháp chùa Vĩnh Nghiêm tỉnh Bắc Giang, tôn tượng của ngài được bài trí ở nhà thờ tổ đệ nhị của tổ đình. Và rất nhiều ngôi chùa trong sơn môn hệ phái đã xây tháp thờ vọng, cung an di ảnh để tưởng nhớ và noi theo gương hạnh của ngài trong đời sống tu tập.

Tỳ kheo Thích Minh Hiếu

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 11/2019

———————————————————————

[1] Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam (20/5/2017), Hòa thượng Khánh Hòa người tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo, TP. Hồ Chí Minh, tr.15.

[2] Kỷ yếu Hội thảo khoa học Hòa thượng Khánh Hòa và phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam (20/5/2017), Phong trào chấn hưng PGVN nửa đầu thế kỷ XX, TP. Hồ Chí Minh, tr.234.

 

GÓP PHẦN LAN TỎA GIÁ TRỊ ĐẠO PHẬT


Ủng hộ Tạp chí Nghiên cứu Phật học không chỉ là đóng góp vào việc duy trì sự tồn tại của Tạp chí mà còn giúp cho việc gìn giữ, phát huy, lưu truyền và lan tỏa những giá trị nhân văn, nhân bản cao đẹp của đạo Phật.
Mã QR Tạp Chí NCPH

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

SỐ TÀI KHOẢN: 1231 301 710

NGÂN HÀNG: TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Để lại bình luận

Bạn cũng có thể thích

Logo Tap Chi Ncph 20.7.2023 Trang

TÒA SOẠN VÀ TRỊ SỰ

Phòng 218 chùa Quán Sứ – Số 73 phố Quán Sứ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại: 024 6684 66880914 335 013

Email: tapchincph@gmail.com

ĐẠI DIỆN PHÍA NAM

Phòng số 7 dãy Tây Nam – Thiền viện Quảng Đức, Số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Tp.HCM.

GIẤY PHÉP XUẤT BẢN: SỐ 298/GP-BTTTT NGÀY 13/06/2022

Tạp chí Nghiên cứu Phật học (bản in): Mã số ISSN: 2734-9187
Tạp chí Nghiên cứu Phật học (điện tử): Mã số ISSN: 2734-9195

THÔNG TIN TÒA SOẠN

HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP

Gs.Ts. Nguyễn Hùng Hậu

PGs.Ts. Nguyễn Hồng Dương

PGs.Ts. Nguyễn Đức Diện

Hòa thượng TS Thích Thanh Nhiễu

Hòa thượng TS Thích Thanh Điện

Thượng tọa TS Thích Đức Thiện

TỔNG BIÊN TẬP

Hòa thượng TS Thích Gia Quang

PHÓ TỔNG BIÊN TẬP

Thượng tọa Thích Tiến Đạt

TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP

Cư sĩ Giới Minh

Quý vị đặt mua Tạp chí Nghiên cứu Phật học vui lòng liên hệ Tòa soạn, giá 180.000đ/1 bộ. Bạn đọc ở Hà Nội xin mời đến mua tại Tòa soạn, bạn đọc ở khu vực khác vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số: 024 6684 6688 | 0914 335 013 để biết thêm chi tiết về cước phí Bưu điện.

Tài khoản: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC

Số tài khoản: 1231301710

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Quang Trung – Hà Nội

Phương danh cúng dường